Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Bài học: Biến bùn thành tiền

Nằm giữa biên giới Israel, Palestine và Jordan, Biển Chết là nơi có vị trí địa lý thấp nhất trong đất liền. Biển Chết có diện tích nhỏ hơn diện tích của Địa Trung Hải 400m². Nơi đây được mệnh danh là "cái rốn của địa cầu". Biển Chết, nơi mà sự sống 




Một số sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của Dead Sea Laboratories

Nằm giữa biên giới Israel, Palestine và Jordan, Biển Chết là nơi có vị trí địa lý thấp nhất trong đất liền. Biển Chết có diện tích nhỏ hơn diện tích của Địa Trung Hải 400m². Nơi đây được mệnh danh là "cái rốn của địa cầu". Biển Chết, nơi mà sự sống phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, lại đem về một khoản lợi nhuận kếch xù cho hãng mỹ phẩm Ahava.

Cơ hội từ thiên nhiên khắc nghiệt

Thoạt nhìn, thật khó để thấy tiềm năng kinh tế trong cảnh quan khô bụi và hoang sơ của cả một vùng Biển Chết. Không một ngôi nhà, không một bóng cây, chỉ có đất khô, đá cằn. Biển như cạn kiệt. Nước màu đục trắng. Chạm tay vào đã bỏng rát, hai ba ngày sau da vẫn đỏ... Tuy nhiên đây lại là “mỏ vàng đen” của hãng mỹ phẩm Ahava khi hãng này chế mỹ phẩm từ nguồn tài nguyên muối và bùn.

Theo số liệu thăm dò, lượng muối có trong Biển Chết khoảng 110 tỷ tấn, đủ cho 40 tỷ người sử dụng trong 2.000 năm. Đây quả là kho muối thiên nhiên vô cùng lớn. Do lượng muối trong nước quá cao nên ngoài một số loại vi khuẩn ra, không có sinh vật nào tồn tại được trong Biển Chết. Tôm cá xuôi theo dòng sông chảy vào Biển Chết cũng bị "muối" chết ở đây. Cả một vùng đất rộng hàng trăm mét ven bờ cũng không có một bóng cây nào, chim muông cũng không bén mảng tới.

Cách đây hơn 20 năm, chuyên gia spa Ziva Gilad ngày nào cũng chứng kiến cảnh phụ nữ ở bờ Biển Chết, Israel, trát kín bùn lên da trần, để chúng trên da một thời gian rồi tắm lại bằng nước mặn - chuyện chẳng có gì đáng ngạc nhiên ở nơi này khi gười ta tin rằng vị vua Ai Cập Cleopatra và các nữ hoàng Sheba tắm trong biển Chết để giữ cho làn da của họ luôn mịn màng. Cho đến một ngày, khi thấy một khách du lịch lấy bùn vào chai để đem về nhà, Gilad bỗng nảy ra ý tưởng biến đây thành một ngành kinh doanh.

Năm 1988, Dead Sea Laboratories ra đời, chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc da chiết xuất từ bùn đen và muối khai thác từ Biển Chết. Ban đầu, hãng này đóng bùn vào chai giao bán tại chỗ. Tuy nhiên, ông Gilad cũng nhận thấy tương lai của một hãng mỹ phẩm khá u ám trong một đất nước chỉ 7 triệu người và chiến tranh thì xảy ra liên miên. Ông và những cộng sự của mình biết rằng Ahava muốn phát triển chỉ có con đường duy nhất là vươn ra thị trường thế giới.

Những năm 1990, Ahava bắt đầu xuất khẩu sang châu Âu và chỉ đến năm 2000 công ty này mới vươn đến được thị trường Mỹ. Đây là khoảng thời gian quyết đinh để Avaha trở thành một thương hiệu toàn cầu khi công ty bắt đầu quá trình quảng bá, marketing thương hiệu rầm rộ. Ngày nay vô số các loại kem, mặt nạ, sữa dưỡng ẩm cơ thể và sữa chống nắng chứa tinh chất từ bùn và muối đã liên tục ra mắt, đưa hãng Ahava thành một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực chăm sóc da.

Anh hùng  trên thương trường

Avaha đã đi một đoạn đường dài từ xuất xứ khiêm tốn ở vùng Biển Chết và trở thành “ông lớn” trong ngành Mỹ phẩm thế giới. Avaha đã kiên cường vượt qua từng thử thách, vật lộn với vô vàn khó khăn để ngày một phát triển hơn.

Có lẽ những khó khăn mà Avaha vấp phải thật đặc biệt và hiếm có hãng mỹ phẩm phương Tây nào từng trải qua. Cuộc xung đột giữa người Israel và người Palestine khiến hàng hóa của Israel bị tẩy chay. Avaha cũng như những sản phẩm khác đến từ Israel phải chịu sự phân biệt đối xử trên thương trường quốc tế.

Khi Palestine phát động tổng đình công, tẩy chay các sản phẩm của Israel. Những người Palestine đi từ nhà này sang nhà khác, cung cấp cho người dân những tin tức cần thiết để tẩy chay những sản phẩm của các khu định cư Israel và dĩ nhiên là khuyến khích họ thay thế bằng những sản phẩm của người Palestine. Thêm vào đó, họ kêu gọi cộng đồng quốc tế vào cuộc “khủng bố kinh tế” đánh vào hàng hóa của người Israel. Năm 2002, các sản phẩm của Avaha không chỉ bị người ủng hộ Palestin hắt hủi mà còn bị bán tại hệ thống chuỗi siêu thị Harrods ở London, Anh từ chối.

Tuy Avaha không nói rõ là sản phẩm của họ đã từng bị tẩy chay ở Mỹ hay chưa nhưng dường như thị trường Mỹ vẫn còn là một thách thức đối với hãng mỹ phẩm này khi mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết. Người Palestine và cộng đồng quốc tế xem những khu định cư là một trở ngại cho hòa bình vì được xây dựng trên phần đất mà người Palestine coi như là thuộc quốc gia tương lai của họ. Việc xây dựng của Israel tại Bờ Tây cũng như Đông Jerusalem cho tới nay làm trở ngại cho nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tái tục các cuộc thương thuyết đàm phán.

Một thách thức lớn đối với Avaha nữa là thiên nhiên. Đúng như cái tên của nó, vùng Biển Chết đang dần bị chết khô.  Nước trong Biển hồ này đang dần cạn di số lượng lớn nước bốc hơi trong khí hậu nóng của khu vực trong khi nguồn nước bổ sung hầu như không có. Kết quả là, mức nước của Biển Chết đã giảm hơn 80 feet trong 30 năm qua. Một số nhà khoa học lo lắng rằng nếu xu hướng này tiếp tục, Biển Chết có thể bị khô và biến mất trong tương lai không-quá-xa.

Biển Chết chính là “sinh mạng” của Avaha. Vì vậy, nếu Biển Chết cháy khô thì coi như Avaha cũng tiêu tan thành tro bụi. Trong quá trình kinh doanh và đầu tư, Avaha luôn gắn kết việc bảo tồn Biển Chết cũng chính là bảo tồn sự sống.

Sau vô vàn những thách thức trên bước đường phát triển những nỗ lực của Avaha cũng được đền đáp. Giờ đây, Avaha đã trở thành một trong những thương hiệu sáng giá trên thị trường mỹ phẩm quốc tế. Hiện nay, các sản phẩm của Ahava có mặt trên hơn 30 quốc gia, hàng năm đêm loại hàng trăm triệu USD lợi nhuận về cho hãng này. Ahava không chỉ cung cấp sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho người tiêu dùng cuối cùng, mà còn là công ty mỹ phẩm duy nhất có quyền khai thác bùn và muối khoáng từ Biển Chết. Các công ty khác muốn tham gia lĩnh vực này phải mua nguyên liệu của Ahava.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo CNN Money)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét