Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Học được gì từ chiến thuật 24 giờ của Ford?

Mọi việc phải tự giải quyết trong 24h, nếu không làm được, phải lập tức đưa ra để cả nhóm giải quyết. Đó là phong cách mang tên Ford.
Tác giả Fowler là Phó chủ tịch của Ford, phụ trách Chất lượng toàn cầu và Giới thiệu mẫu xe mới. Trước khi gia nhập Ford vào năm 1990, ông đã có hơn mười năm làm việc với Chrysler và General Motors.


Vài năm trở lại đây, Tập đoàn Ford Motor đã có một cuộc phục hưng ngoạn mục. Một trong những công cụ đắc lực giúp Ford đạt được thành tựu này là Quy tắc 24 Giờ. Đây là một biện pháp quản lý dựa vào câu nói ưa thích của Alan Mulally, CEO của công ty: "Bạn không thể kiểm soát một bí mật".
Những nhiệm vụ phức tạp (chẳng hạn như lên kế hoạch, thiết kế, phát triển, sản xuất, marketing, và bán hàng) chung quy lại cũng chỉ là chuyện vạch chiến thuật và thực hiện chúng, là các quyết định quản lý hàng ngày khiến cho toàn bộ hệ thống vận hành được suôn sẻ hay phải dừng lại đột ngột.

Tại Ford, quá trình giới thiệu sản phẩm - khi đã hoàn tất giai đoạn phát triển sản phẩm, chuẩn bị đưa vào sản xuất và gửi tới đại lý - được thực hiện rất nghiêm ngặt và đồng bộ. Mọi thứ đều phải ăn khớp nhịp nhàng với nhau.

Đó là một giai đoạn thiết yếu, kéo dài hàng tháng trời và diễn ra với một "nhịp điệu" chính xác gần như tuyệt đối; hơn nữa, càng lại gần thời điểm mà chúng tôi gọi là "công việc 1" - khi chiếc xe đầu tiên được bán ra trên thị trường - sự điều hòa về thời gian lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để hoàn tất việc lắp ráp một chiếc xe, cần phải huy động từ 1.500 - 3.000 phụ tùng từ khắp các nhà máy ở các nơi trên thế giới. Sai sót lúc nào cũng có thể xảy ra.
Ford đầu tư rất nhiều thời gian cho việc phát hiện các vấn đề ở sản phẩm mới. Trong giai đoạn này, Ford chạy xe thử và kiểm tra thật kỹ xem có sai sót gì buộc phải trì hoãn buổi ra mắt sản phẩm không. Giả sử tôi là một kỹ sư, và tình cờ tôi phát hiện ra một vấn đề như vậy. Theo lẽ thường, có lẽ tôi sẽ muốn tự mình giải quyết vấn đề đó. Song đó lại không phải là việc nên làm chút nào. Bởi lẽ, nếu tôi xử lý một rắc rối quá lâu, và cứ lẳng lặng làm việc một mình như vậy, thì cả nhóm - và lịch trình giới thiệu sản phẩm - sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Vì thế nên Ford đặt ra một quy tắc. Nội dung của quy tắc này là: "Khi phát hiện ra một sai sót, bạn chỉ có 24 giờ để tự tìm hiểu và tìm cách xử lý một mình. Sau thời gian đó, bạn phải công bố cho mọi người biết về sai sót này". Đây là một quá trình tăng dần đều, bởi chúng tôi có thể giải quyết những vấn đề đó khá nhanh chóng khi tận dụng nguồn tài sản trí tuệ dồi dào trong công ty.
Cũng có khi bản thân người nhân viên hoặc nhóm dự án của họ thông báo ngay: "Đây là vấn đề mới phát sinh", và yêu cầu chúng tôi nêu vấn đề này tại các cuộc họp lãnh đạo cấp cao định kỳ. Thường thì tại các buổi làm việc như thế này chúng tôi chỉ đưa ra những thông tin đã có sự chuẩn bị tốt nhất; vì thế, trong tình huống đó, thay vì trình lên ban lãnh đạo cấp cao một vấn đề mà bản thân mình cũng chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của nó, chúng tôi quay lại bảo với nhóm phụ trách rằng: "Các anh có 24 giờ để nghiên cứu về vấn đề này, sau đó hãy lên tiếng nhờ cấp trên giúp đỡ".
Khoảng thời gian 24 giờ giống như là một đề tài chủ đạo ở Ford vậy. Đó là một công cụ hữu ích, một biện pháp đánh giá chất lượng làm việc tuy trừu tượng nhưng lại hết sức thực tế. Chẳng hạn, chúng tôi còn có một quy tắc khác rằng tất cả các yêu cầu bảo hành hoặc thắc mắc khiếu nại do các đại lý hay khách hàng gửi tới một nhà máy của Ford đều phải được xử lý trong vòng 24 giờ.
Quy tắc 24 giờ chỉ là một bước đơn giản trong một quá trình lớn hơn mà Ford đã và đang thực hiện; quá trình này hiện đang cho thấy những kết quả khả quan bước đầu. 5 năm qua, Ford đã cải thiện đáng kể chất lượng xe của mình, và khách hàng mua xe cũng đã có những phản hồi tích cực. Ford vừa trải qua quý thứ 6 liên tục có lãi - nhờ thành quả này mà Ford được Bloomberg bình chọn là "nhà sản xuất ô tô làm ăn có lãi nhất thế giới".
Tính tới tháng 9 vừa qua, doanh số của Ford năm nay ở Mỹ đã tăng 21%, gấp đôi mức trung bình toàn ngành; còn thị phần cũng tăng từ 14,6% năm ngoái lên 15,9% trong quý III này.
Mới đầu năm nay, Ford cũng có được một vị trí cao nhất trong lịch sử hoạt động của mình trong kết quả bình chọn của cuộc Điều tra Chất lượng Sơ bộ do công ty nghiên cứu thị trường J.D Power and Associates thực hiện.
Có rất nhiều nguyên nhân - thực ra là có hàng nghìn nguyên nhân khiến cho "cuộc phục hưng của Ford" (theo cách gọi của giới truyền thông) trở thành hiện thực. Thành Rome không dễ gì xây xong trong một sớm một chiều, và cuộc phục hưng về chất lượng của Ford cũng không diễn ra trong nháy mắt. Nhưng khi được sử dụng hiệu quả, chiến thuật 24 giờ có thể tạo ra những thay đổi lớn lao.


 Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo HBR/Vef)

Tâm sự của kẻ thất bại vì quá chủ quan!

Chẳng dại gì nói cái ngu của mình. Nhưng tôi (xin được giấu tên), vốn dại sẵn, muốn những người khởi nghiệp tránh dấu chân thất bại như mình.
Tôi từng nghênh mặt với những ý tưởng kinh doanh mới lạ, "tư vấn" cho nhiều người làm ăn thành công. Cùng chút vốn liếng học lỏm ở trường Đại học kinh tế và những bí quyết kinh doanh từ sách vở, tôi mang trong mình tham vọng thành tỷ phú, một tham vọng đầy thách thức, khát khao. 



