Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân ( Bài viết của TS.Lê Đăng Doanh)

TS. Lê Đăng Doanh

Doanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: Nhân – Trí – Dũng .

Trong 2.000 năm lịch sử thành văn của dân tộc Việt Nam thì có đến 1.000 bị Trung Quốc đô hộ, đến năm 938 Ngô Quyền mới giành được độc lập: Một ngàn năm theo là cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chỉ còn 15 năm cuối cùng của thế kỷ 20 là thời kỳ tiến hành đồi mới, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chả nghĩa mới thực sự phát triển và tăng trướng kinh tế một cách năng đông. Sử sách của đất nước ghi tên biết bao trận đánh thắng quân thù, biết bao vị tướng lĩnh với những chiến tích vẻ vang nhưng lại ít ghi tên những doanh nhân trên lĩnh vực kinh tế. Nhà cách tân Hồ Quý Ly không mấy thành công, một Bạch Thái Bưởi ở đầu thế kỷ 20 chưa thể làm nổi mùa xuân. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói : "Trong những thiên niên kỷ trước, dân tộc ta đã biến lịch sử thành huyền thoại. Nay, trong thế kỷ 21, chúng ta phải biến huyền thoại thành lịch sử.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xóa được cái nhục đói nghèo và lạc hậu mục tiêu đó nhất thiết phải trở thành sự thật lịch sử sinh động của đất nước. Trọng trách đó trên mặt trận kinh tế, doanh nhân Việt Nam trong thế kỷ 21 phải đảm nhận.Trước dân Cha ông ta trước đây chịu ảnh hưởng của Nho giáo, xem nhẹ kinh doanh, buôn bán, trong khi chính người Trung Quốc đọc Khổng tử nhưng lại có truyền thống buôn bán, kinh doanh từ hàng ngàn năm nay với "con đường tơ lụa" qua Trung đông và sang tận châu âu và những thương thuyền nơi tiếng như hạm đôi của Trịnh Hòa. Ngày nay, gần 60 triệu người Hoa ở khắp thế giới rất thành thạo về kinh doanh, nắm vững công nghệ, đang đóng góp cho sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc.
Có lẽ các nhà viết sử Việt Nam phải nghiên cứu về truyền thống buôn bán của Viêt Nam từ thời Lý, Trần ở bến Vân Đồn đến thời giao thương tấp nập ở Đàng Trong và Đàng Ngoài để gây dựng truyền thống về thương mại, kinh doanh của dân tộc. Và người Viêt Nam Phải học kinh doanh, giỏi kinh doanh và thắng lợi trong kinh doanh như ông cha ta đã giỏi đánh giặc.
Đầu thế kỷ thứ 21, doanh nhân là những tướng lĩnh thao lược trên mặt trận kinh tế như các tướng lĩnh trước kia đánh giặc cứu nước. Không phải tình cờ mà gần đây nhiều sách quản lý của phương Tây không chỉ vận dụng lý thuyết trò chơi hiện đại mà còn tìm tòi vận dụng các mưu kế của Binh pháp Tôn Tử cho kinh doanh. Doanh nhân Việt Nam ngày nay vừa mới lập nghiệp trong những năm đồi mời, vẫn còn mỏng, phạm vi kinh doanh còn rất hạn chế, trong khi còn phải đối phó hàng ngày với nhiều hạn chế, cản trở để nuôi người lao đông, bảo đàm sự phát triển an toàn cho doanh nghiệp, đã phải đối mặt với môi trường kinh doanh toàn cầu hóa, phải cạnh tranh với những đối thử nặng ký hơn mình vượt bậc. Để thành đạt, doanh nhân không thể không có TRí để hiểu biết thị trường, nắm được khoa học công nghệ tiên tiến; không thể không có DũNG để dám dấn thân vào thương trường và quyết thắng. Biết bao doanh nhân đã trai qua bao chìm nồi, gian lao mới có ngày thành công. Nhưng trước hết và trên hết, doanh nhân phải có Nhân để lập thân, khẳng định nhân cách cửa mình qua kinh doanh, qua đó tạo việc làm và con đường phát triển cho người lao động, đóng góp cho đất nước, góp phần xóa đi cái nhục đói nghèo, lạc hậu.
Xưa kia, nếu Gia Cát Lương cứ nằm mãi trong lều cỏ ở núi Ngọa Long thì đâu có đề lại chiến tích gì cho hậu thế. Sự thành đạt của doanh nhân chỉ có thể là sự thành đạt thông qua cạnh tranh gay gắt trên thương trường, qua sự nghiêp, qua sự thừa nhận của cộng đồng trong nước và quốc tế.
Trên thế giới ngày nay, những doanh nhân lớn thành đạt, có tiềm lực rất mạnh về vốn, khoa học, công nghệ, được các nước mời đến đầu tư, kinh doanh đối xử như quốc khách. Đó cũng là sự công nhận đóng góp của doanh nhân đối với xã hội. Các Mác đã từng viết trong Hệ tư tưởng Đức đại ý: Xét trên bình diện lịch sử thì sự đóng gớp của mỗi dân tộc vào nền văn minh nhân loại được đo chủ yếu bằng sự đóng góp vào sự phát triển lực lượng sản xuất, vào sự phát triển khoa học, công nghệ và văn hóa.
Nhân loại ngày nay không còn mấy ai biết đến một đế quốc Carthage lừng lẫy một thời nhưng đã tan biến trong lịch sử, song vẫn luôn nhớ đến những thành tựu của văn minh Hy Lạp- La Mã, ấn Độ và Trung Quốc, nói như Các Mác, nhờ những đóng góp vào phát triển lực lương sản xuất và văn minh nhân loại. Doanh nhân ngày nay phải tập hợp được các nhà khoa học, công nghệ, các chuyên gia kinh tế, người lao động trong một tập thể lớn, hoạt động rất nhịp nhàng và ăn khớp, luôn sáng tạo, năng động, sản xuất ra những mặt hàng mới, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu cửa người dân là một giác độ quan trọng của phát triền lực lương sản xuất.
Chính trong chức năng này người ta thấy sự tương đồng rõ rệt giữa doanh nhân và người lính. Kinh doanh cũng giống như một trận đánh lớn, biết người, biết ta mới mong thắng trận. Đã kinh doanh thì phải mưu cầu lợi nhuận. Lợi nhuận chân chính chi có thề đạt được trong quá trình lao động sáng tạo, làm được những gì khác người và hơn người tìm được những nhu cầu chưa được đánh thức và những mảng thị trường chưa được khai phá. Ngày nay, đạt được lợi nhuận trên thương trường chú yếu phải phát huy trí tuệ, khoa học, công nghê, trong đó có khoa học kinh tế và quán lý.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, môi trường kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt trong những năm đổi mới, nhất là trong những năm gần đây: điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa tối đa qua Luật Doanh nghiệp; cánh cửa xuất, nhập khẩu đã được mở rộng cho tất cà các doanh nghiệp, các thương nhân tham gia; điều kiện tiếp cận vốn, công nghệ, thông tin đã được cải thiện một bước. Song, trong khi vui mừng về những tiến bộ, cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế trong môi trường kinh doanh như tiếp cận về đất đai, về vốn; sự vận dụng luật pháp thiếu nhất quán; chi phí kinh doanh cao bất thường... đang cán trơ các doanh nghiệp cạnh tranh ngang ngửa với các doanh nghiệp nước ngoài. Bộ máy hành chính phải chuyền mạnh hơn nữa đề hỗ trơ và phực vụ kinh doanh. Và khoa học) công nghệ cũng phải gắn kết với doanh nghiệp.
Trong cuộc trường chinh mới của dân tộc trong thế kỷ 21 vượt lên đói nghèo, lạc hậu, tiến tới văn minh, hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, xin chúc các doanh nhân Việt Nam đủ nghị lực, trí, dũng, nhân, để thành đạt, thành đạt cho cá nhân mình và cho đất nước


Sách DOANH TRÍ'S Blog

“Mẹo” phong thủy đơn giản cho sự nghiệp

 Những lưu ý đơn giản về phong thủy có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sự nghiệp: cảm giác thoải mái tại sở làm, đầu óc minh mẫn, năng lượng đủ đầy. Làm thế nào để ứng dụng các “mẹo” nhỏ về phong thủy tại sở làm?

Theo bà Kirsten Lagatree, tác giả quyển sách Feng Shui at Work: Arranging Your Work Space for Peak Performance and Maximum Profit, một số “mẹo” nhỏ thực dụng sau đây có thể giúp bạn cải thiện môi trường làm việc và nâng cao hiệu quả công việc:
Ngồi ở vị trí có thể thấy được cửa ra vào
Bạn nên sắp xếp lại vị trí bàn làm việc để nhìn thấy cửa. Nếu không được, bạn có thể linh động đặt một chiếc gương nhỏ trên bàn để thấy được hình ảnh phản chiếu của cửa ra vào.Tạo thăng bằng
Phong thủy sử dụng là đồ Bagua để liên kết các điểm với những thành tố khác như: mùa trong năm, ngũ hành kim-mộc-thủy-hỏa-thổ, màu sắc và con giáp, chính giữa là biểu tượng âm-dương để đảm bảo sự cân bằng. Do đó, góc làm việc của bạn cũng cần được sắp xếp sao cho mang lại cho chủ nhân cảm giác cân bằng: các vật dụng cứng-mềm, động-tĩnh cần được phân bố hợp lý. Tương tự, khi làm việc, bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe và tinh thần của mình, không làm việc quá sức dẫn đến tình trạng kiệt sức.
Tránh sự bừa bộn
Phong thủy cũng rất chú trọng sự di chuyển của luồng khí xung quanh. Các đống hồ sơ bừa bộn trên bàn làm việc, hay trong tủ hồ sơ làm cản trở luồng di chuyển của khí. Do đó, trong công việc, bạn nên ưu tiên phân loại và giải quyết các việc tồn đọng, tránh để sự thiếu ngăn nắp làm bạn xao lãng hay chậm tiến độ.
Cần thoải mái
Nếu công việc của bạn đòi hỏi cả ngày phải ngồi trên máy tính, bạn nên chọn ghế ngồi thoải mái, chuột và bàn phím cần giữ sạch sẽ, ở vị trí dễ sử dụng và điều khiển. Cảm giác thoải mái giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng và không bị mệt mỏi bao vây.
Chọn vị trí ngồi khi vào họp
Khi tham dự họp hành, bạn có thể cải thiện mức độ tỉnh táo và tiếp thu thông qua việc lựa chọn chỗ ngồi. Vị trí ngồi hướng tây-bắc đối diện hướng đông-nam thuận lợi cho việc lãnh đạo, ra quyết định trong khi vị trí ngồi ngược lại sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong giao tiếp và trình bày.

Trong trường hợp bạn không định vị được phương hướng trong phòng họp, hãy cố gắng chọn vị trí chỗ ngồi sâu trong phòng và đảm bảo bạn thấy được cửa ra vào. Nếu dự phỏng vấn xin việc và được chỉ định hướng ngồi sắp xếp sẵn, bạn có thể điều chỉnh ghế sao cho góc nhìn của bạn bao quát được cửa ra vào.



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Dân Trí)

Khi đại gia thay "tướng"

Chuyện thay “tướng” ở các công ty, doanh nghiệp (DN) đa phần diễn ra bình thường vì hết nhiệm kỳ hoặc bổ nhiệm lại. Tuy nhiên, có những cuộc thay “tướng” mà đằng sau đó để lại nhiều dư luận, cũng đồng thời cho thấy sức ép tại thị trường Việt Nam đối với các tập đoàn đa quốc gia ngày càng nặng nề.


Số lượng thuê bao thực đang hoạt động của Beeline chưa đạt đến con số 100.000 thuê bao, giảm tới 20 lần so với cuối năm ngoái
Còn nhớ dạo cuối năm 2008, IBM Việt Nam đột ngột thay tướng khi ông Nguyễn Việt Hoàng mới đương nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Việt Nam được chừng 5 tháng đã bị thay bởi ông Võ Tấn Long.
Lý do thay “tướng” nhanh như thế không được giải thích, song từ ngoài nhìn vô có thể thấy sự “thay ngựa giữa dòng” của các đại gia có tính toán chủ yếu trên thị trường kinh doanh, mà yếu tố quan trọng nhất để thay đổi xuất phát từ việc quản lý, điều hành hoặc kinh doanh chưa hiệu quả.
Một nhãn hiệu lớn khác là Microsoft cũng có đợt thay “tướng” gây sốc trong giới công nghệ. Đó là chuyện ông Malcolm De Silva mới sang Việt Nam nhậm chức từ tháng 4/2011 đã đột ngột xin từ nhiệm vì lý do gia đình.
Microsoft bổ nhiệm mới một lúc ba chức danh: Tổng giám đốc và hai Giám đốc Bộ phận. Tính ra ông Silva mới làm việc tại Việt Nam được hơn một năm, chưa hết nhiệm kỳ. Đáng nói là, “đi chùm” theo ông Silva còn có Giám đốc Marketing Stepane Kimerlin nhận nhiệm vụ sang Việt Nam làm việc chưa đầy hai năm.
Hơn một năm về trước, thông tin ông Thân Trọng Phúc, người đã làm việc tại tập đoàn Intel mười năm, và cũng có thể được xem như một “công thần” của Intel tại thị trường Việt Nam ở vị trí Tổng giám đốc, đột ngột rời tập đoàn này cho dù thị phần của Intel vẫn đang chiếm thế áp đảo.
Các tập đoàn ngoại rất chặt chẽ và kín kẽ trong phát ngôn theo hướng “tốt khoe, xấu che”. Khi bà Debjani Ghosh, Tổng giám đốc Intel khu vực Đông Nam Á, đề cập đến sự thay đổi này đã không hề để hở chút gì về sự rạn nứt nội bộ.
Với vị trí tổng giám đốc của một tập đoàn lớn đa quốc gia tại Việt Nam, lương bổng hàng tháng lên đến hàng chục ngàn USD, vì thế chẳng ai dại gì mà rời bỏ vị trí ấy. Nhưng có những trường hợp, không đi không đặng.
Sự bất ổn hay bất nhất trong nội bộ giữa “tướng” ngồi tại Việt Nam với các “tướng” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể dẫn đến những cuộc ra đi. Hoặc cũng có thể, vị “tướng” nào đó đã không đạt được các mục tiêu đặt ra nên không thể ở lại.
Tổng giám đốc khu vực Đông Dương của một tập đoàn công nghệ nổi tiếng của Mỹ khi đã rời đi sau bảy năm làm việc, thổ lộ: “Vấn đề không hề đơn giản. Vì sự bất đồng quan điểm về chiến lược đầu tư trong khu vực, cụ thể là Việt Nam, sẽ khiến mình khó có thể tiếp tục làm việc. Chỉ còn cách nghỉ là tốt nhất”.
Tập đoàn này sau đó bổ nhiệm một nữ Tổng giám đốc nhưng chẳng bao lâu cũng phải ra đi vì nhiều “phốt” trước đó và khả năng cũng không đáp ứng.
Trong những cuộc “thay ngựa giữa dòng”, “tướng” nào nhanh nhạy biết ra đi trước khi để mọi chuyện xấu hơn và bị sa thải, thì có thể cứu vãn không chỉ danh dự cho mình mà còn bảo vệ được hình ảnh của tập đoàn.
Quay lại việc thay tướng tại Microsoft Việt Nam, thông tin từ nội bộ cho biết, khi ông Malcom De Silva sang Việt Nam với một mục tiêu mạnh mẽ là “thay máu” đội ngũ để đạt mục tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Ông Silva đã “thay máu” được một phần, nhưng lại không nhìn thấy tương lai thúc đẩy tăng trưởng tại Việt Nam nên lấy “lý do gia đình” để từ nhiệm. Cũng như vậy với trường hợp của ông Stephane Kimerlin, người được cho là rất có năng lực.
Ở vị trí Giám đốc Marketing nắm hầu bao của Microsoft tại Việt Nam nhưng rồi ông Stephane cũng phải ra đi nhưng lại không tìm được một vị trí công việc đúng ngành trong Microsoft hiện nay.
Trước cuộc thay “tướng” tại Microsoft, một vị tiến sĩ tin học ở Hà Nội đã hé lộ cho người viết về thông tin ra đi của ông Silva, với lý giải là vì áp lực doanh thu không đạt.
Theo công bố từ Công ty nghiên cứu thị trường Pyramid, doanh thu dịch vụ viễn thông của Việt Nam năm 2010 đạt con số 5,9 tỷ USD, tăng trưởng gấp đôi so với năm 2007.
Doanh thu năm 2010 của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam ước đạt 2 tỷ USD, tăng gấp 40 lần trong 10 năm qua. Nhân lực trong ngành cũng tăng tới 20 lần với hơn 100 nghìn lao động. Với các con số này, tại châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng.
Trong các thông báo đưa ra, hầu hết lãnh đạo của các công ty đa quốc gia đều khẳng định Việt Nam sẽ là thị trường hàng đầu tại khu vực. Thị trường Việt Nam được đẩy lên làm thị trường điểm đối với nhiều tập đoàn công nghệ thông tin, vì thế áp lực doanh số ngày càng lớn.
Có lẽ đây cũng là lý do để Beeline ra thông báo thay “tướng”: nguyên Tổng giám đốc Alexey Blyumin sẽ chuyển sang làm Giám đốc Điều hành mạng di động thứ hai của Vimpelcom tại Kazahkstan.
Ông Michael Cluzel
Vị trí Tổng giám đốc Beeline sẽ do vị “tướng” mới là ông Michael Cluzel-người có thành tích thúc đẩy thuê bao của mạng di động Công ty Millicom International Cellular SA tại Lào từ 90.000 lên 600.000 thuê bao, nâng thị phần từ 12% lên 26% trong thời gian từ năm 2008 tới nay.
Từ cuộc thay “tướng” này, có lẽ Beeline kỳ vọng một sự thay đổi mạnh mẽ về thị phần tại Việt Nam. Cuộc ra đi của ông Alexey có thể thấy trước vì Beeline dù được đầu tư hoành tráng nhưng đang chìm nghỉm giữa các thương hiệu viễn thông khác tại Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, năm 2011, số lượng thuê bao thực đang hoạt động của Beeline chưa đạt đến con số 100.000 thuê bao, giảm tới 20 lần so với cuối năm ngoái.
Chia sẻ về việc tại sao Beeline phát triển khá tốt sau khi khai trương, nhưng hơn một năm sau, lượng thuê bao cũng như thương hiệu sụt giảm rất nhanh, tân Tổng giám đốc Michael Cluzel tự tin nói:
“Đến bây giờ chúng tôi bắt đầu trở lại hoạt động và số lượng thuê bao, doanh thu cũng phát triển tương đối nhanh. Chúng tôi đã quay lại. Giờ là lúc để Beeline phát triển”.
Về kế hoạch sắp tới tại Việt Nam, ông Michael Cluzel cho biết, Beeline Beeline dự định xây dựng thêm 5.000 trạm phát sóng trên toàn quốc, nâng tổng số điểm bán hàng lên 50.000 và mở rộng tổng số nhân viên Beeline lên tới 1.000 người.



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

EBOOK giáo trình quản trị tài chính

1.TÁC GIẢ:







2.NỘI DUNG:

Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và có phạm vi rất rộng lớn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, có tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.Sách DOANH TRÍ's Blog xin giới thiệu với bạn đọc ebook "Gíao trình quản trị tài chính",với những nội dung chính như sau:


Chương 1: Vai trò,mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính


Chương  2: Gía trị thời gian của tiền tệ


Chương 3: Phân tích tài chính


Chương 4: Hoạch định tài chính


Chương 5: Quản trị vốn luân chuyển


Chương 6: Ngân sách đầu tư





3.DOWNLOAD:



Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Giữ tình như giữ trứng mỏng

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM với tấm bằng hạng ưu, ông Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, cho biết: “Những năm đại học, tôi học hành rất chuyên tâm vì xác định không chỉ học cho mình mà còn để cha mẹ được tự hào vì con mình không thua kém chúng bạn. Song, động lực thôi thúc hơn cả là tôi muốn đền đáp sự hy sinh của chị Ba đã tần tảo buôn bán, nuôi em ăn học thành người, rồi cùng nhau gầy dựng một nghề nuôi sống cả gia đình”.
Nhắc đến chị Ba (bà Phạm Thị Huân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân), ông kể:


Gia đình tôi có tám anh chị em, chị Huân là con thứ hai trong gia đình nên mọi người gọi chị là Ba Huân. Sinh ra trong một gia đình nghèo, lại là chị lớn nên học hết lớp năm, chị phải nghỉ học để phụ mẹ buôn bán nuôi gia đình.
Thời đó, mẹ tôi làm nghề buôn bán trứng gia cầm từ Gò Công, Tiền Giang lên Chợ Lớn, Sài Gòn. Chính thời gian này, những bài học đầu tiên trong nghề buôn trứng đã được chị Ba tích góp, đặc biệt chị tỏ ra rất có khiếu trong kinh doanh.
Thấy chị có khả năng lại nhạy bén, mẹ tôi giao toàn bộ việc buôn bán cho chị và năm 16 tuổi, chị chính thức “một mình” bước chân vào lĩnh vực buôn trứng gia cầm.
Từ những bước đi chập chững nhưng đầy bản lĩnh, lấy phương châm “Lấy hàng tận gốc, bán tận ngọn” và “Làm ăn phải có trước có sau”, chị dần tạo được sự quý mến, tin cậy và nhanh chóng mở rộng quan hệ với các bạn hàng, nhất là tạo được “thương hiệu” Ba Huân với nhiều mối lái.
Chẳng hạn, trong thời gian chị về làm việc cho Công ty Nông sản Thực phẩm Kiên Giang, hầu hết các lái đến bán trứng chỉ tìm đến Ba Huân chứ không cần biết bán trứng cho công ty nào.
Đầu năm 1980, khi Nhà nước bắt đầu cho phép tư nhân tham gia kinh doanh, cùng lúc đó Công ty Nông sản Thực phẩm Kiên Giang bị thua lỗ, buộc phải giao mảng buôn bán trứng gia cầm cho tư nhân, chị Ba mạnh dạn “ra riêng”, thành lập vựa trứng Ba Huân và trên đà đó, phát triển từng bước thành Doanh nghiệp tư nhân Ba Huân và sau đó là Công ty TNHH Ba Huân.
* Chính thức thành lập công ty từ năm 2006, thời gian không lâu, nhưng thương hiệu “trứng sạch Ba Huân” đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và tín nhiệm. Theo ông, điều gì làm cho thương hiệu tạo được dấu ấn nhanh như vậy?
- Tốt nghiệp đại học, tôi về phụ chị Ba kinh doanh. Những ngày đầu gầy dựng sự nghiệp cho “Ba Huân”, chị em tôi chưa hiểu nhiều về thương hiệu, chỉ lấy cái tình, cái tâm làm trụ và kinh doanh theo triết lý: “Muốn sống được với nghề thì phải hết lòng với nó”.
Chính vì yêu nghề và hết lòng nên vào thời điểm dịch cúm gia cầm năm 2001 và dịch cúm H5N1 năm 2005 hoành hành, mặc dù bị lỗ gần chục tỷ đồng, nguy cơ phá sản đến trước mắt và có lúc tuyệt vọng ngồi nhìn nhau khóc ròng, nhưng chị em tôi vẫn nhất quyết không bỏ nghề.
Sau này ngẫm lại, tôi nhận ra, sở dĩ thương hiệu Ba Huân được định hình trong lòng người tiêu dùng và tạo được dấu ấn nhanh là nhờ phương châm kinh doanh kết hợp được 3 yếu tố: Đột phá, Bền vững, Vì cộng đồng.
Tôi nói “đột phá” vì khi dịch cúm xảy ra liên tiếp, hầu hết các trang trại đều tiêu điều, các chủ kinh doanh trứng thì co cụm, thậm chí có người chuyển nghề, thì chị Ba lại đưa ra kế hoạch bán bớt tài sản, vay ngân hàng để mua công nghệ làm trứng sạch của Hà Lan.
Qua hai trận dịch bị thiệt hại khá lớn, chị Ba đau đáu câu hỏi: “Vì sao các nước khác cũng bị dịch bệnh nhưng người ta vẫn ăn trứng bình thường, còn ở nước ta thì cứ dịch bệnh đến là chẳng còn ai dám ăn quả trứng hay con gà, con vịt nữa?”.
Đem thắc mắc này hỏi một người em họ đang sống ở Mỹ thì được biết, họ có dây chuyền công nghệ xử lý vi khuẩn hiện đại, khi quả trứng đến tay người tiêu dùng thì đã tuyệt đối an toàn, nên dù có dịch trứng sạch vẫn được sử dụng bình thường.
Lúc đó, ở Việt Nam hầu như chưa có doanh nghiệp nào dám đầu tư làm trứng sạch vì công nghệ tính bằng tiền tỷ mà tiền lời bán trứng lại thu bằng bạc cắc. Vì vậy, anh em tôi có người lo lắng, cho là mạo hiểm và bàn ra.
Thế nhưng, nhờ sự quyết đoán của chị Ba mà Công ty Ba Huân đã trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc kinh doanh trứng sạch và định hướng cho người tiêu dùng xu hướng sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh đó, Công ty cũng là doanh nghiệp đầu tiên thiết lập hệ thống định dạng thương hiệu từ logo, bao bì, nhãn hiệu. Điều này không chỉ tạo ra hình ảnh công ty theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, mà còn giúp thương hiệu Ba Huân khẳng định uy tín đối với người tiêu dùng.
* Như vậy, đầu tư công nghệ cũng chính là yếu tố giúp cho Ba Huân phát triển bền vững?


- Thường sau bước đột phá thì phải duy trì và phát triển bền vững. Theo tôi, bền vững không chỉ có công nghệ mà phải biết tạo ra vùng nguyên liệu. Chẳng hạn, chúng tôi đã liên kết, hỗ trợ nông dân phát riển chăn nuôi để đảm bảo nguồn trứng cung ứng và chủ động đưa ra giá thành.
Sau khi dịch cúm xảy ra, tôi và chị Ba đã chủ động đi tìm con giống, xóa nợ cũ cho nông dân và tiếp tục cho một số hộ chăn nuôi vay vốn và khuyến khích họ gầy dựng lại đàn gia cầm.
Một mặt, chúng tôi tìm đến hợp tác với Trường 4 của Thanh niên xung phong, Trường Phú Văn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM để mở các trang trại nuôi gà công nghiệp. Chỉ riêng Phú Văn chúng tôi đã có 6 trang trại nuôi gà.
Hiện tại, Ba Huân đã có các trang trại chăn nuôi riêng ở Kiên Giang, Bình Phước, mỗi trang trại nuôi khoảng 100.000 con và riêng Bình Dương là 200.000 con.
* Theo tôi, khi doanh nghiệp đã có thương hiệu và quy mô sản xuất lớn thì nên kinh doanh theo hướng bán buôn và bán sỉ. Đây cũng là hướng đi ban đầu của Công ty nhưng tại sao bây giờ lại chuyển sang bán lẻ?
- Bất kỳ sự đột phá nào cũng đều có vui và buồn. Khi Ba Huân đưa sản phẩm trứng sạch có đóng hộp, bao bì ra thị trường, khá nhiều đồng nghiệp không hài lòng vì họ cho rằng Ba Huân mở nhà máy với công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ gây thiệt hai về doanh thu cho họ.
Họ xầm xì cho rằng Ba Huân đang chiếm hết thị trường và không cho họ đường làm ăn. Vì thế, họ quyết định tẩy chay, không thèm mua trứng của Công ty, thậm chí còn làm đơn tố cáo lên chính quyền.
Lúc đó, chúng tôi không chỉ lao đao vì những lời ra tán vào, đơm đặt của đồng nghiệp mà còn cảm thấy rất cô độc. Các vựa không mua hàng nên Ba Huân phải chuyển sang bán lẻ.
Song, bán lẻ cũng có cái thuận lợi riêng và dễ gần với người tiêu dùng, qua đó nắm bắt thêm nhu cầu cũng như cập nhật nhanh những phản hồi từ thị trường và người mua. Nhờ vậy, sản phẩm luôn hoàn thiện và hài lòng khách hàng. Đến nay, chúng tôi cũng mạnh cả hai kênh phân phối sỉ và lẻ.
* Nhìn lại chặng đường thăng trầm để gầy dựng cơ nghiệp Ba Huân, ông có kỷ niệm nào khó quên không?
- Tôi có hai kỷ niệm hạnh phúc rất đáng nhớ. Đó là ngày đầu tiên đưa dây chuyền sản xuất trứng sạch vào áp dụng, tôi mời 400 khách nhưng thực tế lên tới hơn 1.000 người tham dự, nhiều chủ trại chăn nuôi nói rất thiệt tình: “Tui đến để coi công nghệ làm trứng sạch ra sao? Cả đời tui chưa bao giờ nghe chuyện làm trứng sạch bằng máy mà lại là công nghệ hiện đại nhất thế giới lần đầu tiên có ở Việt Nam”.
Khi đó, hạnh phúc của chị em tôi là mình đang làm một việc có ích cho người tiêu dùng và nhất là được mọi người quan tâm. Điều đó chứng tỏ sức hút của ngành này rất lớn.
Kỷ niệm khó quên thứ hai là trong ngày kỷ niệm 40 năm theo nghiệp, ngày đó cũng là ngày chị Ba nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Rất nhiều bà con nông dân, đồng nghiệp, thậm chí có người trước đó từng tẩy chay chúng tôi cũng đến chúc mừng vì họ đã nhận ra xu hướng tất yếu của công nghệ hóa mà chúng tôi đã tiên phong đi trước.
Song, đáng nhớ nhất là tình cảm của bà con nông dân đối với chị em tôi. Mỗi lần về quê hoặc đi xuống miền Tây, bà con dành cho chúng tôi tình cảm rất chân thành, cảm động, có người cầm tay chị Ba khóc rức, nói: “Không có chị Ba giúp đỡ, chắc tui đã không có cơ nghiệp này!”.
* Vậy có kỷ niệm buồn nào đáng nhớ không, thưa ông?
- Đó là đợt khủng hoảng kinh tế đầu tiên năm 2008, Công ty đang đầu tư và triển khai nhiều dự án, đùng một cái ngân hàng đóng băng, đòi thu hồi lại tiền trong vòng ba tháng.
Nhận tin này hai chị em ngồi khóc luôn, lo lắng đến mất ăn mất ngủ, ngẫm thấy con đường kinh doanh sao quá nhiều gập ghềnh, hết nạn này lại tới nạn kia.
Không còn đường xoay sở, tôi và chị Ba lên gặp chị Tám Hồng (bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), nhờ can thiệp và một ngân hàng đã lĩnh lại dự án của Ba Huân, trả tiền cho ngân hàng tôi đang bị đòi nợ. Vì vậy, Ba Huân mới vượt qua được khúc cua ngặt nghèo và tiếp tục kinh doanh.
Qua chuyện này, tôi cũng rút ra một kinh nghiệm: Với doanh nghiệp, nguồn tài chình là cực kỳ quan trọng, nên phải có kế hoạch chủ động nguồn tài chính. Khi đầu tư ngoài việc tính toán kỹ còn phải có hậu thuẫn.
Đặc biệt trong quan hệ với ngân hàng, không nên chỉ biết duy nhất một ngân hàng mà nên có thêm quan hệ với một, hai ngân hàng, tỷ lệ rủi ro sẽ giảm rất nhiều.
* Kinh doanh trứng là một ngành ít bị cạnh tranh gay gắt, nhưng có vẻ ông vẫn rất tâm tư?


- Kinh doanh trứng lời không nhiều, lại rất dễ bị hư, tỷ lệ hao hụt nhiều, đặc biệt kinh doanh trứng sạch phải đầu tư lớn nên càng ít người làm. Tuy không cạnh tranh gay gắt nhưng đây là nghề rất cực, quanh năm suốt tháng không có ngày nghỉ.
Dường như một năm, chúng tôi chỉ có một ngày nghỉ duy nhất là mùng Một Tết, sáng 30 thì tất bật, đến mùng Hai đã phài làm lại. Ngay cả giờ giấc nghỉ ngơi hàng ngày cũng không có.
Có nhiều người hỏi: “Nghề vừa cực, vừa ít lời sao không bỏ nghề làm lĩnh vực khác?”. Ấy là họ chưa hiểu cái tâm với nghề của chúng tôi. Dẫu chưa biết thắng thua, thất bại hay thành công nhưng chúng tôi vẫn dốc hết lòng đầu tư vì đó cũng là cách trả nghĩa cho nghề đã cưu mang mình.
Như chị Ba đã từng nói: “Nhờ cái nghề này tôi đã nuôi các em mình ăn học thành tài. Đó chính là điều làm tôi hài lòng nhất trong cuộc đời của mình. Tôi sẽ không bao giờ hối hận khi đã chọn mang cái nghiệp buôn trứng này”.
Tuy nhiên, tôi cũng còn nhiều trăn trở. Hiện nay, Công ty TNHH Ba Huân là một trong số ít những doanh nghiệp có sự đầu tư về máy móc, thiết bị để đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm, trong khi còn rất nhiều cơ sở, vựa trứng vẫn đang làm ăn theo kiểu thủ công, trứng không đảm bảo chất lượng vẫn được bày bán trên thị trường.
Nhưng nghịch lý ở chỗ, chúng tôi vẫn buộc phải bán ngang giá chứ không thể cao hơn. Vì đối với mặt hàng này, người tiêu dùng vẫn còn thói quen mua hàng giá rẻ chứ không quan tâm nhiều đến chất lượng có đảm bảo hay không.
* Ông nói chị Ba có nhiều cái hay đáng học tập, vậy điều gì ông thấy quý nhất và đã học được ở chị mình?
- Ngoài đức tính cần cù, vừa học vừa làm, trong kinh doanh thì trọng tín, tôi còn học và “cảm” được ở chị tôi cái tâm rất sâu sắc. Có những việc chị làm tưởng rất nhỏ nhưng làm hoài không hết, đó là tình cảm và sự lo lắng thật tâm với mọi người.
Ví như nửa đêm, có một bạn hàng bị bệnh nặng, chị Ba hay tin tức tốc cho xe chở lên bệnh viện. Hoặc có một bạn hàng ở Kiên Giang nói với chị Ba: “Tôi xin nghỉ gom hàng vài ngày vì vợ tôi bị bệnh, bác sĩ trả về rồi”. Nghe tin, chị Ba nằng nặc đòi đưa bệnh nhân lên TP.HCM và gửi vào bệnh viện điều trị cấp cứu. Nhờ vậy mà vợ ông ta đã khỏi bệnh.
Từ những việc làm thật tâm của chị, anh chị em tôi cũng bị ảnh hưởng và rất tâm đắc câu nói của chị Ba, coi đó như một triết lý sống, đó là: “Tiền của ăn cũng hết, trên đời này không ai giàu vì tiền mà sống hết đời. Chỉ có tấm lòng và nghĩa tình mới là tài sản quý giá nhất của cuộc đời con người”.
• Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện tuy vội nhưng rất chân tình này! 



Sách DOANH TRÍ's Blog 
(Theo DNSG)

Khởi nghiệp ảo, lợi nhuận... trong mơ

Khát khao khẳng định bản thân nhưng lại không đủ kinh nghiệm để lường trước những tình huống xấu trên thương trường, những người trẻ rất dễ vướng vào các thương vụ lợi nhuận lên đến vài tỷ đồng trên... giấy.
Cạm bẫy ngọt ngào
“Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, giới thiệu cơ hội làm giàu” sẽ diễn ra tại hội trường trung tâm Công ty CP Sinh học và Y học Tái tạo FBM, Công ty CP Mạng lưới Hữu nghị FNC...



Sinh viên tham gia hội thảo
Vào cửa tự do”, tin nhắn được cùng lúc gửi đến khá nhiều sinh viên lớp QT21, Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM, rồi nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán của lớp học trong giờ giải lao. Người nhắn tin là một thành viên trong lớp. Những cuộc hẹn nhanh chóng được xác lập để cùng nhau đến tham gia hội thảo hấp dẫn này.“Chỉ còn hai năm nữa là sẽ bước ra thương trường thực sự, phải tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước và tìm cơ hội ngay từ bây giờ thì may ra mới phát triển được trong tương lai”, cô sinh viên Giang Thy chia sẻ.
Theo chân Giang Thy đến địa điểm ghi trong tin nhắn, điều bất ngờ là buổi hội thảo với cả trăm người tham dự lại diễn ra tại sảnh chính của tòa nhà số 11 Nguyễn Gia Thiều.
Trong không gian không mấy rộng rãi, ngoài vị diễn giả và vài người đến sớm được vinh dự ngồi ở chiếc bàn nhỏ, còn tất cả phải đứng xung quanh để đón nhận cơ hội làm giàu là... bán các sản phẩm tế bào gốc để hưởng lợi nhuận.
Theo diễn giả, sau khi mua hồ sơ và đăng ký làm thành viên, ngoài hoa hồng 10% trên mỗi sản phẩm được tiêu thụ, nếu tích cực giới thiệu thêm người tham gia, gây dựng được mạng lưới bán hàng của riêng mình, thành viên phân phối sẽ được hưởng các khoản hoa hồng lệch cấp đến từ những người thuộc mạng lưới của mình.
Tự hào “khoe” là thành viên của Tập đoàn FPT, chi những khoản hoa hồng hấp dẫn cùng thực hiện những chính sách ưu đãi, diễn giả hào hứng cho biết, không khó để có thu nhập lên đến hơn 70 triệu đồng/tháng. Thế là buổi “hội thảo” chưa kết thúc đã có vài người hăm hở đăng ký làm thành viên của mạng lưới bán hàng đa cấp này.
“Tôi chọn khởi nghiệp bằng cách này. Nếu phát triển tốt mạng lưới, tôi sẽ tích lũy được một số vốn để sau khi ra trường triển khai ước mơ kinh doanh của mình”, Hoàng My, cô sinh viên Trường Đại học Kỹ Nghệ Sài Gòn, chia sẻ.
Ảo ảnh lợi nhuận
Khá nhiều bạn trẻ không có điều kiện kinh tế để tự tin về tương lai cũng suy nghĩ như Hoàng My. Họ ra sức tìm cơ hội kiếm tiền thật nhiều để thử sức hơn là chấp nhận tích lũy kinh nghiệm, tài chính theo cách đi làm công như thông thường. Trường hợp của anh Nguyễn Quang Minh ở Q.10, TP.HCM là một ví dụ.
Nghe lời mời của một người bạn, anh Minh đăng ký tham gia làm thành viên cho mô hình kinh doanh “siêu lợi nhuận” của Công ty CP Đầu tư Du lịch Quốc tế Việt Sing. Xin gia đình và vay mượn bạn bè được gần 7 triệu đồng đóng cho Công ty để có được mã số thành viên, anh Minh bắt đầu hành trình tìm khách hàng cho Công ty.
“Chỉ cần tìm được 7 người tham gia là tôi sẽ thu hồi được vốn, sau đó bắt đầu thu lợi từ những người này”, anh Minh tỏ ra lạc quan. Anh cho biết thêm, chỉ cần người dưới anh 15 cấp cũng tìm được 7 người khách tham gia thì xem như anh có thể bỏ túi 2 tỷ đồng cùng nhận được quà tặng của Công ty là những chuyến du lịch nước ngoài, xe hơi, nhà cửa...
Sau hai tháng miệt mài tìm kiếm Minh cũng chỉ giới thiệu được 6 người cho Công ty, chủ yếu là bạn bè thân thiết bởi bây giờ nhiều người không còn tin tưởng vào hình thức bán hàng đa cấp nữa. “Không những không lấy lại được số vốn ban đầu, đáng buồn hơn là tôi còn kéo theo bạn bè lâm vào cùng cảnh ngộ”, Minh thừa nhận.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không phải ai cũng thấy được tính chất ảo của hình thức kinh doanh đa cấp, mà chỉ nghĩ rằng do mình không đủ năng lực để theo nghề. Gặp lại những sinh viên lớp QT21 sau hơn một tháng làm thành viên phân phối, nhiều người khoe đã bắt đầu nhận được lợi nhuận từ hệ thống mình gây dựng.
Hỏi ra mới biết, những người mua sản phẩm, làm nhà phân phối cho họ đều là người thân trong gia đình. Sau giờ học, y phục chỉnh tề để “đi làm”, sự nhiệt tình và nghiêm túc của những người trẻ dễ khiến các thành viên trong gia đình tin tưởng và ủng hộ.
Thế nhưng, mấy ai trong số những người trẻ này biết được, lợi nhuận họ nhận được chỉ là một phần nhỏ trong số tiền mà những người thân của họ đang tiêu tốn để nuôi lớn hệ thống bán hàng này...



