Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

EBOOK The Fine Art Of The Big Talk - Bí Quyết Chinh Phục Khách Hàng, Thuyết Trình Thành Công Và Giải Quyết (Tiếng Việt)

1.TÁC GIẢ: Debra Fine






2.NỘI DUNG:

Nếu trò chuyện là món khai vị thì chúng ta có thể gọi món ăn chính là đối thoại. Đối thoại giúp chúng ta đạt được những mục tiêu trong giao tiếp, thể hiện những ý nghĩ hay cảm xúc bằng lời nói, sự trao đổi suy nghĩ hay ý kiến qua đàm thoại, một cuộc họp bàn hay đàm phán, một bài diễn thuyết để duy trì sự cân bằng giữa các bên tranh luận, hoặc là một phương tiện để tác động đến ai đó hoặc đạt được điều chúng ta mong muốn.

Debra Fine sẽ biến bạn trở thành chuyên gia của những cuộc trò chuyện - đối thoại và đặt mọi mối liên hệ, những hợp đồng làm ăn cũng như các quan hệ xã hội trong phạm vi kiểm soát của bạn trong cuốn The Fine Art of the Big Talk - Bí quyết chinh phục khách hàng, thuyết trình thành công và giải quyết mâu thuẫn trong công việc. Cuốn sách sẽ giúp bạn tăng khả năng nhận thức về ngôn ngữ, tiếp nhận các quy tắc giao tế hiệu quả và đạt được kĩ năng giao tiếp cần thiết để bạn tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống. Nếu bạn thực hiện theo những kĩ năng được giới thiệu trong sách, bạn sẽ học được cách:

- Kiểm soát được mâu thuẫn bằng việc đáp lại chứ không phải cự lại.
- Định hình những thông điệp rõ ràng và mạch lạc.
- Đưa ra những thông điệp đi thẳng vào vấn đề.
- Định hướng cho những cuộc nói chuyện để kiểm soát và sử dụng thời gian cũng như các nguồn lực hiệu quả.
- Tham gia vào những cuộc trao đổi chuyện trò nơi công sở và nâng cao tính hiệu quả của nó.
- Lắng nghe để lấy thông tin và tạo ra cầu nối giao lưu để cuốn hút người khác cùng giải quyết rắc rối.
- Có được khả năng giải quyết những tình huống khó xử trong giao tiếp.
- Tạo ra được những thông điệp chứa đựng thông tin quan trọng để tăng ảnh hưởng và tạo dựng lòng tin.
- Tạo lập mối quan hệ và theo đuổi bằng các cam kết để củng cố các mối quan hệ ấy.
- Giữ liên lạc và phản hồi ý kiến trên tinh thần thẳng thắn, có tính xây dựng và thân thiện.

(Big Talk mới được xuất bản năm 2008 và đã được dịch ra 10 ngôn ngữ)




3.DOWNLOAD:



Click here



>> EBOOK The Fine Art Of Small Talk - Kỹ Năng Bắt Đầu, Duy Trì Cuộc Trò Chuyện Và Tạo Dựng Mạng Lưới Quan Hệ Xã Hội

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Dễ dãi với bản thân sẽ thất bại suốt đời

Hiroshi Yamauchi được cho là một trong những doanh nhân thành đạt nhất Nhật Bản với tài sản tương đương 7,8 tỉ USD (theo tạp chí Forbes, 2008). Từ một xưởng sản xuất đồ chơi nhỏ bé do ông nội để lại, Hiroshi Yamauchi đã phát triển Nitendo thành một tập đoàn sản xuất đồ chơi hàng đầu trên thế giới trị giá hàng tỉ USD, trở thành đối thủ ngang tầm với Sony và Microsoft trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Với thành tích ấy, ông được đánh giá là một trong những người có quyền lực nhất trong thị trường trò chơi điện tử toàn cầu. 



Hiroshi Yamauchi sinh ngày 7/11/1927 tại thành phố Kyoto (Nhật Bản). Tốt nghiệp trung học, khi đang do dự giữa ước mơ trở thành kỹ sư hay luật sư thì cậu bé Hiroshi bị… thất học vì chiến tranh thế giới thứ II nổ ra. Sau khi chiến tranh kết thúc, anh mới có cơ hội vào Trường đại học Waseda. Năm 1949, khi ông nội bị đột quỵ, Hiroshi lại phải bỏ dở việc học, quay về tiếp quản doanh nghiệp của gia đình - xưởng sản xuất đồ chơi Nitendo. Nitendo chủ yếu là sản xuất loại bài giải trí truyền thống của người Nhật là hanafuda, được ông cố của Hiroshi là Fusajiro Yamauchi thành lập năm 1889. 

Do tuổi còn trẻ và thiếu kinh nghiệm quản lý, Yamauchi lập tức gặp nhiều sự chống đối từ phía nhân công. Nhưng với quyết tâm muốn cải tổ Nitendo nhanh chóng, anh đã quyết định sa thải toàn bộ số nhân công cũ, đồng thời đẩy mạnh mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác như vận tải, khách sạn, thậm chí sản xuất loại gạo sấy ăn liền. Thế nhưng, chẳng có lĩnh vực nào trong số đó mang lại thành công cho Nitendo nên Hiroshi quyết định quay lại lĩnh vực kinh doanh truyền thống, tập trung nghiên cứu và phát triển các trò chơi giải trí. Anh đổi tên công ty thành Nintendo Karuta, đặt trụ sở chính tại Kyoto. Thời gian này, bài tây bắt đầu thịnh hành và Yamauchi là người đầu tiên đưa hình thức giải trí này vào thị trường Nhật để cạnh tranh với loại bài giải trí truyền thống hanafuda. Năm 1959, thành công đầu tiên đến với Hiroshi Yamauchi khi anh ký được hợp đồng độc quyền sản xuất loại bài lá làm bằng nhựa plastic với hãng Walt Disney, cung cấp hơn 60 ngàn sản phẩm mỗi năm. Thành công này nhanh chóng đưa Nitendo lên vị trí thống lĩnh thị trường Nhật Bản về lĩnh vực sản xuất loại bài nhựa.

Không muốn giới hạn lĩnh vực kinh doanh của mình chỉ ở lĩnh vực sản xuất các bộ bài giải trí, một lần nữa, Hiroshi Yamauchi đã đổi tên công ty từ Nitendo Karuta thành Công ty Nitendo và đưa công ty này lên sàn chứng khoán. Trên đà phát triển, ông đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất, tuyển thêm các kỹ sư trình độ cao nhằm mở rộng quy mô sang sản phẩm trò chơi điện tử. Nhận thấy xu hướng phát triển mạnh mẽ của loại hình trò chơi video game hồi đầu những năm 1970 tại Nhật Bản, Hiroshi Yamauchi nhanh chóng ký hợp đồng mua bản quyền video game từ Magnavox. Sau đó, Nitendo hợp tác với Tập đoàn Sharp sản xuất loại tivi màu chuyên dùng cho trò chơi này.

Năm 1981, phần mềm trò chơi Donkey Kong ra đời mang lại thành công vang dội cho Nitendo. Sau Donkey Kong, năm 1983, Nitendo trình làng nhân vật video game nổi tiếng nhất trong lịch sử, bán được hơn 193 triệu bản. Đó chính là câu chuyện anh chàng Mario đi cứu công chúa được cả thế giới ưa chuộng đến tận hôm nay. Thành công ngoài sức tưởng tượng của Mario khiến Yamauchi quyết định chọn Mario là linh vật của Nitendo.

Dù đã rất thành công với công nghệ video game hiện đại, Hiroshi Yamauchi vẫn muốn có một sản phẩm giải trí rẻ tiền hơn dành cho tầng lớp bình dân. Thế là chiếc máy trò chơi điện tử điều khiển Famicom (viết tắt từ Family Computer) ra đời, tạo nên cơn sốt trên thị trường Nhật Bản, bán được hơn 500 ngàn máy chỉ trong hai tháng. Đến năm 1988, theo thống kê, cứ ba gia đình người Nhật có một gia đình sở hữu máy Famicom. Năm 1990, phiên bản mới của Famicom là Super Famicom được xuất khẩu sang Mỹ và nhanh chóng chinh phục thị trường khổng lồ này với các trò chơi nổi tiếng như Game Boy, Donkey Kong, Mario… Ngoài ra, Nitendo còn đạt được một số thành công lớn từ các trò chơi như Game Cube và mới đây nhất là Nitendo Wii với thiết bị điều khiển cảm ứng đã vượt mặt PlayStation 3 của Sony và Xbox 360 của Microsoft. Năm 2005, Hiroshi Yamauchi từ chức và rút khỏi Hội đồng Quản trị Nitendo, nhường vị trí cho thế hệ lãnh đạo trẻ hơn.

Từ thành công của mình, Hiroshi Yamauchi đã chia sẻ những bài học giá trị sau:

1. Làm kinh doanh phải sống chết với sản phẩm

“Đó chính là tinh thần tôi học được từ những năm tháng kinh doanh thất bại”, Hiroshi Yamauchi thừa nhận ông đã đưa công ty đến sát bờ vực phá sản vào những năm 1970 khi hấp tấp đẩy mạnh mở rộng việc kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau và rút ra kết luận: “Để đạt được sự thành công đỉnh điểm, người doanh nhân phải hết lòng với sản phẩm, sống chết với ý tưởng của mình cho đến khi sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Hãy chọn một lĩnh vực thế mạnh và tập trung đầu tư cho đến khi giành được chiến thắng”.