Người ta nói: "Nếu bạn sợ thất bại, thì hãy đừng làm gì". Nhưng nếu không làm thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thành công. Vì vậy bạn sẽ chọn "ngồi im" hay "đứng dậy"...
Viễn cảnh màu hồng
Tôi tập hợp những người bạn thân, có máu kinh doanh, tất nhiên, có cả tiền nữa. Bản vẽ kinh doanh bất đầu được phác họa: chụp ảnh, thiết kế quảng cáo, in ấn và tham vọng tiến tới một công ty PR, tổ chức sự kiện... Phần thiết kế, chúng tôi đảm trách. Phần in ấn chuyển sang một nhà in để kiếm thêm phần trăm.
"Những bước đi ban đầu của các "đại gia" trong ngành quảng cáo như Đất Việt Golden, Stormeyc... chắc cũng chỉ “bắt đầu như thế", tôi nghĩ.
Đích thân tôi nghĩ thương thuyết với một nhà in off-set, bao bì ở tp. HCM. Và OK! Hàng in của chúng tôi mang đến được ưu tiên, được coi như người nhà. Những người nằm trong HĐQT được chính tôi tuyển chọn với tiêu chuẩn là phải có tâm, nhiệt tình và có khách hàng sẵn cũng như những mối quan hệ tốt trong xã hội.
Có rất nhiều sách dạy cách để "thành công" nhưng lại chẳng thấy ai dạy mình học cách thất bại. Từ đó mọi người nghĩ rằng thất bại là một điều gì rất đáng "xấu hổ". Mọi người xung quanh thì chê trách, phê phán. Nhưng mọi người đâu biết rằng những người đạt được thành công điều phải trải qua thất bại. Không có người nào thành công, mà chưa "nếm" trải cảm giác thất bại. Họ chỉ khác những người thất bại ở chỗ họ biết đứng dậy và tiếp tục đi theo con đường mà họ đã chọn
Chúng tôi không ngại vung tiền vào việc trang trí nội thất, trang thiết bị. Tiền thuê mặt bằng cộng với các khoản điện, nước, điện thoại, đồ dùng văn phòng tôi định vào khoảng vài chục triệu đồng/tháng. Số tiền ấy chẳng nhiều nếu so với tất cả những gì chúng tôi đang sở hữu: khách hàng, những người tài có tiền và đặc biệt là tương lai màu đỏ chói.
Tôi tập trung vào việc tuyển chọn những nhân viên kinh doanh, tiếp thị có kinh nghiệm mà tôi cho rằng họ là những người sẽ nuôi sống Công ty.
Mọi chuyện đúng như kế hoạch. Tôi khâm phục tôi quá!
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Song, hiện thực nằm xa ý tưởng táo bạo nhất của tôi. Các nhân viên tiếp thị chỉ giỏi nói (chính họ đã thuyết phục được tôi mà)! Ở những sản phẩm thiết kế và in ấn, họ không biết cách tư vấn cho khách hàng. Đúng hơn, họ không biết nói gì về sản phẩm của mình ngoài những lời chung chung.
Thế là tôi, Chủ tịch HĐQT, phải làm “trợ lý” cho nhân viên của mình khi gặp khách hàng khi có hợp đồng lớn, chúng tôi tự xoay xở, tuyển thêm nhân viên, không "outsourcing”(thuê bên ngoài).
Kết quả là một số nhân viên mới không đáp ứng được công việc ngay tức khắc. Điều này dẫn đến sản phẩm thiếu cả chất lẫn lượng.
Kỳ vọng nhiêu, thất vọng càng lớn. Khách hàng đến và đi quá dễ. Hơn thế, chẳng dễ lấy được tiền với những sản phẩm đã hoàn tất. Vì nể và sợ mất khách hàng, chúng tôi buộc để cho họ nợ.
Không thuê kế toán, tất cả sổ sách, thu chi của Công ty, tôi chỉ dám giao người nhà quản lý. Sai lầm! Người nhà không chuyên sâu về toán. Tôi lại quá nhiều việc để có thể kiểm soát tình hình hoạt động tài chính của Công ty.
Sau một năm, những khoản nợ của chúng tôi đối với nhà in tăng vọt, trong khi khoản thu từ khách hàng lại bị "tắc nghẽn". Chúng tôi phải mượn tiền của người thân để duy trì hoạt động của Công ty. Nhưng càng đổ tiền vào nhiều thì nợ lại càng chồng chất.
Mệt mỏi vì công việc, tôi chẳng có nhiều thời gian cho người vợ mới cưới. Chúng tôi càng ít nói chuyện với nhau khi những khoản nợ của tôi chồng chất. Những cuộc tranh cãi bùng nổ, liên lụy đến họ hàng bạn bè...
Cái tiếng "kẻ thất bại" cứ bám víu lấy tôi trong cả giấc ngủ, như một sự trả thù ghê gớm nhất: ít ăn, mất ngủ, kẻ thất bại tôi sụt cân và biến thành bộ xương biết đi từ lúc nào không hay.
Sau thời gian dài đấu tranh tư tưởng tôi quyết
Sự "thất bại" đó là bài học quý giá mà không phải ai cũng nhận ra và học được. Nếu bạn suy nghĩ tích cực bạn sẽ thấy nó giúp ích cho bạn rất nhiều. Người ta sẽ học và nhớ rất lâu khi gặp thất bại, nhiều hơn là khi gặp "thành công". Thành công sớm sẽ chẳng cho bạn được bài học gì. Nhưng thất bại sẽ cho bạn những bài học quý giá.
không tham gia vào HĐQT, bán hết số cổ phần lên đến hàng trăm triệu đồng để đổi lấy sự "bình yên" - không dính líu đến những món nợ của Công ty.
Thất bại của tôi đã quá rõ: Tôi còn chưa biết quản lý. Tôi không có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, kinh doanh cái mình thích chỉ là do tôi có thể tự làm ra cái đó. Tôi không biết phân chia kế hoạch theo từng thời điểm cụ thể, lượng sức hợp năng lực. Tôi không tham khảo kinh nghiệm những người đi trước. Họ đã trả giá, đã giải quyết chuyện kinh doanh như thế nào. Tôi cũng không có kinh nghiệm khi có linh cảm dự báo tình hình, không nhìn nhận tổng hợp về tính rủi ro dài hạn. Tôi quá tham lam.
Và còn nhiều thứ nữa...


Sách DOANH TRÍ's Blog
 (Theo Thành Đạt/DNSG)

Lý do thất bại của các công ty hoạt động trên web?

Để có thể đứng vững và thành công trên "mảnh đất" Internet màu mỡ, các công ty mới thành lập cần tránh bắt chước ý tưởng một cách máy móc, thiếu sáng tạo. Ngại cạnh tranh hay cả tin... đều là những sai lầm trong kinh doanh trực tuyến. 


Ngại cạnh tranh
Không ít chủ sở hữu website đưa ra ý tưởng vụn vặt hoặc khó hiểu với hy vọng không ai làm giống họ. Nhưng trong trường hợp đó là sáng kiến hay, họ sẽ phải chấp nhận thực tế rằng sớm muộn cũng có người thực hiện điều tương tự.
Bắt chước
Một số khác thất bại vì lặp lại mô hình kinh doanh nổi tiếng nào đó. Chẳng hạn, nhiều người hăm hở xây dựng website 1 triệu USD như của Alex Tew nhưng đều không thể mời chào được quảng cáo.
Thiếu linh động
Các công ty mới thành lập lo ngại việc điều chỉnh kế hoạch sẽ khiến họ đi chệch khỏi định hướng ban đầu. Nhưng họ cũng cần nhớ rằng "khả năng thích nghi luôn là điểm nhấn cho thành công của mỗi doanh nghiệp".
Tiền nào của nấy
Chuyên gia phát triển web giỏi sẽ tạo ra các sản phẩm tốt. Thuê nhân công giá rẻ cũng là một "bí quyết" giúp bạn nhanh chóng thất bại.
Thiếu chuyên môn
Ai cũng có thể tự nhận là một chuyên gia và các công ty thường thiếu thông tin cần thiết để đánh giá khả năng của người đó. Vì thế, họ nên tham khảo ý kiến của ít nhất ba người khác nhau trước khi quyết định một vấn đề.
Bỏ qua người sử dụng
Đây là sai lầm phổ biến của các công ty hoạt động trên web. Họ xây dựng website nhưng không đứng ở vị trí của người sử dụng. Họ háo hức hiện thực hóa những ý tưởng trong đầu mà không nhận ra chúng có thực sự cần thiết hay không. Phát hành bản thử nghiệm là cách tốt nhất để nâng cao khả năng tương tác với người dùng.
Chi quá đà
Nhiều người thất bại vì rót tiền vào những thứ không cần thiết. Ví dụ, họ đầu tư hẳn một máy chủ IBM Xeon chuyên dụng trong khi thuê hosting giá 20 USD cũng là quá đủ.
Cả tin
Do thiếu kinh nghiệm, không ít người tin tưởng cả những thư rác bày kế "làm giàu không khó" hoặc tuyên bố có thông tin mật của đối thủ. Trên thực tế, Internet là phương tiện tuyệt vời cho những kẻ lừa đảo và viễn cảnh phất lên nhanh chóng thực ra lại đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
Thiếu lòng nhiệt huyết
Ai cũng có sai lầm, nhưng sai lầm lớn nhất là họ không chịu cố gắng và thất bại sẽ sớm đến với những ai làm việc nửa vời.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Linksmarker)

Câu chuyện của New Choice Foods

Câu chuyện bắt đầu vào ngày 26/5/2011, khi cơ quan y tế Đài Loan chính thức thông báo Công ty Dục Thân, một công ty phụ gia thực phẩm hàng đầu của Đài Loan, đã đưa chất DEHP - chất phụ gia công nghiệp vào trong phụ gia tạo đục nhằm gian lận, giảm giá thành. 



NBC tổ chức họp báo ngay sau sự cố

Từ cảnh báo này, 9.984 thùng rau câu hương vị khoai môn (Taro) của New Choice Foods (NCF) đã bị thu hồi vì nghi ngờ có chất DEHP do nhập nguyên liệu từ Dục Thân.
Ngay sau khi thông tin thạch rau câu NCF bị thu hồi vì nhiễm chất phụ gia độc hại được lan rộng, công ty này đã rơi vào tình trạng ngưng trệ hoạt động. 18 hương vị rau câu khác của NCF dù không bị nhiễm DEHP nhưng cũng bị người tiêu dùng tẩy chay.
Chỉ trong vòng một tháng, công ty này đã thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Nhưng theo thừa nhận Ban lãnh đạo của NCF, thiệt hại lớn nhất là uy tín thương hiệu và hơn 500 nhân viên đang trong tình trạng bế tắc việc làm.
Dù DEHP là sự cố bất ngờ (DEHP không nằm trong chỉ tiêu kiểm tra an toàn thực phẩm, chưa có quy định về giới hạn tối đa trong thực phẩm), nhưng ông Cheng Huang Ming, Giám đốc NCF, xác định:
“Dù thế nào thì New Choice Foods cũng đang đứng trước tình thế bị người tiêu dùng mất niềm tin và cách tốt nhất để lấy lại niềm tin là công khai bày tỏ thái độ cầu thị, nhận khuyết điểm và cam kết đưa ra sản phẩm mới an toàn”.
Vì vậy, ngày 9/7, NCF đã tổ chức cuộc họp báo và đích thân ông Cheng Huang Ming đã có lời xin lỗi đến người tiêu dùng và nhà phân phối vì sự cố đáng tiếc.
Thái độ tích cực, cầu thị của NCF còn được thể hiện qua việc trước đó, ngay khi xảy ra sự cố, dù chưa có thông báo của cơ quan chức năng, công ty đã tự thu hồi sản phẩm Taro, đồng thời cùng với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tái kiểm nghiệm 18 sản phẩm khác.
Bài học quản trị mà NCF chân thành chia sẻ là: “Trong sản xuất, kinh doanh, mọi nỗ lực đầu tư sẽ trở nên vô giá trị nếu doanh nghiệp lơi lỏng, dù chỉ một khâu nhỏ trong chuỗi vận hành sản xuất.
Cụ thể bài học của NCF là việc quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào chưa nghiêm ngặt đã khiến công sức xây dựng thương hiệu trong nhiều năm bị suy sụp trong phút chốc”.
Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn thương hiệu, cách giải quyết khủng hoảng của NCF là hiệu quả. Thứ nhất, NCF đã đảm bảo nguyên tắc giải quyết khủng hoảng càng nhanh càng tốt.
Thực tế, vụ Knorr “tự nhiên hơn bột ngọt” đã bị “to chuyện” và đánh mất lòng tin người tiêu dùng chỉ vì Công ty Unilever có cách xử lý thiếu nhanh chóng và quyết liệt ngay từ đầu.
Thứ hai, theo kinh nghiệm xử lý khủng hoảng, cách đơn giản và ít tốn kém nhất là tổ chức một cuộc họp báo công khai để giải thích, giải tỏa thắc mắc của công chúng. Điều này giúp DN có thêm uy tín nếu DN đúng.
Thứ ba, NCF đã dựa vào một “đại sứ” xử lý khủng hoảng đủ tầm, đủ mạnh, đó là sự có mặt của Phó Cục trưởng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm để công nhận chất lượng sản phẩm của NCF không nhiễm DEHP.
Thực tế, cách ứng phó này cũng đã mang lại thành công cho ngân hàng ACB trong đợt khủng hoảng cách đây 6 năm. Lúc đó, ACB đã nhờ ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất hiện, đảm bảo sự an toàn khi gửi tiền ở ACB, nên đã nhanh chóng lấy lại niềm tin nơi khách hàng. 


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

EBOOK Bài giảng quản trị rủi ro

1.TÁC GIẢ: NGƯT.PGS.TS Nguyễn Minh Duệ







2.NỘI DUNG:

1. Lý thuyết quyết định và rủi ro

2. Phương pháp phân tích tính toán dự án đầu tư

3. Phương pháp cây quyết định

4. Phân tích tính toán sinh lời và rủi ro cổ phiếu





3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Mơ hão

Làm giàu và mơ ước làm giàu là hoàn toàn chính đáng và rất được khuyến khích, thế nhưng có những người chỉ có thể "Mơ ước" mà không biết đến bao giờ mới có thể "Làm giàu" được. Đôi khi trong cuộc trà dư tửu hậu ta vẫn hay nghe thấy những "kế hoạch" này "chiến lược" nọ mà chẳng thấy những kế hoạch hay chiến lược đó được thực hiện hoặc được thực hiện không nghiêm túc với muôn vàn lý do. 


Mỗi ngày tôi sẽ cho bò ăn nhiều hơn để chúng cho nhiều sữa hơn
và tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn...
Các bạn hãy cùng tôi đọc mẩu truyện này, hy vọng giúp bạn có ý nghĩa với hoài bão của bạn:
Ở một làng nọ, có người đàn ông tên Ramu Das sống cùng vợ trong một căn nhà xoàng xĩnh. Những đứa con của họ sớm bỏ học để phụ giúp cha kiếm tiền. Gia đình nhà Das sống khá chật vật nên họ luôn mong ước có một cuộc sống khá giả hơn.
Một lần ông Das nói: "Ngày mai, tôi sẽ bắt đầu trồng rau. Tương lai sẽ có tất cả các loại rau trong vườn và những người hàng xóm sẽ đến mua rau. Như vậy, chúng ta sẽ thu được rất nhiều tiền và trở nên giàu có hơn". Bà Das nói thêm: "Còn tôi sẽ cắt rau, nhặt sạch và bó từng bó nhỏ. Như vậy có thể bán giá cao hơn".
Sáng sớm hôm sau ông Das bắt tay vào làm với tâm trạng hào hứng. Ông cầm cuốc cuốc toàn bộ sân sau lên rồi chạy vội vàng ra cửa hàng để mua hạt giống. Nhưng tới cửa hàng ông mới nhận ra ông không có xu nào để mua hạt giống. Ông đành ngồi tủi hờn một góc buồn bã nhìn con chuột chạy ngang qua và con chó đi lạc vào cái sân đã bị cày nát nhà mình.
Vậy là đi tong giấc mơ giàu sang của gia đình nhà ông Das. Cho đến một ngày con trai người hàng xóm Shyam trở về từ thành phố và cũng nghe qua câu chuyện nhà ông Das.
Shyam đi đây đó nhiều, anh cũng là một thương nhân thành đạt. Anh tự hỏi làm sao có thể đưa gia đình ông Das thoát ra khỏi thế giới siêu thực. Anh gặp họ ở một quán trà, nói chuyện với họ và được mời tới nhà.
Ngôi nhà mái rơm và những bức tường loang lổ trông thật khó chịu. Tuy vậy Shyam cố chịu đựng. Anh ta nhận ra rằng cuộc sống của gia đình Das thật đơn giản. Das bị bỏ lại phía sau những người cùng thời. Nhà Das đã trở thành chủ đề cho mọi người trong làng trêu trọc.
Những ý nghĩ của Shyam bị ông bà Das ngắt lại. Họ bắt đầu nói về giấc mơ giàu có. Ông Das nói: "Tôi đang tính bán sữa từ bò sữa của chúng tôi tới từng cửa nhà hoặc bán trực tiếp ra chợ để kiếm tiền. Mỗi ngày tôi sẽ cho bò ăn nhiều hơn để chúng cho nhiều sữa hơn và tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn".
Bà Das nói thêm vào: "Và tôi có thể đưa một chút sữa cho chị gái tôi".
Ông Das nghe vậy khó chịu nói: "Bà sẽ không làm thế được đâu bởi tôi không thể chia sẻ lợi nhuận cho bất kỳ ai. Tôi sẽ đập vỡ hết các bình trong nhà và bà sẽ không có bất kỳ cái bình nào để mang sữa cho chị bà nữa". Vừa nói ông vừa hùng hổ đi đập vỡ tất cả các bình, mặc kệ anh Shyam đang hoảng sợ.
Ngay lập tức anh Shyam chạy ra chỗ đàn bò sữa bên ngoài và bắt đầu đánh chúng.
"Anh làm cái quái gì thế", ông bà Das hoảng hốt hét lên. "Tại sao anh lại đánh đàn bò nhà tôi?".
Shyam thản nhiên trả lời: "Bởi vì đàn bò của ông bà sẽ ăn nhiều hơn để cho nhiều sữa hơn và chúng sẽ ăn mất các cây trong vườn nhà tôi, do đó tôi đánh chúng trước khi chúng có thể làm như vậy".
Và rồi ông bà Das nhận ra lỗi lầm nghiêm trọng của mình. Chưa có sữa, nhưng những chiếc bình đã bị đập vỡ. Không có sữa, nhưng họ vẫn đang mơ kiếm được nhiều tiền.
Họ khâm phục anh Shyam và nói: "Có thể thượng đế đã gửi anh tới, để chúng tôi học được một bài học nhớ đời".
Từ ngày đó, ông bà Das đã từ bỏ thói mơ hão và làm việc chăm chỉ hơn. Bởi bài học họ rút ra là: Hãy biến giấc mơ thành hành động đúng đắn.




Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Acro)

Những câu chuyện xây dựng văn hóa doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp” là cụm từ mà hầu hết doanh nghiệp (DN) nào cũng quen thuộc. Thế nhưng những câu hỏi: DN thuộc dạng văn hóa nào, xây dựng, thay đổi văn hóa DN ra sao để thích ứng với yêu cầu mới... vẫn khiến nhiều lãnh đạo DN còn mông lung. 


Ở Việt Nam, các công ty gia đình chiếm số lượng lớn nên văn hóa công ty cũng mang dáng dấp gia đình. Ở các công ty này, văn hóa DN chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách lãnh đạo của người chủ gia đình. Tìm hướng phát triển mới, nhiều công ty đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, cũng đồng thời chuyển đổi văn hóa DN.Bằng thực tế chuyển đổi sinh động văn hóa DN, bà Võ Thị Thanh Bình, Giám đốc Điều hành Trường Tiếng Việt - Sài Gòn (VLS), chia sẻ kinh nghiệm: “Trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, VLS thuê một CEO về làm chuyên môn.
Tuy nhiên, khi CEO vào làm việc thì xung đột lại phát sinh, bởi VLS đang ở văn hóa C và A (gia đình và linh hoạt), thì CEO lại áp dụng văn hóa M (thị trường và lợi nhuận). Vì vậy, mặc dù cả CEO và nhân viên VLS đều hướng đến một đích chung nhưng không thể ngồi với nhau. Và đó chính là lý do tôi quyết tâm phải chuyển đổi và xây dựng lại văn hóa DN”.
Theo bà Bình, người lãnh đạo tạo ra văn hóa cho DN nên việc đầu tiên lãnh đạo phải thay đổi chính mình như thay đổi ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ lãnh đạo. Từ câu chuyện của mình, bà Bình khẳng định: “Văn hóa DN là những cái đã trải qua và luôn thay đổi cho phù hợp nhu cầu của từng DN, nó khác với giá trị cốt lõi của DN, là những giá trị bền vững, khó thay đổi”.
Ông Trịnh Quốc Trị, Chủ tịch Công ty Vita Share, chuyên tư vấn về lĩnh vực quản trị và văn hóa DN, cũng cho rằng: “Văn hóa DN là những hệ thống chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân thủ. Tuy vậy, phải được hiểu rằng, văn hóa DN không có nghĩa là bất di bất dịch, mà luôn cởi mở, trau dồi...”.
Tại Việt Nam, nhiều DN đã thành công nhờ có văn hóa DN tốt và hầu hết đều chọn con người làm cốt lõi trong quá trình xây dựng văn hóa DN. Dù ra đời sau nhiều công ty bán lẻ công nghệ nhưng Thế Giới Di Động lại đang tạo được sức bật tốt so với các đối thủ. Một trong những lợi thế của công ty này được nhìn nhận là kinh doanh có bài bản và “có văn hóa”.
“Thế Giới Di Động xác định nguồn nhân lực là yếu tố sản sinh ra mọi nguồn lực của công ty. Chính vì vậy, chúng tôi chú trọng thu hút nhân tài, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn và công nghệ, đãi ngộ thỏa đáng để xây dựng một lực lượng hùng hậu cho sự phát triển bền vững của công ty”, ông Đinh Anh Huân, Giám đốc Kinh doanh Công ty Thế Giới Di Động cho biết.
Bà Trương Ngọc Phụng, đại diện cho Công ty Quản lý Quỹ Mekong Capital, cũng chia sẻ kinh nghiệm liên quan:
“Trước khi Mekong Capital thay đổi văn hóa DN, doanh thu của Mekong Capital thường không đạt chỉ tiêu. Lý do là mọi thành viên luôn tranh cãi vì lợi ích bản thân, hầu như cuộc họp nào cũng tranh cãi nhưng vẫn không giải quyết được gì.
Và khi quyết định thay đổi văn hóa DN, cụ thể là thay đổi văn hóa đối thoại, thì mọi người trong công ty bắt đầu thân thiện hơn, mọi sự cố đều được chia sẻ, đặc biệt chúng tôi tạo ra cho mỗi người một năng lực lãnh đạo”.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các lãnh đạo DN, thay đổi văn hóa DN không chỉ là thay đổi một khẩu hiệu hay tạo ra một slogan mới, mà quan trọng nhất là phải có mục tiêu, phải trả lời được câu hỏi tại sao phải thay đổi văn hóa?
Thay đổi nhưng không áp đặt hay nói cách khác, CEO không phải tạo ra quy định rồi bắt mọi người làm theo mà phải có quy trình và biết truyền cảm hứng để mọi người tham gia vào quy trình thay đổi. Sau đó, phải liên tục củng cố, duy trì văn hóa DN để mọi người ứng dụng một cách tự nhiên, hiệu quả.
Bà Ngọc Phụng đưa ra ví dụ thú vị ở Mekong Capital về vấn đề này. Chẳng hạn, ở cầu thang, hành lang... của công ty đều dán những câu hỏi khi áp dụng văn hóa DN như: “Văn hóa DN đã tạo cho bản thân ích lợi gì?”.
Hay mỗi tháng hai lần, công ty tổ chức cuộc thi về nhiều lĩnh vực, đề tài giữa các phòng ban, cho các nhóm đi phỏng vấn những nhân viên có thành tích tốt trong công việc, sau đó làm một cuốn sách kể lại những người thành công đã áp dụng văn hóa của DN như thế nào...


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Tư duy triệu phú

Một người sở hữu tư duy của triệu phú sẽ không tập trung vào việc xem xét quá nhiều đến nội thất văn phòng hay những việc ít quan trọng mà mất nhiều thời gian như thế. 



Nếu bạn muốn sở hữu tư duy của một triệu phú, bạn hãy bắt đầu với bốn ý sau:


1. Tập trung vào những hoạt động có thể mang lại giá trị cao nhất

Đừng câu nệ nếu vào thời điểm này hoạt động có thể mang lại giá trị cao nhất cho bạn có thể là phát triển sản phẩm hay bắt đầu một chiến dịch quảng cáo hay thậm chí chỉ là việc bán lẻ sản phẩm. Chỉ cần biết là bạn phải tập trung vào việc nào quan trọng nhất lúc này. Một người sở hữu tư duy của triệu phú sẽ không tập trung vào việc xem xét quá nhiều đến nội thất văn phòng hay những việc ít quan trọng mà mất nhiều thời gian như thế. Hãy nhớ rằng 20% các hoạt động của bạn mang lại 80% kết quả. Do vậy chỉ nên tập trung vào những việc quan trọng nhất.

2. Tập trung vào tài sản

Bạn cần phải có đủ tiền mặt dự trữ. Không chỉ là quỹ dành cho trường hợp khẩn cấp, mà là những món tiền để mở rộng hoặc tiền thu được hoặc để quảng cáo... Bạn phải có đủ tiền để chi trả cho những việc cần phải làm.

Bên cạnh đó, bạn cần phải cân đối quỹ tiền lương và các khoản thuế của mình. Và lập kế hoạch chắc chắn cho thu nhập của bạn.

Trước khi "nghỉ hưu", chắc chắn bạn cần phải có nhiều tài sản từ việc làm thuê cho người khác hay tự kinh doanh doanh nghiệp của mình. Những tài sản này bao gồm các dự án kinh doanh, bất động sản, các hợp đồng, cổ phiếu, IP, văn bản giấy tờ, website công ty, và nhiều tài sản khác nữa. Bạn cũng có thể sở hữu những thứ khác như tàu thủy, máy bay, tác phẩm nghệ thuật, xe cộ, và các thiết bị mà bạn có thể sử dụng, trao đổi hoặc bán.

Chỉ mua những thứ có thể giúp bạn làm ra tiền và sử dụng thời gian một cách khôn ngoan nhất. Hãy nhớ rằng thời gian và những mối quan hệ tốt đẹp cũng chính là tài sản.

3. Khai thác tối đa từng thỏa thuận một

Hãy trở thành một chuyên gia thỏa thuận. Tỏ ra thuyết phục. Bán tài sản của bạn đi để mua về tài sản tốt hơn. Tỏ ra sáng tạo. Hãy nhớ rằng để bạn không bị lột sạch trong một cuộc thương lượng nào đó, bạn cần phải biết chính xác bạn đang làm cái gì. Hãy tận dụng tối đa quyền hạn của bạn và nghĩ thật kỹ. Đây chính là cơ sở để thực hiện điểm 4 dưới đây...

4. Thực hiện nhanh chóng, tiên đoán và lập kế hoạch

Quyết định nhanh chóng để chuyển kế hoạch của bạn thành hành động. Đừng trì hoãn. Dự đoán trước mọi điều mà khách hàng hoặc đối thủ của bạn sẽ nói. Tìm kiếm sự tư vấn từ những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hoặc những chuyên gia khác nếu bạn cần sự giúp đỡ của họ. Sở hữu một đầu óc thông minh hơn người cũng là một lợi thế. Cuối cùng, lập một kế hoạch chắc chắn và một kế hoạch dự phòng. Như tỷ phú Donald Trump đã nói: “Chăm chút phần gốc và phần ngọn sẽ tự chăm sóc nó".



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Sức trẻ Việt Nam)

Bảng chữ cái cuộc đời

Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó, những gì bạn thể hiện sẽ nói lên bạn là ai… Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến bạn.

A (Adult) - Trưởng thành
Khi bạn trưởng thành, bạn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Và lúc này, mọi người sẽ trông đợi rất nhiều ở cách bạn ứng xử, nhìn nhận và hành động. Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng, đừng bị “ngả nghiêng” bởi những lời nhận xét của người khác. Nhưng chắc chắn bạn phải biết thế nào là phù hợp, phải chín chắn trong phong thái cũng như cách cư xử với người khác. Suy nghĩ và hành động chín chắn là đức tính cần có của một người trưởng thành.
B (Better) - Cầu tiến
Hãy hướng tới những gì tốt đẹp hơn hiện tại. Đối với một vài người thì những gì tốt nhất vẫn chưa hẳn là đủ. Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên, một sinh viên xuất sắc? Hãy cố gắng hết sức để đạt được mục đích của mình. Thay đổi cách nghĩ và hành động. Nếu bạn sợ thay đổi, bạn sẽ mãi giẫm chân tại chỗ. Cầu tiến sẽ là “chất xúc tác” giúp bạn đạt được những mục tiêu cao hơn. Chỉ cần bạn không đánh mất chính mình thì sự thay đổi sẽ không bao giờ là xấu.
C (Control) - Điều khiển
Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần. Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất. Giống như diễn viên hài Tim Allen nói: “Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ quyết định thay bạn”.
D (Dream) - Ước mơ
Dám ước mơ, kể cả những ước mơ mà bạn chắc rằng chẳng bao giờ đạt được nó. Nếu bạn khát khao, tin tưởng thì chắc chắn bạn sẽ biết cách để đạt được. Tất cả tuỳ thuộc ở việc bạn có sẵn sàng để thực hiện hay không. Đừng để ý đến những lời gièm pha của người khác. Nếu bạn không tin rằng những dự định tốt đẹp của mình sẽ thành hiện thực, bạn đã mất đi một nửa sức mạnh.
E (Enthusiasm) - Nhiệt tình
Nhiệt tình, say mê - nếu bạn có được những cái đó, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Sự nhiệt tình có sức “lây lan” rất nhanh, do đó, nếu được sống và làm việc trong một môi trường năng động, “sức ì” của bạn sẽ nhanh chóng bị đánh bật. Nếu bạn không cảm thấy say mê với những gì bạn đang làm, hãy cân nhắc và làm những điều mà bạn thích hơn. Cuộc đời quá ngắn, và bạn sẽ không đủ thời gian để kiềm chế lòng nhiệt tình, say mê của mình với cuộc sống.
F (Failure) - Thất bại
Thất bại trong học hành, trong cuộc sống sẽ khiến bạn buồn phiền, chán nản, thậm chí buông xuôi. Nhưng hãy nhớ rằng thất bại là tạm thời, và bạn không việc gì phải lúng túng hay lo lắng gì về điều này cả. Có những chiến thắng oanh liệt nhất lại là kết quả của sự thất bại nặng nề nhất. Tất cả chúng ta đều có lúc phải tự đấu tranh giữa việc buông xuôi hay cố gắng. Nếu bạn là một sinh viên học hành sa sút, nợ nần ngập đầu… Điều xấu hổ không phải là sự thất bại của bạn mà chính là việc bạn không muốn làm gì để thoát ra khỏi tình trạng đó.
G (Giver) - Cho
Cho đi hạnh phúc hơn nhận về. Một lời khen tặng, tình nguyện làm một vài việc tốt… tất cả điều đó đều mang đến cho bạn và người khác một cảm giác dễ chịu và thực sự là rất có ý nghĩa. Khi bạn cho chỉ đơn giản là cho chứ không mong đền đáp, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.
H (Happy) - Hạnh phúc
Nên tự tìm lấy hạnh phúc cho mình từ những điều đơn giản trong cuộc sống. Công việc, sở thích riêng, bạn bè, đồng nghiệp… Tất cả những điều này đều ẩn chứa những giá trị mà bạn chưa khám phá hết được. Cuộc sống là một chuỗi phức hợp, bạn không thể tránh được những lúc chán nản, mệt mỏi, kêu ca, phàn nàn, nhưng quan trọng vẫn là cảm giác riêng của bạn. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, thì đấy chính là hạnh phúc thực sự. Đừng kêu ca, phàn nàn mãi về những gì chưa hoàn thiện trong cuộc sống, nên nhớ rằng bản thân bạn cũng chính là một vấn đề. Hãy tự hoàn thiện mình và cảm nhận hạnh phúc từ những gì mình đang có.
I (Invest) - Đầu tư
Nên đầu tư cho tương lai của bạn ngay từ bây giờ. Bạn kiếm được nhiều tiền? Nhưng không có nghĩa là bạn “phải” tiêu cho bằng hết số tiền đó. Hãy học các tỷ phú, họ có rất nhiều tiền, nhưng luôn muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để làm tăng số tiền ấy lên hơn là chịu “ném tiền qua cửa sổ”. Đừng tiêu pha quá đáng, và cũng tránh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Bạn có thể đầu tư cho tương lai bằng nhiều cách: học hành chăm chỉ, cố gắng thăng tiến trong nghề nghiệp… Làm thế nào đó để khi bạn bước vào tương lai, bạn không cảm thấy mình quá “nghèo nàn”.
J (Joyfulness) - Niềm vui
Tự tìm lấy niềm vui và ý nghĩa trong tất cả các công việc bạn làm, như thế bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Tự tìm lấy niềm vui cho mình và cho cả người khác nữa. Bạn có thể gọi người lái xe, thư ký, lễ tân bằng tên thân mật, và hỏi thăm sức khoẻ của họ. Sau đó hãy xem câu trả lời bạn nhận được là gì. Quan tâm đến người khác và tự tạo cho mình các mối quan hệ cá nhân, và bạn sẽ cảm nhận thấy niềm vui lớn nhất của mình.
K (Knowlegde) - Tri thức
Có những điều bạn học được ở trường, nhưng cũng có những điều chỉ có cuộc sống mới dạy được cho bạn. Sự học là suốt đời và hãy làm một người học trò chăm chỉ. Bởi vì khi bạn càng biết nhiều, bạn sẽ ngẫm ra một điều rằng mình vẫn chưa biết gì cả. Những cái cũ bạn đã học được, những cái mới bạn chưa hiểu? Tất cả vẫn còn tiềm ẩn trong cuộc sống. Sự “học” và sự “biết” là mênh mông vô cùng trong cuộc đời này. Hãy tích luỹ kiến thức cho mình, và hãy học thêm những điều mới trong tất cả các cơ hội bạn có được.
L (Listen) - Lắng nghe
Nói một và lắng nghe gấp đôi. Bạn phải tự biết cân đối điều này. Lắng nghe theo đúng nghĩa của nó chứ không phải lắng nghe một cách hời hợt. Bạn sẽ hiểu thêm nhiều điều và ngẫm nghĩ được nhiều điều từ việc biết lắng nghe một cách hiệu quả.
M (Mistake) - Lỗi lầm
Đừng sợ hãi nếu bạn lỡ gây ra một lỗi lầm nào đó. Hãy tự động viên mình rằng đó chính là cách để bạn học hỏi và rút kinh nghiệm. Đừng để những lỗi lầm đó đánh gục bạn. Có thể bạn sẽ rất buồn và day dứt, vậy thì đừng cố giấu giếm, hãy tìm cách giải toả và cố học thêm những điều mới từ cái đã cũ. Và cố gắng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tương tự.
N (No) - “Không”
Hãy biết nói “không” đúng lúc. Nói “không” với cuộc sống quá buông thả, nói “không” với những cách cư xử khiếm nhã, nói “không” với những thói quen xấu, với những người xấu mà bạn gặp. Nói “không” đúng lúc và đúng cách sẽ là cái rào chắn tốt nhất bảo vệ bạn không bị sa ngã và cám dỗ.
O (Opportunity) - Cơ hội
Cơ hội nhiều khi gõ cửa rất nhanh và rất khẽ. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ biết được khi nào thì nó đến. Để tâm đến những thứ diễn ra xung quanh bạn, và hãy biết chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để nắm bắt lấy những cơ hội. Số phận của bạn nằm trong tay bạn.
P (Patience) - Kiên trì
Thành Rome không thể xây trong một ngày, và sự nghiệp của bạn cũng vậy. Tất cả mọi người đều bắt đầu bằng một cách nào đó và tất cả mọi thứ đều cần có thời gian. Mặc dù có thể sẽ rất khó khăn để hiểu một vấn đề ngay lập tức, nhưng nếu bạn đủ say mê, kiên nhẫn để học hỏi và quyết tâm làm điều đó, bạn sẽ làm được. Chữ “Nhẫn” đúng là rất khó học, nhưng mọi thành công đều cần có nó.
Q (Quality) - Phẩm chất bên trong
Hãy tỏ rõ năng lực của mình trong tất cả những việc mà bạn làm. Thiết lập những mối quan hệ nghiêm túc, làm việc hiệu quả, suy nghĩ chín chắn, giữ gìn sức khoẻ… Nên nhớ rằng, bao giờ giá trị bên trong cũng bền vững hơn dáng vẻ bên ngoài. Giá trị cuộc sống là ở những phẩm chất bên trong, là được đánh giá ở tính hiệu quả chứ không phải ở việc tính từ lúc sinh ra đến giờ bạn đã làm được bao nhiêu việc.
R (Reputation) - Thanh danh
Dù là tiếng tốt hay tiếng xấu cũng sẽ được “lưu giữ”. Bạn bè, người quen… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách của bạn. Vậy nên, bạn phải biết chọn bạn mà chơi, chọn mặt gửi vàng. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ càng đồn xa hơn. Thanh danh là cái sẽ theo bạn đến suốt đời, do đó hãy biết cách“chăm sóc” và “nuôi dưỡng” nó.
S (Success) - Thành công
Thành công không phải là cân đo đong đếm số tiền bạn kiếm được hay số lượng tài sản mà bạn có. Thành công chính là khi bạn biết vượt qua chính mình, là khi bạn biết tự điều khiển cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Nếu bạn so sánh mình với người khác, bạn sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Thay vào đó hãy tìm cách “chạy đua” với những mục tiêu cụ thể mà bạn đã đặt ra. Hãy tin rằng bạn có đủ khao khát và bạn có đủ những tố chất để có thể trở thành một người thành công.
T (Thankful) - Biết ơn
Hãy biết ơn những gì cuộc sống mang lại cho bạn và trân trọng những gì mình đang có. Nếu bạn chưa có một công việc và địa vị cao? Đừng lấy điều đó làm xấu hổ, hãy tự nhủ rằng so với những người thất nghiệp mình còn may mắn hơn nhiều, rằng không có công việc nào là thấp kém nếu đó là công việc hợp pháp. Biết đánh giá đúng những cơ hội trong công việc cũng như những thứ giúp bạn sống tốt hơn. Hãy cám ơn sức khoẻ của bạn, gia đình bạn và tất cả những người tốt mà bạn may mắn được gặp.
U (Understanding people) - Thấu hiểu
Cố gắng hiểu người khác nhiều hơn. Luôn nhớ ơn những người đã giúp đỡ bạn và cố gắng để giúp đỡ người khác. Đối xử với những người xung quanh bằng sự kính trọng bất chấp địa vị và thân thế của họ. Khi bạn chín chắn, bạn sẽ nhận thức được rằng, hiểu người khác tức là hiểu thêm nhiều điều về bản thân mình.
V (Values) - Giá trị
Nhận ra giá trị của bản thân và phải xác định được cái gì là quan trọng nhất đối với mình. Đừng bao giờ buông xuôi với những thứ mà bạn biết rằng nó có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân bạn. Hãy giữ vững lập trường và quan điểm của mình, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Nếu bạn không có lập trường của riêng mình, bạn sẽ bị rơi vào một mớ hỗn độn và không tìm được lối ra.
W (Willing) - Sẵn sàng
Nếu bạn mới đi làm, hãy sẵn sàng đến sớm và về muộn, bỏ thói quen đi ra ngoài ăn trưa hoặc mua sắm để không phí phạm thời gian và làm việc tốt hơn. Hãy sẵn sàng làm từ những cái cơ bản nhất, đừng ngại khổ, công lao của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
X (“X” traordinary) - Bất ngờ
Có một vài điều xảy ra mà không cần có lý do cũng như không thể nào giải thích được. Nhiều lúc bạn nghĩ mình đã nắm chắc trong tay chiến thắng, nhưng khi có một vài điều bất ngờ xảy ra bạn sẽ hiểu rằng không có gì là chắc chắn cả. Đừng có trở thành một người tự mãn, rằng bạn không bao giờ sai. Bạn không thể đạt được điều đó, tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối. Hãy sống cuộc sống của mình, mơ giấc mơ của riêng mình, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng sức khoẻ, gia đình, công việc… sẽ luôn luôn giống như bạn hình dung, không có gì thay đổi.
Y (You) - Bản thân bạn
Bạn hãy biết tự hài lòng với mình ở một mức độ có thể. Đừng có chú ý đến những người hơn mình để so sánh và dằn vặt. Đó không phải là cầu tiến, đó là so sánh và ganh tỵ. Hãy giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Vui mừng vì những gì bạn đã làm được, và cố gắng với những gì bạn chưa làm được. Hối hận và dằn vặt chẳng được ích lợi gì. Nên nghĩ rằng, một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn ở phía trước.
Z (Zoom) - Biến ước mơ thành hiện thực
Bạn đã sẵn sàng, bạn đã kiên quyết, bạn đã biết cách mở rộng con đường mà bạn đã chọn từ trước, bạn đã cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình? Vậy thì đấy là lúc bạn đủ năng lượng và điều kiện để “cất cánh”, để hoàn thành những dự định và ước mơ của mình.

Sách DOANH TRÍ's Blog

Tìm đâu ý tưởng kinh doanh?

Đi tìm ý tưởng trong kinh doanh không phải là một việc đơn giản, khi một ý tưởng tốt không chỉ cần mở ra một cơ hội thực sự, mà còn cần phù hợp với các kỹ năng và các nguồn lực có thể tận dụng hoặc huy động được.  

Ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn Mancom

Dưới đây là chia sẻ từ câu chuyện đi tìm ý tưởng kinh doanh cho chính bản thân mình và triển khai trên thực tế của một chuyên gia marketing, ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn Mancom. Câu chuyện trở nên lý thú hơn, khi công việc thường xuyên của ông Thanh là đảm nhiệm vai trò tư vấn… ý tưởng kinh doanh cho khách hàng.


Danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2011 đã được công bố từ đầu năm, với tài sản của người đứng đầu vào khoảng 800 triệu USD.Vốn chẳng quan tâm nhiều đến trò chơi cổ phiếu, nên thực sự tôi chẳng biết được đại gia này có bao nhiêu cổ phiếu, sở hữu công ty nào, trị giá cụ thể ra sao. Tôi cũng chẳng biết ông ta có sắm siêu xe Rolls-Royce theo trào lưu của các đại gia hiện thời hay không.
Tôi chỉ chắc chắn một điều, sẽ có khối người Việt lẽ ra đã giàu hơn bây giờ rất nhiều, và thừa tiền để mua siêu xe đắt nhất thế giới nếu 13 năm trước đây, họ có 10 USD, và đầu tư cả 10 USD đó vào Google - công ty công nghệ được thành lập ngày 7/9/1998, với số vốn đầu tư ban đầu chỉ vẻn vẹn 1 triệu USD.
Để sau 13 năm, đến ngày hôm nay trị giá của Google vào khoảng 170 tỷ USD (trang tin Yahoo! Finance ngày 15/7/2011), tức gấp khoảng 170.000 lần so với vốn đầu tư ban đầu, và 10 USD đầu tư ban đầu đó sẽ có trị giá khoảng 1,7 triệu USD.
Tất nhiên, câu chuyện làm giàu không đơn giản như vậy. “Biết ý trời, đời chẳng khó”, nhưng đã mấy ai đoán được ý trời?
10 USD, một số tiền quá nhỏ với bạn, với tôi, với rất nhiều người. Khoản tiền này nhỏ đến mức chắc hẳn chẳng một ai băn khoăn khi quyết định đầu tư.
Vấn đề là khi đó, có mấy ai đủ lòng tin đặt vào ý tưởng kinh doanh xem chừng viển vông là chắp nối các trang web trên toàn thế giới của Larry Page và Sergey Brin - hai chàng trai trẻ đã sáng lập Google - khi trước mắt còn đầy rẫy các cơ hội kinh doanh "tiền tươi thóc thật" khác?
Quả thật, ý tưởng là vàng, thậm chí còn quý hơn vàng nữa cho mỗi chúng ta, và cho mỗi người ước mộng trở thành doanh nhân.
Công việc hằng ngày cho phép tôi được đi nhiều, gặp gỡ nhiều với giới doanh nhân Việt. Nhiều, rất nhiều người trong số họ có khối tài sản lớn đến hàng chục, hàng trăm triệu USD. Họ có đủ tiềm lực tài chính, con người, uy tín hay thương hiệu cá nhân, và cả sự chấp nhận rủi ro để mở rộng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Cái họ luôn kiếm tìm, chỉ là một ý tưởng kinh doanh khả thi và tiềm năng. Không ít doanh nhân trong lúc làm việc, hay lúc trà dư tửu hậu đã tâm sự, ý tưởng kinh doanh là thứ duy nhất họ khao khát trong lúc này.
Tuy nhiên, với suy nghĩ của một chuyên gia marketing, tôi luôn nghĩ rằng, ý tưởng có thể nảy sinh bất kỳ nơi đâu, với bất kỳ ai, nếu chúng ta thực sự đam mê, và có sự nhạy cảm kinh doanh nhất định.
Có thể lấy luôn một ví dụ từ bản thân người viết.
Giữa năm 2010, trên chuyến bay sang New York cùng gia đình, chúng tôi được phục vụ bữa ăn nhẹ, gồm một bánh cơm ép kiểu Nhật, cùng một vài đồ ăn khác. Bữa ăn quả thật rất ngon, và dễ nuốt cho dù mọi người đều khá mệt mỏi với chuyến bay dài nhất thế giới.
Lúc ấy, một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi, tại sao không thương mại hóa món “cơm ép” này tại Việt Nam?
Tôi vẫn biết rằng, dung lượng thị trường ăn trưa văn phòng tại Hà Nội, Tp.HCM quả thực rất lớn, do cuộc sống và công việc ngày một khẩn trương và căng thẳng, thời gian nghỉ trưa ngày một hạn chế. Tình trạng kẹt xe, tắc đường cũng như khoảng cách lớn giữa nơi làm việc và nhà ở đã không cho phép công chức văn phòng về nhà dùng bữa cơm trưa.
Hàng trăm ngàn, hàng triệu công chức, nhân viên văn phòng quả thực đã tạo ra một thị trường cơm trưa khổng lồ, với tốc độ phát triển nhanh chóng. Tuy vậy, không ít nhân viên công sở chúng ta hằng ngày đều đau đầu với câu hỏi, tưởng như rất đơn giản: “Ăn gì trưa nay?”, cho dù họ có khá nhiều lựa chọn, từ cơm hộp, cơm bụi, đến cơm "máy lạnh".
Trong khi đó, fastfood - sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống hiện đại, mang nét đặc trưng của văn hóa Mỹ - khi vào Việt Nam lại được Việt hóa một cách bất ngờ. Thay vì một bữa ăn cho cuộc sống luôn di chuyển và luôn bận rộn như tại quê hương của nó, thì khi vào Việt Nam, nó lại trở thành một bữa ăn vui cho lứa tuổi teen và các gia đình có con nhỏ và kết quả là, mỗi quán ăn nhanh lại thành một tụ điểm gặp gỡ cho các vị khách nhí. Trong khi đó, giới văn phòng và doanh nhân lại luôn coi nó như một loại đồ ăn không phù hợp, có thể do khẩu vị, và do thiếu tính "lành" đặc trưng của bữa ăn của người Việt.

"10 USD, một số tiền quá nhỏ với bạn, với tôi, với rất nhiều người. Khoản tiền này nhỏ đến mức chắc hẳn chẳng một ai băn khoăn khi quyết định đầu tư"


Và rõ ràng, thực trạng này đã tạo một thị trường rất lớn cho những sản phẩm "Việt hóa" sản phẩm của Mỹ, và "Mỹ hóa" phong cách của Việt.Ngay sau khi trở về nước, một sản phẩm fastfood hoàn toàn Việt Nam đã ra đời, với thương hiệu VietMac, nhờ nỗ lực của các cộng sự và cá nhân tôi. Hai bánh cơm kẹp thức ăn, cùng với salad và đồ uống, hình thức rất "hamburger", nhưng khẩu vị hoàn toàn Việt. Đó là một bữa trưa nhanh thuần Việt, rất tiện dụng, sạch sẽ, và là lựa chọn không tồi cho doanh nhân, công chức thời bận rộn.
Chúng tôi thực sự bất ngờ với sự đón chào của thị trường. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu tiên, kể từ ngày sản phẩm chào đời, 6 cửa hàng VietMac đã được xây dựng. Điều đặc biệt, trong số đó có 4 cửa hàng do đối tác nhượng quyền thương hiệu đầu tư và vận hành.
Dĩ nhiên, rõ ràng còn quá sớm để khẳng định thành công, và con đường trước mắt còn rất dài để VietMac khẳng định được vị thế của người đi đầu. Song, một ý tưởng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và khác biệt một cách sáng tạo, tin rằng sẽ luôn có chỗ đứng xứng đáng trên thị trường.
Qua một câu chuyện thực tế, tôi chỉ muốn chia sẻ với độc giả rằng, trong mỗi chúng ta đều có một nguồn vốn không giới hạn, đó là sự sáng tạo. Và cơ hội kinh doanh luôn mở ra với bất kỳ ai có ý tưởng, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, để biến ý tưởng thành hiện thực.
Thật hạnh phúc nếu biết đầu tư đúng lúc, đúng nơi như Google để có cơ hội trở thành tỷ phú. Nhưng, có lẽ cũng vui không kém, khi mỗi chúng ta có cơ hội được nhìn thấy trái ngọt, dù còn khiêm tốn, từ ý tưởng kinh doanh của chính bản thân mình.



 

Sách DOANH TRÍ's Blog

(Nguồn VNECONOMY)

Những CEO đi lên từ nghèo khó

Có người phải đi bán dạo, nhặt vỏ lon soda, từng vô gia cư hay đi bộ nhiều dặm liền chỉ để nhận bữa ăn miễn phí. Nhưng tất cả đều không chấp nhận số phận và vươn lên trở thành những CEO giàu có, nổi tiếng trên thế giới.

1. Lloyd Blankfein, CEO Tập đoàn Goldman Sachs

Lloyd Blankfein, CEO Tập đoàn Goldman Sachs
Lloyd Blankfein, CEO Tập đoàn Goldman Sachs
Blankfein sinh ra tại Bronx, New York và lớn lên tại Brooklyn. Cha ông là nhân viên bưu điện còn mẹ làm lễ tân. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng nghề bán dạo tại sân vận động Yankee từ khi còn nhỏ. Lớn lên, Blankfein theo học tại Đại học Luật Harvard, sau đó làm luật sư thuế của J.Aron & Co., một công ty con của Goldman Sachs trước khi trở thành CEO của Tập đoàn này. Tài sản ước tính năm 2007 đạt 73 triệu USD.

2. Oprah Winfrey, CEO Công ty Hapro Productions

Oprah Winfrey, CEO Công ty Hapro Productions
Oprah Winfrey, CEO Công ty Hapro Productions
Người ta biết đến bà như chủ show truyền hình ăn khách với một đế chế truyền thông rộng lớn. Winfrey sinh ra trong một khu ổ chuột tại Mississippi và lớn lên trong nghèo khổ. Sau khi chuyển tới Tennessee, bà bắt đầu bước chân vào thế giới truyền thông sau buổi nói chuyện về việc làm trên sóng radio.

3. John Paul Dejoria, CEO của hệ thống John Paul Mitchell

John Paul Dejoria, CEO của hệ thống John Paul Mitchell
John Paul Dejoria, CEO của hệ thống John Paul Mitchell
Dejoria là đồng sáng lập và CEO của hệ thống các cửa hàng chăm sóc tóc John Paul Mitchell. Cha mẹ ly dị khi ông mới 2 tuổi. Dejoria bắt đầu kiếm sống từ năm 9 tuổi. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu phục vụ trong Hải quân Mỹ. Thời điểm tồi tệ nhất là khi ông bị liệt vào danh sách những người vô gia cư. Nhưng ông vẫn vươn lên và trở thành đồng sáng lập hệ hống chăm sóc tóc cùng với nhà tạo mẫu tóc Paul Mitchell vào năm 1980. Theo Forbes, tổng tài sản ước tính của ông năm 2009 khoảng 4 tỷ USD.

4. Howard Schultz, CEO Tập đoàn Starbucks

Howard Schultz, CEO Tập đoàn Starbucks
Howard Schultz, CEO Tập đoàn Starbucks.
Schultz lớn lên tại khu ngoại ô nghèo Canarise, Brooklyn. Ông là người đầu tiên trong gia đình học đến đại học. Sau khi tốt nghiệp, ông khởi nghiệp tại công ty Hammerpalast, một công ty sản xuất cà phê và từ đây ông gặp người đại diện của Starbucks, nơi đánh dấu sự thành công của mình. Mỗi ngày có hàng chục triệu người Mỹ sử dụng cà phê của Starbucks.

5. Sean Combs, CEO công ty Sean John Clothing

Sean Combs, CEO của công ty Sean John Clothing
Sean Combs, CEO của công ty Sean John Clothing
Ca sĩ nhạc rap được biết đến với cái tên Puff Daddy, P.Diddy. Diddy sinh ra tại Harlem và sống cùng mẹ mình trong ngôi nhà trợ cấp. Cha ông bị sát hại năm ông 3 tuổi. Combs học tại đại học Howard, tuy nhiên sau đó đã bỏ học giữa chừng để tập trung cho hãng ghi âm Uptown. Bên cạnh đó, ông còn gặt hái được thành công từ thương hiệu quần áo của riêng mình mang tên Sean John và hiện đang là CEO của công ty này.

6. Ursula M.Burns, CEO Tập đoàn Xerox

Ursula M.Burns, CEO Tập đoàn Xerox
Ursula M.Burns, CEO Tập đoàn Xerox
Bà sinh ra tại New York và sống cùng mẹ trong căn nhà trợ cấp. Sau khi nhận tấm bằng thạc sĩ cơ khí, bà vào làm việc cho Xerox và được bổ nhiệm vào vị trí cao. Năm 2009, bà thay thế Anne Mulcahy làm CEO của tập đoàn này.

7. Steve Jobs, CEO Tập đoàn Apple

Steve Jobs, CEO Tập đoàn Apple
Steve Jobs, CEO Tập đoàn Apple
Jobs là con nuôi của Paul và Clara Jobs. Ông từng theo học tại Đại học Reed, Hà Lan nhưng bị đuổi chỉ sau kì học đầu tiên nhưng vẫn ở lại để theo học các lớp dự thính. Trong thời gian này ông kiếm sống bằng cách thu lượm vỏ lon soda vứt đi, ngủ ở sàn phòng của bạn và đi bộ 7 dặm mỗi ngày để có được bữa ăn miễn phí tại chùa Hare Krishna.

8. Chris Gardner, CEO công ty Gardner Rich & Co.

Chris Gardner, CEO công ty Gardner Rich & Co.
Chris Gardner, CEO công ty Gardner Rich & Co.
Cuộc đời của ông đã được Hollywood dựng thành bộ phim có tựa đề "The Pursuit of Happyness" năm 2006 với sự tham gia của năm diễn viên nổi tiếng Will Smith. Sau những tháng ngày vô gia cư và sống trong cảnh nghèo khổ cùng cậu con trai của mình, giờ đây Gardner đang là CEO của công ty môi giới chứng khoán nổi tiếng tại Chicago.

9. Sheldon Adelson, CEO Tập đoàn Las Vegas Sands

Sheldon Adelson, CEO Tập đoàn Las Vegas Sand
Sheldon Adelson, CEO Tập đoàn Las Vegas Sand
Adelson sinh ra trong một gia đình Do Thái nhập cư từ Đông Âu, lớn lên ở vùng ngoại ô Dorchester của Boston. Khởi nghiệp là một cậu bé bán báo giúp gia đình, Adelson khi lớn đã cùng hợp tác với hai người bạn để kinh doanh và số lợi nhuận lớn đến mức ông đủ sức mua Casino Sands. Năm 2008, casino này trở thành sòng bạc sinh lợi nhuận lớn thứ 2 tại Las Vegas. Hiện Adelson xếp thứ 16 trong số các tỷ phú của tạp chí Forbes.

10. Curtis Jackson, CEO hãng ghi âm G-Unit

Curtis Jackson, CEO hãng ghi âm G-Unit
Curtis Jackson, CEO hãng ghi âm G-Unit
Jackson sinh ra tại nam Jamaica, lớn lên cùng ông bà sau khi mẹ ông bị sát hại năm ông 9 tuổi. Số phận Jackson tưởng chừng như mẹ khi ông bị bắn năm 25 tuổi nhưng đã may mắn sống sót. Hai năm sau đó, ông đầu quân cho hãng ghi âm Shady, thương hiệu của ca sĩ nhạc rap Eminem. Hiện Jackson là ca sĩ nhạc rap được biết đến với cái tên 50 Cent. Album Get Rich Or Die Tryin' ra đời năm 2003 trở thành album bán chạy nhất năm này với 8 triệu bản. Sau sự thành công này, Jackson thành lập hãng ghi âm của riêng mình lấy tên G-Unit.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(theo Vnexpress/CNBC)

7 bộ phim giới doanh nhân không thể bỏ qua

Luôn phải cố gắng để có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, mỗi doanh nhân có thể tìm thấy chính mình và cả những lời khuyên hữu ích trong những bộ phim cổ điển dưới đây.

1. The Social Network (2010)

Tiền bạc và danh vọng nảy sinh những vấn đề về mối quan hệ cuộc sống
The Social Network
Một cảnh trong phim The Social Network (2010).
Trở thành tỷ phủ trẻ nhất thế giới, nhưng nhà sáng lập và CEO của Facebook Mark Zuckerberg cũng đã tự tạo ra nhiều kẻ thù trên con đường đến với thành công của mình.
Với những cảnh quay từ phòng ngủ ký túc xá đại học Harvard cho đến phòng xử án, bộ phim The Social Network xoay quanh nhân vật sáng lập Facebook (do Jesse Eisenberg thủ vai) với những thử thách và thành công trong quá trình xây dựng trang mạng xã hội trở thành đế chế tỷ đô.
Mặc dù Zuckerberg và những cộng sự của anh cho rằng bộ phim hoàn toàn là hư cấu, bộ phim vẫn có ý nghĩa cảnh báo sâu sắc đối với những doanh nhân trẻ rằng danh tiếng và tiền bạc có thể dễ dàng phá hỏng các mối quan hệ cá nhân của họ.

2. Wall Street (1987)

Tham lam không phải lúc nào cũng tốt
Wall Street
Michael Douglas trong phim Wall Street (1987).
Bud Fox (do Charlie Sheen đóng), một nhà môi giới trẻ tuổi và cực kỳ tham vọng, sống ở trung tâm của thế giới mà tất cả bất cứ điều gì có thể được mua và bán. Anh tìm mọi cách để kiếm thật nhiều tiền. Anh đã nhận được sự giúp đỡ từ một nhà đầu tư cổ phiếu khét tiếng tàn nhẫn và cực kỳ giàu có Gordon Gekko (Michael Douglas thủ vai) với châm ngôn “tham lam luôn tốt”.
Gekko trở thành cố vấn cho Fox, cuốn lấy chàng doanh nhân trẻ trong đôi cánh thành công của mình bằng cách khuyến khích anh dở các trò lừa bịp trong kinh doanh. Chỉ khi Fox bị bắt giam vì những phi vụ mờ ám, anh mới nhận ra rằng có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền.
Wall Street gửi gắm tới các doanh nhân một thông điệp đầy nhân văn rằng sự giàu có không đến trong chốc lát và tham lam không bao giờ đem lại sự thành công đích thực.

3. The Aviator (2004)

Đừng e sợ những đối thủ mạnh
The Aviator
Leonardo DiCaprio trong phim The Aviator.
Bộ phim đã đạt giải Oscar nói về sự nghiệp của huyền thoại Howard Hughes (Leonardo DiCaprio đóng) từ khi anh là đạo diễn điện ảnh của Hollywood cho đến khitrở thành phi công và rồi chủ một hãng hàng không.
Bộ phim nói về câu chuyện có thật khi Hughes tiếp nhận hãng hàng không TransWorld và cạnh tranh với hãng hàng không lớn Pan American. Con đường đến thành công đầy chông gai, thử thách nhưng Hughes không bao giờ từ bỏ. Bài học từ bộ phim cho giới doanh trẻ là: Đừng bao giờ e ngại những công ty lớn.

4. In the Pursuit of Happiness (2006)

Đạo đức trong kinh doanh luôn giúp bạn tồn tại lâu dài
In the Pursuit of Happyness
Will Smith trong In the Pursuit of Happiness.
Chris Gardner (Will Smith thủ vai) là một nhân viên bán hàng đầy mâu thuẫn tại San Francisco. Anh trở thành một kẻ vô gia cư và phải chăm đứa con trai nhỏ sau khi nướng toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình vào một vụ đầu tư thất bại. Nhưng Gardner không lãng phí thời gian chìm trong tuyệt vọng. Anh quyết định làm công việc thực tập không lương trong 6 tháng bởi từ đó có thể anh sẽ đạt được công việc ước mơ của mình.
Mặc dầu những người thực tập khác trẻ hơn và có học vấn cao hơn, nhưng trực giác nhạy bén, thái độ tích cực và lương tâm trong công việc lại giúp anh chiếm ưu thế. Anh đã thực hiện được giấc mơ của mình và nhận được sự kính trọng của đồng nghiệp

5. Jerry Maguire (1996)

Hãy luôn đề cao những giá trị của bạn
Jerry Maguire
Tom Cruise trong phim Jerry Maguire.
Tại một công ty thể thao sẵn sàng làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc trái với lương tâm, để có được những hợp đồng cho các vận động viên (cùng với mức lợi nhuận khổng lồ đi liền đó), Jerry Maguire (Tom Cruise đóng) đã bị sa thải bởi anh tỏ ra trung thực trong công việc. Mất việc và hầu hết khách hàng, nhưng Jerry không từ bỏ, anh quyết định lập một công ty thể thao của riêng mình. Bộ phim nhắc nhở chúng ta rằng khởi nghiệp kinh doanh không bao giờ là dễ dàng nhưng làm những gì mà bạn tin tưởng luôn là lựa chọn chính xác. Cuối phim, Jerry trở nên hạnh phúc và thành công hơn bao giờ hết.

6. Baby Boom (1987)

Doanh nhân hoàn toàn có thể đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Baby Boom
Một cảnh trong phim Baby Boom.
J.C. Wiatt (Diane Keaton thủ vai) là một nữ doanh nhân thành đạt ở thành phố New York và cô là một người nghiện làm việc. Nhưng khi cô phải nuôi một đứa trẻ sơ sinh của người họ hàng xa mới qua đời, cô đã không thể theo đuổi sự nghiệp mà bỏ đứa trẻ ở nhà. Cô quyết định chuyển từ thành phố về nông thôn và mở công ty bán mứt táo cho trẻ em, và công ty của cô làm ăn rất phát đạt. Bài học từ bộ phim là doanh nhân cũng có thể cân bằng sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống gia đình đầy ý nghĩa và hạnh phúc.

7. Pirates of Silicon Valley (1999)

Cạnh tranh luôn đáng giá trong kinh doanh
Pirates of Silicon Valley
Pirates of Silicon Valley.
Bộ phim truyền hình Pirates of Silicon Valley xoanh quanh sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn lớn Apple và Microsoft khi Steve Jobs (Noah Wyle) và Bill Gates (Anthony Michael Hall) cùng gây dựng đế chế công nghệ của mình vào những năm 1980.
Dù chỉ là bộ phim hư cấu, Pirates of Silicon Valley đã khắc họa thành công cạnh tranh gay gắt giữa hai doanh nhân và cách họ liên tục vươn lên từ cạnh tranh đó.
Và có thể thấy hiện nay Steve Jobs và Bill Gates thật đều là những nhân vật đứng đầu trong ngành của mình, bộ phim truyền tải một thông điệp: Khi bạn khởi nghiệp, sự cạnh tranh luôn là thuốc bổ cho sự phát triển.



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Business Insider)