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi bán trà đá

Tấm bằng đỏ (bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi) có thể là giấc mơ của hàng triệu người, nhưng lại quá đỗi tầm thường đối với chị Ngô Thị Phương T (cựu sinh viên của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội). Chủ nhân của hai tấm bằng đỏ này đang phải mưu sinh bằng nghề bị một số người coi là “tầm thường” nhất trong xã hội: Bán trà đá!
Mòn mỏi tìm việc

Tôi gặp T trong một chiều Hà Nội nắng như đổ lửa. Dưới tán cây bên lề đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), cô gái nhỏ nhắn thoăn thoắt rót nước mời khách. Cô tên đầy đủ là Ngô Thị Phương T (23 tuổi, quê Thái Nguyên). Hơn 1 năm nay, T là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng nhưng hiện bán trà đá mới là công việc chính mang lại thu nhập hàng ngày cho cô gái này.

Hỏi ra mới biết, T đã từng đi làm cho một ngân hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau cô xin nghỉ việc. Phương T giải thích: “Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học”. Nói về sự rủi ro trong nghề, cô thẳng thắn: “Công việc chính là tìm kiếm khách hàng để mở các tài khoản ngân hàng, thường xuyên phải đi lại rất nhiều, bất kể thời tiết. Gặp phải khách hàng tốt thì không sao, nhưng cũng có người luôn tìm cách lôi kéo mình đi uống nước, đi chơi với họ thì mới mở tài khoản”.
Sau thất bại lần đầu, Phương T rà soát lại tất cả các công việc có thể xin được tại các ngân hàng, công ty kiểm toán hiện nay, phần đa đều rơi vào các vị trí: Chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng, giao dịch viên, trợ lý kiểm toán. Thế nhưng Phương T đã gửi hàng chục hồ sơ đến các ngân hàng, các công ty kiểm toán tại Hà Nội mà vẫn không thấy hồi âm; hoặc cô bị “trượt vỏ chuối” ngay vòng đầu phỏng vấn.
Trong khi chờ đợi được đơn vị tiếp theo phỏng vấn, cô quyết định mở quán bán trà đá vì “những công việc tạm thời thường tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có hợp đồng từ 2-3 tháng trở lên nên có sự ràng buộc, khi mình tìm được việc mới thì không thể nghỉ ngang được”. Ngừng một chút, cô gái xứ chè nói tiếp: “Hơn nữa, bán trà đá mang lại thu nhập khá mà thời gian lại rất linh động, không gò bó”.
Vậy cơ ngơi “kinh doanh” của Phương T là gì? Đó đơn giản là chục chiếc ghế nhựa, phích nước nóng, thùng đựng đá, giỏ đựng cốc kèm vài chai nước ngọt, gói kẹo lạc, kẹo cao su, thuốc lá… Những “dụng cụ” ấy và “nghề” bán trà đá tưởng như không có giá trị gì nhưng nó đã giúp Phương T chi trả được phí sinh hoạt hàng ngày và còn dành dụm ra được một khoản tiền làm vốn liếng sau này.
Tủi thân “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”

T cho biết: “Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”. Phát hiện này lúc đầu khiến cô sốc thực sự, vì cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng do các trường đại học khác đào tạo sẽ không có cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn, và như vậy, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, các sinh viên đã mất đi khả năng ứng tuyển vào những nơi đó.
“Cơ ngơi” kinh doanh của Phương T
Từ những khó khăn khi đi xin việc của bản thân, T nghiệm ra rằng: “Người ta cứ bảo cầm bằng giỏi thì dễ xin việc nhưng thực tế chưa chắc đã diễn ra như vậy. Bây giờ nhiều người có tư tuởng chỉ cần có tiền thì cái gì cũng có thể “chạy” được. Lại thêm chuyện bằng thật – bằng giả lẫn lộn nên nhà tuyển dụng cũng chẳng nhìn vào bằng cấp của ứng viên nữa”. Thậm chí, tấm bằng giỏi đã có lúc trở thành chướng ngại khi nhà tuyển dụng không muốn tuyển những người như Phương T. Họ cho rằng những người có năng lực sẽ dễ dàng chuyển sang chỗ khác làm khi họ có cơ hội. Vì thế, họ tuyển những người họ cho rằng có khả năng làm việc lâu dài và ổn định tại đơn vị của họ. “Sinh viên bây giờ ra trường, cao thì không với tới mà thấp thì lại không thông, không tuyển” – T đúc rút từ kinh nghiệm bản thân.
Quy trình xin việc hiện nay tại các công ty, ngân hàng về cơ bản đều trải qua hai khâu là thi viết và phỏng vấn. Trong đó, Phương T gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong phỏng vấn xin việc: “Tại nhiều vị trí, thi viết chỉ là hình thức, còn phỏng vấn mới quyết định một người có được tuyển vào làm hay không. Các nhà tuyển dụng tuy có vị trí cao trong công ty, giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã là nhà tuyển dụng giỏi. Họ đưa ra quy trình phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp và mang nặng cảm tính”. Cảm tính ở đây trước hết là việc ưu tiên tuyệt đối cho những người có thế mạnh về ngoại hình. Do đó, nhiều người trình độ không cao, thậm chí còn hạn chế nhưng chỉ cần có ngoại hình bắt mắt và khả năng giao tiếp linh hoạt là có thể tìm được những công việc tốt hơn những người sở hữu nhiều chất xám nhưng có phần kém về nhan sắc và không hoạt ngôn.
Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn nhiều khi còn mang nặng tính đánh đố, khó như… tìm đường đi lên giời, thậm chí là những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn như: Có biết uống rượu không? Đã có bạn trai chưa?… Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn tại một ngân hàng, khi gặp kiểu câu hỏi này, T đã “trượt vỏ chuối” và cô cho rằng lần đó mình đã thất bại vì… không biết uống rượu!
Chưa hết, một vấn đề nan giải hơn đối với các sinh viên mới ra trường đó là khi còn ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ được học những lý thuyết xa rời thực tế, không được thực hành, chẳng hạn như học kế toán nhưng chưa bao giờ được cầm vào sổ sách. Chính vì thế, khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn thực tế, cách giải quyết những rắc rối trong công việc thì họ cũng không trả lời được.
Bài học cay đắng
Bài học đầu đời khi đi xin việc đã khiến Phương T rút ra được kinh nghiệm xương máu, đó là muốn phát triển lâu dài để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai thì trước hết công việc đó phải phù hợp với chuyên môn, trình độ và năng lực của bản thân. Những công việc mà T mong muốn chính là được làm việc tại các vị trí: Kiểm toán viên, nhân viên phòng nguồn vốn, kinh doanh nguồn vốn, thanh toán… nhưng những vị trí này đều có sự cạnh tranh quá lớn, và ưu thế luôn thuộc về những người có kinh nghiệm chứ không phải là những sinh viên mới ra trường. Thêm vào đó, kinh nghiệm của cô cho thấy, bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Sau nhiều lần ứng tuyển không thành, T rút ra kinh nghiệm rằng: “Các kỹ năng “mềm” có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc”. Để có được công việc tốt như mong muốn, ngoài các kiến thức cơ bản đã học ở nhà trường, sinh viên nên trang bị thêm cho mình các kiến thức chuyên môn về ngành nghề yêu thích; các kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày… và vốn kiến thức về tiếng Anh”.

“Tâm lý sinh viên ra trường là sợ thất nghiệp nên áp lực tìm việc rất lớn, nhưng quá sốt sắng sẽ dễ sai lầm. Mình trước đây cứ cắm đầu vào làm rồi mới nhận ra công việc đó không phù hợp, lại mất thời gian tìm việc khác” – T nói. Vì vậy, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu rõ ràng về công việc mình sắp đăng ký, cũng như môi trường làm việc xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không để tránh việc đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát.
Vậy mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu? Có phải kĩ năng xã hội của bạn Phương T quá tồi,hay tại những tiêu cực trong xã hội?
Bạn! bạn đã giải quyết cuộc sống của mình sau khi ra trường? Bạn có cảm thấy chán trường với cuộc sống vì không xin được một chỗ làm như ý? Và bạn nghĩ mình thành công hay thất bại là do đâu?
Xin hãy gửi những bình luận cho chúng tôi và chia sẻ những suy nghĩ quý báu của bạn với tất cả mọi người trong cộng đồng Sách DOANH TRÍ này.
Trân trọng!

Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Pháp luật VN)

56 nguyên tắc của một doanh nhân bách chiến bách thắng

Nếu bạn vào Google và gõ cụm từ “làm thế nào để trở thành doanh nhân”, bạn sẽ nhận được vô số kết quả kiểu như “suy nghĩ lớn”, “lôi kéo khách hàng” hay “theo đuổi niềm đam mê”. Nhưng đó không phải là tất cả những gì bạn cần trên con đường trở thành 




Nếu bạn vào Google và gõ cụm từ “làm thế nào để trở thành doanh nhân”, bạn sẽ nhận được vô số kết quả kiểu như “suy nghĩ lớn”, “lôi kéo khách hàng” hay “theo đuổi niềm đam mê”. Nhưng đó không phải là tất cả những gì bạn cần trên con đường trở thành doanh nhân thành công.
Trở thành một doanh nhân đồng nghĩa với việc bạn phải tìm kiếm những thách thức trong cuộc sống  và xác định những con đường sáng tạo để vượt qua các trở ngại đó.
Tuy nhiên, luôn có những nguyên tắc bất di bất dịch để khởi sự thành công một công việc kinh doanh. Và dưới đây là 56 nguyên tắc như vậy:
1) Đó không phải một cuộc dạo chơi. Bạn đừng cố gắng giải thích vì sao đây không phải là cuộc dạo chơi. Đó là những nguyên tắc, chứ không phải học thuyết nên chúng ta không cần chứng minh nó. Sẽ có những thời điểm trên quãng đường trở thành một doanh nhân thành công, bạn cảm thấy ghét bản thân mình. Hãy giữ vững các mục tiêu rõ ràng và quyết tâm theo đuổi nó ngay cả vào những thời điểm tồi tệ nhất. Và bạn sẽ có được tất cả.
 2) Tuyển dụng nhân viên khi thực sự cần thiết. Bạn sẽ phải tuyển dụng nhân viên khi mở rộng công việc kinh doanh của mình. Nhưng một nguyên tắc hữu hiệu đó là tự mình đặt câu hỏi có thực sự cần thiết đối với mỗi nhu cầu tuyển dụng.
3) Lôi kéo khách hàng. Điều này khá hiển nhiên. Nhưng không hẳn như vậy. Hãy có được một số lượng khách hàng trước khi khởi sự kinh doanh, nếu bạn có thể.
 4) Nếu cung cấp một dịch vụ, hãy gọi nó là sản phẩm. Oracle và nhiều hãng dịch vụ khác đã làm như vậy. Họ nói rằng họ có một cơ sở dữ liệu. Nhưng nếu bạn “mua” cơ sở dữ liệu của Oracle, hãng sẽ cử một nhóm các nhà tư vấn để giúp bạn “cài đặt” cơ sở dữ liệu phù hợp với nhu cầu của bạn. Nói cách khác, hãng gọi đó là một sản phẩm trong khi thực sự đó là việc cung cấp dịch vụ tư vấn. Bạn đừng quên câu chuyện này. Các sản phẩm luôn được đánh giá cao hơn dịch vụ.
5) Thất bại là có thể chấp nhận được. Ngay cả khi bạn cạn túi hay phải sử dụng tiền của các nhà đầu tư khác, đừng lo lắng về việc đó. Hãy bắt đầu lại với những ý tưởng mới.
 6) Mục tiêu sinh lời. Hãy cố gắng làm sao để có lợi nhuận ngay. Điều này khá hiển nhiên. Bạn đừng cố gắng quá sức vào việc huy động thật nhiều vốn. Những đồng tiền đó khá đắt đỏ.
7) Khi huy động vốn kinh doanh: nếu nó không dễ dàng tức là ý tưởng của bạn có thể chưa đủ sức hấp dẫn và thuyết phục. Nếu nó dễ dàng, hãy tận dụng tối đa nguồn vốn huy động có thể. Nếu nó QUÁ dễ dàng, bạn có thể tận dụng để bán luôn cả công ty của mình.
8) Điều tương tự cho việc bán công ty của bạn. Nếu nó không dễ dàng, tức là bạn cần xây dựng thêm rồi bán. Để bán công ty của bạn, hãy dành trước ít nhất một năm tiếp xúc với người mua tiềm năng. Hãy gửi bản cập nhật hàng tháng về sự phát triển của công ty bạn. Như thế, khi họ cần, công ty của bạn sẽ là lựa chọn đầu tiên hiện lên trong tâm trí họ.
 9) Cạnh tranh là cần thiết. Nó có thể biến bạn trở thành “kẻ giết người”, song nó sẽ giúp bạn điều chỉnh được quá trình phát triển phù hợp. Nó cho thấy những người khác đang đánh giá cao vị thế của bạn trên thương trường. Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể là những người mua tiềm năng công ty của bạn sau này.
10) Đừng sử dụng một công ty PR, trừ khi cho những kế hoạch dài hạn. Bạn chính là chìa khóa PR cho công ty của bạn. Bạn chính là nhãn hiệu của công ty. Một cách hoàn toàn cá nhân.
11) Giao tiếp với mọi người, mọi nhân viên. mọi khách hàng, mọi nhà đầu tư trong mọi thời điểm, mọi ngày.
12) Làm mọi thứ cho khách hàng của bạn. Điều này rất quan trọng. Hãy mang tới cho họ những người bạn trai hay bạn gái. Hãy tham gia các hội từ thiện của họ. Hãy ghé thăm họ trong những ngày lễ. Hãy giúp họ tìm kiếm các công ty đáp ứng nhu cầu của họ. Thậm chí, hãy giới thiệu họ với các đối thủ cạnh tranh của bạn nếu bạn nghĩ rằng đối thủ cạnh tranh có thể giúp họ tốt hơn bạn. Hãy luôn nghĩ về điều sau trước tiên: “Điều gì sẽ khiến khách hàng của mình hạnh phúc?”.
13) Khách hàng của bạn không phải là một công ty. Luôn có yếu tố cá nhân hiện hữu tại đó. Điều gì khiến khách hàng cá nhân của bạn hạnh phúc? Hãy khiến họ cười. Bạn muốn khách hàng của bạn được hạnh phúc.
 14) Vượt xa bằng điều gì đó đặc biệt. Hãy đi ăn sáng/trưa/tối với các khách hàng. Hãy đối xử với họ theo những phương cách đặc biệt.
15) Lịch sử. Hãy biết rõ về quá khứ và lịch sử các khách hàng của bạn theo mọi cách khác nhau. Từ lịch sử kinh doanh, lịch sử cá nhân, lịch sử tiếp thị, lịch sử đầu tư,….
16) Phát triển phần mềm vi quản lý. Không ai có thể biết rõ các sản phẩm của bạn hơn chính bản thân bạn. Nếu bạn không phải là một chuyên gia kỹ thuật, hãy tìm tới những hỗ trợ bên ngoài để bạn có thể biết rõ và chi tiết về các thông số kỹ thuật sản phẩm. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và phù hợp hơn về các chiến lược phát triển lẫn kinh doanh sản phẩm.
17) Tuyển dụng người địa phương. Bạn cần có khả năng nhìn thấy và nói chuyện thoải mái với các nhân viên của mình. Vì vậy, đừng thuê những nhân viên không có sự tương đồng về vị trí địa lý cũng như lối sống của bạn.
18) Ngủ. Việc dành tới 20 giờ mỗi ngày vùi đầu vào công việc kinh doanh không phải là một lựa chọn phù hợp. Bạn cần ngủ 8 tiếng/ngày để có đủ sức lực cho cuộc chiến trường kỳ trên thương trường.
19) Rèn luyện sức khỏe. Tương tự như nguyên tắc trên, nếu bạn không có một cơ thể khỏe mạnh, sản phẩm của bạn cũng không thể khỏe mạnh được.
20) Tách biệt rõ ranh giới. Bạn đừng để các vấn đề của cuộc sống cá nhân xen vào công việc và kế hoạch kinh doanh. Các đối tác và nhà đầu tư sẽ thấy ngay khúc mắc này.
21) Cầu nguyện. Bạn nên làm như vậy ở bất cứ nơi nào có thể và tại bất cứ khi nào phù hợp. Hãy cầu nguyện cho sự thành công. Bạn xứng đáng được như vậy. Hãy cầu nguyện sự thành công cho các khách hàng của bạn. Thậm chí, bạn có thể cầu nguyện cho sự thành công của các đối thủ cạnh tranh. Điều đó có nghĩa rằng thị trường đang lớn dần hơn. Và nếu một trong số họ trở nên nổi trội, họ có thể mua lại công ty bạn với giá hời.
22) Mua quà cho nhân viên. Đó có thể là phiếu mát xa, vé xem phim hay bất cứ món quà nào khác. Thật tuyệt vời nếu cuối ngày, một nhân viên của bạn gọi điện cho cha mẹ và cha mẹ của nhân viên hỏi: “Con có một ngày thế nào?”, người nhân viên này trả lời luôn: “Mệt nhưng thú vị ạ! Con đang chuẩn bị đi xem phim đây”.
23) Đối với nhân viên: Tự do trong khuôn khổ. Họ cần những ranh giới. Đôi lúc, họ cần nghe những lời nói “Không!”. Và thỉnh thoảng, họ cần bị kỷ luật nếu sai phạm. Nhưng khi mà trong khuôn khổ, hãy để họ thoải mái thực sự.
24) Đừng quá chú trọng vào mức giá. Nếu bạn có một sản phẩm tốt với mức giá phải chăng, mọi người sẽ mua. Sau đó, bạn có thể tăng giá đối với các sản phẩm được cập nhập và nâng cấp trong tương lai.
 25) Quảng bá và nhãn hiệu là không thể bỏ qua. Quảng bá là tất cả. Nhãn hiệu là tất cả. Hãy đưa tên của bạn ra ngoài đó, cho dù dưới bất cứ hình thức nào. Cách thức quảng bá tốt nhất đương nhiên là được giới thiệu truyền miệng từ người này sang người khác.
26) Đừng giết chết bản thân mình. Các nhân viên cần bạn. Gia đình cần bạn. Khi mà giấc mơ kinh doanh trở thành cơn ác mộng, đừng làm hại bản thân. Và quan trọng hơn, hãy tìm ra phương cách giải quyết phù hợp.
27) Mô tả rõ cấu trúc cho các nhân viên. Hãy để mỗi nhân viên biết rõ con đường đi tới thành công của họ là như thế nào. Tất cả các nhân viên cuối cùng đều sẽ rời bạn hay thay thế bạn. Đó là điều bình thường. Hãy đưa cho họ các chỉ dẫn về việc chuyện này sẽ xảy ra như thế nào. Hãy nói với họ rằng họ có thể trở nên giàu có khi làm việc cùng bạn.
28) Sa thải nhân viên ngay lập tức. Nếu một nhân viên “mắc bệnh”, anh ta cần bị sa thải ngay. Đó là khi một nhân viên luôn yêu cầu trả lương cao hơn trong khi không đóng góp được nhiều. Đó là khi một nhân viên luôn nói xấu người khác. Đó thậm chí là khi các nhân viên nói những chuyện không hay sau lưng bạn. Khi mà một căn bệnh không có phương thuốc chữa và nó lây lan, bạn đừng chần chừ cho nhân viên thấy cánh cửa rời khỏi công ty. Không có cơ hội thứ hai bởi vì căn bệnh đã quá trầm kha.
29) Làm bạn với chủ nhà. Khi bạn bán công ty của mình, cho dù bạn có tin hay không, bạn sẽ cần tới chữ ký của chủ nhà vì ông ta sẽ là chủ cho thuê mới đối với người mua.
30) Chỉ chuyển văn phòng khi quá chật chội đến nỗi nhân viên phải chia sẻ bàn làm việc và không còn chỗ cho mọi người đi lại.
31) Tổ chức những bữa tiệc vui vẻ. Nhưng hãy sử dụng tiền của cá nhân bạn, chứ không phải tiền của công ty. Hãy mời các nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư cùng tham dự. Cũng không tệ chút nào khi bữa tiệc có sự tham gia của những cô phục vụ xinh đẹp.
 32) Nếu một nhân viên đến trước mặt bạn và khóc, hãy đóng cửa lại hoặc đưa nhân viên đó ra ngoài tòa nhà. Hãy ngồi cạnh nhân viên cho đến khi cô ta ngừng khóc. Hãy lắng nghe những gì cô ta nói. Nếu một ai đó khóc, hẳn có một khúc mắc lớn nào đó trong công ty. Hãy lắng nghe mọi điều và khắc phục nó. Đừng cáu giận với thủ phạm, hãy chỉ giải quyết vấn đề.
33) Vào các kỳ lễ tết, hãy quyên góp tiền cho các quỹ từ thiện của khách hàng, nhưng không phải là cho các khách hàng hay nhân viên.
34) Dùng bữa với các đối thủ cạnh tranh. Hãy lắng nghe và cố gắng không nói quá nhiều trong bữa ăn.
35) Đề nghị thật nhiều lời khuyên. Hãy đề nghị các khách hàng cho bạn những lời khuyên về việc làm thế nào có thể giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của bạn tới mọi người trong công ty của họ. Họ sẽ giúp đỡ bạn, bởi vì nguyên tắc tiếp theo là…
36) Tuyển dụng các khách hàng của bạn. Nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng vấn đề chính là bạn cần luôn mở rộng với mọi khả năng. Hãy luôn duy trì các mối liên lạc và chia sẻ thông tin giữa bạn với các khách hàng. Họ có thể làm giàu với bạn. Hoàn toàn có thể. Nếu cả hai cùng chơi chung một cuộc chơi.
37) Đối với mỗi lần giao hàng hay thử nghiệm sản phẩm, hãy luôn mang lại cho khách hàng những bất ngờ thú vị ngoài mong đợi của họ. Hãy kèm theo những món quà nhỏ hay một giá trị nào đó mà không phải trả tiền.
38) Hiểu rõ những thay đổi về địa lý hay nhân khẩu học đang làm thay đổi thế giới. Những dòng tiền tiếp thị đang chảy về đâu và bạn có thể ở giữa nó. Những dịch vụ gì mà giới trẻ ngày nay đang cần? Liệu thế giới đang cạn kiệt dần nước sạch? Báo giấy đang vật lộn để tồn tại? Và nhiều vấn đề khác nữa. Bạn hãy đọc và tìm hiểu thông tin mỗi ngày để biết rõ những gì đang diễn ra xung quanh.
39) Không cần thiết tham gia quá nhiều bữa tiệc để gặp gỡ các doanh nhân khác. Thay vì đó bạn hãy làm việc trong khi những người khác vui vẻ trong các bữa tiệc.
40) Cùng với nguyên tắc trên, đừng lắng nghe những con người bi quan hay chán nản, những người suốt ngày gắn với màn hình tivi và cố gắng nói với bạn rằng thế giới đang đến ngày tận thế. Họ chỉ muốn bạn sợ hãi để rồi họ có thể vơ vét được nhiều tiền của hơn.
41) Bạn không có thể thời gian rảnh rỗi. Trong lúc rảnh rỗi, bạn cần suy nghĩ về những ý tưởng mới cho các khách hàng, những ý tưởng mới cho các sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
42) Tương tự như nguyên tắc trên. Khi rảnh rỗi, bạn hãy nghĩ về các ý tưởng cho những khách hàng tiềm năng. Sau đó email cho họ: “Chúng tôi có 10 ý tưởng cho bạn. Bạn có quan tâm. Chúng tôi nghĩ nó thực sự sẽ đem lại những giá trị bất ngờ cho bạn. Và đây là một minh chứng cho thấy điều đó ….”.
43) Không thời gian rỗi, phần tiếp. Trong lúc rảnh, bạn hãy lựa chọn ngẫn nhiên một khách hàng và tìm kiếm năm ý tưởng phù hợp với họ. Rồi bạn gọi điện và nói: “Chúng tôi đang nghĩ về bạn. Bạn đã thử một số ý tưởng mới này chưa?”.
44) Trò chuyện. Hãy trò chuyện với bất cứ ai quen biết về những gì công ty bạn đang làm. Bạn bè sẽ giúp đỡ bạn tìm kiếm khách hàng.
45) Luôn đưa ai đó đi cùng bạn tới các cuộc họp. Bạn sẽ không thể theo dõi hết mọi việc. Bởi vì bạn không có thời gian rảnh rỗi. Nếu bạn có nhân viên, hay để họ giúp bạn theo dõi công việc. Thêm vào đó, rất nhiều nhân viên thích dành thời gian bên cạnh sếp. bạn sẽ là người hướng dẫn và chỉ bảo tuyệt vời đối với họ.
46) Ý tưởng chỉ là sự khởi đầu. Nếu bạn có một ý tưởng đáng để theo đuổi, hãy quyết tâm biến nó thành hiện thực. Bạn có thể xây dựng bất cứ trang web nào với chi phí vừa phải. Hãy thuê một lập trình viên và tạo bản demo. Hãy có ít nhất một người đăng ký và sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu bạn muốn xây dựng các trang Facebook cho những thợ hàn, hãy tìm kiếm một thợ hàn sẵn sàng đưa cho bạn 10 USD để bạn xây dựng trang Facebook cho anh ta.
47) Hãy kể các câu chuyện cá nhân của bạn và của công ty bạn. Hãy để khách hàng biết bạn là một người bình thường, cởi mở và dễ tiếp cận. Và bạn hãy có một viễn cảnh thực thụ giải thích tại sao họ cần tới bạn. Hãy trở thành giọng nói của ngành và người biện hộ cho sản phẩm của bạn. Nêu bạn cung cấp một sản phẩm chăm sóc da, hãy nói với khách hàng của bạn mỗi ngày rằng họ đang đẹp hơn và quyến rũ hơn bình thường sau khi sử dụng sản phẩm của bạn.
48) Đừng giải cứu thế giới. Nếu sản phẩm của bạn nghe có vẻ quá tốt và quá kỳ diệu, bạn rất có thể trở thành người nói dối.
49) Đừng quá lo lắng về việc ai đó ăn cắp ý tưởng của bạn. Ý tưởng sẽ không có giá trị nếu không được triển khai theo đúng hướng của người nghĩ ra nó.
50) Công ty của bạn luôn sẵn sàng để bán.
51) Các luật sư hay nhà kiểm toán sẽ không giới thiệu bạn với bất cứ khách hàng nào của họ. Vì vậy, đôi khi các cuộc gặp gỡ với những luật sư hay nhà kiểm toán chỉ lãng phí thời gian của bạn.
52) Chào mừng mọi thành công. Các nhân viên của bạn cần tới điều này. Họ cần các buổi tiệc hay những món quà chúc mừng. Hãy dành cho nhân viên một phiếu mát xa vào tối thứ sáu. Sẽ không ai rời bỏ công việc khi mà tại đó có những niềm vui thú vị.
53) Bán công ty đầu tiên của bạn. Đừng chần chừ. Bạn không cần phải trở thành một Mark Zuckerberg. Hãy bán công ty của bạn ngay khi có thể. Và khi có nhiều tiền trong ngân hàng, bạn có thể tạo dựng một công ty khác thành công hơn.
54) Trả công cho nhân viên trước khi trả công cho bản thân bạn.
55) Chia sẻ phần hùn vốn để có khách hàng đầu tiên. Nếu bạn không có một sản phẩm hay tiền bạc, hay chia sẻ phần hùn vốn cho một đối tác tốt để đổi lại họ trở thành những khách hàng đầu tiên của bạn. Song đừng chia sẻ một cách mù quáng. Nếu bạn phát triển một sản phẩm mà ai đó yêu cầu, đừng chia sẻ phần hùn vốn cho họ mà hãy bán cho họ.
56) Nguyên tắc cuối cùng: Mọi thứ đang thay đổi. Từng ngày. Bài viết này chỉ đưa ra 56 nguyên tắc. Song đây sẽ không phải là con số cố định. Mỗi ngày sẽ có những nguyên tắc mới ra đời. Trên thực tế, mỗi ngày trôi qua là một quãng thời gian giúp bạn xác định rõ những gì bạn có thể thay đổi để cải thiện hiệu quả công việc kinh doanh. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó và bổ sung thêm cho mình những nguyên tắc mới




Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Học làm giàu/Business Insider)

Hiểu người hiểu mình, lấy tài tạo thế

Nền giáo dục càng tốt, kinh tế càng phát triển, doanh nghiệp càng dễ kiếm tiền. Chuyện giáo dục nước ta còn yếu kém thì ai cũng biết nhưng cải cách giáo dục là chuyện lâu dài, còn làm ăn thì tức thời. Ngồi yên đợi đến khi mọi thứ hoàn hảo mới làm, dễ lỡ mất thời cơ, tiền bạc hao hụt, nhuệ khí sa sút.

Khi gặp tình hình bất lợi, phải tìm cho ra điều lợi mới thành đại sự. Hai bí quyết giành lợi thế trên thương trường có liên quan đến óc sáng tạo và năng suất là thấu hiểu thiên cơ và tùy cơ ứng biến.
Thấu hiểu thiên cơ
Doanh thu quyết định số phận công ty. Đấu trên thương trường, ý khách hàng là ý trời. Làm ra cái người ta cần, dù doanh nhân không bằng cấp, doanh nghiệp vẫn sống khỏe. Không nắm được ý khách hàng, người lãnh đạo dù có tốt nghiệp trường đại học hàng đầu trên thế giới doanh nghiệp cũng khó tránh khỏi cảnh lao đao.
Biết người nghĩ gì, sẽ biết mình phải làm gì. Steve Jobs, nhà lãnh đạo huyền thoại của Apple, không có một quá trình học vấn đáng để tự hào. Ông bỏ học đại học chỉ sau một học kỳ. Nhưng cuộc đời của ông là chuỗi dài những ngày tháng miệt mài học cách hiểu khách hàng, ông nói rằng, “tôi đặt cược vào nơi trái banh sẽ lăn, chứ không phải nơi nó đã lăn”. Hơn ai hết, ông hiểu rõ chỉ khi nắm rõ khách hàng “sẽ” cần gì, ông mới có thể hô mưa gọi gió.
Ông miệt mài sáng chế và đồng sáng chế hơn 230 phát minh các ứng dụng liên quan đến máy vi tính, công cụ xách tay, giao diện sử dụng… Ông vật lộn trước thất bại của Apple III. Hiểu sai khách hàng, sản phẩm thất bại, ông thẳng thắn thừa nhận sai lầm. Ông kiên trì cải tiến sản phẩm cho đến khi khách hàng ưa thích (iPod đời 1, 2…).
Không như những doanh nhân khác có tình yêu mù quáng với những thứ mình làm ra, ông thẳng tay loại bỏ những thứ khách hàng không thích. Ông mở to mắt, lắng nghe kỹ khách hàng. Từ Apple I cho đến MacIntosh, iPod và iPhone, những gì Steve hiểu về khách hàng đã giúp ông vươn đến vị trí những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới (theo danh sách bình chọn của tạp chí Forbes).
Tùy cơ ứng biến
Năng suất lao động đến đâu, tạo ra sản phẩm đến đó. Chất lượng giáo dục giảm, năng suất lao động thấp, doanh nghiệp luẩn quẩn ở sản phẩm thô sơ. Chất lượng giáo dục tăng, năng suất lao động cao, doanh nghiệp tung hoành với sản phẩm trí tuệ. Năng suất lao động càng cao, doanh nghiệp càng nhiều lựa chọn, ngược lại doanh nghiệp sẽ ít lựa chọn hơn. Ít cơ hội thì phải chọn khéo, có tiền mới có thể đi tiếp. Chọn đúng cơ hội, tiền sinh sôi nảy nở, kiến thức, kinh nghiệm ngày càng phong phú. Chọn sai cơ hội, doanh nghiệp tiêu tốn thời gian, tiền bạc, dễ gặp bất trắc giữa đường.
Thị trường mới nổi, có ít thứ, thiếu nhiều thứ, đâu đâu cũng là cơ hội. Cơ hội tuy nhiều nhưng ảo, thực đan xen lẫn nhau. Chạy theo cơ hội vượt quá năng lực của mình, cơ hội chẳng khác nào ảo ảnh. Dựa vào thực lực bên trong, cơ hội nào nắm chắc cơ hội đó.
Năm 1967, sự hợp nhất của ba công ty đã đặt nền móng cho tập đoàn Nokia vững mạnh sau này. Đi từ sản xuất, Nokia nắm bắt cơ hội sản xuất nhiều thứ (giấy, bánh xe hơi, bánh xe đạp, giày dép, cáp, ti vi, điện tử tiêu dùng, máy tính cá nhân, hóa chất…). Đến đầu những năm 1990, nhìn thấy cơ hội rộng lớn trong ngành viễn thông, Nokia quyết định tập trung toàn lực đầu tư vào ngành này, chính thức chuyển từ dân sản xuất sang dân công nghệ cao.
Khi lựa chọn những cơ hội phù hợp với thực lực mình có tại từng thời điểm, từng bước tích lũy tiền bạc, kiến thức, Nokia đã nhanh chóng trở mình, chuyển từ lao động chân tay sang lao động trí óc, từ đơn giản sang phức tạp. Nokia hiện là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên thế giới, bán sản phẩm tại hơn 150 nước, tuyển dụng hơn 123.000 nhân viên.
Biến vòng thành thẳng
Ngày nào nền giáo dục trong nước chưa thật sự cất cánh, ngày đó năng suất lao động, năng suất cạnh tranh còn bị kìm hãm. Vì vậy phải dùng tài tạo thế. Khi hiểu người hiểu mình, doanh nghiệp có thể biến đường vòng thành đường thẳng, nhanh chóng tạo ra lợi thế cho riêng mình. Đó là phải biết rõ mình đang hiểu khách hàng đến mức nào, để từ đó biết mình cần làm gì để hiểu khách hàng tốt hơn. Một khi doanh nghiệp nắm rõ thực lực mình đang ở đâu, sẽ mau chóng nhận ra mình nên nắm bắt cơ hội nào.
Biết người biết ta, thắng mà không suy. Biết trời biết đất, thắng mà nguyên vẹn.
Gỡ bỏ tảng đá vướng dưới chân.

Không có người nào mạnh ở tất cả các mặt, cũng không có người nào yếu ở tất cả các mặt. Trong mỗi người, cái mạnh cái yếu đan xen lẫn nhau. Nhanh nhẹn giải quyết vấn đề mau lẹ, được lòng nhiều người. Nhưng nhanh mà ẩu trở thành hấp tấp, lỗ mãng, khiến người khác bất mãn.
Lớn mạnh hay suy yếu không do số phận an bài, mà do cách lựa chọn lợi thế tạo ra. Nhà lãnh đạo thành công là người biết tạo ra tình thế thuận lợi từ những gì mình có, chứ không than thân trách phận, đứng núi này trông núi nọ, tính toán luẩn quẩn, vụng chọn lợi thế, không tìm ra hướng đi.
Thành công ngoạn mục của Dilip Shanghvi, lãnh đạo hãng dược lớn nhất Ấn Độ (Sun Pharma), và Jack Ma, trùm công nghệ thông tin Trung Quốc (Alibaba.com và Taobao.com), là những ví dụ điển hình cho tình thế điểm yếu tuy nhiều, song có thể khiến điểm yếu không hại mình được.
Dilip Shanghvi là người sống khép kín. Ông hiếm khi tham dự các sự kiện xã hội, hội nghị. Ông thích những giây phút riêng tư (ngồi hàng giờ nghiên cứu tài liệu, làm việc say mê trong phòng thí nghiệm…). Ông không những nói ít mà còn nói rất chậm. Bạn bè nhận xét ông nói chuyện cứ như nhà khoa học. Khép kín, chậm chạp, ít nói… đây đều là những đòn chí mạng đối với người làm kinh doanh.
Khép kín tạo cảm giác xa cách. Ít nói tạo cảm giác lạnh lùng. Chậm chạp tạo cảm giác thiếu nhiệt tình. Với những yếu điểm đó, làm thế nào ông xây dựng hãng dược Sun Pharma từ con số 0 thành hãng dược lớn nhất Ấn Độ, còn ông trở thành người giàu thứ 14 của Ấn Độ với tài sản trị giá 4,1 tỉ đô la Mỹ?.
Dilip có đầy điểm yếu, nhưng bù lại ông rất kiên nhẫn lắng nghe. Khả năng lắng nghe từ người xung quanh, từ những tin tức trong ngành, đã giúp ông nhìn thấy điều mà đối thủ không thấy. Khi thấy được người dân Ấn Độ đang và sẽ bị những chứng bệnh gì trong tương lai, ông làm ra những loại thuốc chữa bệnh cho nhiều người nhất. Khi làm ra cái người ta cần (hay như câu nói ông yêu thích “biết cách lựa chọn cuộc chiến”), ông dễ dàng đánh bại các hãng dược đối thủ, thâu tóm thị phần trong tay.
Tướng mạo xấu xí, xuất thân là một giáo viên dạy tiếng Anh, tiền lương ba cọc ba đồng, thi trượt đại học ba lần, mù kiến thức công nghệ thông tin… cuộc đời của Jack Ma xem như bế tắc.
Điều gì đã giúp ông một tay gầy dựng Alibaba trở thành công ty Internet lớn thứ 5 trên thế giới, trong tay cai quản hơn 9.000 nhân viên, được 24 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung Quốc tin dùng (năm 2008)?.
Đẹp trai, giàu có, học rộng, lợi thế nhiều nhưng hiểm họa không kém. Phong độ mà vô tâm, giàu có mà tự mãn, học rộng mà không biết điều, khiến khách hàng càng ngày càng lánh xa.
Jack Ma xấu, nghèo, ít học, bất lợi đủ đường. Không đấu bằng sức được thì đấu bằng tâm. Khi đối đãi với khách hàng bằng sự chu đáo, nhẫn nại, ông đã nhẹ nhàng chuyển bại thành thắng. Khách hàng có thể chê ông xấu, nhưng khi ông đem đến cái lợi cho họ, giúp họ ăn nên làm ra (làm mọi cách để khách hàng có thể mua bán được qua mạng), thì khách hàng tận tâm với ông.
Lợi thế chọn đúng tạo ra cả gia tài. Nếu như lắng nghe đem đến cho Dilip Shanghvi sản nghiệp 4,1 tỉ đô la Mỹ, chu đáo đem đến cho Jack Ma gia tài tỉ đô, thì lợi thế của bạn là gì?.
Khéo chọn lợi thế, đường nào cũng là đường sống. Vụng chọn lợi thế, đâu đâu cũng là tử địa.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo TBKTSG)