2. Nghiêm khắc

“Mọi sự dễ dãi đều dẫn đến thất bại. Dễ dãi với người thì bạn thất bại một, nhưng nếu dễ dãi với bản thân, bạn sẽ thất bại suốt đời. Tôi thực sự khuyến khích các doanh nhân nghiêm khắc với nhân viên. Chúng ta sẽ không thể phát triển trong cạnh tranh toàn cầu nếu đội ngũ của chúng ta thiếu chặt chẽ và tính kỷ luật cao” - Hiroshi Yamauchi đưa ra lời khuyên với thế hệ trẻ.

3. Biết sử dụng người tài

Thành công của Nitendo phần lớn nhờ vào tài năng sáng tạo và chuyên môn cao của các kỹ sư do chính Hiroshi Yamauchi tuyển dụng. Dù chẳng mấy đam mê các trò chơi do chính công ty ông sản xuất, cũng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng Hiroshi Yamauchi đã rất thành công vì bí quyết sau: “Hãy tìm kiếm người tài giỏi và cung cấp mọi điều kiện để họ làm việc và nghiên cứu. Nitendo không thể cạnh tranh tại thị trường Mỹ nếu chỉ sử dụng công nghệ kỹ thuật cao, Nitendo thành công nhờ vào yếu tố con người”.





SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSGCT)

Kế hoạch tốt nhất là không có kế hoạch

Cuối tuần trước, tôi trở lại ĐH Princeton, nơi tôi từng theo học hơn 20 năm về trước, để thuyết giảng. Khi đi ngang qua sân trường, tôi chợt nhớ về một nỗi băn khoăn đã ám ảnh tôi một vài tháng trước khi kết thúc quãng đời sinh viên: ra trường tôi sẽ làm gì, giờ thì sao nhỉ? 



Đa số những người và doanh nghiệp thành công đều đi vòng để thành công nhờ sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ họ chưa từng ngờ tới.

Tôi đã không nhận được câu trả lời nào. Tôi không có một công việc. Tôi không có một kế hoạch.

Nhưng, hóa ra không có kế hoạch nào lại có vẻ là kế hoạch tốt hơn cả.

Mark Zuckerberg và các bạn cùng phòng chính là những sinh viên nghiên cứu ngành khoa học máy tính không sở hữu một kế hoạch cụ thể nào. Họ phát triển mạng xã hội Facebook đơn giản vì nó rất vui nhộn, thử nghiệm tài năng của bản thân, và tạo ra một cách liên lạc mới lạ cho các sinh viên ĐH Harvard và các cựu học sinh.

Zuckerberg không bao giờ có thể ngờ rằng số lượng thành viên tham gia mạng xã hội này có thể lên đến hơn 400 triệu. Nhưng Zuckerberg cũng chưa có ý tưởng kiếm tiền từ trang mạng này. Tuy nhiên cậu vẫn duy trì trang mạng đến năm 2007, khi mà Facebook cho phép các nhà lập trình khác thiết kế các ứng dụng, và các nhà lập trình trò chơi mua các quảng cáo trên Facebook để thu hút người chơi. Khó có thể nói rằng chiến lược của Zuckerberg bắt đầu từ năm 2004, khi cậu phát triển trang mạng này.

Và khi Larry Page và Sergey Brin, những nhà sáng lập Google, tạo ra những đoạn mã đầu tiên vào năm 1996, họ hoàn toàn không có ý kiếm tiền từ ý tưởng này. Nhưng điều đó không thể ngăn cản những con người này. Cho đến tận năm 2002, 2003, Google mới bắt đầu kiếm được những đồng lợi nhuận đầu tiên từ dịch vụ quảng cáo từ khóa AdWords và chương trình dịch vụ quảng cáo AdSense.

Tôi đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự linh hoạt, và những rủi ro có thể gặp phải khi quá tuân theo kế hoạch cụ thể nào đó. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không có kế hoạch nào cả?

Rất nhiều người trong chúng ta đã từng gặp tình cảnh này - không chỉ khi tốt nghiệp - mà trong cuộc sống. Thậm chí cả những người lớn lên trong thời đại làm việc 30 năm liên tục tại một nhà máy cũng đang có cơ hội bắt đầu một sự nghiệp khác. Và lớp trẻ hiện đang thay đổi công việc vài năm một lần, những thay đổi liên quan đến sự nghiệp tương lai. Kế hoạch của hôm qua không dành cho hôm nay.

Số lựa chọn hạn chế khiến việc lập kế hoạch trở nên khó khăn hơn. Trong một nghiên cứu về vấn đề này, giáo sư chuyên ngành quản lý Sheena Iyengar tại Trường kinh doanh Columbia đã thử nghiệm với hai nhóm: một nhóm đưa ra 6 mẫu mứt, trong khi nhóm kia đưa ra 24 mẫu. Nhóm 24 mẫu rõ ràng là được ưa thích hơn khi khách hàng nếm mẫu, nhưng nhóm 6 mẫu lại có số lượng bán ra ngoài thị trường lớn hơn. Khả năng chúng ta chọn mua sẽ tăng lên 10 lần nếu các cơ hội lựa chọn bị giới hạn!

Nếu có quá nhiều lựa chọn, khách hàng sẽ gặp một tình trạng giống như bị tê liệt. Có quá nhiều lựa chọn để quyết định, và thế là chúng ta không chọn gì cả.

Sự việc này lặp lại nhiều lần, và không lựa chọn gì lại trở thành một lựa chọn. Đột nhiên chúng ta cảm thấy bao công sức lựa chọn trở nên uổng phí. Chúng ta rời cửa hàng mà không có hộp mứt nào trong tay.

Chúng ta cần một định hướng khác để đi đúng đường, dù chúng ta không có một kế hoạch.

Vậy điều gì đã giúp Mark Zuckerberg, Larry Page, và Sergey Brin thành công? Một chút cơ hội. Một chút kiên trì. Và một chút may mắn. Nhưng bên cạnh cơ hội, kiên trì và may mắn, bạn còn cần nhiều yếu tố khác để thành công. Tôi gọi chúng là bốn thành tố. Thành công sẽ đến với bạn khi bạn biết:

- Cân bằng các ưu điểm

- Sử dụng nhược điểm

- Theo đuổi đam mê

- Khẳng định sự khác biệt

Zuckerberg, Page, và Brin yêu công nghệ và giỏi trong các lĩnh vực này. Không ai trong số họ hoạt động một mình - họ hợp tác với nhiều người khác để khắc phục nhược điểm. Và, kể cả phương diện phong cách lẫn sản phẩm, họ đều đưa ra các phương pháp độc đáo làm khác biệt bản thân và công ty.

Còn tôi, tại trường Princeton, tôi ưa thích công việc lãnh đạo các hoạt động xây dựng đội ngũ. Điểm mạnh của tôi là có thể tạo ra các nhóm năng động. Điểm yếu của tôi, nhận thức thái quá tình trạng rủi ro, ở đây lại là một tài sản. Tôi thích cùng làm việc với nhiều người. Và lớn lên tại thành phố New York, tôi có cái nhìn độc đáo của người thành thị khi huấn luyện người khác trong các hoạt động xây dựng đội ngũ.

Nhưng tôi vẫn không có ý tưởng nào để biến những thứ trên thành một dạng kinh doanh kiếm lời. Tôi không hiểu những thứ đó mang lại lợi ích gì cho một tương lai lâu dài. Tôi không thể tạo dựng một gia đình khi cứ làm việc trong một khu rừng gỗ. Tôi hoàn toàn không có gì cả. Tôi không nên quan tâm đến những thứ này nữa. Tôi gần như bắt đầu theo học một trường luật mới để tìm kiếm cơ hội khác.

Nhưng tôi đã không làm như thế. Thật vậy, tôi tiếp tục với những gì đang làm và thử nghiệm nhiều cách nhằm tăng cường khả năng vận dụng bốn yếu tố thành công và giảm các yếu tố bất lợi.

Một điều mà tôi từng thử nghiệm là gắn liền các hoạt động với các nhóm doanh nghiệp. Tôi có thể thực hiện điều này và có một cuộc sống ổn định hơn. Điều này còn giúp tôi tạo ra các khác biệt - tôi biết nhiều về thế giới doanh nghiệp hơn bất cứ ai trong lĩnh vực hoạt động xây dựng đội ngũ.

Tôi mở một công ty. Quyết định này dẫn tới các quyết định khác. Mười tám năm sau, tôi vẫn luôn thay đổi doanh nghiệp của mình, luôn biến đổi để tận dụng tốt hơn các điểm mạnh điểm yếu, đam mê và sự độc đáo. Trong vòng ba năm nữa thì sao? Thậm chí tôi còn không chắc chắn.

Bạn không cần phải biết toàn bộ con đường. Đa số những người và doanh nghiệp thành công đều đi vòng để thành công nhờ sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ họ chưa từng ngờ tới.

Đây là cái gọi là sự may mắn: bạn đang làm một công việc nào đó - dù cho đó là công việc, sở thích, hay đơn thuần là những trò tiêu khiển - bạn có cơ hội thể hiện thế mạnh, khám phá điểm yếu, khiến bạn vui vẻ và sử dụng những đặc điểm mà chỉ bạn mới có.


 Bài viết của Peter Bregman trên Harvard Business Publishing





SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Harvard'S TVN)

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Với 1 triệu USD, giờ mua được những gì?

“Thế giới ngày càng đắt đỏ” từ lâu đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Vài năm trước, một triệu USD (khoảng 21 tỷ đồng) là khoản tiền rất lớn, nhưng với tình hình lạm phát leo thang chóng mặt hiện nay, mọi thứ đã thay đổi.
Theo hãng tin CNBC, với số tiền 1 triệu USD, bạn chỉ có thể mua vài chiếc túi của hãng Chanel, hoặc 4 cây dao cạo râu Zafirro Iridium hay 4 chiếc quần bò Trashed Denim. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng nó vào những khoản đầu tư dài hạn khác. Sự so sánh dưới đây chỉ có tính tham khảo.
1. Đóng tiền học hay mua túi xách


Theo cuốn sổ tay sinh viên trường Đại học Havard, học phí dành cho sinh viên niên học 2011 – 2012 là 54.561 USD, bao gồm cả tiền thuê phòng và cơm tháng. Như vậy, để học 4 năm đại học ở Havard, một sinh viên cần tới khoảng 218.244 USD. Một gia đình có 5 người con vào học ở trường này, thì cần có hơn 1 triệu USD.
Với những tín đồ hàng hiệu, 1 triệu USD không phải là quá nhiều. Chiếc túi phong cách cổ điển có tên gọi là “Kim cương mãi mãi” của hãng Chanel có giá tới 261.000 USD. Để sở hữu 4 cái túi này, bạn cần có số tiền nhỉnh hơn 1 triệu USD.
2. Thuê nhà hay mua vỏ iPad


Không còn nghi ngờ gì nữa, chi phí thuê nhà ở thành phố New York thuộc vào hàng đắt đỏ nhất nước Mỹ. Hiện giá thuê trung bình một căn hộ ở đây là 3.472 USD/tháng. Với 1 triệu USD, bạn có thể thuê nhà ở được trên 22 năm.
Nếu bạn thích chi tiêu số tiền đó một cách nhanh hơn, thì hãy mời 50 người khách tới tham dự một dạ tiệc và tặng họ mỗi người một chiếc vỏ iPad đính kim cương hiệu Mervis. Mỗi chiếc vỏ này có giá 20.000 USD, đắt gấp 25 lần giá trị chiếc máy tính bảng iPad mà nó bảo vệ.
3. Mua nhà hay tậu giường


Thuê nhà ở New York đã đắt, huống hồ là sở hữu hoàn toàn một căn hộ. Giá một căn hộ diện tích 93 m2, với 2 phòng ngủ và 2 phòng tắm, rẻ nhất cũng hơn 1 triệu USD. Nhưng nếu mua nhà ở Phoenix, Arizona, thì cùng số tiền đó, bạn có thể mua được một ngôi nhà với diện tích lớn gấp 5 lần, với 3 phòng tắm và 4 phòng ngủ.
Nếu bạn đã có nhà riêng, thì chả tội gì phải tốn kém mua thêm một căn hộ nữa, trừ phi bạn định đầu tư, mua đi bán lại hoặc để dành cho thuê. Thay vào đó, bạn có thể dùng tiền để sắm một chiếc giường ngủ thật êm ái. Chiếc giường Hastens Vividus được làm thủ công, có giá bán lẻ 64.950 USD. Với hơn 1 triệu USD, bạn sẽ sở hữu 16 chiếc giường loại này.
4. Làm từ thiện hay mua dao cạo râu


Theo Thời báo Washington, các tổ chức từ thiện tính toán rằng, trung bình mỗi người Mỹ đóng góp 3 - 5% thu nhập hàng năm cho hoạt động từ thiện. Báo cáo điều tra dân số Mỹ cho thấy, một hộ gia đình trung lưu ở nước này có thu nhập năm là 49.777 USD. Theo đó, mức đóng góp trung bình hàng năm của một hộ cho các quỹ từ thiện vào khoảng 2.489 USD. Như vậy, sẽ cần tới 400 năm, mỗi hộ gia đình trung bình ở Mỹ mới đóng góp được 1 triệu USD cho các tổ chức từ thiện.
Song, cũng có cách khác để chi tiêu số tiền 1 triệu USD nhanh hơn, đó là mua dao cạo râu hiệu Zafirro Iridium. Mỗi chiếc dao cạo hiệu này có giá 100.000 USD. Với chiếc dao cạo có lưỡi dao bằng ngọc bích và cán bằng Iridi nguyên chất này, các quý ông sẽ trở nên bảnh bao và nhẵn nhụi hơn. 1 triệu USD chỉ mua được 10 chiếc dao cạo loại này.
5. Đám cưới hay ăn kem


Những ai đã từng lên xe hoa chắc đều biết chi phí cho một đám cưới không hề nhỏ và khó kiểm soát. Theo trang TheKnot.com, một đám cưới ở Mỹ trung bình hết khoảng 27.800 USD. Để tiêu hết 1 triệu USD, bạn phải lên xuống xe hoa những… 36 lần.
Thay vì phải mất công làm 36 đám cưới hao hơi tổn sức, bạn có thể dùng 1 triệu USD để mời 40 người tới nhà hàng Serendipity 3 ở New York để thưởng thức ly kem độc đáo của nhà hàng này, "Frrrozen Haute Chocolate", với giá 25.000 USD/ly.
6. Chăm sóc sức khỏe hoặc mua quần


Theo Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ, trung bình mỗi người dân nước này chi tiêu 7.658 USD cho hoạt động chăm sóc sức khỏe. Điều đó có nghĩa là mỗi thành viên trong một gia đình 4 người cần 33 năm để chi hết 1 triệu USD cho các hóa đơn y tế.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể chi 1 triệu USD đó để sắm cho 4 thành viên trong gia đình, mỗi người một chiếc quần bò Trashed Denim của Dussault Apparel. Những chiếc quần này được điểm xuyết bằng kim cương và vàng 18K. Giá mỗi chiếc là 250.000 USD.
7. Xe hơi thường hay siêu xe


Theo Hiệp hội Các nhà kinh doanh xe hơi quốc gia Mỹ, giá trung bình cho một mẫu xe mới năm 2010 là 28.400 USD. Với 1 triệu USD, bạn có thể mua được 36 chiếc xe hơi và tất nhiên những chiếc ôtô này cũng thuộc tầm trung.
Thay vì phải mở rộng garage để chứa hết 36 chiếc xe tầm trung, sao bạn không thử sở hữu một chiếc siêu xe như Jaguar Hybrid. Chiếc siêu xe này có giá 1,1 triệu USD. Khi môtơ điện và động cơ kết hợp với nhau, mẫu xe hybrid nhà Jaguar sẽ trở thành một trong những siêu xe chạy nhanh nhất thế giới, với thời gian tăng tốc từ 0 - 96 km/giờ dưới 3 giây và vận tốc tối đa hơn 322 km/giờ.
8. Quần áo hay cà vạt


Theo kết quả cuộc điều tra dư luận tiêu dùng năm 2009, trung bình mỗi người Mỹ chi 1.725 USD cho trang phục. Điều đó có nghĩa là, để chi hết 1 triệu USD cho quần áo trong một năm, bạn sẽ không chỉ sắm sửa cho riêng mình mà còn cho 579 người khác.
Tuy nhiên, thay vì phải tìm đủ số người lớn như trên, bạn chỉ cần mua 5 chiếc cà vạt của hãng thiết kế Satya Paul. Loại cà vạt của hãng này được làm bằng 100% tơ tằm, với giá 220.000 USD/chiếc.
9. Thực phẩm hay dưa Yubari


Theo Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ, trung bình một người chi 6.372 USD cho thực phẩm trong một năm. Như vậy, một gia đình bốn người sẽ ăn hết số thực phẩm trị giá 1 triệu USD trong hơn 39 năm.
Tuy nhiên, nếu bạn định ăn thử loại dưa Yubari của Nhật, thì với 1 triệu USD, mỗi người trong một gia đình 4 miệng ăn, chỉ có thể thử sức với chưa tới 10 quả dưa Yubari. Năm 2008, hai quả dưa Yubari được bán với giá 26.000 USD.
10. Tang lễ hay nước đóng chai


Theo tờ Chicago Tribune, chi phí tang lễ trung bình năm 2010 là 7.300 USD, nếu tính cả đất nghĩa trang thì thêm 2.500 USD. Như vậy, tổng chi phí cho một ngôi mộ là 9.800 USD, nhưng chưa bao gồm bia mộ. Một triệu USD có thể dùng để xây dựng 102 ngôi mộ.
Một cách khác dễ chịu hơn để chi hết số tiền 1 triệu USD là dùng nó để mua 278 chai nước Acqua di Cristallo Tributo a Modigliani. Acqua di Cristallo Tributo a Modigliani là loại nước đóng chai đắt nhất thế giới, với giá 3.600 USD/chai mạ vàng loại 1,25 lít.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
Theo VNECONOMY

9 “chiêu” làm chủ sự nghiệp

Làm chủ đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt tốc độ phát triển, cân bằng hiệu quả giữa sự nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hoàn thành tốt nhiệm vụ này. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn làm điều đó!









Làm chủ đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt tốc độ phát triển, cân bằng hiệu quả giữa sự nghiệp và gia đình
1. Khám phá nghề nghiệp




Khám phá công việc bằng cách tự đặt những câu hỏi như: bạn đang làm ở vị trí nào? Liệu bạn có yêu và đam mê công việc hiện tại? Công việc mang đến cho bạn những ích lợi gì? Mức lương bạn thu được có làm bạn hài lòng hay không?... Nếu câu trả lời của bạn là có, nghĩa là bước đầu bạn đã thành công. Khi bạn nhận thấy công việc và bạn là một cặp bài trùng, bạn hợp “rơ” với nó bạn sẽ có động lực để phát triển những bước tiếp theo.2. Đề cao các kỹ năng trong công việc
Vận dụng các kỹ năng mềm, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết công việc là điều cần thiết. Theo chuyên gia nghề nghiệp Alex: “Nếu như bạn nhận ra rằng bạn và công việc là một cặp, hãy làm nó gắn kết nhiều hơn bằng cách tham gia các khóa đào tạo kỹ năng, tôi luyện những tố chất cần thiết và học cách làm sao kiểm soát sự nghiệp”.
3. Đáp ứng yêu cầu của sếp
Thay vì tiêu tốn thời gian ngồi tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, hãy khám phá những điểm cộng về kỹ năng mà sếp mong đợi. Làm vừa lòng sếp, đạt được những yêu cầu về công việc mà sếp đề ra là cách làm của những nhân viên thông minh.
4. Xác định mục tiêu phát triển
Lên kế hoạch chi tiết cho những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong tương lai và liệt kê một cách rõ ràng, chi tiết. “Mục tiêu của bạn bao gồm cải thiện hiệu xuất công việc hiện tại, những chiêu thăng tiến cộng thêm những dự định phát triển công việc trong tương lai. Khi bạn xác định rõ những mục tiêu muốn đạt được, bạn sẽ biết mình cần làm gì và luôn chủ động trong mọi bước đi”, Alex chia sẻ.
5. Thiết lập kế hoạch hành động, suy nghĩ
Đây được xem là bước quan trọng để có thể làm chủ sự nghiệp bản thân. Sau khi đã xác định rõ mục tiêu phát triển, bạn cần thiết lập một kế hoạch với những chiến lược cụ thể, rõ ràng trong suy nghĩ và hành động. Bên cạnh việc đề ra những “chiêu” độc, bạn cũng cần thiết lập cho mình một khoảng thời gian nhất định để theo dõi thành tựu đã được và có những thay đổi sao cho phù hợp.
6. Làm việc có tổ chức
Kỷ luật tổ chức luôn đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của một người. Chính vì vậy, việc tổ chức công việc một cách logic là điều vô cùng cần thiết. Hãy bắt đầu bằng việc sắp xếp nơi làm việc một cách ngăn nắp, gọn gàng. Những tài liệu cần thiết nên được đặt ở những nơi thuận tiện, tránh tình trạng “chôn” tài liệu trong mớ giấy lộn.
7. Phân tích ngày công việc
Phân tích ngày công việc là cách làm hiệu quả nhất để quản lý thời gian và theo dõi thành tích bản thân. Mỗi ngày đến công sở, bạn hãy tạo dựng cho mình một danh sách những việc cần làm trước khi rời khỏi văn phòng để “tác chiến”. Ngoài ra, tư duy những việc sẽ làm cho ngày hôm sau cũng là cách giúp bạn nắm bắt, xác định và chủ động hơn trong công việc.
8. Thúc đẩy các mối quan hệ
Giữ thái độ hòa đồng với đồng nghiệp và tôn trọng với sếp rất có lợi cho con đường sự nghiệp của bạn. Cũng theo Alex: “Khi bạn quan hệ tốt với mọi người, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Nhưng, để các mối quan hệ trở nên gắn kết hơn, khăng khít hơn hãy nhớ ngày sinh nhật hoặc những ngày quan trọng của đồng nghiệp, của sếp để họ biết rằng bạn không chỉ là người có năng lực vượt trội mà còn là một người sống sâu sắc và vô cùng chu đáo”.
9. Theo dõi thông qua thành tích đạt được
Kiểm soát công việc bằng cách theo dõi những thành tích đã đạt được. Điều này giúp bạn nhận ra bạn đang đứng ở đâu trên con đường sự nghiệp của mình và biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DÂN TRÍ)

Bài học thành công từ một tỉ phú Trung Quốc

Cây bút Shaun Rein của tạp chí Forbes danh tiếng tìm đến một tỉ phú người Trung Quốc để tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản mà ông ấy - đại diện cho tầng lớp siêu giàu mới ở đất nước hơn một tỉ dân - theo đuổi để hiện thực hóa quyết tâm thoát nghèo làm giàu. 



Một lớp người giàu mới nổi lên nhanh chóng ở đất nước một tỉ dân - một người lái xe đứng cạnh một chiếc Rolls Royce Silver Shadow đậu bên ngoài khách sạn Shanghri-la ở Thượng Hải. 

Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc là nơi có nhiều những tỉ phú nổi lên hơn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Hiện tại Trung Quốc có ít nhất 79 tỉ phú. Người giàu Trung Quốc đang góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng xa xỉ 15% mỗi năm của quốc gia này, đạt mức 9 tỉ USD một năm, biến Trung Quốc thành thị trường lớn thứ hai thế giới về sản phẩm cấp cao.

Chỉ cần đợi một năm là có một chiếc Ferrari mới ở Trung Quốc. Porsche thì giới thiệu dòng sản phẩm Panamera ở Trung Quốc trước khi đưa nó sang Mỹ. Còn trước các cửa hiệu của Louis Vuitton và Hermès luôn có hàng dài người đứng chờ mua.

Vậy ai là những người Trung Quốc siêu giàu? Trông họ thế nào? Làm thế nào mà họ trở nên giàu có như vậy?

Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã nói chuyện với một vài tỉ phú Trung Quốc. Một số người kiếm tiền thông qua việc mua lại các công ty kinh doanh mạng Internet ở Mỹ; một số khác đầu tư vào bất động sản hay đồ uống.

Không giống rất nhiều các tỉ phú ngày nay ở Mỹ, như nhà Rockerfeller hay nhà Walton của Wal-Mart, các tỉ phú Trung Quốc đa phần là tự tay gây dựng cơ đồ. Một nửa trong số 14 nữ tỉ phú tự lập trên thế giới là người Trung Quốc. Tất cả họ đều vượt qua những khó khăn và thất bại, và họ đều rất lạc quan về tương lai của Trung Quốc.

Một tỉ phú Trung Quốc, một người có vai vế trong ngành kinh doanh bất động sản, đã gặp tôi rất nhiều lần trong hơn 5 năm qua để chia sẻ bài học thành công trong kinh doanh của ông. Đôi khi chúng tôi gặp nhau ở ngôi nhà tráng lệ của ông ở Bắc Kinh, đôi khi lại ở ngôi nhà nhỏ bé của tôi ở Thượng Hải. Chúng tôi đã cùng ăn những con sò to cỡ quả bóng ở một bãi biển Australia, có lần lại đến McDonald để ăn khoai tây chiên.

Tôi thích dành thời gian với ông không chỉ bởi vì tôi có thể sống trong giây lát cuộc sống của một tỉ phú mà còn bởi vì qua đó tôi hiểu rõ vì sao ông lại thành công đến vậy. Ông thực sự là hiện thân cho những bài học ông dạy tôi. Ông không chỉ đơn thuần thuyết giảng chúng.

Tuy vậy cũng có một điều kiện đối với các cuộc thảo luận và bài viết của tôi về ông. Ông nhất định ẩn danh. Vì vậy tôi sẽ gọi ông là ông Trần.

Như nhiều người giàu Trung Quốc khác, ông Trần thích mai danh ẩn tích vì ông không muốn vô tình biến mình thành mục tiêu của âm mưu nào. Bạn có thể nghĩ ông ấy e dè thái quá, nhưng hãy nhìn vào thực tế có tới 70 người giàu có trong danh mục Forbes của Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua đã gặp rất nhiều rắc rối sau đó. Những người giàu có Trung Quốc giờ đây đôi khi vẫn nửa đùa nửa thật gọi bảng xếp hạng đó là Danh sách tử thần.

Bài học đầu tiên của ông Trần là: tin rằng mọi thứ đều có thể và điều duy nhất ngăn cản bạn chính là bản thân bạn. Ông không bao giờ ngừng tin rằng mình có thể tự tay làm nên việc lớn.

Xuất thân là một đứa trẻ nông thôn nghèo, không có địa vị xã hội, không có quan hệ với quan chức, ông dường như chẳng có điều kiện gì để thành công. Ông bỏ học từ thời niên thiếu vì gia đình không có đủ tiền.

Nhưng ông tin vào bản thân mình và quyết không từ bỏ. Không có một gia đình quyền lực hậu thuẫn, ông phải vay nặng lãi với mức lãi cao gấp 5 lần mức thông thường của những đối thủ cạnh tranh có quan hệ tốt. Ông nhận những dự án nhỏ mà chẳng ai muốn làm, chịu đựng sự chế nhạo, coi khinh của mọi người. Dần dần, ông tạo lập được uy tín "đã nói là làm", và nhận được những dự án ngày một lớn hơn.

Giờ đây ông nuôi ăn, chữa bệnh, trả chi phí sinh hoạt cho hơn 80 thành viên trong đại gia đình. Ông quyên góp hàng triệu đôla mỗi năm để xây trường cho những vùng nông thôn. Ông cùng con đi dọc hành lang các bệnh viện và trả tiền viện phí thuốc men cho những bệnh nhân không có bảo hiểm. Nhưng trước khi có thể làm những việc như thế, ông đã trải qua nhiều thập kỷ sống trong kiên nhẫn, bỏ ngoài tai mọi sự khinh miệt của những kẻ giàu có hơn, được giáo dục tốt hơn.

Bài học thứ hai ông Trần dạy tôi: để đạt được điều mình muốn, bạn phải tôn trọng tất cả mọi người và đôi khi phải biết sống khiêm nhường. Cách đây một thập kỷ, khi gần như tất cả mọi người ở Trung Quốc đều còn nghèo, thì chỉ cần có trong tay chưa đến 10 triệu đôla là đã có tên trong danh mục người giàu Trung Quốc. Đến năm ngoái, phải có 120 triệu đôla thì mới đủ.

Làm giàu đang diễn ra nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Như ông Trần nói, ngày hôm nay bạn còn là một tay hầu bàn, biết đâu mai đã là chủ một công ty thực phẩm và đồ uống - vì vậy tốt nhất bạn nên tôn trọng tất cả mọi người, không thì một ngày nào đó "gậy ông sẽ đập lưng ông". Thực tế là mọi người ở Trung Quốc đều biết chuyện một người cách đây một thập kỷ còn nuôi lợn, nay đang lái xe Mercedes và mua trang sức Tiffany.

Cuối cùng, ông Trần tin vào việc chia sẻ sự giàu có. Ông để các đối tác kinh doanh của mình kiếm được nhiều tiền hơn mình, để trong thương vụ tiếp theo, người đầu tiên họ nghĩ đến khi muốn hợp tác chính là ông. Ông thấy chẳng ích gì khi cố tìm cách lừa bịp các đối tác kinh doanh.

Ông nói đúng. Tôi đã cùng ông đi gặp các đối tác kinh doanh trong rất nhiều dự án khác nhau trên khắp đất nước. Tôi hỏi một vài trong số họ tại sao họ muốn làm việc với ông chứ không phải một ai khác, tất cả đều có cùng câu trả lời, rằng bởi họ biết ông chỉ nhận phần nhỏ hơn trong chiếc bánh lợi nhuận. Nhưng nhiều miếng bánh nhỏ sẽ tạo thành một chiếc bánh lớn.

Ông Trần cũng tin vào việc đảm bảo những điều kiện làm việc tốt cho những nhân viên tài năng và giúp những người làm việc hiệu quả, năng suất nhất trở nên giàu có. Ông cho rằng không nên để nhân viên cấp dưới phải nhọc nhằn kiếm sống trong khi một mình CEO lại nhận được mức lương cao tới vô lý.

Ông Trần đã gây dựng cơ đồ từ sự quyết tâm gan góc và một uy tín luôn trung thực, công bằng và tôn trọng mọi người. Và ông thấy những nguyên tắc này không có lý do gì mà không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Như có lần ông nói với tôi: "Nếu tôi có thể gây dựng sự nghiệp từ những gì ít ỏi mà tôi có, thì bất cứ ai cũng có thể làm được!"


Bài viết của Shaun Rein (Forbes) trên HBS in the News




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Harvard's TVN)

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Apple: Tiến về phía trươc và cầu nguyện cho Steve Job,sau đó hãy mua cổ phiếu


Hãy cầu nguyện cho Steve Job.Ông đã chứng tỏ được ý chí và bản lĩnh của một người đàn ông,một nhà kinh doanh khi phải chống trọi với căn bệnh ung thư từ năm 2004 đến nay,trong khi vẫn lèo lái con thuyền do chính mình sáng lập và điều hành: Apple đạt được những thành công vượt trên tất cả sự mong đợi,xây dựng một sự nghiệp cực kì thành công.
Ông tạo ra Apple (cùng với Woz),ra đi và sau đó lại quay trở lại để cứu vãn tình hình kinh doanh đầy bấp bênh của công ty khi nó đang đứng trên bờ vực phá sản.Dưới sự điều hành và quản lý của Steve,Apple đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trên Thế giới,nó thay đổi bộ mặt của tất cả các lĩnh vực công nghiệp mà nó chạm đến: Máy tính xách tay,điện thoại di động,máy nghe nhạc,âm nhạc,phim,phần cứng,phầm mềm,quảng cáo,...
Apple bây giờ có vốn hóa thị trường phí Bắc vào khoảng 300 tỷ đô la,cổ phiếu đã vượt qua Exxon Mobil-công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới.

Steve là một nhân vật đầy sức sáng tạo,đại diện cho những thay đổi mang tính đột phá ở đầu thế kỉ này,trong khi thế hệ của chúng tôi những người tạo ra cách mạng công nghệ là Thomas Edison và Henry Hord.Ông đã thay đổi thế giới theo những cách riêng và để lại đằng sau quá nhiều những câu chuyện kể.Và lần này,với quyết định bước ra khỏi hoạt động của công ty,các nhà đầu tư lại một lần nữa sẽ phải đối mặt với một câu hỏi về việc làm thế nào công ty sẽ tiến xa hơn,thực hiện được những cú nổ mạnh mẽ hơn,dẫn đầu thị trường mà không có sự dẫn dắt của ông.

Như tất cả đã nói,Wall Street đã vượt qua cú sốc một cách nhanh chóng.Đầu tháng giêng năm nay,khi trở về tôi có viết một bài trong tạp chí Forbes với tựa đề: "Đã đến lúc Steve thoái vị".Tôi viết thế ngay sau khi ông ấy bước ra khỏi bệnh viện lần gần đây nhất.Tôi viết ông ấy sẽ rời khỏi chiếc ghế giám đốc điều hành và nhường lại vị trí này cho Tim Cook,ra đi với cương vị chủ tịch hội đồng quản trị công ty.Và đó là điều đã xảy ra,dĩ nhiên rồi (Thậm chí nó còn đến nhanh hơn cả tôi dự đoán ).
Trong bài viết đó,tôi kết luận rằng: Apple sẽ tốt đẹp thôi.Tim Cook không phải là Steve Job,tuy nhiên ông là một giám đốc điều hành rất tôn trọng và tin tưởng vào tài năng của những người đã theo suốt quá trình hoạt động của Apple trong nhiều năm.Cook sẽ không bao giờ phải trình diễn một mình,ông có những cộng sự đầy khả năng và sự nhiệt tình ủng hộ theo sát.
Apple đã có những tính toán cho cả những vị trí chủ chốt bao gồm cả những người nằm ở sâu trong hệ thống,như trưởng bộ phận thiết kế công nghiệp Jonathan Ive,cố vấn tiếp thị Phil Schiller và chuyên gia phần mềm dành cho IPhone Scott Forstall.Trong khi một số nhà đầu tư vẫn tin rằng,sự thành công của Apple là do một tay Steve gây dựng,thực tế hoàn toàn không phải vậy,Apple đã tạo ra được những sản phẩm chất lượng cực cao,thỏa mãn cả những khách hàng khó tính nhất bằng sức mạnh của cả một hệ thống.Và hệ thống đó đã đang đi vào thời kì ổn định đỉnh cao.Thật vậy,dường như phép lạ đã luôn xảy ra với Apple,thành công vang dội của các sản phẩm cải tiến như: Iphone thế hệ tiếp,Ipad 3,các máy Mac mới,chứa đựng những khả nằng đáng kinh ngạc HQ trong Cupertine,thậm chí bạn có thể  xem truyền hình trong những thiết bị mang thương hiệu Apple khi bạn đang đi trên đường.Tôi nghĩ rằng Apple đã thực hiện được một cách xuất sắc việc thay đổi thế giới.Và chúng ta thì luôn có những suy nghĩ khác nhau,tôi không phản đối điều đó.

Nghiêm túc mà nói: Apple sẽ tốt thôi.Và nếu mà cố lượng cổ phiếu được bán ra ở đây -những cổ phiếu đã giảm điểm khoảng 5% trong phiên giao dịch cuối ngày thứ  tư -những nhà đầu tư khôn ngoan cũng sẽ nên tận dụng lợi thế của một cơ hội mua vào rất lớn này.
Nếu bạn cảm thấy cần phải hành động để phản ứng với tin tưc,đi trước và cầu nguyện cho Steve Job,một người đàn ông đã thay đổi thế giới chúng ta sống bằng những công nghệ cầm tay tuyệt vời.Sau đó,hãy cho bạn một cơ hội,mua lại một số cổ phần của công ty ông đã xây dựng và làm cho chúng sinh lời.Apple sẽ tiếp tục tiến lên,làm nên những cú nhảy xa hơn và chơi một cuộc chơi lớn hơn,trong một thời gian dài,thật dài.

T/g: Eric Savitz
Minh Anh/Sách Doanh Trí ( Dịch từ Forbes)



SÁCH DOANH TRÍ's Blog

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Chúng ta bình đẳng về ước mơ

Phong cách đơn giản, mái tóc ngả bạc khiến ông Nguyễn Thanh Mỹ trông già hơn tuổi và có vẻ từng trải. Dù sống ở nước ngoài, làm việc cho các công ty lớn trên thế giới, nhưng cách ăn mặc và lối nói chuyện dân dã của ông khiến người đối diện quên đi cảm giác đang trò chuyện với một doanh nhân thành đạt và một nhà khoa học nổi tiếng.




TS Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mỹ Lan (Mylan Group)
Cậu bé bán cà rem trở thành tiến sĩ


* Giữa thời kỳ Trà Vinh còn là một trong những tỉnh nghèo bậc nhất ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngó lơ, còn người lao động trong tỉnh cứ lao về TP.HCM kiếm sống..., thì ông lại ôm hàng chục triệu USD về đầu tư. Có phải ông “giàu quá” không?
- Ngay cả vợ tôi còn nói là sớm muộn gì cô ấy cũng xin Nhà nước cho tôi giấy chứng nhận “doanh nhân dũng cảm”.
Ngày trở về nước năm 2004, tôi đã nói với mọi người là tôi kinh doanh tại Việt Nam không phải vì lợi nhuận, mà đơn giản vì vùng đất này chính là quê hương của tôi và ước mơ lớn nhất trong đời tôi là trở về quê hương để đầu tư, giúp quê hương phát triển.
Không có gì to tát ở đây, chỉ là một tình cảm tự nhiên như bao người con xa quê khác.
Ba dự án đầu tư của tôi tại Trà Vinh gồm: hóa chất, vật liệu quang điện tử và vật tư ngành in (sản xuất bản kẽm theo công nghệ CTP), với tổng vốn đầu tư đến nay đã là 20 triệu USD (hơn 4.000 tỷ đồng) và tôi chưa mang được đồng lãi nào về Canada.
Tuy nhiên, công sức bỏ ra đang đưa giấc mơ của tôi trở thành hiện thực, đó là Trà Vinh đã trở thành một địa phương có ngành công nghiệp công nghệ cao vào loại hiện đại của thế giới.
Trên thế giới hiện chỉ có 11 nhà máy sản xuất vật liệu quang điện tử thì nhà máy thứ 12 chính là dự án đầu tư của tôi vào Tập đoàn Mỹ Lan nằm tại Khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Trà Vinh.
* Ông nói đây là giấc mơ của cả cuộc đời ông, vậy nguyên cớ nào khiến ông quyết tâm đến vậy?
- Tôi là con cả trong một gia đình nghèo có 5 anh em, sinh sống tại làng Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Năm tôi lên 9 tuổi, cha bỏ mẹ và anh em chúng tôi, lấy vợ mới rồi đi biệt xứ. Tết Mậu Thân 1968, căn nhà nhỏ ở quê bị đại bác lạc bắn sập, 6 mẹ con tôi mất nhà...
Cả tuổi thơ tôi phải sống trong cơ cực ở vùng quê nghèo nhất nước, mưu sinh bằng cách rong ruổi khắp các nẻo đường để bán cà rem và bánh mì, thời gian còn lại thì đi học lóm. Năm 1978, tôi tốt nghiệp Trường Đại học Phú Thọ (bây giờ là Đại học Bách khoa TP.HCM), nhưng vẫn không thoát được cái nghèo.
Vì vậy, năm 1979, tôi tìm cách đi nước ngoài với hy vọng kiếm đủ miếng ăn cho mình, cho mẹ và mấy đứa em nhỏ. Ký ức về sự nghèo khổ của quê hương luôn thôi thúc tôi làm được điều gì đó để giúp những cậu bé, cô bé ở đây không phải bán cà rem kiếm sống vất vả như tôi ngày nào... Có lẽ sự thôi thúc đó lớn hơn đối với một người xa quê hương, xa gia đình đằng đẵng.
* Vậy ông đã đổi đời ngay sau khi sang được Canada?
- Không có màu hồng như vậy đâu. Hơn 12 năm đầu sống tại vùng đất mới, tôi phải làm đủ thứ nghề: rửa chén, làm bếp, bồi bàn... ở nhà hàng, chỉ để làm được một việc là kiếm sống. Chỉ đến lúc gặp được Nhàn, bà xã tôi bây giờ, thì cuộc đời tôi mới sang trang. Hồi cưới Nhàn, tôi đã hứa với gia đình vợ sẽ trở thành kỹ sư để xứng với vị thế của gia đình cô ấy.
Trong 7 năm đi học, tôi giành được một lúc hai học bổng (NSERC và FCAR), bảo vệ thành công luận án thạc sĩ về “Chất xúc tác dị thể” và tiến sĩ về “Hợp chất cao phân tử liên hợp điện quang”.
Sau đó, tôi được nhận vào làm ở một số công ty điện toán và in ấn như: IBM, Sun Chemical và Kodak Polychrome Graphics. Đến năm 1997, tôi chính thức ra ngoài tự mở hãng và kinh doanh cho đến bây giờ.
* Phải thừa nhận là sự nghiệp khoa học của ông rất rực rỡ: nào là TS. Trung tâm Nghiên cứu khoa học năng lượng và vật liệu INRS - Energie et Materiaux, Varennes, Quebec (Canada), rồi các giải thưởng IBM - Invention Achievement Award (1994), Sun Chemical - Inventor Award (1995, 1996, 1997), Dianippon Ink and Chemicals - Silver Award for CTP Technology (1997), và cả trăm bằng sáng chế được thế giới công nhận. Vậy tại sao ông không chăm chút cho sự nghiệp nghiên cứu mà lại bước ra thị trường để kinh doanh?
- Về lĩnh vực kinh doanh, tôi thừa nhận mình không được học hành, đào tạo bài bản, mà chỉ là một “thợ đụng”, tức đụng đâu làm đó. Tuy nhiên, máu kinh doanh có lẽ đã ngấm vào tôi từ nhỏ, khi còn đi bán cà rem, bánh mì.
Nhưng nguyên nhân chính khiến tôi có bước rẽ lại bắt đầu từ một câu chuyện lúc tôi còn làm tại IBM: Một buổi sáng đến công ty, tôi thấy một nhà khoa học rất giỏi buồn bã bước ra từ phòng của người điều hành, tìm hiểu thì được biết ông ta bị cho thôi việc.
Ngay lập tức tôi cảm thấy hoang mang: nhà khoa học đó rất giỏi, có nhiều cống hiến nhưng cuối cùng cũng phải ra đi, vậy thì đến một lúc nào đó cũng sẽ tới lượt mình.
Từ đó tôi bắt đầu thấy chán phận làm thuê. Sau IBM, tôi cũng rời bỏ công việc tại Kodak với mức lương 100.000USD/năm, để mở hãng riêng mang tên American Dye Source, Inc. (ADS) chuyên nghiên cứu, sản xuất những vật liệu hữu cơ dùng trong ngành in, phát quang, điện tử hữu cơ, tạo hình ba chiều, màng biến đổi năng lượng Mặt trời hữu cơ, chống hàng giả... với vốn liếng hầu như chỉ là mấy cái bằng sáng chế.
Thời đó, số tiền đầu tiên tôi kiếm được là 25.000 USD khi bán bằng sáng chế và mua ngay một chiếc xe tặng vợ (cười).
Thay đổi tư duy doanh nhân Việt kiều về nước đầu tư
* Trở về Việt Nam đầu tư khi đã rất giàu, vậy chắc việc kinh doanh của ông tại Việt Nam không có khái niệm “khó khăn”?
- Tôi chỉ không gặp khó khăn về nguồn vốn chứ những chuyện khác khi tiến hành đầu tư thì phải gọi là từ “khổ đến khổ”. Nhớ những ngày đầu về nước xin giấy phép đầu tư, Nghị quyết 36 chưa được thực hiện thì người Việt ở trong nước nghĩ về Việt kiều không được tốt lắm.
Nhiều người có thái độ cảnh giác đối với tôi và nói Việt kiều về nước chỉ vơ vét, kiếm một mớ tiền rồi về nước. Suy nghĩ này của họ buộc tôi phải chứng minh cho họ thấy tôi xây dựng nhà máy thật, đầu tư thật và quyết tâm phát triển thật.
Có lẽ cũng từ những suy nghĩ tiêu cực đó mà giai đoạn đầu làm hàng xuất khẩu, hải quan hành tôi “lên bờ xuống ruộng” khi làm thủ tục. Có những lần tôi tức phát khóc, đá bàn, đá ghế ở hải quan và bảo: “Có bị bỏ tù tôi vẫn phải nói”...
Có lúc tôi đã muốn bỏ cuộc, trở về Canada sống cho khỏe, nhưng khi thấy những bạn trẻ không có việc làm, vùng quê không có cơ hội phát triển thì tôi lại nhẫn nhịn. Mãi đến năm 2007, khi Luật Doanh nghiệp ra đời thì việc kinh doanh mới bớt khổ.
Nhưng còn rất nhiều việc phải làm để môi trường đầu tư của chúng ta thực sự thu hút đầu tư. Những điều cần hoàn thiện thì nhiều lắm, từ chính sách, thủ tục đến cả cách cư xử của các nhà chức trách.
Chẳng hạn, như ngày 3/8 vừa qua, tự nhiên có khoảng mười mấy người của Phòng Cảnh sát chống tội phạm về môi trường tỉnh kiểm tra nhà máy đột xuất. Kiểm tra là chuyện thường nhưng họ la lối, quát tháo như kiểu đi bắt tội phạm khiến tôi rất thất vọng.
Sự thiếu đồng bộ trong xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Long Đức của các doanh nghiệp ở trong khu công nghiệp đang trở thành rào cản lớn. Hiện chúng tôi phải bỏ ra hàng tỷ đồng để tự xây dựng quy trình xử lý nước thải, nhưng vẫn bị cơ quan chức năng hạch sách đủ điều...
* Khó khăn vậy nhưng hằng năm Mỹ Lan vẫn có lợi nhuận, điều này chứng tỏ ông đã kinh doanh rất hiệu quả?
- Hiện nay Công ty Mỹ Lan (95% xuất khẩu) lợi nhuận hằng năm 50%, Công ty sản xuất vật tư (40% xuất khẩu, hơn 10% sản xuất trong nước) lợi nhuận 60%/năm, còn Công ty Quang điện tử Mỹ Lan sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2012. Nhưng so với Canada, việc kinh doanh tại Việt Nam có nhiều điểm khác biệt.
Để kinh doanh “hiệu quả” thì ngoài thực lực, bạn phải vất vả hơn. Chẳng hạn như in ấn là ngành khá đặc thù và các công ty in thường là của Nhà nước. Công ty của tôi là công ty tư nhân, khó có thể bán hàng trực tiếp, vậy nên tôi chọn cách bán hàng qua đại lý.
Bớt những phiền nhiễu gây ức chế như tôi vừa kể, tôi nghĩ các nhà đầu tư như tôi có thể làm tốt hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
* Ông nói kinh doanh không phải để kiếm lợi nhuận, nhưng những con số lợi nhuận ông đưa ra lại chứng tỏ ông “làm chơi ăn thật”. Vậy ông có nghĩ rằng kinh doanh trong nước đang rất dễ dàng?
- Lợi thế của tôi là có thể sử dụng những phát minh của mình để kiếm tiền, nên lợi nhuận hằng năm của Công ty được duy trì là chuyện đương nhiên. Mỗi môi trường kinh doanh có cái khắt khe riêng, không thể nói ở nơi này dễ dàng hơn nơi kia.
Như đã nói, tôi đầu tư về Việt Nam không phải để kiếm tiền. Giàu có thì biết thế nào cho đủ. Mục đích chủ yếu của tôi là tạo cho người lao động Việt Nam môi trường làm việc với chất lượng, mức lương như ở Canada (35.000 CAD/năm).
Tôi và gia đình tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống là nỗ lực giúp những người xung quanh mình, để họ cũng có cuộc sống đầy đủ, có việc làm tốt hơn. Tôi luôn đối xử tốt với nhân viên, đổi lại họ cũng hết lòng với Công ty và chính họ đã có những phát minh giúp Công ty có được lợi nhuận.
Lấy công việc làm niềm vui riêng
* Sau mười mấy năm bước ra kinh doanh và thành công, theo ông, ông là người chọn nghề hay chính nghề đã chọn ông?
- Trước đây, tôi là người chọn kinh doanh, nhưng bây giờ nghĩ lại có lẽ nghề kinh doanh đã chọn tôi. Tôi cảm thấy kinh doanh là cái nghiệp, trước sau gì tôi cũng phải làm. Nói như thế vì ngay từ nhỏ tôi đã nung nấu chuyện kiếm tiền, mà chỉ có kinh doanh mới dễ kiếm tiền thôi.
Giống như nghiên cứu, kinh doanh không chỉ cần có tiền, có kinh nghiệm, có mánh lới, mà còn phải có cả đam mê. Tôi dám nghĩ, dám làm, đam mê công việc, lấy công việc làm niềm vui trong cuộc sống nên đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.
Tuy vậy, con người ai không có tuổi già, suốt cuộc đời tôi rong ruổi kiếm tiền nên bây giờ cũng là lúc bắt đầu nghỉ ngơi để tập trung đào tạo người kế thừa.
* Khi trò chuyện với bà Nhàn, tôi thấy bà luôn rạng ngời mỗi khi nhắc đến ông. Có lẽ trong mắt vợ con, ông là người chồng, người cha hoàn hảo, vậy đã bao giờ ông làm buồn lòng những người trong gia đình mình chưa?
- Dù làm bất cứ chuyện gì tôi cũng được vợ ủng hộ, nên đó chính là động lực buộc tôi phải làm tốt mọi chuyện. Bằng chứng là mỗi sự thay đổi trong cuộc đời tôi đều có nguyên nhân là vì vợ con, gia đình và quê hương. Tên công ty Mỹ Lan là tên của con gái tôi đấy!
Năm 2004, tôi trở về Việt Nam một mình để xây dựng nhà máy, vợ ở lại Canada chăm sóc các con. Bà xã nói rằng tin tưởng tôi 100% và tôi luôn cảm ơn và chịu ơn vợ vì điều này.
* Ông nói đang chuẩn bị người kế thừa, vậy chắc các con của ông cũng sẽ sớm trở về quê hương như ông?
- Hiện con trai lớn của tôi đang điều hành Công ty ADS tại Canada, con gái Mỹ Lan thì theo ngành luật sư, con trai út đang theo học ngành kinh tế. Các con tôi có trở về hay không tôi cũng không chắc.
Tôi mong muốn sản xuất các sản phẩm quang điện tử với công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ kỹ sư hóa học chất lượng để góp phần vào sự nghiệp phát triển khoa học và kinh tế của Trà Vinh trong tương lai.
Tôi cũng hợp tác với Trường Đại học Trà Vinh để thành lập khoa Hóa học ứng dụng, đào tạo hai chuyên ngành: Hóa học ứng dụng chất dẻo linh hoạt và Vật liệu nano - công nghệ in. Tôi nhận tất cả các sinh viên đang học và ra trường về làm tại Mỹ Lan, tôi cũng trực tiếp đào tạo các em và nếu em nào giỏi thì cũng có quyền kế thừa Mỹ Lan.
Tôi từng rửa chén để bước vào khoa học thì không có lý do gì những người trẻ có điều kiện ăn học lại không thành công. Hãy tạo môi trường và cơ hội cho những thanh niên ở đây thể hiện khả năng và cùng ước mơ chúng tôi có hàng trăm, hàng ngàn bằng phát minh.
* Cơ hội của ông đang trải đều cho những nhân viên của mình và điều đó trước hết được thể hiện qua văn hóa quản trị?
- Đúng vậy, tôi đã đề ra ba tiêu chí cho Mỹ Lan là chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, tập trung sản xuất các sản phẩm quang điện tử có giá trị cao và nơi làm việc phải luôn tiện nghi, sang trọng. Ở Mỹ Lan, chỉ có khác nhau về cấp bậc chứ không khác nhau về cách đối xử.
Nơi làm việc của tôi và nhân viên đều như nhau. Thậm chí, khu vực nhà vệ sinh dành cho nhân viên cũng phải đạt tiêu chuẩn khách sạn 4 sao. Bữa trưa cho nhân viên được nấu bởi những người có tay nghề nấu nhà hàng. Phòng ăn sạch sẽ và hiện đại như trong một khách sạn lớn. Vợ chồng tôi và khách đến công ty đều ngồi ăn cùng nhân viên trong nhà ăn này...
* Thời gian của ông là thời gian của nhà khoa học hay của nhà kinh doanh?
- Từ nhiều năm nay, tôi có thói quen thức dậy vào 2g30 sáng. Tôi có nhiều việc phải làm nên thời gian với tôi rất quan trọng. Nhớ hồi còn làm ở nhà hàng, một tuần làm 7 ngày, từ 2g chiều đến 2g sáng, tự học đến 4g30. Học ở trường từ 8g45 sáng tới 1g trưa.
Khi đó, mơ ước thường trực nhất của tôi là một ngày được ngủ đủ 8 tiếng. Hiện nay, tôi thấy tinh thần mình vẫn rất tốt, thậm chí tôi có thể nhớ tên 500 nhân viên và vị trí của từng người một. Đã từ rất lâu tôi lấy công việc làm thú vui riêng rồi mà.
* Vâng, đấy là một thú vui đáng giá cho ông và cho nhiều người khác! 



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanh nhân Sài Gòn)

“Dám nghĩ lớn”

Trong công việc hay trong cuộc sống thường ngày, có bao giờ bạn tự đặt cho mình câu hỏi: Tại sao người khác có thể làm được những điều đó còn mình thì không? Do người ta thông minh hơn mình hay là có những cơ hội tốt hơn so với mình? Câu trả lời chắc chắn là: “Không phải vậy. Sự khác biệt chính là tầm suy nghĩ của bạn”. 


TS. David J. Schwartz, người từ lâu được coi là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển tiềm năng con người, đã nhận xét trong cuốn sách Dám nghĩ lớn của mình:
“Niềm tin, một niềm tin mãnh liệt sẽ thúc đẩy chúng ta suy nghĩ đến cùng để tìm ra phương hướng, phương tiện và phương pháp thực hiện. Chỉ khi bạn tin vào chính mình thì người khác mới có thể đặt niềm tin vào bạn”.
Thật vậy, nếu không có niềm tin, chúng ta sẽ không thể có lòng can đảm, sự kiên nhẫn và niềm đam mê để tạo ra những phát minh vĩ đại và những khám phá khoa học như ngày nay.
Trong lĩnh vực tư vấn và tuyển dụng nhân sự cấp cao, nhiều năm qua, tôi may mắn được trải nghiệm trong vai trò làm cầu nối cho rất nhiều cá nhân nắm giữ những vị trí chủ chốt, hoặc là lãnh đạo của doanh nghiệp. Công việc đã cho tôi nhiều cơ hội thường xuyên tiếp xúc với những người tài năng và đạt được những thành công nhất định trong công việc.
Vậy, đâu là bí quyết giúp họ thành công? Có nhiều đáp án khác nhau, nhưng hầu hết họ đều có điểm chung là “Dám nghĩ lớn”. Henry Ford, người sáng lập Ford Motor, đã từng nói: “Bạn luôn đúng cho dù bạn nghĩ mình có thể làm được hay không làm được một việc gì đó”.
Tôi cũng đồng ý rằng, “Dám nghĩ lớn” chắc chắn không phải là điều quá khó khăn đến mức không thể nắm bắt được. Chúng ta có thể vận dụng những nguyên tắc cơ bản sau đây để nuôi dưỡng và phát triển sức mạnh niềm tin cho chính bản thân mình.
- Luôn nghĩ về thành công hơn là chỉ nghĩ về thất bại. Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, hãy để suy nghĩ của mình tràn đầy những ý nghĩ tích cực. Khi phải đối mặt với một tình huống khó khăn, hãy luôn tự nhủ “Tôi sẽ giành chiến thắng” thay vì “Có thể tôi sẽ thất bại”. Khi phải thi đua với người khác, hãy nghĩ “Tôi không thua kém gì người giỏi nhất”, chứ không phải “Tôi sẽ bị họ đánh bại”.
Khi cơ hội đến với bạn, hãy tin tưởng rằng “Tôi có thể làm được điều đó”. Cần phải luôn nhắc nhở mình “Tôi sẽ thành công” trong quá trình tư duy của bạn. Xây dựng cho mình một tư duy tích cực sẽ giúp bạn lập ra các kế hoạch và định hướng cụ thể để đi đến thành công.
- Thường xuyên động viên bản thân “Mình có thể gặt hái được nhiều hơn mình tưởng tượng”. Thành công không đòi hỏi bạn phải có một trí tuệ siêu phàm. Những người thành đạt cũng không phải là siêu nhân. Không có bất cứ điều kỳ diệu nào về thành công. Và mọi người cũng không thành công chỉ dựa vào may mắn. Những người thành công thường luôn tin tưởng vào bản thân và những gì họ làm.
- Hãy nghĩ đến và tin tưởng vào những điều lớn lao. Bạn càng tin tưởng vào bản thân bao nhiêu thì khả năng đạt được thành công càng lớn bấy nhiêu. Hãy đặt ra những mục tiêu lớn và chuẩn bị các kế hoạch lớn để đạt được những thành công rực rỡ. Bạn nên nhớ, thực hiện những ý tưởng và kế hoạch lớn không hề khó khăn hơn, thậm chí có đôi khi còn đơn giản hơn so với những ý tưởng và kế hoạch nhỏ.
Tin vào bản thân sẽ giúp bạn có thể đạt được những kết quả diệu kỳ trong công việc và cả trong cuộc sống.
 


NGUYỄN THỊ VÂN ANH - Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search 


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Soi gương

Một con gà trống hay mái, đứng trước tấm gương, dù có nghiêng ngó cử động đến điệu bộ nào thì vẫn chỉ là gà, và trống vẫn hoàn trống, mái vẫn là mái! Nhưng, khi Sam Walton, người sáng lập ra Wal-Mart, soi gương thì ông lại thấy cả Hannibal (247-183 TCN). Vì sao?


1. Chắc chắn đó không phải là chiếc gương thần cho Sam Walton ngắm nghía, ngẫu hứng phù phép. Đó là cuộc tiếp kiến của tư duy điều hành từ cổ nhân đến người đương thời.



Hannibal là một nhà lãnh đạo nổi lên từ cuộc xung đột giữa hai siêu cường thời cổ đại nhằm chiếm quyền kiểm soát khu vực phía Tây Địa Trung Hải. Sam Walton là một Hannibal trong cuộc chiến tranh bán lẻ của thế kỷ XX.
Khi Carthage và Rome đang tranh giành quyền lực thì Hannibal giành quyền chủ động và từ đó làm đảo lộn thế giới. Hannibal chỉ huy một đội quân vượt qua dãy Alps giữa mùa Đông để tiến vào lãnh địa La Mã, chiến thắng vì tạo được sự bất ngờ, chiếm ưu thế về sức mạnh.
Sam cũng chiếm một La Mã trong lĩnh vực bán lẻ (Kmart) bằng cách sử dụng công nghệ máy tính - điều mà chưa có nhà bán lẻ nào từng làm. Ông kiếm tiền bằng cách tiến vào các thị trường mà đối thủ đã từ bỏ vì cho rằng chúng nằm ở khu vực nông thôn hay quá nhỏ bé không đáng quan tâm tới.
Kmart đã phải phá sản khi thay vào đó là Wal-Mart với hơn một triệu nhân công ở Mỹ và hai triệu người làm việc trên toàn thế giới. Cũng với lối suy nghĩ đầy sáng tạo, Serge Brin và Larry Page của Google đã dám đối đầu và đánh bại hai đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Microsoft và Yahoo!
Người dám thách thức sự khôn ngoan thông thường và có khả năng suy nghĩ vượt ra khỏi các lối mòn để tạo ra những kỳ tích, đó là một trong những tố chất hàng đầu của giới lãnh đạo tài năng.
2. Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết cách làm thế nào để xây dựng sự đồng thuận và động viên thuộc cấp hơn là chú trọng đến tư lợi. Xenophon đã gạt sang một bên những vấn đề cá nhân để lãnh đạo các đồng đội Hy Lạp của mình thoát khỏi tình huống nguy hiểm ở Ba Tư.
Đây cũng là cách mà Lou Gerstner và Anne Mulcahy thực hiện để giải cứu IBM và Xerox. Lãnh đạo phải có tham vọng mới thành công được.
Juluis Caesar là người đầy tham vọng. Ông đã dẫn dắt La Mã trở thành một đế quốc, nhưng thành công lại khiến ông tin rằng mình là thánh sống và làm ông mờ mắt trước những hiểm nguy xung quanh.
Có nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh và các “chúa tể vũ trụ” ở Phố Wall có điểm tương đồng với Caesar, nhưng không ai nổi bật như Hank Greenberg, người đã xây dựng công ty bảo hiểm AIG thành một đế chế rồi sau đó bị hạ gục tại đỉnh cao thành công bởi chính các con “dao găm kinh doanh” của các giám đốc dưới quyền.
Quyền lực, tham vọng và vinh quang ở thì quá khứ có thể định hướng cho tương lai. Nguyên giá trị ở phẩm chất lãnh đạo vẫn là thúc đẩy những người đi theo chia sẻ tầm nhìn, truyền cảm hứng thông qua việc làm gương, khả năng nhận ra vấn đề và kỹ năng giải quyết, phát triển và duy trì một quan điểm kiên định dù đối diện với thành công hay thất bại, thấu hiểu những giới hạn của con người và biết khi nào phải gò cương và khi nào buông lỏng cương đối với cộng sự lẫn đối thủ...
Lãnh đạo của các công ty ngày nay đang theo đuổi các mục đích như những nhà lãnh đạo thời cổ đại: sự giàu có, thành tựu và uy tín.
Nhưng ai là người tỉnh táo, nhạy bén khi vận dụng kinh nghiệm của người đi trước cùng với sự thịnh vượng của khoa học kỹ thuật để trở thành một “độc cô cầu bại” trong lãnh địa của mình?
Trả lời câu hỏi này ở dạng tương đối cũng đã là một cách đẩy lùi hiện trạng khủng hoảng trong thế giới quản trị doanh nghiệp hiện nay.
3. “Quyền lực thì đứng, quyền uy thì ngồi”. Đó là cuộc triển lãm của Cung điện Versailles (Pháp) trưng bày những chiếc ghế - những ngai vàng khắp các nơi trên thế giới - biểu tượng của quyền lực và quyền uy, từ thời cổ đại đến thời hiện đại.
Thông điệp của cuộc triển lãm này như nhắc nhở loài người có cách nhìn đa diện về quyền lực và quyền uy. Sự oai nghiêm và vị thế của quyền lực, sự tìm kiếm giá trị và ý nghĩa đích thực của hai chữ “quyền uy”.
“Quyền lực là vị thế, vị trí, địa vị xã hội phân công cho con người được sử dụng quyền lực đó. Nhưng quyền uy lớn hơn thế và đòi hỏi dụng công hơn nhiều. Quyền uy là sự tổng hợp của một loạt điều kiện: Quyền lực + tài năng + nhân cách + uy tín + hiệu quả cách sử dụng quyền lực”, một nhà báo đã chiêm nghiệm về triển lãm này.
Nếu đặt ý niệm này trong khả năng điều hành một quốc gia thì sự tái khám phá những giá trị từ cổ chí kim không phải là vô dụng. Ngai vàng thực chất là sự tôn vinh cấu trúc của một chiếc ghế. Người ngồi trên ghế là người có quyền lực. Nhưng để thiết lập một sức mạnh của quyền uy thì cần có một phép cộng của nhiều yếu tố.
Quản trị quốc gia, theo từng cấp độ, cũng tính đến cách tạo quyền uy văn minh, ngoài việc tổ chức quyền lực. Và sâu sắc hơn, giá trị nào sẽ được truyền cảm hứng cho hậu thế soi gương cổ nhân như một lẽ phải của đạo đức quốc gia? 



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Steve Jobs từ chức CEO Apple

Thuyền trưởng huyền thoại Steve Jobs vừa quyết định rời khỏi vị trí điều hành Apple, tập đoàn công nghệ khổng lồ do chính ông là người đồng sáng lập từ một garage để xe.




Steve Jobs không chỉ là huyền thoại của Apple mà còn là biểu tượng của cả ngành công nghệ thế giới.



Cổ phiếu Apple đã phải hoãn giao dịch trước khi tập đoàn công bố thông tin quan trọng này. Sau khi giao dịch trở lại, Apple chốt phiên với mức tăng nhẹ 0,7% lên 376,18 USD theo đà khởi sắc chung của thị trường chứng khoán Mỹ.
Steve Jobs thực tế đã nghỉ điều hành để phẫu thuật ung thư tuyến tụy từ giữa tháng 1. Ngay sau quyết định chấn động của Steve, Apple đã chỉ định người thay thế là đồng giám đốc điều hành Tim Cook vốn cũng gắn bó lâu năm với tập đoàn.

"Tôi luôn nói là nếu đến một ngày nào đó, tôi không thể đảm nhận trách nhiệm cũng như sự kỳ của mình trên cương vị CEO Apple, tôi sẽ là phải là người đầu tiên nói cho các bạn biết. Thật không may là ngày đó đã tới", Steve nói trong một lá thư ngắn công bố về quyết định từ chức của mình.

Trong suốt quá trình điều trị y tế, vị CEO 55 tuổi này từng tái xuất vào tháng 3 khi Apple ra mắt mẫu iPad mới nhất và tham dự tiệc tối do Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức, dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ ở thung lũng Silicon.

Thông tin Steve Jobs rời bỏ cương vị điều hành Apple xuất hiện trên trang nhất của hầu hết các báo lớn trên thế giới sáng nay. Reuters gần như là hãng đầu tiên đưa tin. Bloomberg, Forbes ngay lập tức có phóng sự ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của doanh nhân huyền thoại này. CBS News thậm chí còn có bài ghi nhận ý kiến xung quanh quyết định đột ngột và không ai mong muốn của Steve.

Apple cũng vừa đăng lá thư từ chức ngắn ngủi nhưng cảm động của Steve trên trang web của tập đoàn.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress)