1.TÁC GIẢ: Edward de Bono
2.NỘI DUNG:
Phương thức tư duy “Sáu chiếc mũ” – 6c – được xem là sự thay đổi quan trọng nhất về mặt nhận thức của con người trong vòng 2 – 3 thế kỷ gần đây.
Điều này tưởng chừng khó tin nhưng những minh chứng đưa ra lại đầy sức thuyết phục.
Qua 14 năm, kể từ khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên, số lượng người tìm đọc và làm theo ngày càng tăng.
Dưới đây là một số dẫn chứng cụ thể:
Đội dự án đa quốc gia của tập đoàn hàng đầu (ABB) từng mất 30 ngày hội họp để đưa ra một quyết định, sau khi họ áp dụng lối tư duy đồng thuận, thời gian rút xuống chỉ còn hai ngày.
Một nghiên cứu viên làm việc tại phòng thí nghiệm hàng đầu của tập đoàn IBM đã nói với tôi rằng phương thức tư duy 6C đã rút ngắn được ¾ thời gian của những buổi thảo luận.
Một tập đoàn khác, tập đoàn Statoil của Na Uy gặp phải vấn đề về một thiết bị khoan dầu, tốn tới vài trăm nghìn đô la mỗi ngày. Khi Jens Arup, một chuyên viên về phương thức tư duy 6C, giới thiệu với họ phương thức tư duy, vấn đề được giải quyết chỉ trong 12 phút và khoản chỉ một trăm nghìn đô la mỗi ngày giảm xuống bằng 0!
Cũng có những minh chứng tương tự trong ngành toà án.
Một ban bồi thẩm áp dụng phương thức tư duy 6C, họ chỉ mất 15 phút để đưa ra một quyết định, trong khi đó, với lối tư duy thông thường, đồng nghiệp của họ đã phaỉ mất 3 giờ đồng hồ.
Người ta đã tiến hành một cuộc trắc nghiệm nhỏ đối với ba công chức cao cấp, áp dụng phương thức tư duy 6C, tốc độ tư duy của họ tăng 493%!
Những điển hình vừa nêu chứng tỏ sự thay đổi lớn lao. Mọi người chúng ta đều rất hạnh phúc khi tăng năng suất lên 5-10%. Với 6C, con số này là 500% và hơn nữa. Đó thực sự là một cuộc cách mạng.
Phương thức tư duy 6C được áp dụng trên toàn thế giới
Ngày nay, phương thức tư duy 6c đã được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Khi bắt đầu xây dựng phương thức tư duy này, tôi hoàn toàn không tính đến việc mất bao nhiêu thời gian để mọi người chấp nhận và ứng dụng nó.
Với ưu điểm là đơn giản, thực tế và hiệu quả, nó ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Năm trước, cùng lúc tôi nhận được hai lá thư. Lá thư đầu là của ngài trưởng phòng nghiên cứu thuộc tập đoàn viễn thông Đức Siemen. Siemen là một trong những tập đoàn lớn nhất châu Âu với lợi nhuận hàng năm trên 60 tỷ đo la và đội ngũ hơn 400.000 nhân viên. Trong số đó, có tới 37 chỉ dẫn viên 6C. Và ở mỗi phòng ban, họ đều lập ra “Bộ phận đổi mới” lấy phương thức tư duy 6C làm kim chỉ nam. Trong lá thư ông đã bày tỏ rằng dựa vào phương thức tư duy này, ông đã thu được thành công lớn trong những cuộc họp quan trọng của ban lãnh đạo tập đoàn.
Lá thứ hai của tiến sỹ Simon, người nhận nhiệm vụ tới Campuchia trợ giúp những người Khơme khoan giếng lấy nước. Tiến sỹ Simon gặp phải khó khăn trong việc tập họp người dân tham gia vào nhiệm vụ ông được giao.
Với cuốn “Dạy trẻ cách tư duy” tôi đã viết, ông hướng dẫn người dân phương thức tư duy 6C. Kết quả là họ tỏ ra hào hứng học và nói với ông rằng nó còn quan trọng hơn cả việc khoan giếng lấy nước.
Trong một lần tôi lưu lại ở Wellington, Niu Dilân, ông hiệu trưởng trường Wellessley, một trong những trường hàng đầu ở Niu Dilân cho tôi hay rằng ông đã dạy phương thức tư duy 6C cho những trẻ lên năm.
Vài tháng sau đó, bà hiệu trưởng của trường Clayfield ở Brisbane đã nói với tôi rằng ở trường bà, phương pháp tư duy 6C đã được dạy cho những trẻ bốn tuổi.
Một tuần sau đó tôi cũng có buổi nói chuyện nhân buổi học của những nhân viên marketing của tập đoàn Microsoft ở Seattle và giới thiệu với họ phương thức tư duy 6C.
Những tổ chức hàng đầu thế giới như NASA, IBM, DUPONT, NTT (Nhật Bản), Shell, BP, Statoil (Na Uy), Marzotto (Ý) và tập đoàn chuyển phát liên bang cùng nhiều tập đoàn tên tuổi khác đều áp dụng phương thức tư duy 6C.
Những minh chứng vừa nêu trên chứng tỏ khả năng thích ứng tuyệt vời của phương thức tư duy 6C. Từ những doanh nhân hàng đầu đến những em bé chập chững đến trường đều có thể học phương thức tư duy này.
Phương thức tư duy 6 chiếc mũ.
Tư duy là một trong những khả năng cơ bản của con người. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ hài lòng với khả năng quan trọng bậc nhất đó, chúng ta luôn muốn có tám nhận thức hoàn thiện hơn.
Những người bằng lòng với kỹ năng tư duy của mình thường là những người tự mãn, luôn cho mình là phải.
Chúng ta có một tầm nhìn hạn chế, nhưng lại luôn cho mình là giỏi. Trong khi đó, có biết bao điều mà ta còn chưa biết.
Khó khăn lớn nhất mà chúng ta gặp phải trong việc tư duy là chúng ta xử lý vấn đề một cách lộn xộn và ôm đồm. Cùng một lúc, những luồng cảm xúc, những thông tin, những trật tự logic, kỳ vọng và sự sáng tạo làm chúng ta bối rối, giống như một diễn viên tung hứng với quá nhiều bóng.
Cuốn sách này chỉ ra một khái niệm rất giản đơn, giúp chúng ta có thể làm từng việc một.
Hãy xem xét vấn đề theo từng khía cạnh: tình cảm, trật tự logic, thông tin, sự sáng tạo… Khái niệm này chính là phương thức tư duy Sáu chiếc mũ. Khi bạn quyết định đội chiếc mũ nào lên đầu đó cũng chính là sắc thái tư duy mà bạn chọn.
Trong cuốn sách này, tôi đã miêu tả bản chất và kết quả của mỗi cách tư duy.
Phương thức tư duy 6C cho phép chúng ta điều khiển tư duy giống như nhạc trưởng điều khiển một giàn nhạc. Người nhạc trưởng, nếu muốn, có thể tạo nên một dàn đồng thanh. Tương tự như vậy, sẽ rất hữu ích nếu trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta có thể khiến mọi người chuyển từ lối tư duy cá nhân sang lối tư duy đồng thuận để xem xét vấn đề.
Những lưu ý khi đội chiếc mũ đen
Tôi viết những dòng chú thích đặc biệt này bởi có một vài người khi đọc cuốn sách này có thể hiểu sai về tư duy mũ đen, coi xấu chiếc mũ này.
Trái lại, kiểu tư duy mỹ đen là một trong những kiểu tư duy giá trị nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. Đội chiếc mũ đen đồng nghĩa với việc bạn cân nhắc cẩn trọng sự việc. Kiểu tư duy này chỉ ra những khó khăn, nguy hiểm và những hiểm họa tìm tàng của sự việc, giúp bạn tránh những nguy hiểm cho bản thân người khác và cho cả cộng đồng.
Nếu bạn tư duy theo kiểu chiếc mũ đen, bạn sẽ thấy được những hiểm họa
Như vậy, bước tiến của lối tư duy phương Tây chính là kiểu tư duy mỹ đen – kiểu tư duy phê phán và cẩn trọng. Nó giúp mỗi người tránh được kiểu tư duy sai lệch, trầm trọng hóa hoặc coi nhẹ vấn đề.
3.DOWNLOAD:
Click here
Link dự phòng
Pass: sachdoanhtri
Note: Đọc trước khi down
Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011
Nếu bạn là đàn ông
Nếu bạn là đàn ông, nếu bạn đã hai mươi, nhưng bạn chưa hai lăm tuổi, bạn buộc phải tìm được một thứ gì đó ngoài tình yêu, giúp đôi chân bạn đứng vững vàng trong cuộc đời này. Bạn phải bắt đầu nghĩ cách để kiếm ĐỦ và sống ĐƯỢC.
Tôi chưa từng bao giờ nghĩ bằng cấp là thứ quan trọng, thiên tài với danh nhân đâu phải từ lò luyện và trường lớp mà ra. Nhưng nếu bạn không học tới nơi tới chốn, thì dù có đi làm cửu vạn, ngay cả bao cát cũng sợ rằng chẳng biết cách mà vác.
Bạn buộc phải làm cho những suy nghĩ văn vẻ và cảm xúc màu mè thị dân của mình dần trở thành lối tư duy sáng sủa, rõ ràng và những ngôn từ giản tiện ngắn gọn. Bởi những thứ màu mè và bồng bột sẽ không thể tồn tại lâu. Bạn phải biết rằng, những sự thích thú khi khi đọc văn hay, nghe lời bay bướm mang lại sẽ chẳng mấy giá trị, trong khi thứ quan trọng nhất lại nằm ở trí tuệ, tinh thần, tâm hồn, nội dung, tư duy của bạn.
Là đàn ông, làm ơn đừng đọc văn của những nhà văn nữ cùng thời với bạn.
Là đàn ông, làm ơn đừng trách người khác, đừng nhỏ nhặt, làm ra vẻ đáng thương.
Làm ơn đừng nghĩ đến cái gì là viết về cái đó.
Và chớ tiếc rẻ đôi chút cảm động bé nhỏ, đôi chút thương xót nhỏ nhoi.
Bạn phải tin vào cái đẹp, tin vào hơi ấm, vào lòng tin con người, sự tự trọng của mỗi người, bạn hãy giữ gìn những phẩm chất xưa cũ này. Tôi không muốn bạn bốc đồng, vô vị, mù mờ, chà đạp chính mình và làm thương tổn người khác. Bạn không nên nhào nặn đời bạn thành một đống hỗn độn tổng hợp đủ thứ.
Khi bạn thay đổi con người bạn, hãy cố nâng niu những giá trị bản thân, cho dù bạn biết rõ, không phải ai cũng ưa những gì bạn đang có.
Làm ơn đừng chấp nhận thỏa hiệp với những con người đang ngụy trang là họ thức thời, cấp tiến. Họ chỉ là những kẻ vô công rồi nghề đang tìm cách biện minh cho sự thua kém của bản thân họ. Sự mạnh mẽ, bản lĩnh đàn ông nằm ở tận trong trái tim bạn, bạn có sức mạnh và vẻ đẹp từ trong tim, từ niềm tin mà dù thời gian và tuổi trẻ có trôi qua cũng không khuất phục được.
Bạn không có quyền ngồi trong cái tháp ngà của trường học, rồi bảo tôi yêu thế giới này tươi đẹp. Bạn phải nhìn thấy cái đen tối của thế giới, sự bẩn thỉu của cuộc đời, sự xấu xa của con người, sau đó mới nói rằng tôi vẫn yêu thế giới này, tôi vẫn yêu cuộc sống và tôi sống.
Tuổi trẻ ngắn ngủi thế, nhưng đừng sợ tuổi già.
Đôi khi, bạn có thể dừng lại nghỉ ngơi, nhưng đừng quỳ xuống.
Khi đi một con đường, bạn chớ ngoái đầu nhìn lại, hoặc tự hỏi, mình đang làm cái gì?
Khi đau và nhục, đàn ông có thể khóc và gào. Khóc đi, rồi rửa mặt, vỗ má mình, rồi áp má mình để trên gương mặt bạn có một nụ cười. Chứ bạn đừng dụi mắt hay lấy tay lau nước mắt. Bởi có thể sớm mai bạn sẽ mang một đôi mắt trũng và sưng vì khóc. Chớ để sớm mai ai cũng nhận ra bạn từng khóc.
Đàn ông hãy xác định cho mình một mục tiêu xa hơn và một lộ trình dài hơn. Hãy nhớ thỉnh thoảng ngửa đầu nhìn trời xanh, và lúc nhìn lên trời xanh hãy nhớ cúi xuống nhìn đất dưới chân mình.
Vào bất kỳ lúc nào, bất kỳ người nào hỏi bạn, bạn yêu mấy lần, đáp án của bạn phải luôn là Hai.
Một lần, cô ấy yêu tôi nhưng tôi không cảm xúc, một lần là tôi yêu cô ấy nhưng không được đáp lại. Hãy luôn nhớ rằng, tình yêu đẹp vẫn luôn đang đợi bạn ở lần yêu sau. Nên đừng luyến tiếc, đừng để một người đàn bà nào có cơ hội làm bạn bị tổn thương tới lần thứ hai.
Làm đàn ông, đừng giao du với văn nghệ sĩ hay bọn văn sĩ trẻ, cũng như đừng làm bạn với những kẻ bất đắc chí, thiếu tâm huyết với đời, cũng tuyệt đối không được bạn bè với những người đàn ông không có nghề nghiệp chính thức, kiêm quá nhiều nghề.
Cũng đừng yêu người phụ nữ nào hy sinh vì bạn. Khi có một cô nàng tự chà đạp bản thân nàng, tự hy sinh, tự chịu thiệt vì bạn, bạn chớ nên vì thế mà cảm động hoặc yêu kẻ lụy tình ấy. Bởi một người đàn ông nghiện hút trộm cắp đầy mình thân với bạn, có thể kẻ nghiện hút trộm cắp tiếp theo sẽ là chính bản thân bạn. Tình yêu cũng tương tự như vậy, khi một người phụ nữ vì yêu mà cầm dao cứa tay mình đau, có thể kẻ tiếp theo bị nàng cứa chính là bạn.
Không bao giờ đặt niềm tin vào một gã đàn ông chỉ định giao du với mình bạn chứ không cho bạn biết hắn đang chơi bời với những bạn bè nào khác.
Khi một cô nàng định gọi bạn là “anh yêu, baby, chồng yêu ơi”, bạn hãy bắt buộc cô nàng gọi bạn bằng tên bạn, bởi bạn là một người đàn ông, bạn không phải thú cưng của ai.
Khi một người đàn ông hoặc một người đàn bà tự nhiên không tới tìm bạn nữa, bạn hãy dứt khoát đừng gọi tới làm phiền họ.
Đừng tin những kẻ dùng tiểu xảo trong tình yêu. Và đừng ác miệng sau khi chia tay người tình. Nghe lời khuyên của người khác, nhưng đừng hối hận, bởi hối hận chưa từng mang lại cho đàn ông bất cứ thứ gì hay ho.
Đàn ông thì không xé ảnh, đốt thư, xé nhật ký, làm những việc mà chỉ diễn viên ba xu trên phim truyền hình mới làm. Bởi bạn tin vào tình yêu. Tin rằng trên đời vẫn còn những người đàn ông tốt và những người phụ nữ tốt đẹp, có thể họ cũng chưa kết hôn, họ cũng vẫn đang vượt trùng trùng biển người trong đời để tìm đến bạn. Nên đừng nói những câu đại loại như: “Thời này làm gì có đàn bà tử tế” hoặc “Làm gì có đàn ông tốt!”. Những câu như thế thường làm người ta hiểu rằng, bạn đã no xôi chán chè, hời hợt với vô số người, vơ đũa cả nắm và không hề sống nghiêm túc, chưa trưởng thành.
Hãy yêu tiền, yêu vật chất, dùng tiền để sống cho ra sống. Nhưng vẫn hiểu rằng những giá trị tinh thần cũng quan trọng biết bao. Và con người bạn, một người đàn ông đầy sức sống, háo hức sống vẫn luôn có giá trị và đẹp đẽ hơn những đồng hồ hàng hiệu, thời trang, phụ kiện sành điệu bạn đang mang. Nếu đã hơn hai mươi tuổi nhưng mỗi phút bạn sống, bạn vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ, thì những tiền bạc bạn có, đồ hiệu bạn mặc chỉ làm cho sự vô liêm sỉ của bạn nổi bật hơn mà thôi. Nên đồ hiệu không làm bạn có giá hơn. Bản thân người đàn ông không có giá trị bản thân, thì dù có bọc vàng, được bố mẹ nâng đỡ sự nghiệp chức này tước kia, cũng vẫn chỉ là một kẻ ăn bám bọc vàng. Một con lừa dù có đóng yên cương vàng khối cũng không thể trở thành tuấn mã.
Bạn còn trẻ, có thể chưa đủ tuổi để bắt đầu một sự nghiệp riêng, một tương lai huy hoàng. Nhưng bạn đã đủ tuổi thành niên, nên ít nhất, cũng không thể làm một cái gánh nặng đeo trên lưng bố mẹ, để bố mẹ mất hai mươi năm nuôi dạy, cái gánh nặng đã sống ký sinh trên lưng chỉ nặng thêm và nhiều đòi hỏi hơn.
Bạn đừng tưởng bạn trẻ, bạn làm một kiểu tóc có màu khác người, mặc một bộ quần áo dở nam dở nữ Unisex, rồi phun lên người một thứ mùi nước hoa, thì người khác sẽ tôn trọng bạn. Cái ngước nhìn của người khác không mang ý trầm trồ ngưỡng mộ, mà là cái nhìn khi đi ngang qua sở thú. Rất nhiều đàn ông khác chỉ bởi họ được giáo dục tốt nên họ sẽ không bày tỏ thái độ gì với bạn đâu, họ sẽ tôn trọng sự “cá tính” của bạn, nhưng không có nghĩa rằng, họ không nhận ra sự xấu xí của người đàn ông trước mặt.
Xin bạn đừng coi rẻ những người lao động nghèo. Đừng xấu hổ vì phải làm việc nặng nhọc. Đất không bẩn, mồ hôi không hôi hám. Xin hãy tôn trọng những người có thể không giàu bằng bạn, nhưng họ đang nuôi cả gia đình bằng đôi tay lương thiện và cần cù của họ. Bạn tôn trọng họ, bạn mới biết giá trị của bạn nằm ở đâu.
Làm đàn ông, hãy tha thứ, nhưng đừng quên. Và hãy khoan dung với cả thế giới cũng như với chính bản thân bạn. Để luôn tự nhủ rằng, ta là đàn ông, ta xứng đáng để có được những thứ tốt đẹp hơn.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Blog Ngọc Hiếu)
Doanh nhân nói về áp lực kinh doanh
Chia sẻ của các doanh nhân với VnEconomy về áp lực và cách vượt qua áp lực trong kinh doanh, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Muốn bơi, hãy dám nhảy xuống hồ
Ông Lê Tiến Trường, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
“Là doanh nhân, tôi nghĩ chưa thử nghiệm và rèn luyện thì không ai biết mình có chịu được áp lực hay không? Chịu được bao lâu? Áp lực trong kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu, nhiều khi nó lại còn là động lực cho đổi mới, và những sáng tạo của doanh nhân.
Cũng giống như tập bơi vậy, trước hết phải vượt qua nỗi ám ảnh sợ sặc nước, dám nhảy xuống hồ bơi đã, rồi lại cũng tập quen dần với việc sặc nước, uống nước bể bơi rồi mới có thể hy vọng biết bơi, biết bơi rồi nếu kiên trì luyện tập mới có thể bơi tốt được.
Vì thế theo tôi hãy bắt tay vào kinh doanh với các ý tưởng của mình đi đã, rồi chúng ta sẽ luyện tập dần với các áp lực của kinh doanh. Nếu không dám bắt đầu biết đâu chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội trở thành một doanh nhân tài ba, và tự tay xây dựng cơ nghiệp cho mình.
Tôi nghĩ, doanh nhân hiện đại trước hết cần có một nền tảng kiến thức văn hoá, xã hội phong phú, vận dụng hài hoà cả yếu tố truyền thống và hiện đại trong công việc. Có ước vọng kinh doanh, ước vọng đó có cho cá nhân và gia đình, nhưng trên hết là vì sự phát triển của cộng đồng. Sau đó là cần có kỹ năng nhân sự tốt, biết sử dụng con người. Và cuối cùng là có một hậu phương vững vàng, chia sẽ và giúp doanh nhân cân bằng khi có khó khăn”.
Áp lực hay không là do suy nghĩ của mình
Bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB)
"Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, áp lực cạnh tranh trong kinh doanh cũng ngày một gia tăng. Ngân hàng Quân đội nơi tôi công tác luôn cố gắng đảm bảo lợi ích cao nhất cho các khách hàng, để các cổ đông, đối tác và khách hàng có thể xem MB là điểm tựa vững vàng, tin cậy. Trong 3 năm trở lại đây, tỉ lệ gia tăng lợi nhuận của MB luôn đạt trên 70% mỗi năm. Mới đây nhất, theo công bố của một trong ba tổ chức đánh giá tài chính, tín dụng hàng đầu thế giới là Moodys, MB đang xếp hạng thứ 8 trong số các ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 5 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tuy vậy, tôi cũng nhận thấy, áp lực và khó khăn trong công việc cũng là những trải nghiệm thú vị. Nó giúp người lãnh đạo phải tìm cách học hỏi, đủ bản lĩnh để vượt qua; sẽ vững vàng hơn, tự tin hơn và thêm nhiều kinh nghiệm quý giá.
Hơn nữa, tôi luôn tâm niệm một điều “bớt áp lực để tăng hiệu quả”. Nhiều khi, áp lực hay không là do suy nghĩ và nhìn nhận của cá nhân mỗi người. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ áp lực sẽ là sức mạnh chứ không phải là rào cản để đạt được mục tiêu cá nhân trong công việc.
Có một quy luật bất biến trong kinh doanh đó là chữ tín. Là nữ doanh nhân nhưng tôi luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Nói như vậy, tôi không giấu diếm rằng có những lúc, tôi thấy hết sức mệt mỏi và chịu nhiều áp lực. Nhưng tôi tin nếu những ai đã làm kinh doanh sẽ hiểu rằng cần phải có thái độ và nhìn nhận tích cực để giải quyết mọi vấn đề. Tôi tin vào khả năng của bản thân, tôi có niềm tin ở gia đình và bạn bè, người thân. Đó cũng là động lực giúp tôi luôn cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.
Với nhiều phụ nữ, thành công là được sống hạnh phúc bên gia đình, có những người chỉ cần ổn định công việc, cân đối giữa việc kiếm tiền và chăm lo cuộc sống gia đình. Với nữ doanh nhân, tiêu chí thành công là khá cao. Họ cũng là những người phụ nữ, họ cũng mong muốn giữ được gia đình êm ấm nhưng lại phải dành khá nhiều thời gian để đảm bảo chất lượng công việc, và nhiều khi để có một thành công trọn vẹn, sự hy sinh lại xuất phát từ phía những người làm chồng.
Là một phụ nữ, một đức tính không thể thiếu đó là sự dịu dàng. Đây là yếu tố để giữ gìn hạnh phúc gia đình đồng thời là vũ khí sắc bén trên thương trường. Sự dịu dàng của người phụ nữ đôi khi dung hòa được những căng thẳng và bất đồng trong công việc, đưa đến những thỏa hiệp nhất định có lợi nhất cho các bên.".
Muốn tròn cả thì không thể làm gì được
Ông Tô Nhật, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn AVINAA
“Làm kinh doanh vừa là nghề, vừa là nghiệp và phải có duyên cơ của người làm chủ mới làm được kinh doanh. Khi đã chọn lựa làm chủ doanh nghiệp thì phải có bản lĩnh, có chí và có tài của người làm chủ để chịu được các sức ép do kinh doanh tạo ra.
Muốn để thành công, muốn để trở thành khác biệt và trở thành một cái gì đó đáng kể thì không có nghề nào không có áp lực cao. Thành công càng cao thì áp lực càng lớn. Áp lực chính là điều kiện để thử chí, bản lĩnh và tài của con người.
Trong kinh doanh, người chủ doanh nghiệp phải giải quyết nhiều mối quan hệ cùng một lúc nên đương nhiên khi ấy tổng hòa cộng dồn lại làm cho các doanh nhân phải chịu áp lực rất lớn. Áp lực này nhiều khi lại do chính bản thân chủ doanh nghiệp đặt ra cho mình do khát vọng, do mục tiêu của bản thân đặt ra.
Áp lực hàng ngày trong kinh doanh do tổng hòa các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp tạo ra cũng rất nhiều. Ví dụ, với chúng tôi, hàng ngày phải giải quyết rất nhiều các công việc như lo huy động vốn cho các dự án tiếp tới, lo cân đối tiền ra tiền vào để hoạt động và phát triển, lo giữ chân được những cán bộ giỏi, lo làm sao để quản lý được đội ngũ cán bộ nhân viên cấp dưới không “đánh võng”, không gian lận; lo làm sao để đấu tranh được với các chiêu bài của đối thủ và đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường; hay lo để ép nhà cung cấp trong việc đạt được mục tiêu của mình; rồi lo tiếp đón hết đoàn kiểm tra này đến đoàn kiểm tra khác… Nói tóm lại có rất nhiều vấn đề phải lo và nhiều khi các mối lo này đến cùng một thời điểm và chủ doanh nghiệp sẽ phải căng mình ra mà giải quyết.
Cách đây khoảng 3 năm, khi đó chúng tôi mới có khoảng hơn 300 cán bộ công nhân viên, khi ấy tôi còn dành được nhiều thời gian đi chơi cùng các cháu và người thân trong gia đình. Hiện nay với 7 đơn vị thành viên và con số cán bộ nhân viên lên tới hơn 1.000 người, lại tiếp tục có nhiều dự án mới được mở ra nên tần suất gặp gỡ với đối tác, với khách hàng, rồi các cuộc họp điều hành cấp dưới nó trở nên dày kín. Chính điều này khiến cho thời gian cho gia đình, người thân và những bạn bè ít đi rất nhiều.
Tuy nhiên, vì đây là khát vọng, là nghiệp và sự đam mê của mình nên những người trong gia đình đều phải chia sẻ và cảm thông, vì họ yêu mình nên cũng rất ủng hộ mình. Còn bản thân những người làm chủ doanh nghiệp thì phải chấp nhận hy sinh, nhiều khi còn bị hiểu nhầm bởi những người thân yêu của mình, nhưng tôi tin rằng cùng với thời gian họ sẽ hiểu mình. Nếu một ai đó muốn tròn cả thì không thể làm gì được cả chứ đừng nói đến chuyện kinh doanh”.
Hãy tranh thủ cả 24 giờ trong ngày
Bà Huỳnh Thị Kim Phụng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát hành Trường Phát
“Thực tế rằng ở bất cứ thời kỳ nào, trong xã hội nào thì kinh doanh cũng đều chịu áp lực rất lớn. Bất cứ một nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp nào cũng chịu nhiều áp lực. Đó là phải làm sao đạt hiệu quả kinh doanh, làm sao đảm bảo cuộc sống cho các cộng sự của mình, làm sao đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đến tay khách hàng một cách hiệu quả, làm sao vận hành bộ máy hoạt động trơn tru, cả đến việc cải thiện và kết nối các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài…
Đứng trên phương diện là người quản lý một doanh nghiệp, mỗi sáng thức dậy, điều mà tôi luôn ý thức trong đầu là tôi đang có hàng trăm cộng sự và làm sao chăm lo tốt cho đời sống của họ … Đây chính là áp lực lớn nhất để thôi thúc tôi phải làm việc, phải luôn định hướng công ty của mình đi đúng quỹ đạo của nó, phải làm mới dịch vụ của mình, đảm bảo uy tín với khách hàng, luôn đồng hành cùng anh em để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất.
Bên cạnh đó, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi nhuận bằng mọi giá, mà phải đảm bảo đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, phải cân bằng trong cách ứng xử với đối tác, với các cộng sự của mình… Và tôi cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Khi xã hội càng phát triển, thì thị trường càng khắt khe thì áp lực trong kinh doanh càng lớn. Vì vậy, tôi đồng ý rằng nếu ai không chịu được áp lực đó thì đừng kinh doanh.
Mỗi người chúng ta đều được ban cho 24 giờ trong ngày, chúng ta sử dụng 24 giờ đó như thế nào? Đối với người làm kinh doanh thì thời gian là vàng, nên thời gian dành cho cuộc sống riêng tư của một doanh nhân thường nhường chỗ cho công việc.
Là một doanh nhân nên tôi thấu hiểu rằng những doanh nhân như tôi thường không sống cho riêng bản thân, không có nhiều thời gian để chăm sóc cho mình, không được sống quá nhiều bằng cảm xúc… Những lúc căng thẳng vì công việc, tự mình phải điều tiết cảm xúc, luôn tranh thủ từng khoảnh khắc thời gian có được để chăm sóc cho gia đình và gắn kết tình cảm với những người thân.
Với tôi, để cân bằng cuộc sống chỉ có một cách duy nhất là tiết kiệm thời gian bằng cách sắp xếp công việc khoa học và tranh thủ những khoảnh khắc được sống trong không khí ấm cúng của gia đình mình”.
Yếu tố gia đình mang tính quyết định
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Lao động của doanh nhân là loại lao động phức tạp, vừa phải có tri thức, năng lực, vừa phải có kinh nghiệm, đồng thời phải có quyết sách đúng lúc mới mang lại hiệu quả cao. Khi đã dấn thân vào con đường kinh doanh rồi thì nam hay nữ đều phải có tố chất sáng tạo, mạo hiểm và óc phán đoán.
Muốn thành đạt, người ta phải có mục tiêu, lý tưởng, và dốc sức để đạt được điều đó. Tinh thần ham học hỏi giúp doanh nhân không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân. Học có thể bằng nhiều cách, ngoài chuyện học thuật, bạn có thể học từ thực tế công việc, từ các đồng sự, nhân viên của mình.
Để vượt qua áp lực trong kinh doanh, đối với nữ doanh nhân, yếu tố gia đình cũng mang tính quyết định, vì thành công của người phụ nữ trong sự nghiệp sẽ là vô nghĩa nếu không có một mái ấm chờ đợi mình sau những giờ làm việc.
Bên cạnh đó, là sự tận tâm, một tố chất rất quan trọng để thành công. Tận tâm trong công việc, tận tâm với con đường đã chọn, tận tâm với đồng nghiệp, với nhân viên… Sự tận tâm ấy không thể thiếu trong bất cứ bước đi nào của mỗi người doanh nhân.
Mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh, là lợi nhuận. Và để đạt được mục tiêu này, doanh nhân tất nhiên phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn, còn mâu thuẫn và đối kháng như thế nào thì nó tùy thuộc vào từng người, hoàn cảnh.
Riêng với tôi, để đạt được mục tiêu này, tôi cho rằng đối mặt với mâu thuẫn là để phát triển, để đổi mới. Tuy nhiên mâu thuẫn trong cuộc sống cá nhân, gia đình, và lợi ích của cộng đồng, của xã hội thì không tồn tại trong cuộc sống của tôi cũng như tại PNJ.
Bởi vì ngoài nỗ lực, tôi thấy mình may mắn khi sinh ra trong một gia đình không phải lo toan. Trong khi nhiều người đồng trang lứa phải bươn chải, vật lộn với cuộc sống cơm áo, tôi có thể dồn sức cho doanh nghiệp của mình. May mắn nữa là tôi được chồng (ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank - PV) trợ giúp. Chồng tôi vừa là người bạn học, bạn đời, vừa là người đóng vai trò quan trọng vào thành công của PNJ từ những ngày đầu thành lập đến nay. Ông ấy giúp tôi kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp lớn mạnh. Chồng và các con rất hiểu chuyện, thông cảm và ủng hộ công việc của tôi.
Ông Lê Tiến Trường, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
“Là doanh nhân, tôi nghĩ chưa thử nghiệm và rèn luyện thì không ai biết mình có chịu được áp lực hay không? Chịu được bao lâu? Áp lực trong kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu, nhiều khi nó lại còn là động lực cho đổi mới, và những sáng tạo của doanh nhân.
Cũng giống như tập bơi vậy, trước hết phải vượt qua nỗi ám ảnh sợ sặc nước, dám nhảy xuống hồ bơi đã, rồi lại cũng tập quen dần với việc sặc nước, uống nước bể bơi rồi mới có thể hy vọng biết bơi, biết bơi rồi nếu kiên trì luyện tập mới có thể bơi tốt được.
Vì thế theo tôi hãy bắt tay vào kinh doanh với các ý tưởng của mình đi đã, rồi chúng ta sẽ luyện tập dần với các áp lực của kinh doanh. Nếu không dám bắt đầu biết đâu chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội trở thành một doanh nhân tài ba, và tự tay xây dựng cơ nghiệp cho mình.
Tôi nghĩ, doanh nhân hiện đại trước hết cần có một nền tảng kiến thức văn hoá, xã hội phong phú, vận dụng hài hoà cả yếu tố truyền thống và hiện đại trong công việc. Có ước vọng kinh doanh, ước vọng đó có cho cá nhân và gia đình, nhưng trên hết là vì sự phát triển của cộng đồng. Sau đó là cần có kỹ năng nhân sự tốt, biết sử dụng con người. Và cuối cùng là có một hậu phương vững vàng, chia sẽ và giúp doanh nhân cân bằng khi có khó khăn”.
Áp lực hay không là do suy nghĩ của mình
Bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB)
"Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, áp lực cạnh tranh trong kinh doanh cũng ngày một gia tăng. Ngân hàng Quân đội nơi tôi công tác luôn cố gắng đảm bảo lợi ích cao nhất cho các khách hàng, để các cổ đông, đối tác và khách hàng có thể xem MB là điểm tựa vững vàng, tin cậy. Trong 3 năm trở lại đây, tỉ lệ gia tăng lợi nhuận của MB luôn đạt trên 70% mỗi năm. Mới đây nhất, theo công bố của một trong ba tổ chức đánh giá tài chính, tín dụng hàng đầu thế giới là Moodys, MB đang xếp hạng thứ 8 trong số các ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 5 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tuy vậy, tôi cũng nhận thấy, áp lực và khó khăn trong công việc cũng là những trải nghiệm thú vị. Nó giúp người lãnh đạo phải tìm cách học hỏi, đủ bản lĩnh để vượt qua; sẽ vững vàng hơn, tự tin hơn và thêm nhiều kinh nghiệm quý giá.
Hơn nữa, tôi luôn tâm niệm một điều “bớt áp lực để tăng hiệu quả”. Nhiều khi, áp lực hay không là do suy nghĩ và nhìn nhận của cá nhân mỗi người. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ áp lực sẽ là sức mạnh chứ không phải là rào cản để đạt được mục tiêu cá nhân trong công việc.
Có một quy luật bất biến trong kinh doanh đó là chữ tín. Là nữ doanh nhân nhưng tôi luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Nói như vậy, tôi không giấu diếm rằng có những lúc, tôi thấy hết sức mệt mỏi và chịu nhiều áp lực. Nhưng tôi tin nếu những ai đã làm kinh doanh sẽ hiểu rằng cần phải có thái độ và nhìn nhận tích cực để giải quyết mọi vấn đề. Tôi tin vào khả năng của bản thân, tôi có niềm tin ở gia đình và bạn bè, người thân. Đó cũng là động lực giúp tôi luôn cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.
Với nhiều phụ nữ, thành công là được sống hạnh phúc bên gia đình, có những người chỉ cần ổn định công việc, cân đối giữa việc kiếm tiền và chăm lo cuộc sống gia đình. Với nữ doanh nhân, tiêu chí thành công là khá cao. Họ cũng là những người phụ nữ, họ cũng mong muốn giữ được gia đình êm ấm nhưng lại phải dành khá nhiều thời gian để đảm bảo chất lượng công việc, và nhiều khi để có một thành công trọn vẹn, sự hy sinh lại xuất phát từ phía những người làm chồng.
Là một phụ nữ, một đức tính không thể thiếu đó là sự dịu dàng. Đây là yếu tố để giữ gìn hạnh phúc gia đình đồng thời là vũ khí sắc bén trên thương trường. Sự dịu dàng của người phụ nữ đôi khi dung hòa được những căng thẳng và bất đồng trong công việc, đưa đến những thỏa hiệp nhất định có lợi nhất cho các bên.".
Muốn tròn cả thì không thể làm gì được
Ông Tô Nhật, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn AVINAA
“Làm kinh doanh vừa là nghề, vừa là nghiệp và phải có duyên cơ của người làm chủ mới làm được kinh doanh. Khi đã chọn lựa làm chủ doanh nghiệp thì phải có bản lĩnh, có chí và có tài của người làm chủ để chịu được các sức ép do kinh doanh tạo ra.
Muốn để thành công, muốn để trở thành khác biệt và trở thành một cái gì đó đáng kể thì không có nghề nào không có áp lực cao. Thành công càng cao thì áp lực càng lớn. Áp lực chính là điều kiện để thử chí, bản lĩnh và tài của con người.
Trong kinh doanh, người chủ doanh nghiệp phải giải quyết nhiều mối quan hệ cùng một lúc nên đương nhiên khi ấy tổng hòa cộng dồn lại làm cho các doanh nhân phải chịu áp lực rất lớn. Áp lực này nhiều khi lại do chính bản thân chủ doanh nghiệp đặt ra cho mình do khát vọng, do mục tiêu của bản thân đặt ra.
Áp lực hàng ngày trong kinh doanh do tổng hòa các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp tạo ra cũng rất nhiều. Ví dụ, với chúng tôi, hàng ngày phải giải quyết rất nhiều các công việc như lo huy động vốn cho các dự án tiếp tới, lo cân đối tiền ra tiền vào để hoạt động và phát triển, lo giữ chân được những cán bộ giỏi, lo làm sao để quản lý được đội ngũ cán bộ nhân viên cấp dưới không “đánh võng”, không gian lận; lo làm sao để đấu tranh được với các chiêu bài của đối thủ và đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường; hay lo để ép nhà cung cấp trong việc đạt được mục tiêu của mình; rồi lo tiếp đón hết đoàn kiểm tra này đến đoàn kiểm tra khác… Nói tóm lại có rất nhiều vấn đề phải lo và nhiều khi các mối lo này đến cùng một thời điểm và chủ doanh nghiệp sẽ phải căng mình ra mà giải quyết.
Cách đây khoảng 3 năm, khi đó chúng tôi mới có khoảng hơn 300 cán bộ công nhân viên, khi ấy tôi còn dành được nhiều thời gian đi chơi cùng các cháu và người thân trong gia đình. Hiện nay với 7 đơn vị thành viên và con số cán bộ nhân viên lên tới hơn 1.000 người, lại tiếp tục có nhiều dự án mới được mở ra nên tần suất gặp gỡ với đối tác, với khách hàng, rồi các cuộc họp điều hành cấp dưới nó trở nên dày kín. Chính điều này khiến cho thời gian cho gia đình, người thân và những bạn bè ít đi rất nhiều.
Tuy nhiên, vì đây là khát vọng, là nghiệp và sự đam mê của mình nên những người trong gia đình đều phải chia sẻ và cảm thông, vì họ yêu mình nên cũng rất ủng hộ mình. Còn bản thân những người làm chủ doanh nghiệp thì phải chấp nhận hy sinh, nhiều khi còn bị hiểu nhầm bởi những người thân yêu của mình, nhưng tôi tin rằng cùng với thời gian họ sẽ hiểu mình. Nếu một ai đó muốn tròn cả thì không thể làm gì được cả chứ đừng nói đến chuyện kinh doanh”.
Hãy tranh thủ cả 24 giờ trong ngày
Bà Huỳnh Thị Kim Phụng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát hành Trường Phát
“Thực tế rằng ở bất cứ thời kỳ nào, trong xã hội nào thì kinh doanh cũng đều chịu áp lực rất lớn. Bất cứ một nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp nào cũng chịu nhiều áp lực. Đó là phải làm sao đạt hiệu quả kinh doanh, làm sao đảm bảo cuộc sống cho các cộng sự của mình, làm sao đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đến tay khách hàng một cách hiệu quả, làm sao vận hành bộ máy hoạt động trơn tru, cả đến việc cải thiện và kết nối các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài…
Đứng trên phương diện là người quản lý một doanh nghiệp, mỗi sáng thức dậy, điều mà tôi luôn ý thức trong đầu là tôi đang có hàng trăm cộng sự và làm sao chăm lo tốt cho đời sống của họ … Đây chính là áp lực lớn nhất để thôi thúc tôi phải làm việc, phải luôn định hướng công ty của mình đi đúng quỹ đạo của nó, phải làm mới dịch vụ của mình, đảm bảo uy tín với khách hàng, luôn đồng hành cùng anh em để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất.
Bên cạnh đó, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi nhuận bằng mọi giá, mà phải đảm bảo đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, phải cân bằng trong cách ứng xử với đối tác, với các cộng sự của mình… Và tôi cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Khi xã hội càng phát triển, thì thị trường càng khắt khe thì áp lực trong kinh doanh càng lớn. Vì vậy, tôi đồng ý rằng nếu ai không chịu được áp lực đó thì đừng kinh doanh.
Mỗi người chúng ta đều được ban cho 24 giờ trong ngày, chúng ta sử dụng 24 giờ đó như thế nào? Đối với người làm kinh doanh thì thời gian là vàng, nên thời gian dành cho cuộc sống riêng tư của một doanh nhân thường nhường chỗ cho công việc.
Là một doanh nhân nên tôi thấu hiểu rằng những doanh nhân như tôi thường không sống cho riêng bản thân, không có nhiều thời gian để chăm sóc cho mình, không được sống quá nhiều bằng cảm xúc… Những lúc căng thẳng vì công việc, tự mình phải điều tiết cảm xúc, luôn tranh thủ từng khoảnh khắc thời gian có được để chăm sóc cho gia đình và gắn kết tình cảm với những người thân.
Với tôi, để cân bằng cuộc sống chỉ có một cách duy nhất là tiết kiệm thời gian bằng cách sắp xếp công việc khoa học và tranh thủ những khoảnh khắc được sống trong không khí ấm cúng của gia đình mình”.
Yếu tố gia đình mang tính quyết định
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Lao động của doanh nhân là loại lao động phức tạp, vừa phải có tri thức, năng lực, vừa phải có kinh nghiệm, đồng thời phải có quyết sách đúng lúc mới mang lại hiệu quả cao. Khi đã dấn thân vào con đường kinh doanh rồi thì nam hay nữ đều phải có tố chất sáng tạo, mạo hiểm và óc phán đoán.
Muốn thành đạt, người ta phải có mục tiêu, lý tưởng, và dốc sức để đạt được điều đó. Tinh thần ham học hỏi giúp doanh nhân không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân. Học có thể bằng nhiều cách, ngoài chuyện học thuật, bạn có thể học từ thực tế công việc, từ các đồng sự, nhân viên của mình.
Để vượt qua áp lực trong kinh doanh, đối với nữ doanh nhân, yếu tố gia đình cũng mang tính quyết định, vì thành công của người phụ nữ trong sự nghiệp sẽ là vô nghĩa nếu không có một mái ấm chờ đợi mình sau những giờ làm việc.
Bên cạnh đó, là sự tận tâm, một tố chất rất quan trọng để thành công. Tận tâm trong công việc, tận tâm với con đường đã chọn, tận tâm với đồng nghiệp, với nhân viên… Sự tận tâm ấy không thể thiếu trong bất cứ bước đi nào của mỗi người doanh nhân.
Mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh, là lợi nhuận. Và để đạt được mục tiêu này, doanh nhân tất nhiên phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn, còn mâu thuẫn và đối kháng như thế nào thì nó tùy thuộc vào từng người, hoàn cảnh.
Riêng với tôi, để đạt được mục tiêu này, tôi cho rằng đối mặt với mâu thuẫn là để phát triển, để đổi mới. Tuy nhiên mâu thuẫn trong cuộc sống cá nhân, gia đình, và lợi ích của cộng đồng, của xã hội thì không tồn tại trong cuộc sống của tôi cũng như tại PNJ.
Bởi vì ngoài nỗ lực, tôi thấy mình may mắn khi sinh ra trong một gia đình không phải lo toan. Trong khi nhiều người đồng trang lứa phải bươn chải, vật lộn với cuộc sống cơm áo, tôi có thể dồn sức cho doanh nghiệp của mình. May mắn nữa là tôi được chồng (ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank - PV) trợ giúp. Chồng tôi vừa là người bạn học, bạn đời, vừa là người đóng vai trò quan trọng vào thành công của PNJ từ những ngày đầu thành lập đến nay. Ông ấy giúp tôi kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp lớn mạnh. Chồng và các con rất hiểu chuyện, thông cảm và ủng hộ công việc của tôi.
Sách DOANH TRÍ's Blog |
Con đường trở thành người giàu nhất nước Nhật của Masayoshi Son
Ông Masayoshi Son hiện đang đứng thứ 113 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới của Forbes năm 2011. Ông giàu nhất Nhật và được bình chọn là người có quyền lực lớn thứ 55 trên thế giới.
Năm nay công ty Internet và viễn thông SoftBank kỷ niệm 30 năm thành lập. Công ty của ông sở hữu một trong 3 mạng viễn thông không dây lớn nhất tại Nhật thông qua thâu tóm Vodafone Nhật vào năm 2006, đây cũng là công ty viễn thông duy nhất giành được quyền phân phối iPhone tại Nhật.
Hoạt động phân phối, kinh doanh điện thoại thông minh tại Nhật phát triển mạnh, tăng trưởng tới 34% trong năm qua.
Năm nay công ty Internet và viễn thông SoftBank kỷ niệm 30 năm thành lập. Công ty của ông sở hữu một trong 3 mạng viễn thông không dây lớn nhất tại Nhật thông qua thâu tóm Vodafone Nhật vào năm 2006, đây cũng là công ty viễn thông duy nhất giành được quyền phân phối iPhone tại Nhật.
Hoạt động phân phối, kinh doanh điện thoại thông minh tại Nhật phát triển mạnh, tăng trưởng tới 34% trong năm qua.
Công ty Softbank của ông hiện đang nắm cổ phần lớn tại Yahoo Nhật, website thương mại trực tuyến alibaba.com của Trung Quốc cũng như 40% cổ phần tại mạng xã hội Renren lớn nhất Trung Quốc.
Khởi đầu khó khăn
Masayoshi Son sinh ra ngày 11/08/1957 tại Tosu, tỉnh Saga của Nhật. Ông là một người Nhật gốc Triều Tiên.
Ông được coi như người giàu nhất Nhật tuy nhiên cũng bị cho là người mất nhiều tiền nhất trong lịch sử (ông mất khoảng 70 tỷ USD trong bong bóng dotcom năm 2000).
Là công dân thế hệ thứ 3 của người Hàn – Triều Tiên tại Nhật, người thanh niên trẻ đã không được coi là công dân Nhật cho đến khi gia đình ông lấy tên họ Yasumoto.
Gia đình của ông nhập cư trái phép đến thành phố Tosu của Nhật làm nghề kinh doanh gia súc và nhanh chóng phát đạt. Khi còn học tại Nhật, anh thường bị chế giễu vì gốc gác nhập cư lậu.
Anh Son theo đuổi sự đam mê trong kinh doanh với việc gặp gỡ chủ tịch của McDonald tại Nhật. Nghe theo lời khuyên của ông này, anh đã học tiếng Anh và môn khoa học máy tính.
Ở tuổi 16, anh Son chuyển đến bang California và hoàn thành bậc trung học, khi đó anh sống cùng với bạn bè và gia đình tại Nam San Francisco. Anh theo học đại học University of California tại Berkeley, ngành kinh tế và khoa học máy tính.
Từ cảm hứng về bức ảnh microchip mà anh nhìn thấy trên tạp chí của Mỹ, anh tin vào tương lai phát triển của microchip. Ở tuổi 19, anh đã tin rằng công nghệ máy tính sẽ mang đến cuộc cách mạng tiếp theo.
Với niềm tin rằng bất kỳ cái gì liên quan đến microchip đều mang lại một gia tài, anh Son quyết định mình phải tự đưa ra được ít nhất một ý tưởng kinh doanh mỗi ngày. Anh đã phát triển ra một thiết bị dịch thuật mà cuối cùng bán cho Sharp Electronics với giá 1 triệu USD.
Không ngừng cố gắng và thành công
Năm 1981, ông thành lập Softbank, ban đầu là công ty phân phối phần mềm nhưng sau đó đã trở thành công cụ để thâu tóm các công ty công nghệ thông tin Mỹ thâm nhập vào thị trường Nhật. Việc mua 40% cổ phần của Yahoo Nhật và một số công ty công nghệ khác minh chứng quan trọng cho việc này.
Văn phòng đầu tiên của Softbank chỉ có duy nhất 2 nhân viên và nằm trong khu phố nhỏ hẹp tại Tokyo. Ngay từ ban đầu, ông đã đặt mục tiêu đầy tham vọng: đứng số 1 tại Nhật về cung cấp phần mềm. 2 nhân viên nghĩ ông bị điên và lập tức xin nghỉ việc.
Những ngày ban đầu của Softbank không mấy suôn sẻ bởi các ngân hàng Nhật rất bảo thủ và không coi trọng doanh nghiệp tư nhân.
Ông mạnh dạn thuê khu vực triển lãm diện tích lớn nhất tại Hội chợ Hàng điện tử Gia dụng Tokyo để cho 12 công ty phân phối sản phẩm trưng bày miễn phí.
Cơ hội đến với ông khi Joshin Denki, công ty bán lẻ máy tính lớn nhất của Nhật, dành cho ông một hợp đồng. Ông đã thuyết phục hãng để Softbank phân phối độc quyền phần mềm.
Chỉ sau 1 năm hoạt động, doanh thu của Softbank tăng từ 10.000USD/tháng lên 2,3 triệu USD/tháng.
Năm 1995, ông thành lập Softbank Technology Ventures với tham vọng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty công nghệ cao tren thế giới.
Cuối thập niên 1990, ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới khi giá trị thị trường của Softbank lên tới 180 tỷ USD và ông nắm giữ 53% cổ phần.
Khi bong bóng dotcom xảy ra, ông mất tới 70 tỷ USD; 98% giá trị thị trường của Softbank bị thổi bay cùng với tài sản của ông. Tài sản của ông còn lại vỏn vẹn 1 tỷ USD vào năm 2003. Người ta nói ông sẽ phá sản.
Thị trường hồi phục, cổ phiếu của ông lại lên giá. Ông tấn công vào lĩnh vực điện thoại Internet với cam kết sẽ phục vụ người tiêu dùng điện thoại số xem tivi.
Với quan điểm không bao giờ bỏ cuộc, ông lại đưa Softbank lên vị trí hãng viễn thông lớn thứ 3 tại Nhật.
Khởi đầu khó khăn
Masayoshi Son sinh ra ngày 11/08/1957 tại Tosu, tỉnh Saga của Nhật. Ông là một người Nhật gốc Triều Tiên.
Ông được coi như người giàu nhất Nhật tuy nhiên cũng bị cho là người mất nhiều tiền nhất trong lịch sử (ông mất khoảng 70 tỷ USD trong bong bóng dotcom năm 2000).
Là công dân thế hệ thứ 3 của người Hàn – Triều Tiên tại Nhật, người thanh niên trẻ đã không được coi là công dân Nhật cho đến khi gia đình ông lấy tên họ Yasumoto.
Gia đình của ông nhập cư trái phép đến thành phố Tosu của Nhật làm nghề kinh doanh gia súc và nhanh chóng phát đạt. Khi còn học tại Nhật, anh thường bị chế giễu vì gốc gác nhập cư lậu.
Anh Son theo đuổi sự đam mê trong kinh doanh với việc gặp gỡ chủ tịch của McDonald tại Nhật. Nghe theo lời khuyên của ông này, anh đã học tiếng Anh và môn khoa học máy tính.
Ở tuổi 16, anh Son chuyển đến bang California và hoàn thành bậc trung học, khi đó anh sống cùng với bạn bè và gia đình tại Nam San Francisco. Anh theo học đại học University of California tại Berkeley, ngành kinh tế và khoa học máy tính.
Từ cảm hứng về bức ảnh microchip mà anh nhìn thấy trên tạp chí của Mỹ, anh tin vào tương lai phát triển của microchip. Ở tuổi 19, anh đã tin rằng công nghệ máy tính sẽ mang đến cuộc cách mạng tiếp theo.
Với niềm tin rằng bất kỳ cái gì liên quan đến microchip đều mang lại một gia tài, anh Son quyết định mình phải tự đưa ra được ít nhất một ý tưởng kinh doanh mỗi ngày. Anh đã phát triển ra một thiết bị dịch thuật mà cuối cùng bán cho Sharp Electronics với giá 1 triệu USD.
Không ngừng cố gắng và thành công
Năm 1981, ông thành lập Softbank, ban đầu là công ty phân phối phần mềm nhưng sau đó đã trở thành công cụ để thâu tóm các công ty công nghệ thông tin Mỹ thâm nhập vào thị trường Nhật. Việc mua 40% cổ phần của Yahoo Nhật và một số công ty công nghệ khác minh chứng quan trọng cho việc này.
Văn phòng đầu tiên của Softbank chỉ có duy nhất 2 nhân viên và nằm trong khu phố nhỏ hẹp tại Tokyo. Ngay từ ban đầu, ông đã đặt mục tiêu đầy tham vọng: đứng số 1 tại Nhật về cung cấp phần mềm. 2 nhân viên nghĩ ông bị điên và lập tức xin nghỉ việc.
Những ngày ban đầu của Softbank không mấy suôn sẻ bởi các ngân hàng Nhật rất bảo thủ và không coi trọng doanh nghiệp tư nhân.
Ông mạnh dạn thuê khu vực triển lãm diện tích lớn nhất tại Hội chợ Hàng điện tử Gia dụng Tokyo để cho 12 công ty phân phối sản phẩm trưng bày miễn phí.
Cơ hội đến với ông khi Joshin Denki, công ty bán lẻ máy tính lớn nhất của Nhật, dành cho ông một hợp đồng. Ông đã thuyết phục hãng để Softbank phân phối độc quyền phần mềm.
Chỉ sau 1 năm hoạt động, doanh thu của Softbank tăng từ 10.000USD/tháng lên 2,3 triệu USD/tháng.
Năm 1995, ông thành lập Softbank Technology Ventures với tham vọng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty công nghệ cao tren thế giới.
Cuối thập niên 1990, ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới khi giá trị thị trường của Softbank lên tới 180 tỷ USD và ông nắm giữ 53% cổ phần.
Khi bong bóng dotcom xảy ra, ông mất tới 70 tỷ USD; 98% giá trị thị trường của Softbank bị thổi bay cùng với tài sản của ông. Tài sản của ông còn lại vỏn vẹn 1 tỷ USD vào năm 2003. Người ta nói ông sẽ phá sản.
Thị trường hồi phục, cổ phiếu của ông lại lên giá. Ông tấn công vào lĩnh vực điện thoại Internet với cam kết sẽ phục vụ người tiêu dùng điện thoại số xem tivi.
Với quan điểm không bao giờ bỏ cuộc, ông lại đưa Softbank lên vị trí hãng viễn thông lớn thứ 3 tại Nhật.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Saga)
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011
Bí quyết của những người có tầm ảnh hưởng nhất năm 2010
Bí quyết thành công của những người đàn ông có tầm ảnh hưởng nhất năm 2010 tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện, đó là phá vỡ các nguyên tắc.
Hãy xem họ đã phá vỡ các nguyên tắc như thế nào và thành công ra sao:Mark Zuckerberg
Là người đồng sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg đã tạo ra một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên Internet. Trên cương vị CEO và chủ tịch của Facebook, Zuckerberg sẽ giúp công ty phát triển trong nhiều năm tới bằng sự sáng tạo của mình.
Phá vỡ nguyên tắc: Tất cả vì lợi nhuận
Sự phát triển và mức độ phổ biến vượt bậc của Facebook đã đặt ra câu hỏi liệu công ty có thể kiếm được bao nhiêu tiền hơn nữa. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Wired, Zuckerberg thừa nhận: “ Tôi nghĩ chúng tôi có thể kiếm nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã làm mọi việc một cách đơn giản, ví dụ như quảng cáo rất thưa thớt so với mục câu hỏi trên trang web. Chúng tôi có thể kiếm nhiều tiền hơn nhờ quảng cáo. Nhưng chúng tôi không làm như vậy. Chúng tôi chỉ kiếm đủ tiền. Ý tôi là chúng tôi tiếp tục hoạt động và phát triển ở mức độ mình muốn.”
Ngoài ra, Facebook còn từ chối những lời đề nghị đầu tư vốn, từ chối khoản lợi nhuận lớn hơn, mà thay vào đó tập trung vào phát triển thị trường.
Elon Musk
Elon Musk là một nhà doanh nghiệp người Nam Phi. Ông đã sáng lập ra trang X.com, sau đó đổi tên thành PayPal. Trong suốt quá trình phát triển của trang web, Elon luôn là cổ đông lớn nhất cho tới khi ông trở thành tỉ phú nhờ bán lại PayPal cho eBay.
Phá vỡ nguyên tắc: Phải bám vào những gì bạn biết
Sau khi thành công với một website về tài chính, nhiều người cho rằng phi vụ làm ăn tiếp theo của Musk sẽ liên quan tới tài chính hay ít nhất là dựa vào web. Tuy nhiên, thay vào đó, Musk hiện tại là CEO của 2 công ty và cả 2 không liên quan tới lĩnh vực trước đó. Trong đó, SpaceX là công ty phát triển phương tiện vận chuyển trong không gian và Tesla Motors lại mang tới cho thị trường những ô tô điện. Dù đang trong quá trình hình thành nhưng những công ty của Musk được kỳ vọng sẽ cân bằng công nghệ tương lai. Điều này cho Musk cơ hội “ tạo nên hoặc phá vỡ” trong việc thay đổi thế giới và ông đã không copy lại thành công trước đó của mình.
Dana White
Là chủ tịch đương nhiệm của UFC ( một tổ chức đấu võ ), Dana White đã đưa UFC trở lại giai đoạn phổ biến và tiến lên một nấc thang mới. White đã mang đến dịch vụ trả tiền Pay per view, các chương trình truyền hình thực tế và sự kiện trả tiền.
Phá vỡ nguyên tắc: Biết khi nào nên bỏ cuộc
Cuối những năm 90, UFC gặp khủng hoảng. Công chúng ít quan tâm với môn thể thao này và thậm chí một số hình thức thi đấu còn bị cấm ở 36 bang của Mỹ. Khi đó, những ông chủ của UFC đã tìm cách bán nói đi. White đã vận dụng những kiến thức về quảng cáo của mình để lập kế hoạch cho UFC. Ông liên lạc với một người bạn thời thơ ấu giàu có muốn mua UFC và White được giữ vai trò chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của White, môn thể thao này đã được hồi sinh.
Steve Jobs
Là người sáng lập và CEO của Apple, Steve Jobs là một “ cây đại thụ” về công nghệ trong nhiều thập kỉ. Sau khi từ chức khỏi Apple những năm 80, Jobs tiếp tục làm việc về công nghệ cho tới khi quay trở lại Apple năm 1996 và mang lại danh tiếng rực rỡ cho công ty với những sản phẩm sử dụng hệ điều hành iOS.
Phá vỡ nguyên tắc: Chỉ làm việc cho những “ ông lớn”
Trong suốt sự nghiệp của mình, Jobs đã từ chối làm việc cho nhiều công ty lớn vì không phù hợp với tầm nhìn của mình. Một ví dụ điển hình là ông đã từ chối kết hợp Mac OS với các máy tính không thuộc Apple. Khi làm việc ở Pixar, Jobs cũng sẵn sàng kết thúc mối quan hệ lợi nhuận của công ty với Disney nếu Disney không đồng ý với những điều kiện của ông. Cuối cùng, khi ông quay trở lại Apple năm 1996, công ty không có vị thế vững mạnh như ngày này. Với những khó khăn về lợi nhuận và thị phần trên thị trường, Apple không phải là vị trí hấp dẫn nhất dành cho Jobs. Tuy nhiên, ông đã chọn nó vì ông thấy được viễn cảnh thành công của nó.
Ferran Adria
Ferran Adria là một trong những đầu bếp tốt nhất trên thế giới. Nhà hàng elBulli của ông được 5 lần xếp hạng Nhà hàng số 1 trên thế giới của tạp chí Restaurant.
Phá vỡ nguyên tắc: Chỉ tập trung vào công việc cốt lõi của mình
Với danh tiếng và sự tung hô của mọi người, Adria được kỳ vọng sẽ gắn liền cuộc đời mình với nhà bếp. Thực ra, elBulli chỉ mở cửa với thời gian giới hạn trong năm, thường là khoảng 6 tháng. Nửa năm còn lại để Adria phát triển tay nghề và khám phá các ý tưởng mới. Việc đặt chỗ ăn trong nhà hàng chỉ thực hiện trong 1 ngày và hàng năm nhà hàng đã “ từ chối” hàng triệu lượt khác. Dù vậy, nhà hàng vẫn có những nguồn thu nhập đáng kể từ việc bán sách, sản phẩm và thù lao diễn thuyết của Adria. elBulli là nhà hàng tốt nhất và cũng khó đặt chỗ nhất trên thế giới. Mới đây Adria còn tuyên bố sẽ đóng cửa nhà hàng trong 2 năm. Ông giải thích không có kế hoạch cho những gì tiếp theo, mà chỉ nói đơn giản với các phóng viên rằng: “ Thách thức của chúng tôi là tìm ra những điều khác với những điều chúng tôi đã làm”
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo CafeF)
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011
Doanh nhân mệt mỏi vì... thành công!
Đối với rất nhiều doanh nhân, công việc kinh doanh của họ trở thành một cuộc chạy đua không ngừng. Sau khi trèo lên được đỉnh cao thứ nhất, họ lại vội vã chinh phục đỉnh cao thứ hai. Công việc không còn đem lại cho họ niềm vui. Tại sao vậy? Điều gì đã đánh cắp cảm giác vui sướng sau mỗi thành công?
Hội chứng tự đốt cháy
Một lần, đến gặp bác sĩ tâm lý là một chủ doanh nghiệp thành đạt. Ông thổ lộ rằng cảm thấy kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể chất và không còn hứng thú trong công việc. Ông ví mình như một chiếc lá bị cuốn theo dòng nước. Sau mỗi một lần thực hiện thành công một dự án, ông đều tự nhủ: “Công việc đã kết thúc – chẳng còn điều gì phải suy nghĩ nữa, cần phải nhanh chóng bắt tay vào một việc mới”. Ông không còn cảm nhận được niềm vui của thành công.
Giống như nhiều doanh nhân, người đàn ông này bị hội chứng tự đốt cháy. Nguyên nhân nằm ở chỗ, nguồn không khí nuôi dưỡng tinh thần ông chính là... lời khen của những người xung quanh. Khi còn bé, thì đó là lời khen của bố mẹ và thầy cô giáo. Giờ đây, ông chờ lời khen của những người có uy tín đối với mình. Và thảm họa nằm ở chỗ: ông đã đạt tới đỉnh cao trong kinh doanh, không còn ai có đủ tầm để ban cho ông lời khen ngợi nữa. Còn bản thân nhà doanh nghiệp lại không có thói quen tự khen mình.
Nhà tâm lý đã khuyên ông tự chuyển vai trò: không phải là người nhận lời khen ngợi nữa mà hãy ban phát lời khen cho những người đã giúp mình trong công việc. Với cách này, ông đã bắn mũi tên trúng hai đích: cảm thấy vui trước thành công mà không cần chờ đợi lời khen của người khác, đồng thời động viên tất cả nhân viên vươn tới thành công mới.
Không hiếm các doanh nhân có tâm sự rằng: không có chủ doanh nghiệp nào lại không tự hào trước những thành công của mình, nhưng đồng thời họ cũng gần như không bao giờ có cảm giác hài lòng. Đối với họ: kinh doanh giống như đi trên chiếc xe đạp. Khi anh đạp pê-đan thì chiếc xe tiến về phía trước, nhưng khi ngừng đạp thì mọi thứ đều đứng lại. Giống như anh đã đạt được nhiều thứ, nhưng tất cả đều là quá khứ, còn trên cương vị là một doanh nhân thì phải biết lo lắng cho tương lai. Không được quyền nhìn xuống chân mà phải tiến lên phía trước.
Hoặc có một nữ doanh nhân than thở rằng: bà có tất cả mọi thứ mà mọi người mong ước – ba đứa con, sự nghiệp, tiền bạc. Có thể nói là tất cả trừ một điều duy nhất cảm giác vui sướng trước thành công của mình và người thân. Bà nói: tôi lên kế hoạch cho tương lai, thực hiện chúng, kết thúc dự án thứ nhất, tôi bắt tay vào dự án thứ hai... không còn lúc nào mà vui sướng.
Bà tâm sự: tôi có thói quen phân tích những sai lầm của mình và rút kinh nghiệm sau mỗi thất bại. Nhưng khi bạn chỉ nghĩ đến những mục tiêu thì càng ngày nó lại càng cao hơn. Không có điểm dừng và rất mệt mỏi. Chỉ mới gần đây, khi nghiên cứu thánh kinh Biblia, tôi mới hiểu ra rằng: con người cần phải vui sướng trước mỗi chiến thắng của mình, phải coi đó là một ngày hội, cần phải tạo ra cho mình cách nhìn nhận tích cực trong cuộc sống nói chung và trong kinh doanh nói riêng.
Phải khiêm nhường!
Theo lời của các chuyên gia tâm lý, những người không biết vui với những thành công của mình chia làm ba loại.
Loại thứ nhất là những người từ bé đã quen sống lý tính và có mục đích. Thậm chí, đối với họ không tồn tại khái niệm “niềm vui”.
Loại thứ hai là những người có thói quen chờ niềm vui do người khác đem lại. Đó có thể là bố mẹ, thầy cô giáo, sếp... Những người này thông thường bi quan và mâu thuẫn, một mặt họ coi khinh những thành công của người khác, nhưng mặt khác lại rất phụ thuộc vào sự đánh giá của mọi người xung quanh.
Loại thứ ba là những “siêu nhân” – họ không thể hiện niềm vui vì sợ làm xấu đi hình ảnh của mình. Đối với những “siêu nhân” thì bất cứ một sự thể hiện tình cảm nào, trong đó có cả việc bày tỏ niềm vui trước thành công đều đồng nghĩa với sự yếu đuối. Có thể nói đối với họ: “Chẳng có gì mà vui sướng khi tôi chưa được vào danh sách những người giàu có nhất của tạp chí Forbes”.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng nền giáo dục Đông Âu (kể cả Việt ) đã tạo ra hệ thống giáo dục với quá nhiều cấm đoán không cần thiết. Đối với nhiều người thuộc lứa tuổi ngoài 35, từ nhỏ hằn sâu vào tiềm thức câu nói “phải khiêm nhường”, và điều này làm cho họ có thói quen kìm nén mọi tình cảm của mình. Hoặc họ quen cho rằng, cuộc sống là hai đường đen trắng rõ ràng, và thành công là do số phận đem lại. Đã đến lúc những người này phải cảm ơn bản thân, chứ không phải số phận, vì thành công của mình.
Một chủ doanh nghiệp lại cho rằng, không biết vui trước thành công của mình là điểm đặc trưng của những ông chủ tập trung hết tinh lực cho quá trình đấu tranh để vươn lên. Họ quen sống trong điều kiện thúc bách và căng thẳng không còn thời gian đâu mà để ý đến những thành quả của mình. Và đến khi, công việc kinh doanh của họ đã ổn định, cũng đến lúc nên thấy rằng con đường mà mình đã vượt qua không phải là nhỏ và nên biết vui mừng về thành công đạt được. Nhưng đáng tiếc, họ lại chưa học được cách để vui sướng.
Một chuyên gia tâm lý nữa lại nêu lên một khía cạnh khác: có thể các ông chủ đã quá lo xa, không tỏ thái độ vui sướng vì sợ nhân viên dưới quyền cho rằng mình giàu lên quá dễ dàng và có thể họ sẽ đề nghị tăng lương.
Сạnh tranh tư bản chủ nghĩa
Để loại bỏ trạng thái không hài lòng về bản thân, bạn hãy học cách vui với những thành công của mình. Để làm được điều này, các chuyên gia tâm lý khuyên hãy tích cực thể hiện tình cảm, đừng kìm nén ở trong lòng. Nếu bạn muốn cười - hãy cười to lên, nếu muốn hát – hãy hát to lên.
Tình cảm không cần phải che giấu, vì đây cũng là nguồn năng lượng để đạt được những thành công tiếp theo. Nếu bạn vui vì những thành công của mình, hãy chia sẻ điều đó với mọi người xung quanh, đừng ngại.
Vào những dịp kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp, bạn hãy treo băng-rôm ngoài phố, ví dụ: “Chúc mừng công ty chúng ta tròn 5 tuổi!”. Đây không phải là sự kiêu ngạo mà là sự khẳng định chiến thắng của mình. Đừng e ngại khi nói về những thành công của mình, mà ngược lại cần phải bày tỏ điều này với bất cứ ai muốn nghe.
Một chủ doanh nghiệp thành đạt, người đã gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình, tâm sự rằng trước khi ngủ, sau khi kiểm điểm lại một ngày làm việc, anh không ngần ngại tự khen bản thân: “Mình thật xuất sắc”. Anh còn cho rằng cần phải khuyến khích nhân viên trong công ty phát triển cảm giác tự hào về những gì mình đã đạt được.
Anh kể chuyện, vài năm trước đây, khi công ty đã vượt qua được một chặng đường dài, các nhân viên đều cảm thấy những thành tựu của công ty là đương nhiên, không có gì đặc biệt. Mất đi cảm giác phấn chấn trước mỗi thành công, thì hóa ra mọi người luôn thấy mệt mỏi, không còn động lực để làm việc.
Cuối cùng, anh đã nghĩ ra cách thành lập một web-site để đưa tin về những dự án xuất sắc của công ty, đồng thời gửi những tin này vào hộp thư riêng của mọi người. Với cách PR nội bộ này, anh đã giúp các nhân viên nhìn công việc của mình bằng con mắt khác, họ cảm thấy tầm quan trọng trong những đóng góp của riêng mình vào thành công chung. Và tình hình được cải thiện rõ rệt.
Khi vấp phải vấn đề “nhàm chán” vì thành công, một số chủ doanh nghiệp còn có những sáng kiến khác. Ví dụ, tổ chức những buổi hoạt động tập thể lôi kéo tất cả mọi người tham gia như các cuộc thi thể thao, thi kể chuyện tiếu lâm,... và thậm chí là thi đánh bài.
Hoặc chủ một doanh nghiệp kinh doanh các hệ thống báo động, đã phát động một cuộc thi “Sự cạnh của chủ nghĩa tư bản” cho các giám đốc bán hàng trong công ty. Sự phấn khích đem đến cho mọi người trong cuộc đua giúp họ hứng khởi đặt ra những mục tiêu mới.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Bwportal)
Hài hước giúp bạn tiến gần đến thành công hơn
Người hài hước không chỉ vận dụng được trí tuệ, kinh nghiệm phong phú giúp người khác cảm thấy được thư giãn và vui vẻ, hơn nữa còn hòa giải mâu thuẫn và ác ý.
Một cuộc điều tra ở Mỹ cho thấy, những nhà quản lý sau khi tham gia một kháo đào tạo sự hài hước hiệu suất công việc cao hơn 15% so với 9 tháng trước đó. Điều đó cho thấy, người có tính hài hước bước đến thành công nhanh hơn!
1. Nười có thành tích trắc nghiệm tính hài hước tương đối cao, thường có điểm số IQ cao, còn người có tính hài hước bình thường, đôi khi thiếu khả năng ứng biến linh hoạt.
2. Người có tính hài hước thường có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong cuộc sống thường ngày, bởi họ có khả năng rút ngắn khoảng cách với người khác chỉ trong thời gian ngắn và chiếm được cảm tình cùng sự tín nhiệm.
3. Người có tính hài hước luôn duy trì trạng thái lạc quan trong công việc. Theo thống kê, người đạt được thành tựu trong công việc không nhất thiết là người làm việc chăm chỉ, họ thường là người dí dỏm và hiểu người khác.
4. Người có tính hài hước luôn lạc quan, tích cực vì vậy họ lợi dụng đặc tính này để giải tỏa mọi áp lực, căng thẳng và phiền muộn mà công việc mang lại. Người thiếu sự dí dỏm âm thầm chấp nhận đau khổ, thậm chí khó thoát khỏi sự gò bó và tăng thêm gánh nặng cho chính mình.
Tất cả cho thấy sự hài hước mang lại tâm lý và trạng thái sức khỏe lành mạnh. Ngay từ bây giời hãy nuôi dưỡng và bổ sung sự hài hước để rèn luyện và nâng cao tâm trạng bản thân. Không nên có yêu cầu đòi hỏi xa vời thiếu thực tế, đừng quá để ý đến sự áp đặt của người khác, quan trọng nhất chính là sự quyết định của bản thân, học cách lí giải và thấu hiểu người xung quanh. Biết được mình cần gì và muốn gì sẽ giúp bạn duy trì một tâm trạng lạc quan và tích cực trong bất cứ tình huống hay hoàn cảnh nào.
Chủ động làm quen, kết giao bạn mới để giải tỏa áp lực. Kết giao là hành vi bản năng của con người, chủ động giao tiếp rộng rãi sẽ có tác dụng nhất định trong việc giải tỏa căng thẳng của công việc. Hơn nữa, đại chúng hóa mối quan hệ bản thân, tích cực giúp đỡ mọi người giúp chính mình tìm được thú vui trong cuộc sống.
Bí quyết để nắm bắt tính hài hước, đầu tiên bạn cần khiến tâm trạng của bạn thân luôn được vui vẻ,; tiếp đó là phát huy sức tưởng tượng, liên tưởng và kết hợp hai sự vật sự việc khác nhau để có được hiệu quả bất ngờ; cuối cùng là năng cao khả năng biểu đạt ngôn ngữ, chú trọng sự hài hòa trong ngôn ngữ và hình thể tập thể. Nếu bạn nắm bắt được điều này, đôi khi sự hài hước dí dỏm sẽ giúp bạn ứng phó được nhiều cục diện cam go, là cách điều hòa cuộc sống tốt nhất.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanh Nhân Sài Gòn)
EBOOK Luật thương mại 2005
1.TÁC GIẢ: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.NỘI DUNG:
3.DOWNLOAD:
Click here
Pass: sachdoanhtri
Note: Đọc trước khi down
2.NỘI DUNG:
Luật thương mại ký ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ 1/1/2006 - Thu hẹp khoảng cách với thế giới.
3.DOWNLOAD:
Click here
Pass: sachdoanhtri
Note: Đọc trước khi down
Ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Thiên Minh: Mạo hiểm là phép thử thú vị
Đến với du lịch chỉ để kiếm tiền trang trải học phí khi còn học ở Trường Đại học Y Hà Nội, tạo dựng Buffalo Tours và sau đó là Công ty Thiên Minh, cái tên được nhắc đến nhiều trong thời gian qua sau thương vụ M&A trị giá hơn 45 triệu USD với hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria, vậy mà ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Thiên Minh, vẫn không nghĩ mình có duyên với ngành du lịch...
Khó khăn nhiều, đầu tư cao
- Thiên Minh đã có ý định và thể hiện quyết tâm mua lại Victoria từ năm 2009, khi đơn vị này tiết lộ muốn bán lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do có một số trục trặc nên mãi đến nay thương vụ này mới hoàn tất.
Mất ba năm cho một thương vụ cũng là khá lãng phí thời gian nhưng tôi nghĩ, giá trị của Victoria xứng đáng để Thiên Minh kiên trì theo đuổi. Tiếp nhận Victoria không chỉ mang đến cho tôi sự hứng thú, mà còn là thử thách.
* Thử thách theo ông có phải là thương vụ này tiềm ẩn nhiều rủi ro?
- Trên thực tế, chuỗi năm khách sạn và khu nghỉ dưỡng của Victoria đã và đang kinh doanh có lãi.
Tuy nhiên, tám năm qua, không phải do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế mà chủ đầu tư của Victoria là EEM Hồng Kông đã không đầu tư mở rộng Victoria.
Tôi nghĩ, có lẽ vì lý do cá nhân nhiều hơn và khủng hoảng kinh tế chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly khiến chủ đầu tư quyết định bán hệ thống khách sạn đang chiếm lĩnh những vị trí đắc địa, thu hút được rất nhiều du khách này.
Tôi đánh giá việc mua lại Victoria không mang đến rủi ro, trái lại còn là một bước tiến dài của Thiên Minh. Bước vào giai đoạn mới đương nhiên phải gặp thử thách, chẳng có con đường bằng phẳng dành cho doanh nhân đâu!
* Thuộc về Thiên Minh, hoạt động của Victoria có thay đổi gì không, thưa ông?
- Trong hai hoặc ba năm tới, Thiên Minh sẽ mở rộng hệ thống Victoria không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Victoria sẽ phát triển hơn nhiều nếu có thêm độ chừng ba khách sạn nữa.
Ở Campuchia, Victoria đã có một khách sạn nghỉ dưỡng khá đẹp, hiện Thiên Minh đang đầu tư xây dựng một khách sạn lớn ở Lào. Đây sẽ là bàn đạp để phát triển hệ thống khách sạn của Thiên Minh sang những địa bàn chúng tôi đang khai thác du lịch.
* Năm 2010, du lịch Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước thuộc khối ASEAN về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ tư về tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị thế giới trong thời gian gần đây, không thể nói doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ tiếp tục phát triển thuận lợi. Mua lại một hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng lớn của nước ngoài, lại đặt ra kế hoạch phát triển đầu tư cũng lớn, liệu Thiên Minh có đủ nội lực để thực hiện?
- Thị trường du lịch đang “ấm” dần lên. Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, tốc độ phát triển của Thiên Minh đã đạt 19%. Nói vậy không có nghĩa là tôi quá lạc quan. Những bất ổn về kinh tế, chính trị thế giới trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các ngành.
Nhưng quan điểm kinh doanh của tôi rất khác biệt: lúc khó khăn mới phải đầu tư nhiều nhất. Tôi thành lập Buffalo chi nhánh Thái Lan đúng lúc khủng hoảng chính trị nổ ra tại quốc gia này. Khi đó, du khách sợ, không dám đến Thái Lan, du lịch tại đây bị ảnh hưởng trầm trọng. Vậy mà đến 2010, Buffalo Thái Lan đã có lãi.
Kinh doanh trong môi trường toàn cầu như hiện nay, hơn nhau ở nội lực tài chính không còn giữ vai trò quyết định, mà chiến lược và định hướng mới quan trọng.
Đi qua cửa hẹp
* Vậy Thiên Minh có chiến lược gì để có thể qua mặt đối thủ?
- Từ khi thành lập Buffalo Tours cho đến Thiên Minh với doanh thu 800 tỷ đồng năm 2010 và 2.000 nhân viên như hiện nay là cả một hành trình và dấu ấn của hành trình đó là sự khác biệt.
Tôi không thích đi theo những con đường đã có. Khi thị trường du lịch chưa có dịch vụ tour mạo hiểm và khám phá, tôi xây dựng thương hiệu Buffalo Tours chuyên phục vụ mảng thị trường này.
Tôi phát triển loại hình du lịch đi bộ dã ngoại (trekking) ở khu vực Mai Châu và du lịch trên biển bằng thuyền gỗ kayak tại Hạ Long. Sự đón nhận của thị trường chứng minh tôi đã đi đúng hướng. Mỗi năm chúng tôi phục vụ hơn 80.000 du khách quốc tế đến Việt Nam, đa số chọn du lịch mạo hiểm dài ngày.
* Bây giờ, nhiều đơn vị lữ hành đã triển khai du lịch mạo hiểm. Vậy ông đã có “chiêu thức” nào mới để phục vụ du khách trong thời gian tới chưa?
- Chúng tôi đang triển khai hình thức kinh doanh du lịch qua website. Một công ty con của Thiên Minh sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Hy vọng, với sự phổ biến của internet như hiện nay, hình thức này sẽ hỗ trợ thêm cho sự phát triển của Thiên Minh.
Trong giai đoạn khó khăn này, Thiên Minh sẽ không đầu tư dàn trải, mà chỉ tập trung vào khu vực tăng trưởng nhanh của thị trường.
* Hình như trước đây Thiên Minh đã từng thất bại với hình thức kinh doanh này?
- Chúng tôi ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh du lịch khá sớm, từ năm 2006, dưới hình thức một trang web nhận đặt vé máy bay, khách sạn và các gói tour du lịch.
Do triển khai quá sớm, lúc đó internet chưa phổ biến và người Việt vẫn có thói quen dùng tiền mặt nên dịch vụ này hoạt động không hiệu quả.
Nhưng hiện nay tình hình đã rất khác, rất nhiều người Việt xem sử dụng internet là nhu cầu không thể thiếu và đây chính là môi trường thuận lợi để kinh doanh du lịch trực tuyến.
* Vừa cung cấp dịch vụ lữ hành, vừa kinh doanh khách sạn, dịch vụ vận tải cũng như chuỗi đại lý du lịch khắp Đông Nam Á, nhìn vào sơ đồ tổ chức của Thiên Minh, người ta dễ có cảm giác ông làm nhiều thứ quá?
Mở rộng hợp tác với các thị trường du lịch quốc tế |
Chúng tôi hợp tác với Intrepid Travel Pty Ltd, một công ty điều hành tour hàng đầu của Úc, để thành lập Công ty Du lịch Intrepid, mở rộng hoạt động du lịch tại Đông Nam Á. Sau đó xây dựng các khách sạn Mai Châu Lodge, Xieng Thong Palace (Lào)..., bước tiếp theo nữa là mua lại Chợ Lớn Tour...
Thiên Minh hoạt động từng bước, theo sự lớn mạnh của nhu cầu thị trường. Thị trường có nhu cầu mà mình cứ co cụm là thiếu tự tin và tự mình đánh mất cơ hội. Bất cứ doanh nhân nào cũng đều sẽ làm như tôi khi nhìn thấy cơ hội.
Vấn đề không phải là mở rộng bao nhiêu, mà là quản lý những thứ mình mở ra như thế nào. Chưa kể phía sau Trần Trọng Kiên còn là 2.000 người đang miệt mài làm việc. Nhiệt huyết của nhân viên đã cho tôi sức mạnh để đương đầu với những thử thách của thương trường.
Lạc quan có cơ sở
* Ông bảo không thích đi theo những con đường đã có, nhưng ông lại mua lại những công ty đang hoạt động như Chợ Lớn Tour, Victoria. Liệu như vậy có mâu thuẫn?
- Mua bán, sáp nhập trong bối cảnh kinh tế hiện giờ là xu hướng tất yếu. Đây chính là cơ hội dành cho những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và giải quyết luôn bài toán doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Rồi sẽ đến lúc Việt Nam có những tập đoàn lớn, đủ sức vươn tầm hoạt động ra thế giới. Thiên Minh đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội để mua bán, sáp nhập thêm. Tôi có cách điều hành riêng nên chẳng sợ sẽ đi lại con đường đã có người mở lối.
* Nói như vậy có nghĩa là Thiên Minh đang trên hành trình “tích tiểu thành đại”?
- Không gói gọn trong phạm vi các nước Đông Nam Á, Buffalo Tours là thương hiệu lữ hành duy nhất của Việt Nam có văn phòng tại Úc, Anh, Mỹ. Chúng tôi muốn tiếp thị trực tiếp đến khách hàng bản địa.
Mục tiêu phát triển của Thiên Minh là toàn cầu hóa và chúng tôi đang cố gắng hết sức để có thể đạt được mục tiêu này. Hiện vốn điều lệ của Thiên Minh chỉ là 500 tỷ đồng, nhưng tôi lại có thuận lợi là được các tổ chức tài chính ủng hộ. Việc mua lại Victoria cũng nhờ IFC hỗ trợ.
* Nhiều khát khao như thế, có bao giờ ông cảm thấy mệt mỏi?
- Cuộc sống có những gam màu nóng, nhưng cũng không thiếu gam màu lạnh. Tôi luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt với sóng gió! Ngay cả khi lâm vào tình huống bất lợi nhất, tôi vẫn bình tĩnh tìm giải pháp.
Ví dụ, thị trường bão hòa thì tạo nhu cầu cho khách hàng, tìm lợi thế cạnh tranh cho mình. Đôi khi tôi cũng phải liều mình và không tránh khỏi va vấp, nhưng tôi luôn nghĩ, phải thử mới biết sức mình đến đâu. Không thử thì không có cơ hội nào để thắng!
* Có bao giờ ông tưởng tượng mình trở lại là một bác sĩ, không dính dáng gì đến du lịch?
- Cuộc sống khiến tôi phải lựa chọn và khi đã lựa chọn rồi, ít khi tôi cảm thấy hối tiếc. Như chuyện Tái ông mất ngựa, tôi luôn nhìn thấy những mặt tích cực trong sự việc tiêu cực. Khi mình lạc quan, mọi quyết định sẽ dễ dàng thành công. Tất nhiên, đây là lạc quan có cơ sở, chứ không phải lạc quan một cách vô tư!
* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanhnhansaigon )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)