Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ

Rời khỏi vị trí CEO Apple, Steve Jobs để lại ấn tượng không chỉ với các sản phẩm đột phá như iPod, iPhone, iPad mà cả những phát ngôn sâu sắc của ông qua các cuộc phỏng vấn, các sự kiện quan trọng.

>>Vĩnh biệt Steve Jobs – ông vua “vương quốc táo” 

>>EBOOK Steve Jobs Apple - Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

>>Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford

>>Tại sao Steve Jobs khiến thế giới phải ngước nhìn?


1. Phát biểu về vai trò của mình tại Apple

Steve Jobs từng nói: “Đây không phải là cuộc chơi của 1 người. Có rất nhiều con người tài năng trong công ty này biết thế giới coi họ như những kẻ bại trận và nhiều người trong số họ đã bắt đầu tin vào điều đó. Nhưng họ không phải là những kẻ bại trận. Thứ mà họ không có là một cỗ xe và một kế hoạch tốt. Chính xác hơn là một ban điều hành tốt. Nhưng bây giờ họ đã có điều đó”. (Theo BusinessWeek, 25/5/1998)

2. Quan điểm về thiết kế sản phẩm

“Một trong những phương châm của tôi trong thiết kế sản phẩm là tính trọng tâm và đơn giản. Thiết kế đơn giản còn khó hơn thiết kế phức tạp rất nhiều bởi bạn phải làm cho đầu óc mình thật thông thoáng mới có thể tạo ra được những thiết kế đơn giản”. (Theo BusinessWeek, 25/5/1998)

3. Luôn kết nối cuộc đời mình với Apple

“Tôi luôn luôn kết nối cuộc đời mình với Apple. Và tôi hy vọng từng trang trong cuộc đời mình và từng trang lịch sử của Apple luôn có mối liên hệ với nhau, giống như một tấm thảm vậy. Có thể sẽ có những khoảng thời gian tôi rời xa Apple, nhưng tôi sẽ luôn luôn trở lại”. (Theo Playboy 1/2/1985)

4. Niềm tin vào tương lai

Steve Jobs
Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford (Mỹ) năm 2005, Steve đã tiếp thêm sức mạnh cho niềm tin vào tương lai của các tân cử nhân: “Chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai hay không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì”.

5. Niềm tin trong công việc và cuộc sống

“Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ”. (Trích bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford năm 2005).

6. Phát biểu về cái chết

Steve Jobs
“Không ai muốn chết. Thậm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ. Tôi xin lỗi vì phải nói ra điều này nhưng đó là sự thật”. (Trích bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford năm 2005).

7. 'Stay Hungry. Stay Foolish.' (Hãy cứ đói khát và dại dột)

Đây là lời trong bài phát biểu nổi tiếng nhất của Steve tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) năm 2005.
Kết thúc bài phát biểu của mình, thay vì chúc các tân cử nhân Stanford một sự nghiệp thành công, tương lai chói lọi như thường các đại biểu vẫn làm ở lễ tốt nghiệp, ông nói: "Stay Hungry. Stay Foolish" (Hãy cứ đói khát và dại dột). Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước, và sống đúng với đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện".

8. Đừng bao giờ ngồi một chỗ

Steve Jobs
“Tôi cho rằng khi bạn làm một điều gì đó tốt thì bạn nên cố gắng tạo ra những điều tốt hơn nữa. Đừng chìm đắm trong thành công quá lâu mà phải tạo ra những thành công mới”. (Theo NBC Nightly News tháng 5/2006)

Về Apple:

Steve Jobs
"Chúng tôi luôn hổ thẹn về việc mình phải đánh cắp các ý tưởng vĩ đại" - Tư liệu PBS, Triumph of the Nerds, 1996
"Thật khó cho việc thiết kế sản phẩm nếu cứ phải tập trung vào quá nhiều thứ. Phải mất rất nhiều thời gian người ta không biết mình cần gì cho tới khi bạn đưa thứ mà họ muốn", -BusinessWeek, 1998
"Nếu là người điều hành Apple thời gian qua, tôi hẳn đã vắt thật nhiều sữa từ chú bò Macintosh và sẽ bận rộn với nhiều điều vĩ đại tới đây. Chiến tranh PC đã kết thúc. Mọi thứ đã an bài. Thời mà Microsoft luôn giành chiến thắng đã đi vào dĩ vãng".
- Fortune, 1996
"Sản phẩm ngày nay thật kinh khủng. Chả có tẹo nào gợi cảm trong đó cả!" - BusinessWeek, 1997
"Thật tuyệt, Apple và Dell là những kẻ duy nhất trong ngành này kiếm được tiền. Họ kiếm tiền cứ như thể họ là siêu thị Wal-Mart. Còn chúng tôi kiếm tiền bằng sự cách tân, đổi mới".
"Thị phần Apple lớn hơn BMW hay Mercedes hoặc Porsche trong thị trường ôtô? Có cái gì sai nếu chúng ta muốn trở thành BMW hay Mercedes?" - Macworld, 2004
"Này cậu bé, chúng ta đã có bằng sáng chế chưa vậy?" - Macworld, 2007 (khi ra mắt iPhone)

Về PC:

Steve Jobs
Phóng viên Playboy hỏi: Chẳng lẽ ông muốn nói rằng những người đang làm ra máy tín không có chút tự hào nào về sản phẩm của mình?
Steve Jobs trả lời: "Nếu có thì họ đã chẳng đi làm PC" - Playboy, 1987

Về cuộc sống:

"Tôi muốn đánh đổi sự nghiệp công nghệ của mình chỉ để có được một buổi chiều đàm đạo với Socrates" - Newsweek, 2001

Về thiết kế sản phẩm:

Steve Jobs
"Vấn đề duy nhất với Microsoft đó là họ chẳng có chút thẩm mỹ gì cả. Thực sự là họ chẳng có chút thẩm mỹ gì. Họ chẳng biết quay về những ý tưởng cơ bản nhất, và chẳng mang một chút văn hóa nào vào sản phẩm của mình" - Tư liệu PBS, Triumph of the Nerds, 1996

Lời khuyên:

"Bạn làm ra vài sản phẩm tốt nhất trên thế giới nhưng kèm theo đó là cả những thứ rác rưởi. Hãy quên khẩn trương cái kiểu đó đi" - Trong buổi nói chuyện về những bí mật đổi mới của Steve Jobs.
"Các bạn muốn dành cả quãng đời còn lại chỉ để bán nước pha đường hay các bạn muốn làm gì đó để thay đổi thế giới?" - Steve nói trong một buổi trò chuyện với John Sculley, Odyssey về Pepsi và Apple.
Steve Jobs
"Thời gian có hạn vì thế đừng lãng phí khi sống cuộc sống của người khác. Đừng vì quan điểm của người khác mà bỏ qua chính kiến của mình. Và quan trọng nhất là hay dũng cảm đi theo tiếng nói trái tim và trực giác của chính mình" - Phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Stanford.
"Là người giàu nhất trong nghĩa địa ư, điều đó chả có nghĩa lý gì với tôi cả... Lên giường đi ngủ mỗi tối và nói rằng ta đã làm những điều thật tuyệt trong ngày hôm nay... Đó mới là điều tôi quan tâm" - The Wall Street Journal, 1993
"Tôi muốn tạo tiếng vang trong hành tinh này".


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo ehow.vn)

Vĩnh biệt Steve Jobs – ông vua “vương quốc táo”

Ngày 5/10, Apple cho biết cựu Giám đốc điều hành của họ đã qua đời chỉ sau 2 tháng rời khỏi công ty này.

>>Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ

>>EBOOK Steve Jobs Apple - Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

>>Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford

>>Tại sao Steve Jobs khiến thế giới phải ngước nhìn?

Trên website của Apple là dòng tin ngắn: "Apple vừa mất đi một thiên tài sáng tạo và có tầm nhìn lớn, còn thế giới cũng mất đi một nhân vật kiệt xuất. Những người có may mắn biết và làm việc với Jobs đã mất đi một người bạn thân, một động lực đối với họ. Jobs ra đi, để lại một công ty mà chỉ ông mới có thể xây dựng. Tinh thần và triết lý của ông sẽ mãi gắn bó với Apple".



Steve Jobs. Ảnh: Apple.
Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco (Mỹ). Abdulfattah Jandali và Joanne Simpson sinh ông khi vẫn đang là sinh viên và họ buộc phải đem con cho ông bà Paul và Clara Jobs nuôi vì cha mẹ của Joanne không muốn con gái họ cưới một người Syria.
Steve Jobs từ lâu đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư nhưng vẫn luôn xuất hiện trong các lễ ra mắt sản phẩm quan trọng của Apple với trang phục quần jean áo cổ lọ. Ông trải qua cuộc phẫu thuật ung thư tuyến tụy đầu tiên năm 2004, được ghép gan năm 2009 và đã ba lần vắng bóng lại Apple để đi điều trị trước khi chính thức từ chức CEO vào tháng 8. "Tôi luôn nói rằng nếu có một ngày tôi không thể đáp ứng được nhiệm vụ và mong đợi của Apple, tôi sẽ là người đầu tiên thông báo cho các bạn biết. Rất tiếc, ngày đó đã đến", Steve Jobs viết trong lá thư gửi nhân viên. Jobs quá gắn bó với Apple và phải đến khi không còn đủ sức lực để tiếp tục điều hành, ông mới trao lại vận mệnh công ty này vào tay Timothy D. Cook. Tân CEO Apple đã có dịp ra mắt trước công chúng vào ngày 4/10 khi Apple trình làng iPhone 4S với phong thái tự tin dù chưa thể tạo ra sức hút thực sự như Jobs.
Tám năm sau khi thành lập, Jobs đã cùng Apple cho ra đời máy tính Macintosh - một cuộc cách mạng về máy tính cá nhân khi đó. Ông từ phải rời khỏi Apple khi không được lựa chọn đảm nhiệm chức vụ CEO và 12 năm sau đó (1997), hãng này đã mua lại NeXT (công ty mới của Jobs) như một cách để đón ông trở về. Kể từ đó, Apple thực sự hồi sinh với iPod, iPhone và iPad. Chúng không đơn thuần là những sản phẩm đẹp và ăn khách mà còn biến đổi ngành công nghiệp âm nhạc và di động.
Jobs không phải một kỹ sư phần cứng hay một lập trình viên phần mềm. Ông cũng không bao giờ nhận mình là một nhà quản lý. Ông tự coi mình là một nhà lãnh đạo công nghệ, biết chọn những người tài nhất có thể, khuyến khích và tạo cảm hứng để họ làm ra những sản phẩm đột phá thế giới.
Đó chính là phong cách mà Jobs thể hiện bao năm qua. Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty, các cộng sự của ông đã phải nhận những lời chỉ trích cay nghiệt, thậm chí có tính nhục mạ. Ông không khoan nhượng cho những sai lầm. Apple có những thiết bị lừng danh thế giới, nhưng không phải không có thất bại. Và khi đó, giông tố sẽ đổ ập xuống đầu nhóm phát triển sản phẩm đó. Adam Lashinsky từng mô tả trong bài viết gây sốc đăng trên tạp chí Fortune (Mỹ) rằng Jobs dành nửa tiếng "xỉ vả" nhóm phát triển công cụ Mobile Me vì "các vị làm tổn hại thanh danh của Apple và nên tự căm ghét chính bản thân mình". Tuy vậy, ông đã tạo được sự trung thành khó tin trong đội ngũ nhân viên.
Steve Jobs khắc nghiệt nhưng tạo được sự trung thành tuyệt đối với các công sự.
Steve Jobs khắc nghiệt nhưng tạo được sự trung thành tuyệt đối với các công sự. Ảnh: BI.
Lối quản lý khắc nghiệt của Jobs còn thể hiện qua bài phát biểu ngắn gọn với ban lãnh đạo (Lashinsky kể lại) rằng: "Tôi hỏi người lao công sao không đổ rác trong phòng tôi, người đó giải thích không có chìa khóa. Tôi chấp nhận. Họ được quyền thanh minh vì sao và tại ai mà họ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tóm lại, một công nhân vệ sinh được phép bào chữa cho sai lầm của mình, còn người lãnh đạo thì không. Ở đâu đó giữa vị trí của người quét rác và một CEO là lằn ranh ngăn cách về quyền được bào chữa sai lầm hay không. Nếu muốn ngồi vào ghế Phó chủ tịch, các vị phải vượt qua lằn ranh đó". Đến nay, chưa phó chủ tịch nào của Apple mắc sai lầm nghiêm trọng đến mức phải bị sa thải.
Năm 2011, lần đầu tiên Jobs đồng ý tham gia viết tiểu sử về mình. Cuốn sách của tác giả Walter Isaacson sẽ tập hợp hơn 40 cuộc phỏng vấn về sự nghiệp và đời tư với Jobs trong 2 năm qua, cũng như nhận xét, đánh giá của hơn 100 thành viên trong gia đình, bạn bè, đối thủ, đối tác... Sách sẽ lên kệ vào 21/11/2011, ngay trước Lễ Tạ Ơn.
Còn Abdulfattah Jandali, cha đẻ của Jobs và hiện 80 tuổi, từng hy vọng một ngày nào đó con trai sẽ gọi cho ông và cả hai cùng thư thái uống cafe trước khi quá muộn. Đến hôm nay khi Steve Jobs vĩnh viễn ra đi, họ vẫn chưa thể gặp lại nhau.


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo vnexpress)

Tinh thần của cụ cử Can đang lan tỏa trong giới trẻ

Tên tuổi của Lương Văn Can, vị Thục trưởng của truờng Đông Kinh Nghĩa Thục, được ghi trong sách giáo khoa môn lịch sử như một nhà chí sĩ yêu nước ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục thực hiện nguyên lý “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh”của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX.

Sinh viên nhận Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can
Nhưng chỉ với công cuộc đổi mới, cụ cử Can mới được tôn vinh như người khai sáng cho “Đạo làm giàu” trên thương trường và đuợc giới doanh nhân coi như một tấm gương tiên phong cho một truyền thống của giới nghiệp đang phấn đấu theo nguyên lý “dân giàu-nước mạnh”.
Cái nguyên lý đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong lá thư gửi cho “các nhà công thương” ngay từ những ngày đầu nước nhà mới giành được độc lập (13/10/945): “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng... mong giới công thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp, thương nghiệp mau mau... cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”.
Và trước đó, trong lời kêu gọi nhân “Tuần lễ Vàng” (17/9/1945) diễn ra ngay sau ngày đất nước mới được độc lập, người đứng đầu nhà nước đã xác định: “Muốn củng cố nền tự do độc lập ấy... chúng ta rất cần sự quyên giúp của nhân dân nhất là những nhà giàu có”.
Dù vậy, để cái nguyên lý ấy trở thành hiện thực trong đời sống là cả một cuộc phấn đấu lâu dài. Cuộc chiến tranh giải phóng gian khổ và khắc nghiệt cũng như việc coi “đấu tranh giai cấp” là nguyên lý bao trùm của cuộc cách mạng đã triệt tiêu cả tư tưởng lẫn đội ngũ “những nhà giàu có”, những “nhà công thương” vốn đã non yếu trong xã hội.
Phải đến công cuộc đổi mới, ý niệm về sự “làm giàu” mới trở thành một giá trị có chỗ đứng trong đời sống và ngày càng trở thành một động lực cho sự phát triển.
Nhưng cũng chính nhu cầu phát triển ấy, những giá trị chân chính của mục tiêu làm giàu đối hỏi được xác lập để đấu tranh với xu thế “làm giàu bằng mọi giá” ngày một tác độïng tiêu cực vào xã hội và đôïi ngũ doanh nhân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh ấy, những giá trị mà cụ cử Can và các nhà duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX về “Đạo làm giàu” trở thành một giá trị quan trọng trong việc định hướng xây dựng nền tảng cho giới doanh nhân Việt Nam.
Vì thế, gắn tên tuổi của cụ cử Can vào hoạt động hướng nghiệp và lập nghiệp cho sinh viên, những người có nhiều tiềm năng trở thành những doanh nhân trẻ trong vài năm tới, Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can mang một tầm vóc khác so với những sân chơi thông thường.
Cách đây 15 năm, cuộc thi SV 96 có thể được ghi nhận như một sân chơi đầu tiên cho giới sinh viên cả nước và thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội đối với lực lượng trẻ đầy sung sức và năng lực cho tương lại của đất nước.
Tuy nhiên, trên những sân chơi bổ ích ấy, giới trẻ chủ yếu thể hiện tài khéo, chí hướng và những kỹ năng sống của mình.
Rồi nhiều sân chơi khác trên các phương tiện truyền thông khác vẫn mang nặng tính giải trí nhiều hơn mục tiêu ngày càng trở nên cần thiết hơn đối với các bạn trẻ là hướng nghiệp và lập nghiệp.
Nhu cầu thực tiễn của cuộc sống cũng đã xuất hiện một số hình thức hoạt động mang tính đặc thù dành cho giới trẻ của những lĩnh vực nghề nghiệp thiết thực trong đó có đội ngũ những sinh viên của các ngành đào tạo kinh tế.
Các tổ chức có nhiều liên hệ với giới trẻ như Đoàn Thanh niên, Hội Doanh nhân Trẻ... đã có những sân chơi mới đối với đối tượng này, nhưng mới chỉ giới hạn trong các trường riêng lẻ hay chỉ là một hoạt động không thường xuyên.
Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can thực sự là một dấu ấn mới mẻ và quan trọng. Nó không chỉ tạo ra sân chơi, thắp sáng những cao vọng và tạo ra những điều kiện thuận lợi và thiết thực cho những cao vọng ấy được nảy nở sớm trong những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trong tương lai gần, trong đó sẽ có những doanh nhân trẻ.
Thấm thoát mới nửa năm kể từ khi phát động, chúng ta đã chọn ra được 19 hạt giống đầu tiên sẽ là một sự khích lệ và cũng là những thử nghiệm đầu tiên để cuộc thi sẽ tiếp tục được duy trì và không ngững phát triển sự lan toả ngày càng sâu sắc trong cộng đồng.
Chỉ mong rằng sự tuyển lựa và đối tượng của cuộc thi này không chỉ giới hạn trong TP.HCM hay các tỉnh đồng bằng Nam Bộ mà còn sẽ được mở rộng ra cả nước. 

T/g: DƯƠNG TRUNG QUỐC
 
 
SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

5 lý do khiến clip quảng cáo trực tuyến thất bại

Trong lúc các kênh video trực tuyến vẫn tiếp tục phát triển với số người xem đạt kỷ lục, truyền hình vẫn tiếp tục chiếm vị trí dẫn đầu trong chi tiêu dành cho quảng cáo.
Điều này có vẻ không hợp lý lắm khi video trực tuyến tỏ ra có nhiều ưu thế: nhắm đối tượng tốt hơn, kết nối với khách hàng tốt hơn, đo lường lượng người xem chính xác hơn và mức đầu hấp dẫn hơn. Vậy tại sao quảng cáo video trên web không phát triển theo tốc độ nhanh hơn? Vẫn tồn tại những rào cản khiến loại hình quảng cáo video trực tuyến không thu hút được khách hàng.


Phân mảnh
Là kênh truyền thông mới nổi với các tiêu chuẩn vẫn chưa được quy định cụ thể, sử dụng video trực tuyến để quảng cáo cần thận trọng.
Video trực tuyến là tính năng phải có đối với bất kỳ các nhà xuất bản nội dung web nào. Ngày nay, đó là một cách nhanh chóng và dễ dàng để tăng thêm trải nghiệm của khán giả. Ngoài ra còn có sự quyến rũ của các cơ hội mới để kiếm tiền thông qua quảng cáo. Nhưng siêu phân mảnh người xem trình bày một trở ngại cho người mua đòi hỏi phải có một phương tiện hiệu quả để đạt được phạm vi và quy mô phát video rất lớn: Sự bùng nổ của nội dung video trực tuyến được chia sẻ qua hàng chục ngàn trang web.
Thông qua việc tối ưu hóa qua các mạng video trực tuyến, video trực tuyến có thể tiếp cận số lượng lớn người xem, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như chất lượng hình ảnh, tương tác với người xem hay vị trí đặt quảng cáo. Để triển khai những nội dung này trên website cũng khá rườm rà, các nhà tiếp thị vẫn thấy toàn bộ các đề xuất web quá phức tạp.
Một lợi thế của sự phân mảnh là tiếp cận được khách hàng theo đúng nhu cầu, sở thích của họ. Nhưng để hoàn toàn tận dụng được điều này, các nhà tiếp thị cần hiểu biết sâu sắc hơn về các kênh phát video khác nhau, công nghệ hiện có và làm thế nào họ có thể sử dụng những công cụ này để phục vụ tốt nhất các chương trình tiếp thị. Lượng người xem liên tục tăng sẽ chứng minh cho sự nỗ lực của các nhà tiếp thị.
Theo yêu cầu hay theo lịch phát sóng?
Các mô hình video truyền thống và trực tuyến về cơ bản khác nhau. Tiêu thụ video trực tuyến diễn ra do nhu cầu, theo lựa chọn của khán giả. Điều này có nghĩa là các nhà quảng cáo không thể biết chính xác khi nào và (ở đâu) thông điệp của họ sẽ được khán giả tiếp nhận. Điều này là một trở ngại lớn cho các nhà tiếp thị muốn kiểm soát được các yếu tố tương tự như trên truyền hình và truyền hình cáp: phát sóng theo lịch mà điều này không thể hiện được hoàn toàn khi phát trực tuyến. Do đó, để thành công thông qua kênh video trực tuyến, các nhà tiếp thị cần xem xét lại các quảng cáo được phân phối như thế nào.
Mặt khác, việc người sử dụng chủ động kiểm soát nội dung trực tuyến cung cấp giá trị cộng thêm mà truyền hình không đáp ứng được, và đó là thu hút được khán giả tiếp tục chia sẻ qua các mạng xã hội ngay lập tức trong thời gian thực hay qua các hình thức chuyển thông thông tin: như email, nhắn tin, viết blog... Bằng cách đầu tư vào các hình thức tương tác và chuyển thông tin, các nhà tiếp thị sẽ sẵn sàng phát huy sức mạnh của video trực tuyến như đúng tính chất của nó , chứ không phải là một bản sao cứng nhắc của những video quảng cáo được chiếu trên truyền hình.
Đo lường
Video trực tuyến không có tiêu chuẩn trực tuyến tương đương với GRPs và TRPs – thường sử dụng rộng rãi trong khi mua quảng cáo truyền hình. Phần lớn của các nhà quảng cáo nghĩ rằng quảng cáo video trực tuyến phải được đo bằng GRPS chính xác tương đương với GRPS của TV. Điều này là dễ hiểu: Như một công cụ lập kế hoạch, GRPS cung cấp một số tính nhất quán trong hỗn hợp truyền thông. Tuy nhiên, video bị phân mảnh và 100% theo yêu cầu trên internet, các khái niệm về phạm vi và tần số GRPS rất khó nắm bắt hơn trên truyền hình, nơi mọi thứ đều được lên kế hoạch phát sóng cụ thể.
Tuy nhiên, internet cung cấp khả năng đo lường hiệu quả hoạt động sau khi phát sóng, tỉ lệ người xem trọn vẹn video quảng cáo và tỉ lệ bỏ ngang, thời gian xem…
Vậy GRP có phải là thước đo phù hợp với video trực tuyến?
Đây không phải là chủ đề mới dù đã có những nỗ lực phát triển GRP cho web nhưng còn lâu GRPS mới trở thành một chỉ tiêu đo lường trực tuyến. Cơ bản là do video trực tuyến khác hoàn toàn truyền hình. Video trực tuyến hoàn toàn với một mô hình phát sóng tĩnh, nơi mà người xem tùy chỉnh vào các thời điểm theo lịch trình. Xem video trực tuyến, người dùng được kiểm soát hoàn toàn nội dung, thời điểm và nơi chốn. Trong thế giới trực tuyến, khái niệm của việc tiếp cận cũng tần suất dựa trên đo lường trước và sau khi xem có vẻ không phù hợp bằng cách so sánh.
Nhưng thực tế phần lớn ngân sách được chi cho truyền hình bất chấp sự gia tăng của lượng người xem trực tuyến. Không giống như truyền hình, bị giới hạn bằng cách đo quảng cáo dựa trên ấn tượng, video trực tuyến cung cấp các khả năng mới và thú vị để đo lường dựa trên các tương tác của người sử dụng hoặc. Nhưng nếu không có một sự hiểu biết rõ ràng về cách các cam kết cụ thể tác động lên ROI, sẽ rất khó khăn cho mô hình này bén rễ.
Trước khi tìm được nhiều công cụ đo lường phong phú hơn, các nhà tiếp thị cần phải thay đổi căn bản cách đo lường và xác định giá trị.

 Sự an toàn của thương hiệu
Phát quảng cáo video trực tuyến gây ra nhiều nguy cơ, do ảnh hưởng bởi nội dung của trang web, với các nội dung của quảng cáo xuất hiện kèm theo, người dùng tự do chia sẻ link.. TV có vẻ an toàn hơn vì cung cấp khả năng hiển thị lớn hơn và khả năng kiểm soát nội dung các loại chương trình sẽ xuất hiện bên cạnh thương hiệu của họ và lịch trình phát sóng. Video trực tuyến vẫn khiến các nhà tiếp thị nhầm lẫn về khả năng sáng tạo cũng nhưng làm thế nào để đo lường. Một video truyền miệng trên mạng xã hội giúp tiếp cận đông đảo công chúng mà không giới hạn thời gian, dễ dàng chọn vị trí hoặc sản phẩm tài trợ, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu với kiểm soát chặt chẽ hơn, dựa trên “lớp phủ” video banner-khán giả phải xem thông điệp trước khi xem video.
Kỹ thuật
Công nghệ quảng cáo video thiếu tiêu chuẩn hóa. Sản xuất và phân phối quảng cáo video trực tuyến không hề dễ dàng do ảnh hưởng bởi số lượng người xem video, các định dạng có sẵn và khả năng tương tác tiếp theo.
Tương lai của video trực tuyến
Là kênh truyền thông mới nổi với các tiêu chuẩn vẫn chưa được quy định cụ thể, sử dụng video trực tuyến để quảng cáo cần thận trọng. Tại giao điểm của hai thế giới khác nhau, internet và truyền hình, video trực tuyến kéo các nhà quảng cáo lựa chọn internet, điều này giải thích lý do tại sao cuộc cách mạng phương tiện truyền thông diễn ra và chi phí quảng cáo di chuyển ồ ạt từ truyền hình sang internet.
Với các nhà tiếp thị, nắm chắc thuận lợi và hạn chế của từng loại hình cũng như mục tiêu để triển khai tốt nhất kế hoạch tiếp thị. Truyền hình đảm bảo chắc chắn quảng cáo sẽ phát đúng số lượng, đúng nơi, đúng lúc trong khi video trực tuyến cung cấp khả năng tương tác và lan truyền và tùy chọn theo nhu cầu khán giả. Thử nghiệm không tốn kém nhiều và hoàn toàn có thể mang lại kết quả khả quan.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
Nguồn imediaconnection.com/DNSG

Vị trí lãnh đạo và năng lực lãnh đạo

Nói đến “lãnh đạo”, nhiều người thường liên tưởng đến vị trí đứng đầu trong một nhóm người hoặc một tổ chức. Tuy nhiên, bối cảnh ngày nay với nhiều thay đổi mà để tồn tại và phát triển, các tổ chức phải định nghĩa lại “lãnh đạo” theo hướng tập trung nhiều hơn cho việc nâng cao “năng lực lãnh đạo” của cả đội ngũ, thay vì chỉ một vài vị trí như trước đây. 


Câu chuyện của Tập đoàn Apple có lẽ là trường hợp kinh điển nhất để nói về sự chuyển dịch trong tư duy về lãnh đạo. Những năm trước đây, mỗi khi Steve Jobs, người đứng đầu Apple, “hắt hơi sổ mũi” là chắc chắn rằng Apple sẽ bị “sốt”, cổ đông xôn xao như ngồi trên đống lửa, giá cổ phiếu thì chao đảo.
Nhiều người còn nhớ các “cú sốc” của cổ phiếu Apple những năm 2008, 2009 khi thông tin không tốt về sức khỏe của Steve Jobs bị rò rỉ ra ngoài. Thế nhưng, mọi sự đã hoàn toàn đổi khác chỉ sau 4 năm!
Tháng 8/2011, Steve Jobs tuyên bố thoái vị, nhường vị trí Tổng giám đốc điều hành cho Tim Cook. Những tưởng sẽ có một cuộc tụt dốc không phanh trong giá cổ phiếu Apple.
Và dường như trù liệu trước viễn cảnh u ám này, Steve Jobs đã chuẩn bị sẵn một kịch bản hoàn hảo cho sự ra đi. Ông không tiếc lời giới thiệu người kế nhiệm mình, Tim Cook, người đã được “thực tập” ba lần với chiếc ghế nóng Tổng giám đốc điều hành khi Jobs phải nghỉ ngơi dưỡng bệnh.
Từ những quan niệm và góc nhìn mới về lãnh đạo và phát triển “năng lực lãnh đạo” cho đội ngũ ở các cấp bậc, Đại học Quốc gia Úc, Trường Doanh Nhân PACE và Hệ thống Học tập Phát triển Toàn cầu (GDLN) của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cùng phối hợp để xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo đặc biệt: “Nâng cao năng lực lãnh đạo”/ “Leadership Development Program for Visionary Leaders”, gọi tắt là “Chương trình LDP”.
Chương trình này dành cho những nhà quản lý mong muốn phát triển khả năng lãnh đạo để dẫn dắt đội ngũ, tổ chức của mình một cách thành công hơn và có thể tạo ra được những bước ngoặt mới trong sự nghiệp. Không chỉ được xây dựng dựa trên những tư duy mới nhất về lãnh đạo, LDP còn tích hợp nhiều hình thức học tập tiên tiến của thế giới hiện nay.
Chương trình LDP tại Việt Nam sẽ được triển khai ở 2 địa điểm là TP.HCM (khai giảng ngày 28/10) và Hà Nội (khai giảng ngày 29/10), học vào thứ 6 hằng tuần (sáng và chiều), kéo dài trong 2 tháng. Chương trình được giảng dạy bằng cả hai ngôn ngữ Anh - Việt (có phiên dịch).
Chứng chỉ Tốt nghiệp của Chương trình LDP được cấp bởi Đại học Quốc gia Úc (đại học được xếp hạng cao nhất ở Úc và nằm trong top những đại học uy tín hàng đầu thế giới), đồng thời cũng được Trường Doanh Nhân PACE và GDLN của Ngân hàng Thế giới chứng nhận.
Chưa hết, “Ngài đổi mới” (biệt danh của Steve Jobs) còn “trình làng” cả một đội ngũ lãnh đạo kế tiếp của Apple - được ông gọi là những “kiến trúc sư” của các tuyệt phẩm về công nghệ mà Apple đã, đang và sẽ cống hiến cho thế giới.
Và điều mà nhiều người sợ hãi, chờ đợi đã không xảy ra. Cổ phiếu Apple chỉ “rung lắc” chút ít và tiếp tục giữ được sự ổn định như chưa hề có sự ra đi “động trời” kia.
Không thể phủ nhận vai trò của “vị trí lãnh đạo” nhưng rõ ràng đã có một sự dịch chuyển: không phải “vị trí lãnh đạo” mà “năng lực lãnh đạo” của cả đội ngũ mới là yếu tố quyết định tới vận mệnh của doanh nghiệp.
Những quan điểm quản trị tiến bộ trên thế giới cũng khẳng định rằng việc đầu tư xây dựng năng lực lãnh đạo của cả đội ngũ (leadership) ngày càng là yếu tố quan trọng để làm nên sức mạnh và uy danh của một công ty.
Chẳng hạn, theo Bảng xếp hạng Những công ty dẫn đầu thế giới về năng lực lãnh đạo được Hay Group công bố hàng năm, những công ty đứng đầu danh sách này như GE, Procter & Gamble, Intel... không phải được lựa chọn bởi doanh thu, lãnh đạo giỏi, vốn hóa lớn... mà nằm ở khả năng tạo dựng năng lực lãnh đạo cho nhân viên.
Cụ thể là nhân viên ở tất cả các cấp của những tập đoàn danh tiếng này đều được tổ chức trao cho những cơ hội cần thiết để phát triển và thực hành kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt của mình.
Bên cạnh đó, “vị trí lãnh đạo” và “năng lực lãnh đạo” có thể không đồng thời tồn tại (có những người đứng ở vị trí lãnh đạo nhưng chưa chắc đã có năng lực lãnh đạo, hay nói cách khác là, năng lực lãnh đạo của một cá nhân không phụ thuộc vào vị trí hay quyền lực mà cá nhân đó nắm giữ).
Như bản báo cáo của của Hay Group đã đúc kết: “Khái niệm lãnh đạo trong thế kỷ XXI cần được hiểu là mọi cấp bậc đều có thể lãnh đạo, chứ không phụ thuộc vào chức vị. Khi cấu trúc các tổ chức ngày càng trở nên phẳng và ít cấp bậc hơn, các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng họ phải bỏ cái tôi của mình lại ngoài cửa”.
Và năng lực lãnh đạo hoàn toàn có thể được “nâng cao”, “phát triển” hay “mài giũa” thêm trên nền tảng những tiềm năng, những trải nghiệm mà một nhà quản lý tích lũy được từ chính kinh nghiệm sống và làm việc của mình“.


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

EBOOK Các Phương Pháp Suy Luận và Sáng Tạo

1.TÁC GIẢ: Võ Quang Nhân, Trần Thế Vỹ






2.NỘI DUNG:

Bài 1:  Tập kích não
Bài 2:  Thâu thập ngẫu nhiên
Bài 3:  Nới rộng khái niệm
Bài 4:  Kích hoạt
Bài 5:  Six Thinking Hats
Bài 6:  DOIT
Bài 7:  Simplex
Bài 8:   Khái quát hoá và khái niệm hoá
Bài 9:  Giản đồ ý
Bài 10 Tương tự hoá và cưỡng bức tương tự hoá
Bài 11: Tư duy tổng hợp
Bài 12: Đảo lộn vấn đề
Bài 13: Cụ thể hoá và tổng quát hoá
Bài kết: Đâu là hành trang của người làm khoa học?





3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

'Khủng hoảng toàn cầu vì từ bỏ bản vị vàng'

Chuyên gia khủng hoảng tài chính Richard Duncan (Mỹ) cho rằng nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay là các quốc gia đã mất kiểm soát khi in tiền giấy và từ bỏ chế độ bản vị vàng.

Sang Việt Nam nói chuyện với sinh viên kinh tế TP HCM, tác giả của cuốn sách “The Dollar Crisis: Causes, Consequences, Cures” - Tiến sĩ Richard Duncan đã có cuộc phỏng vấn riêng với VnExpress về suy thoái kinh tế toàn cầu và tình hình kinh tế Việt Nam.
- Các chuyên gia kinh tế thế giới đều lo ngại tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục suy thoái. Còn nhận định của ông?
- Khả năng tiếp tục xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, cuộc khủng hoảng kép là rất lớn. Tín dụng của Mỹ đã tăng 50 lần so với 50 năm trước, từ 1.000 tỷ USD lên thành 50.000 tỷ USD. Khoản tiền này được bơm ra giúp cho nền kinh tế phát triển mạnh. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, người đi vay không còn khả năng chi trả thì cuộc khủng hoảng sẽ bùng nổ. Hiện nay chính phủ Mỹ vẫn cố gắng bơm tiền vào nền kinh tế nhưng đến một lúc nào đó chính phủ không thể bơm tiền thì khả năng xảy ra suy thoái là rất lớn.
- Theo ông cuộc suy thoái kinh tế hiện nay có gì khác so với năm 2008- 2009? Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lần này là gì?
- Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 và cuộc khủng hoảng hiện nay không có sự khác biệt, thậm chí cả hai cuộc khủng hoảng này có thể được xem là sự tiếp nối. Năm 2008-2009, khi khủng hoảng nổ ra, chính phủ Mỹ thấy nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống đã bơm tiền ra để nâng đỡ nhưng không hiệu quả. Khủng hoảng hiện nay là giai đoạn hai của cuộc khủng hoảng lần trước.
Cuộc khủng hoảng đáng để so sánh nhất là cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 1930 theo sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914. Lúc đó, các ngân hàng Mỹ từ bỏ hệ thống tiền tệ được đảm bảo bằng vàng, còn gọi là bản vị vàng. Các ngân hàng bắt đầu in tiền giấy và phát hành ra thị trường. Về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế có nhiều tiền sẽ tạo nên sự phát triển vượt bậc. Năm 1929-1930 nền kinh tế Mỹ phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên đến khi người đi vay không còn khả năng chi trả thì nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng. Chính phủ Mỹ lúc đó đã không can thiệp vào cuộc khủng hoảng này mà để cho các yếu tố nội tại của thị trường tự chi phối, điều chỉnh và tự phục hồi. Song khi nền kinh tế tạo được sự cân bằng vào năm 1932 thì tổng sản lượng giảm gần 50%.
Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng bắt nguồn từ nguyên nhân giống như trước đây, các nước, trong đó có Mỹ tùy tiện in tiền giấy và từ bỏ bản vị vàng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng USD được gắn với giá trị vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi...), cứ 35 USD quy đổi ra một ounce vàng. Chế độ bản vị vàng là liều thuốc đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Một khi đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy.
Sau đó, chính sách bản vị vàng bị Mỹ bỏ đi và áp dụng chế độ tiền luật định, in tiền nhưng không gắn với giá trị vàng. Chính phủ Mỹ đã liên tục in tiền giấy và bơm ra thị trường để phát triển nền kinh tế dựa vào tín dụng. Năm 1971 hiệp ước Bretton Woods sụp đổ, các nước đã bơm nhiều tiền vào nền kinh tế và dùng chế độ tiền luật định dựa trên tín dụng. Tuy nhiên, một khi người đi vay không còn khả năng chi trả và chính phủ không đủ sức bơm tiền vào nền kinh tế thì cuộc khủng hoảng nhanh chóng chuyển sang giai đoạn suy thoái.
Ông Richard Duncan chuyên nghiên cứu về lĩnh vực khủng hoảng tài chính, trong buổi nói chuyện với sinh viên kinh tế TP HCM hồi cuối tháng 9. Ảnh: Vũ Lê
- Vậy theo ông đâu là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng?
- Tôi nghĩ rằng nguyên nhân chính là do các nền kinh tế mất kiểm soát trong việc in tiền giấy. Trước đây tiền tương ứng với vàng và được xem như hàng hóa, hết vàng thì không in tiền nữa. Nhưng hiện nay tiền có tính pháp định do nhà nước in ra, không còn là hàng hóa quy đổi từ vàng. Cứ thế, trong vòng 40 năm qua, chính phủ in tiền và bơm vào nền kinh tế. Lâu dần, đến một lúc nào đó cả người đi vay và chính phủ đều mất khả năng kiểm soát.
- Nhiều lo ngại tình hình nợ công của EU và Mỹ sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Quan điểm của ông ra sao?
- Nợ công của châu Âu và Mỹ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính là chính phủ không có kiểm soát trong vấn đề in tiền và đồng thời cũng không có kiểm soát trong vấn đề vay mượn tiền. Hai yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trước đây tiền gắn liền với vàng nên chính phủ không thể vay được nhiều vì vàng có hạn, do đó người dân cũng không vay được nhiều. Hiện nay chính phủ vay quá nhiều thì lãi suất sẽ bị đẩy lên. Khi lãi suất tăng cao thì nền kinh tế bị giảm sút. Tiền mang tính pháp định nên chính phủ muốn vay bao nhiêu thì vay, vay càng nhiều thì chi tiêu càng nhiều. Điều này tương ứng với câu "Bạo phát thì bạo tàn".
Không kiểm soát trong chi tiêu cũng như trong việc in tiền của chính phủ là nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ công gia tăng của các nước châu Âu. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến thương mại quốc tế. Nếu tiền được đảm bảo bằng vàng thì Mỹ muốn mua hàng Trung Quốc và trả bằng USD thì phải đảm bảo có tiền trong ngân hàng Trung ương. Lúc nào cần đổi từ tiền USD qua vàng thì phải luôn có sẵn. Một lúc nào đó dùng hết vàng thì chính phủ phải dừng, không mua hàng ngoại được nữa.
Hiện nay thế giới mất đi sự cân bằng về tài chính. Đơn cử Mỹ thâm hụt thương mại với Trung Quốc hàng năm khoảng 250 tỷ USD. Hoặc trường hợp của nước Đức xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Trung Quốc để lấy USD về nhưng họ lại cho Hy Lạp mượn để chi tiêu. Nhưng hiện Hy Lạp sụp đổ nên sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến Đức lẫn Trung Quốc. Nếu các nền kinh tế vẫn duy trì hệ thống bản vị vàng thì tình trạng hiện nay sẽ không xảy ra. Việc đồng USD đang chạy lòng vòng khắp thế giới và gây ảnh hưởng khủng hoảng domino đến nhiều nước.
- Dòng vốn đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển sang các nền kinh tế mới nổi. Theo ông sự dịch chuyển này ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam và các nước trong khu vực?
- Tình trạng hiện nay ở hầu hết các nền kinh tế là cái gì cũng giảm nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại tăng cao. Thách thức của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực chính là nước Mỹ. Nếu thế giới gặp khó khăn thì Việt Nam cũng gặp khó khăn. Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.
Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tôi đã sống và nghiên cứu kinh tế châu Á 20 năm và nhận ra rằng Trung Quốc đã phát triển quá nhanh và hiện nay bắt đầu xuất hiện những bong bóng khổng lồ. Còn Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu. Như vậy trong vòng 30 năm nữa Việt Nam mới phát triển như Trung Quốc bây giờ. Đó là lý do tại sao nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng.
Dòng vốn dịch chuyển khắp thế giới chứ không chỉ đến châu Á hay các thị trường mới nổi. Không chỉ đến Trung Quốc, Việt Nam... mà vốn cũng chạy đến Mỹ để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách của nước này. Nếu nhìn về châu Á thì gần đây vốn FDI đang chảy về Trung Quốc rất nhiều. Điều quan trọng để ngăn ngừa rắc rối là phải kiểm soát được lượng tín dụng. Tín dụng quá nóng, tăng quá nhanh sẽ tạo ra nhiều nguy cơ tiêu cực cho nền kinh tế. Tín dụng tăng 10% một năm đã là quá nhiều. Trước đây tôi từng ở Thái Lan, có lúc tín dụng nước này đã tăng đến 25%.
Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi thu hút dòng vốn đang chảy khắp thế giới vì giàu tài nguyên thiên nhiên, bờ biển dài, hai vùng đồng bằng lớn, có giá nhân công rẻ...
Ông Richard Duncan bắt tay sinh viên Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê
- Chuyên nghiên cứu về khủng hoảng tài chính, theo ông các nền kinh tế nên làm gì để vượt qua khủng hoảng? Đâu là điểm cuối của suy thoái kinh tế toàn cầu?
- Theo tôi, nên tăng lương cho người lao động trong các nhà máy, các xưởng sản xuất. Trong thời kỳ đầu của giai đoạn công nghiệp hóa ở châu Âu, lương công nhân rất thấp dù họ làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có khả năng tài chính tiêu thụ những sản phẩm do họ làm ra. Người dân không thể mua được hàng hóa vì lương quá thấp sẽ khiến cho cung cầu mất cân đối cho nền kinh tế và xảy ra khủng hoảng.
Hiện nay không phải là giai đoạn công nghiệp hóa mà là toàn cầu hóa, có nhiều nền kinh tế mới nổi gây chú ý. Chẳng hạn như Trung Quốc, họ sản xuất hàng hóa nhiều nhưng lương của người dân vẫn thấp, vì vậy cung cầu cũng không gặp nhau và điều tất yếu là sẽ xảy ra khủng hoảng.
Như vậy, chính phủ các nước phải làm sao, trên toàn cầu nói chung, lương của công nhân trong một năm phải tăng ít nhất một USD. Ví dụ hiện nay doanh nghiệp và nhà nước đang trả lương công nhân 5 USD mỗi ngày thì sang năm phải trả cho họ 6 USD một ngày. Thu nhập tăng chính là động lực để những người này tiêu thụ hàng hóa, cung cầu gặp nhau thì nền kinh tế sẽ phát triển ổn định.
Trên bình diện toàn cầu hóa, tăng lương cho công nhân chỉ là một trong số nhiều giải pháp quan trọng để các nền kinh tế vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Tùy vào đặc thù riêng của từng quốc gia mà việc điều tiết và cân nhắc các gói giải pháp kha khác sao cho phù hợp. Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc tất nhiên đều phải có những giải pháp đặc thù riêng biệt để vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Hiện nay không ai biết kinh tế toàn cầu liệu có rơi vào suy thoái hay không. Kinh tế toàn cầu hiện nay chưa thực sự rơi vào suy thoái nhưng tình trạng khủng hoảng đã rõ rệt. Chính phủ các nước đang tìm cách nâng đỡ nền kinh tế và chưa ai dám đoán liệu đâu là điểm cuối của quá trình này.
- Từng nghiên cứu về tình hình thị trường tài chính châu Á, ông đánh giá như thế nào về thị trường tài chính Việt Nam? Theo ông Việt Nam nên có những giải pháp gì để ứng phó với tình hình không ổn định của thị trường tiền tệ hiện nay?
- Tôi không đứng ở vị trí có thể trả lời các vấn đề liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Tuy nhiên, lạm phát nói chung trên thế giới đều có hai nguyên nhân. Thứ nhất là do yếu tố bên ngoài, ngân hàng trung ương Mỹ bơm tiền ra thị trường quá nhiều khiến cho giá lương thực thực phẩm bị đẩy lên cao và các quốc gia khác không thể kiểm soát được tình trạng này. Nguyên nhân thứ hai là yếu tố nội tại, đặc biệt đối với các nước đang phát triển có thể là do tốc độ phát triển quá nhanh.
Ông Richard Duncan từng giữ vị trí Giám đốc toàn cầu của Công ty quản lý quỹ đầu tư ABN AMRO (London), chuyên gia tài chính của World Bank (Washington D.C). Ngoài ra, ông còn giữ vai trò quản lý tại James Capel Securities and Salomon Brothers (Bangkok), chuyên gia tư vấn cho Quỹ tiền tệ Quốc tế tại Thái Lan. Hiện tại Richard Duncan là thành viên trong hội đồng quản trị quỹ đầu tư Blackhourse (Singapore).


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo vnexpress)

Bia tự chế ở Trung Quốc sôi sùng sục

Trong căn phòng chật chội ở một phố nhỏ của Bắc Kinh, thợ nấu bia tự học Carl Setzer sử dụng những hạt tiêu khô Tứ Xuyên cay xè, lá trà ô long và vỏ quế để sáng tạo ra những hương vị bia hợp với khẩu vị người Trung Quốc.

Một cô
Một cô gái đang rót bia vào cốc lớn để bán cho khách tại quán Great Leap Brewing. Ảnh: AFP
Người đàn ông Mỹ có thân hình lực lưỡng là ông chủ của Great Leap Brewing, một trong những "nhà máy bia siêu nhỏ" nhưng ngày một đông đảo về số lượng tại Trung Quốc. Những xưởng sản xuất này hy vọng thu hút được nhiều khách hàng tại thị trường bia lớn nhất thế giới bằng các loại bia tự chế.
Người Trung Quốc bỏ tiền ra mua hơn 40 tỷ lít bia mỗi năm, nhưng phần lớn trong số này là để chi cho những loại bia nội có giá rẻ, thường chỉ vào khoảng 50 xu mỗi chai.
Bia Tuyết (Snow beer), được pha chế bởi SABMiller và đối tác Trung Quốc là China Resources Enterprise, là loại bia bán chạy nhất tại đất nước 1,3 tỷ dân. Xếp thứ hai là bia Thanh Đảo, được sản xuất bởi một trong những nhà máy bia lâu đời và nổi tiếng nhất tại Trung Quốc.
Nhưng điều đó không có nghĩa chẳng còn miếng bánh thị trường bia nào cho những nhà máy bia siêu nhỏ. Setzer và nhiều người làm nghề ủ bia tại các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải hy vọng thu hút được tầng lớp trung lưu ngày một lớn ở Trung Quốc. Đây là những người thích vị bia nước ngoài và có thể trả số tiền tương đương với 15 cốc bia nội để đổi lấy một cốc bia mang hương vị ngoại nhập.
"Có khoảng 50 tới 60 triệu người thường uống bia tại đất nước này. Hãy nhắm tới 10% của con số đó và xem liệu chúng ta có thể tạo ra một thị trường hướng tới những người muốn điều gì đó tốt hơn một chút, khác biệt một chút", Setzer nói.
Setzer quảng cáo rằng bia của anh có "hương vị" và "cái hồn" không giống với các loại bia nội của Trung Quốc. Anh chàng người Mỹ làm ra khoảng 800 lít bia mỗi tuần dành cho hàng trăm "ẩm khách" nước ngoài và Trung Quốc, những người dừng chân tại khoảng sân nhỏ theo kiểu truyền thống để uống một cốc bia.
Khoảng sân nhỏ của quán Great Leap Brewing luôn chật kín khách tới uống bia. Ảnh: AFP
Khoảng sân nhỏ của quán Great Leap Brewing luôn chật kín khách tới uống bia. Ảnh: AFP
Ho Punyu, 34 tuổi, là một khách hàng thường xuyên của Great Leap Brewing sau khi được những người bạn ngoại quốc giới thiệu tới đây khoảng một năm trước. "Bia Thanh Đảo hay bia Yến Kinh có vị như nước vậy", Ho, một nhà tư vấn đầu tư tại Bắc Kinh nói với AFP. "Tôi xem xét mọi thứ theo quan điểm giá trị. Hương vị phải ngon còn giá cả thì phải chăng."
Tại quán Boxing Cat Brewery ở Thượng Hải, nơi mỗi panh bia nhạt (khoảng 0,58 lít) có giá 45 tệ (khoảng 7 USD). Gần một nửa khách uống bia ở đây là người Trung Quốc. Ông Michael Jordan, chủ quán Boxing Cat Brewery, cho rằng đó là minh chứng cho sự tồn tại của một thị trường dành cho "loại bia đỉnh cao" ở Trung Quốc.
"Công việc kinh doanh ở đây vẫn còn sơ khai vì thế còn rất nhiều cơ hội", Jordan, người bán 2.000 lít bia mỗi tuần, nói. "Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức vì văn hóa Trung Quốc không quen với các loại bia làm thủ công vốn được cho là có nhiều loại hương vị phức tạp hơn thông thường."
Lượng tiêu thụ bia ở Trung Quốc tăng mạnh trong những năm qua, lên tới con số 40 tỷ lít mỗi năm so với chỉ 1,5 tỷ lít vào năm 1961. Tuy nhiên, nếu tính theo đầu người, Trung Quốc vẫn còn kém xa các quốc gia ở châu Âu về khoản uống bia. Mỗi người Trung Quốc trung bình uống 24 lít bia mỗi năm, tức là ít hơn rất nhiều so với hơn 160 lít của người Ireland và Cộng hòa Séc.
Người Trung Quốc đã chế biến bia từ hàng nghìn năm nay, nhưng lại nổi tiếng nhiều hơn với loại rượu trắng trứ danh, được chưng cất từ cao lương và gạo. Với tốc độ khoảng 5-10 %/năm, tăng trưởng của thị trường bia tại Trung Quốc chậm hơn nhiều so với tăng trưởng ở thị trường rượu, thứ đồ uống là lựa chọn của những người muốn gây ấn tượng mạnh với người khác.
"Chúng tôi hy vọng lượng tiêu thụ rượu vang đỏ sẽ tăng khoảng 20 tới 30 % mỗi năm trong ít nhất là 5 năm tới. Đây là một trong những mảng thị trường béo bở nhất vào lúc này", Shaun Rein, giám đốc điều hành của Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc tại Thượng Hải, nói.
Thực đơn bia trong quán Great Leap Brewing. Ảnh: AFP
Thực đơn bia trong quán Great Leap Brewing. Ảnh: AFP
Nhưng những tay thợ làm bia tự học không vì thế mà nao núng bởi một đất nước 1,3 tỷ dân như Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho tất cả mọi người. Setzer thường xuyên thử nghiệm các loại nguyên liệu địa phương, để tạo ra những hương vị bia mới nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng. Cho tới nay, những sáng tạo thành công nhất của anh chàng người Mỹ là bia Iron Buddha Blonde được chế biến cùng với trà ô long, hay Honey Ma Gold làm từ hạt tiêu khô Tứ Xuyên cay xè và mật.
"Honey Ma Gold là kết quả của 33 lần thử nghiệm", Setzer vừa nói vừa nhấp một panh bia. "Bạn càng làm một thứ gì nhiều, bạn sẽ càng muốn phát điên vì nó."
Các nhà phân tích cho rằng thành công của các nhà sản xuất bia siêu nhỏ tại Thượng Hải và Bắc Kinh có được là nhờ những người ngoại quốc xa quê sống tại Trung Quốc, và cả những người Trung Quốc sống ở nước ngoài hoặc làm việc với những người phương Tây. Các loại bia tự chế đã đáp ứng được nhu cầu của họ, điều khó có thể xảy ra tại những khu vực bên ngoài các thành phố lớn.
Hầu hết các loại bia ở Trung Quốc được bán trong những chai lớn tại các nhà hàng. Đó đều là các thương hiệu bia lớn. "Tôi không nghĩ rằng các nhà sản xuất bia mini có thể giành được sự nổi tiếng rộng rãi, vì luôn có một sự khác biệt trong gu thưởng thức, cũng như khác biệt trong quan điểm về giá và khái niệm thế nào là bia", ông Rein giải thích. "Những người Trung Quốc điển hình thích các loại bia nhiều nước, nó mang lại vị nhẹ hơn nhiều."
Sam Mulligan, giám đốc nghiên cứu thị trường của tập đoàn DDMA tại Thượng Hải, cũng đồng ý với nhận định trên. "Bia ở Trung Quốc được coi là một đồ uống dành cho người lớn nhiều hơn là một loại đồ uống trang trọng", Mulligan nói. "Bạn có thể thấy người ta uống bia vào bữa sáng."
Nhưng như Setzer nói, anh và những người làm bia tự chế chỉ cần nhắm vào 10% số người uống bia tại Trung Quốc. Những quán bia như quán của Setzer vẫn đông kín khách mỗi ngày, và đó là minh chứng cho việc 'đặc sản' bia tự chế đang dần có chỗ đứng tại Trung Quốc

SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo vnexpress)

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Mỹ mạnh nhờ giáo dục gắn với thực tế và khai sáng

(TuanVietNam) - Một hệ thống giáo dục thực sự dân chủ và khai sáng mới đào tạo ra các thế hệ công dân tốt và hình thành các thế hệ lãnh đạo tài năng tiếp nối.

Hệ thống giáo dục gắn với thực tế và khai sáng là trụ cột thứ ba


Vĩ nhân tiêu biểu và là lãnh tụ đóng góp lớn nhất cho quan điểm này chính là Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 và tác giả Tuyên ngôn Độc lập. Jefferson cho rằng việc có bản hiến pháp tốt là chưa đủ, việc có các nhà người lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn… cũng chưa đủ đảm bảo cho một quốc gia bền vững và thịnh vượng. Bởi khi thế hệ lãnh đạo đó mất đi, nếu không có thế hệ lãnh đạo tài năng mới thì thể chế đó cũng sớm lụi tàn. Vì thế, ông cho rằng cần nhiều thế hệ lãnh đạo tài năng, kế tục, nối tiếp nhau, như một ngôi nhà cần phải được xây dựng bằng nhiều lớp gạch… Và xa hơn, cần một dân tộc được khai sáng, cần những thế hệ công dân có giáo dục...

Thomas Jefferson

Quan điểm của Thomas Jeffferson đặc biệt hấp dẫn và có tầm nhìn rất xa. Trong lịch sử Việt Nam và thế giới, chúng ta cũng thường chứng kiến rất nhiều triều đại, nhiều quốc gia được sáng lập bởi các vị vua anh minh nhưng rồi lại tàn lụi khi không còn người lãnh đạo giỏi tiếp nối. Vì thế, điều then chốt là phải tạo dựng một nền giáo dục thực sự khai sáng. Cần một thế hệ công dân tốt, được khai sáng…để từ chính họ nảy sinh những nhà lãnh đạo tài năng mới…để họ có thể lựa chọn được nhà lãnh đạo tốt… mạnh dạn, dám nói, dám làm.

Và Jeffferson đã làm gì? Ông đã cho xây dựng Trường Đại học Virginia, cải cách hệ thống giáo dục, nỗ lực phát triển hệ thống thư viện rộng khắp. Ông đã tặng toàn bộ thư viện 6000 cuốn sách hay nhất, hữu ích nhất của mình cho thư viện Quốc hội Mỹ và lan tỏa ý tưởng phát triển một hệ thống thư viện khắp cả nước. Trường đại học Virginia đi đầu trong việc cải cách chương trình giáo dục…

Một câu hỏi luôn đặt ra trong tâm trí Jefferson, đó là liệu nhà nước cộng hoà Mỹ vừa được thiết lập sẽ duy trì sự tồn tại và phát triển như thế nào? Ông thuộc thế hệ đã làm nên cuộc Cách mạng Mỹ và là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước có nhiệm vụ thiết lập chính quyền trên nền tảng mới; nhưng chính ông lại nghi ngờ rằng những thể chế chính quyền dù được thiết lập hoàn hảo cũng không đủ bảo đảm tự do, độc lập và thịnh vượng lâu dài trên đất nước Mỹ, bởi ông tin rằng phải chính những người dân được học hành, có kiến thức mới bảo vệ được quyền lợi và sự tự do của mình.

Jefferson viết "Giáo dục làm người ta ý thức được cội nguồn dân tộc, biến đổi những thói xấu cố hữu thành những đức tính tốt đẹp, có lòng nhân ái. Không phải ai khác mà chính từng thế hệ, kế thừa kiến thức của những người đi trước, bổ sung vào đó những điều mới mẻ, không ngừng nâng cao kiến thức và thịnh vượng cho nhân loại…" Jefferson tin rằng giáo dục và quyền công dân là không thể tách rời và khẳng định những điểm mấu chốt nhất về vấn đề này là: (1) dân chủ không thể tồn tại lâu dài nếu không có sự khai sáng (dân trí, kiến thức); và (2) dân chủ không thể được thi hành đúng đắn nếu không có những viên chức chính quyền khôn ngoan và trung thực. Ông viết: "Không bao giờ và sẽ không bao giờ một quốc gia ngu dốt lại giành được sự tự do”.

Với ông, sự ngu dốt và sự dân chủ, thịnh vượng của quốc gia không bao giờ cùng tồn tại, cái này sẽ phá hỏng cái kia hoặc ngược lại. Một chính quyền chuyên chế sẽ kìm kẹp và cướp đi quyền tự do của dân chúng nếu họ ngu dốt. 
Với ông, giáo dục phổ thông rất quan trọng và là sự bổ sung cần thiết cho một chính quyền tự do vì "Mọi chính quyền đều sẽ thoái hoá và suy đồi nếu chỉ dựa vào tầng lớp cai trị. Bản thân dân chúng mới là bức tường thành duy nhất bảo vệ nền dân chủ và đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhưng để xã hội được an toàn thì trí tuệ và kiến thức của họ phải được cải thiện đến một mức độ nào đó, vì những người bỏ phiếu cần phải được chuẩn bị sao cho anh ta có thể trình bày được ý kiến của mình một cách đúng đắn bằng chính lá phiếu".

Ông tin rằng giáo dục tiểu học quan trọng hơn nhiều so với giáo dục bậc đại học, "bởi điều đó sẽ đảm bảo một xã hội an toàn hơn khi toàn bộ dân chúng có được trình độ học vấn một cách tương đối hơn là nếu chỉ một ít có trình độ rất cao nhưng đa số lại dốt nát như ở Châu Âu" vì bằng việc biết đọc, biết viết, mọi người dân đều trở thành những “người bỏ phiếu” có chất lượng, được thông tin đầy đủ và hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Thậm chí, Jefferson cho rằng cần phải tước quyền bầu cử của những công dân lười biếng, không chịu tiếp cận nền giáo dục do chính quyền tạo ra. Nâng cao dân trí của nhân dân nói chung sẽ xoá bỏ sự chuyên chế và áp bức về vật chất lẫn tinh thần, như thể những ý tưởng đen tối lộ rõ trước buổi bình minh.

Để thực hiện tư tưởng của mình, ngay từ khi cuộc Cách mạng Mỹ nổ ra, Thomas Jefferson đã muốn cải cách trường William & Mary, nơi ông học trước đây. Ông muốn biến cơ sở giáo dục buồn tẻ và yếu kém này thành một “vườn ươm” nuôi dưỡng các thế hệ mới sôi nổi, nhiệt thành và gắn bó với mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp. Với ông, chỉ thông qua khoa học các kiến thức mới mẻ sẽ được phát hiện và việc áp dụng các kiến thức này sẽ dẫn tới sự tự trị và sự khai sáng của loài người. Ông cho rằng tài năng có thể phân bố ngẫu nhiên trong toàn xã hội bất kể giàu nghèo, địa vị, tầng lớp nhưng năng lực thực sự chỉ xuất hiện khi được giáo dục cẩn thận.

Là Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ (1801-1808), cảm thấy bổn phận phải cống hiến và xây dựng đất nước, Jefferson đã đệ trình Quốc hội một điều khoản sửa đổi Hiến pháp nhằm buộc chính quyền phải có trách nhiệm đối với giáo dục. Trong bức Thông điệp Liên bang ngày 2/12/1806, ông viết "Giáo dục cần phải được coi là mối ưu tiên của toàn xã hội… Tôi nghĩ rằng đạo luật quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta chính là qui định bắt buộc phổ biến kiến thức cho mọi người dân. Không nền tảng nào đảm bảo tự do và hạnh phúc của dân chúng bằng nền tảng giáo dục". Chính phủ phải có trách nhiệm, chính xác hơn là bổn phận thiêng liêng hỗ trợ giáo dục. 

Ông cũng đề xuất cải cách hệ thống giáo dục toàn diện trên khắp tiểu bang Virginia. Từ năm 1814, Jefferson đã vận động thành lập một trường đại học thật sự đầu tiên của nước Mỹ, đó chính là trường Đại học Tổng hợp Virginia. Với ông, trường đại học này không chỉ đào tạo ra các giáo sư và các nhà khoa học mà còn phải tạo ra các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Ông muốn thiết lập một hệ thống để đảm bảo rằng những tài năng sẽ có cơ hội thể hiện và được xã hội phát hiện… Và giáo dục phổ thông là yếu tố sàng lọc cần thiết loại bỏ những thứ vô giá trị của tầng lớp đặc quyền, thúc đẩy giới tinh hoa của đất nước nổi lên. Trong suốt 6 năm làm Hiệu trưởng của trường, Jefferson hoàn toàn dành mọi công sức để xây dựng nên "trường Đại học thật sự đầu tiên của nước Mỹ". Ông vận động quyên góp tiền, phác thảo bản vẽ kiến trúc trường, thuê người xây dựng, cẩn thận chọn lựa đội ngũ giáo viên, phát triển chương trình dạy học, đề ra nội qui của trường và nhiều cải tiến khác: thiết lập các môn học không bắt buộc, cắt bỏ sự ràng buộc giữa nhà trường và nhà thờ, chuyển chương trình học kinh điển sang các môn khoa học thực tiễn, nới lỏng kỷ luật của trường, phát triển các ngành mới. Ông muốn tạo ra một môi trường tự do và tiến bộ cho các giáo sư và sinh viên cùng nhau nghiên cứu và tìm tòi kiến thức.

Việc chọn lựa các môn học của ông cũng được cân nhắc kỹ càng. Ông cho rằng, để tạo ra những con người yêu nước tất yếu việc giáo dục phải bao gồm lịch sử và luật pháp vì theo ông trong khi khoa học là "mũi giáo", là công cụ phát hiện thế giới bên ngoài thì lịch sử là "tấm áo giáp" chống lại sự chuyên chế, đồng thời sẽ mang lại cho con người tầm nhìn xa, trông rộng và sự điềm tĩnh, phát hiện mọi tham vọng xấu xa. Việc hiểu biết lịch sử sẽ là rất cần thiết để duy trì nền cộng hoà còn việc học luật pháp là nhằm xây dựng trật tự cho các hoạt động của xã hội. Không chỉ dừng lại đấy, Jefferson còn thành công trong việc truyền tải tư tưởng về một nền giáo dục tự do và rộng khắp vào Thư viện Quốc hội Mỹ, biến nơi đây thành một nơi lưu trữ và bảo tồn lớn nhất mọi dạng tri thức của nhân loại và dễ tiếp cận cho mọi người dân…

Nhân vật tiêu biểu Thomas Jefferson
Thomas Jefferson (1743–1826) là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ–Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Ông sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell, bang Virginia, lúc đó còn là vùng biên giới hoang vu, trong một gia đình kĩ sư gốc Anh. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, rồi sau đó vào trường Đại học William & Mary (1760–1762). Năm 23 tuổi, ông trở thành luật sư. Bảy năm sau, ông thôi hành nghề với một tài sản kha khá và với mối ác cảm sâu sắc về giới luật sư, rồi sống cuộc sống của một nhà quý tộc nông thôn độc lập.
Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có mang dòng chữ: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Virginia".
T/g: Nguyễn Cảnh Bình

 SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vietnamnet)