Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Mở web và giấc mơ tỉ phú




Nếu biết cách tổ chức và khai thác kinh doanh, có thể sống được nhờ vào web. Có người đạt được giấc mơ trở thành tỉ phú.


Vạn nẻo đường kiếm bạc cắc
Gọi là “bạc cắc” nhưng doanh thu của diễn đàn lamchame.com năm 2010, theo một nguồn tin riêng, cả tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí mỗi năm vài trăm triệu, tính ra phần “lương” còn lại của ban quản trị (là hai vợ chồng) không phải là thấp. Còn hatmethi.vn vừa hoạt động cách đây hai tháng nhưng theo một thành viên trong ban quản trị, mỗi tháng họ bán được ba tấn hạt methi, trừ đi chi phí duy trì hệ thống và nhân viên giao hàng, còn “chút lời nho nhỏ”.
Bắt đầu đăng ký bán hàng trên một diễn đàn, sau đó mở web để giới thiệu sản phẩm riêng là cách làm của website thangbesport.com. Chủ website này tiếp tục mở cửa hàng thực tế bên cạnh việc bán hàng qua mạng. Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, giám đốc công ty thời trang thể thao Hoàng Gia (chủ website thangbesport.com), cao điểm có ngày nhận được 150 đơn hàng, chủ yếu tại TP.HCM, khoảng 30% từ các tỉnh. Không tiết lộ lợi nhuận nhưng theo ông Hoàng, hiệu quả từ website là cơ sở tài chính quan trọng để duy trì hoạt động của công ty.
Danong.com chuyên bán các sản phẩm mãn dục dành cho nam giới cũng được nhiều khách hàng biết đến. “Có lần đến các hiệu thuốc mua sản phẩm mãn dục dành cho nam giới nhưng nhân viên bán hàng ánh mắt không thiện cảm, cũng như tâm lý muốn giữ “bí mật cõi riêng” nên tôi tìm mua sản phẩm từ website trên”, một khách hàng đang là thành viên thường xuyên của website này tiết lộ.
Một mảng hẹp nhưng cũng có một số đơn vị sống được là kinh doanh sách. Phân khúc này hiện khá sôi động với vinabook.com, minhkhai.com.vn, saharavn.com, sách kinh tế (nhasachkinhte.vn), sách ngoại văn (www.tiki.vn), sachhay.com, davibooks.vn… Sách được xem là một trong những sản phẩm cơ bản cho loại hình thương mại điện tử. Các website đã học hỏi từ sự thành công của Amazon và khai thác tốt ở thị trường trong nước.

Đến tiền tỉ
Năm 2001, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Bạch Thành Trung đã lập diễn đàn về máy tính Vietnam Overclockers Zone (VOZ). Ban quản trị diễn đàn lúc đó gồm Trung và một người bạn, vừa đi học vừa đi làm nuôi diễn đàn với chi phí 5 triệu đồng mỗi tháng. Vì không nhận quảng cáo hoặc tài trợ nào nên năm 2005 VOZ phải đóng cửa, mặc dù đã có khoảng 300.000 thành viên. Năm 2006, Trung thay đổi chiến lược và tái xuất giang hồ với nguồn tài trợ hàng tháng 3 triệu đồng từ công ty Mai Hoàng được đổi bằng banner quảng cáo. Đến nay thì nguồn thu của VOZ đủ để hoạt động và đầu tư mở rộng hệ thống. Theo lời Trung, đã có nhiều nhà đầu tư đặt vấn đề mua lại hoặc góp vốn nhưng số tiền chưa đủ lớn để chấp nhận. “Nhưng điều quan trọng hơn, khi không còn của riêng mình, VOZ sẽ không còn được cộng đồng chấp nhận”, Trung tự tin nói.
Năm 2004, thegioididong.com.vn còn là một trang web giới thiệu sản phẩm, nhưng từ năm 2009 doanh số bán hàng tăng nhanh, hiện 30 tỉ đồng/tháng, chiếm 10% doanh thu toàn hệ thống bán lẻ này. Theo ông Đinh Anh Huân, phó tổng giám đốc của Thế giới Di động: “Khó tính lợi nhuận của website trong tổng thể kinh doanh nhưng giá trị không nhỏ, bên cạnh việc góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty thì vai trò quảng bá thương hiệu là rất lớn”.
Zing.vn của Vinagame (VNG) được thiết kế theo mô hình cổng thông tin điện tử, tích hợp nhiều dịch vụ: xã hội (ZingMe), thông tin (ZingNews), dịch vụ (ZingDeal), mua bán hàng qua mạng (123mua), âm nhạc (ZingMP3)… Hiện cổng Zing.vn có khoảng 5 triệu thành viên. Ông Hoàng Tuấn Anh, phó tổng giám đốc VNG xác nhận: “Doanh thu từ Zing.vn chưa cao vì vẫn còn trong quá trình đầu tư để thu hút cộng đồng”. Gọi là chưa cao so với tổng doanh thu trong hệ thống nhưng vài năm gần đây, doanh thu của Zing.vn đạt khoảng vài chục tỉ đồng.



Mở lối đi
“Nếu mở web mà có cách kinh doanh riêng, nhắm đến đối tượng riêng, cách tiếp thị lạ và hấp dẫn… sẽ sống được”, ông Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng đại diện phía nam của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhận định. Bà Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên trưởng đại diện của Yahoo tại Việt Nam cũng cho rằng: “Thị trường còn rộng đất để cho web phát triển, vấn đề quan trọng là xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh như thế nào”.
Ông Nguyễn Hùng, cố vấn cho nhiều dự án web nói: “90% trang thông tin điện tử hiện chưa thể tự sống mà phải nhờ vào nguồn tiền từ các chủ đầu tư. Có xu hướng quảng bá trên mạng nhưng số tiền còn quá nhỏ, ước chừng khoảng 5% trong tổng kinh phí quảng cáo của các doanh nghiệp hiện nay”. Ông Lê Khắc Định (Yahoo Việt Nam) nhận xét: mô hình diễn đàn dễ sống hơn vì chi phí đầu tư không cao, trong khi đó tính tương tác của diễn đàn cao hơn của website. Cũng theo ông Định, nếu muốn đầu tư vào website, không nên đầu tư vào các trang tin tức mà nên chuyển hướng sang các web dịch vụ.
Trong khi các trang thông tin điện tử đang “vật vờ”, thì theo ông Dũng, những website đi vào phân khúc riêng với sản phẩm đặc thù sống được như: benhcum.com, benhkhop.com, danong.com, hervietnam.com, webtretho.com, autosaigon.com, autofun.net, hihihehe.com, VOZ.com, tinhte.com… Ban đầu, chỉ là những trang cung cấp thông tin về bệnh, chia sẻ cách nuôi dạy con của những khách hàng cùng chung đam mê nào đó. Khi thành viên ngày càng đông, nguồn thu từ bán sản phẩm, quảng cáo (hình ảnh, bài viết, đánh giá sản phẩm…) tăng lên. “Một khoản thu khá lớn của nhiều diễn đàn, trang thông tin chuyên ngành là từ các chiến dịch truyền thông sản phẩm cho các hãng sản xuất”, ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, giám đốc công ty Emerald cho biết


 Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

EBOOK Digital Marketing toàn tập

1.TÁC GIẢ: Sách DOANH TRÍ's Blog (sưu tầm)







2.NỘI DUNG:

Tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.

Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi trường kinh doanh truyền thống. Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm – Giá thành - Xúc tiến thương mại - Thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường mục tiêu (số lượng người sử dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng,...). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Net, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, ....Như vậy, e-marketing khó có thể có ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó.

Phân biệt e-marketing, e-commerce và e-business

  • E-marketing là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó.
  • E-commerce chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử.
  • E-business chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ việc bán hàng hoá, dịch vụ cho đến tư vấn, đầu tư.

Các hình thức của e-marketing

  • E-mail marketing: e-mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng. Chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại. Doanh nghiệp có thể gởi thông điệp của mình đến mười ngàn người khác nhau, ở bất kỳ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, để không quấy rầy khách hàng như các spam, e-mail marketing nên xác nhận yêu cầu được cung cấp thông tin hoặc sự chấp thuận của khách hàng. Nếu không, các thông điệp e-mail được gởi đến sẽ bị cho vào thùng rác. Để tránh điều này, mọi thông tin do doanh nghiệp gởi đi phải mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với khách hàng.
  • Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản phẩm ( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, ...) được hiển thị 24, 365, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Ví dụ, áp dụng chương trình khuyến mãi miễn phí địa chỉ e-mail, hộp thư, server, dung lượng hoặc không gian web. Mặt khác, website của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử dụng, dễ tìm thấy trong các site tìm kiếm. Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố an toàn, độ tin cậy và tiện dụng. Hoạt động mua bán phải rõ ràng, dễ dàng, , kiểm tra dễ dàng số lượng hàng hóa mua được, sử dụng thẻ điện tử để thanh toán. ...Hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một website tiếp thị.

E-marketing ở Việt Nam

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, thiếu vốn, ngành ngân hàng kém phát triển, hệ thống pháp luật chưa đủ, lượng người dùng Internet còn thấp - đó là những nguyên do chính khiến e-marketing vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam. Mặt khác, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận thông tin và công nghệ mới.Thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên sức mua chưa cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng máy tính sử dụng cũng như số người truy nhập Internet tăng lên đáng kể, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp có website riêng để quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình. E-marketing đang từng bước được khai thác, áp dụng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam

Bộ sách về Digital Marketing này sẽ cho các bạn cái nhìn rõ hơn về bản chất của Digital Marketing,các yếu tố hợp thành,phương cách thực hiện triển khai,...
Sách DOANH TRÍ's Blog trân trọng!



3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Robin Li - Người hùng và tội đồ

Một mặt, Robin Li bị cáo buộc vi phạm đạo đức kinh doanh. Mặt khác, ông là một trong những doanh nhân thành công nhất Trung Quốc và có cả câu lạc bộ người hâm mộ. 



Robin Li, đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Baidu.

Chuyện các lãnh đạo doanh nghiệp được nhiều người ngưỡng mộ thì không lạ, nhưng có cả một câu lạc bộ người hâm mộ như Robin Li, Tổng Giám đốc Baidu, công ty sở hữu công cụ tìm kiếm bằng tiếng Hoa lớn nhất Trung Quốc, thì khá hiếm. Điều này cho thấy Li có sức hút như thế nào đối với cư dân mạng. Đặc biệt, từ sau khi Google bị hất cẳng khỏi Trung Quốc, thị trường công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới (tính theo số người sử dụng), tiếng tăm của Li càng nổi như cồn.
Điều đáng nói, Li được xem là người đứng đằng sau những lục đục giữa Google và Chính phủ Trung Quốc, góp phần dẫn đến sự ra đi của công ty này. Giá cổ phiếu của Baidu đã tăng hơn 2 lần kể từ tháng 1.2010, khi Google cho biết các tin tặc Trung Quốc đang nhắm vào các tài khoản thư điện tử Gmail. Google cũng tuyên bố chuyển các yêu cầu tìm kiếm từ Trung Quốc sang trang web Google ở Hồng Kông để tránh hệ thống kiểm duyệt thông tin gắt gao của Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực của Google đã thất bại và Tổng Giám đốc Google Eric Schmidt đã cay đắng thừa nhận: “Robin rất tinh ranh. Anh ta luôn lái cuộc chiến trở về Trung Quốc, nơi anh ta có ưu thế tuyệt đối”.
Hiện tại, Baidu đang độc chiếm thị trường tìm kiếm Trung Quốc với 73% thị phần và là công ty dịch vụ internet có mức vốn hóa lớn thứ 5 thế giới với 38,3 tỉ USD, sau Google, Amazon, Tencent (công ty cung cấp dịch vụ nhắn tin qua điện thoại và game trực tuyến của Trung Quốc) và eBay.

Duyên nợ Google
Mối duyên giữa Baidu và Google bắt đầu vào năm 2004, khi công ty này đầu tư 5 triệu USD vào Baidu để thăm dò thị trường Trung Quốc. Nhưng ngay từ đầu cả 2 đã tỏ ra không tin tưởng nhau. Cuối năm đó, 2 nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page ghé thăm văn phòng Baidu và đã để lại nhiều giai thoại thú vị. Brin và Page đã làm Li bẽ mặt khi từ chối ăn món sandwich Subway mà Công ty mời. Lý do là trước đó, họ đã bị bệnh do ăn thức ăn chưa được nấu kỹ tại Ấn Độ nên giờ phải ăn uống cẩn thận hơn. Nhận xét về logo của Baidu, Brin hồn nhiên hỏi Li có phải nó được cách điệu từ hình ảnh dấu chân… chó. Li tức tối đính chính đó là dấu chân gấu.
Về chuyện bại trận của Google, bỏ qua vai trò của Chính phủ Trung Quốc, Baidu cho rằng Google thua vì không hiểu thị trường bằng họ. Điều này được chứng minh bằng 11 đường dẫn trên trang web của Baidu đến các dịch vụ khác nhau như Baidu Knows (trang web hỏi đáp tương tự Yahoo! Answers), Baidu Post-Bar (trang web cung cấp các bảng xếp hạng nổi tiếng) và Baidu Encyclopedia (phiên bản Trung Quốc của Wikipedia).
Tuy nhiên, nếu xem tính khách quan là tiêu chuẩn bắt buộc của một hệ thống tìm kiếm thì đạo đức kinh doanh của Baidu bị đặt nhiều nghi vấn. Nhiều năm qua, trên các diễn đàn trực tuyến, một số công ty quảng cáo đã buộc tội Baidu âm thầm trừng phạt những hãng nào dám cắt giảm chi phí quảng cáo trên website này. Nhưng Li đã bác bỏ lời buộc tội trên.
Thực hư chưa biết ra sao thì năm 2008, Baidu lại bị cư dân mạng tố cáo là nhận tiền của Tam Lộc (hãng sữa sản xuất ra loại sữa bột nhiễm melamine gây ra cái chết của 6 trẻ em Trung Quốc và 54.000 người phải nhập viện), để chặn các thông tin về vụ sữa nhiễm độc khi người dùng internet gõ lệnh tìm kiếm. Li một lần nữa thanh minh rằng điều này là do chút sơ sót trong quá trình lọc thông tin.
Mối nghi ngờ về uy tín của Baidu chưa dừng ở đó. Li luôn khẳng định Baidu không làm giàu nhờ tiếp tay cho nạn vi phạm bản quyền. Thế nhưng, nhiều hãng ghi âm cho biết dịch vụ tải nhạc MP3 của Baidu cho phép người dùng internet tải miễn phí hầu như tất cả các bản nhạc mà họ phát hành. Năm 2005, một số hãng đĩa đã liên kết lại kiện Baidu, nhưng các quan tòa Trung Quốc đã đứng về phía Baidu và phán quyết rằng hãng này chỉ đơn thuần cung cấp cho người dùng những thông tin họ tìm kiếm bằng cách kết nối đến các trang web âm nhạc.
Baidu MP3 cũng là dịch vụ thành công nhất của Baidu khi chiếm đến 40% lượng truy cập vào website này tính đến năm 2005 (nay đã giảm xuống còn 5%). Đáp lại những cáo buộc vi phạm bản quyền khi cho người dùng tải miễn phí các bản nhạc MP3, Li nói rằng đó không phải là trách nhiệm của ông. “Nếu người dùng muốn tìm kiếm một thông tin hợp pháp, chúng tôi không thể từ chối họ chỉ để làm hài lòng các hãng đĩa”, ông nói.
Ngay cả với đồng minh mà Baidu hết sức o bế là Chính phủ Trung Quốc, Baidu cũng có lúc bị thất sủng. Tháng 11.2008, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã phát sóng một số phóng sự điều tra xung quanh việc Baidu bị cáo buộc kiếm hàng triệu USD từ việc quảng cáo các loại dược phẩm không được cấp phép.

Mộng bành trướng
Bất chấp những điều tiếng trên, thế giới cũng phải công nhận tài năng của Li. Sau khi đối thủ Google bị loại khỏi Trung Quốc, Li đã có thể toàn tâm cho các dự án mới gồm mở rộng sang lĩnh vực trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, lập một website chia sẻ video giống như Hulu.com có tên là Qiyi và đưa thương hiệu Baidu ra thế giới. “Tôi hy vọng 10 năm nữa 50% gia đình trên thế giới sẽ thường xuyên nhắc đến cái tên Baidu”, Li nói.
Tuy nhiên, trước khi bành trướng ra thế giới, Baidu sẽ phải lấy được lòng tin của người tiêu dùng, điều mà Google đã làm rất tốt. Và một thứ vũ khí có thể giúp Baidu lấy lại hình ảnh trước công chúng có lẽ là ông chủ của nó, Robin Li.
Khi còn làm việc tại Thung lũng Silicon vào những năm 1990, Li đã rất kỳ vọng vào công cụ tìm kiếm qua internet. Năm 1996, ông được trao bằng sáng chế cho một công trình được gọi là hệ thống phân tích các kết nối internet, xếp hạng số lượng đường dẫn đến một website (năm 1996). Vì muốn xây dựng một công cụ tìm kiếm cho thị trường quê nhà, Li và người đồng hương Eric Xu quyết định quay trở về Bắc Kinh bắt tay vào công việc kinh doanh và sau đó khai sinh ra Baidu.
Đến nay, trong lúc các bạn bè đồng môn của Li ở Thung lũng Silicon vẫn cặm cụi kiếm khoảng 45.000 USD/năm thì Li đã là người giàu thứ 2 Trung Quốc với giá trị tài sản lên tới 7,2 tỉ USD. Những câu chuyện về sự tận tâm với Baidu của Li như công việc đã khiến ông nhiều đêm thức trắng như thế nào, hay ông đã nằm ngủ ngay trên vô-lăng vì không còn đủ sức bước vào nhà, cũng lan truyền rất rộng trong công chúng. Baidu càng hấp dẫn các cổ đông khi Li chưa từng bán ra một cổ phiếu nào của Công ty.
Cổ đông của Baidu ở Mỹ thậm chí còn ngưỡng mộ Li hơn cả các nhà đầu tư ở quê nhà. “Li có mọi tố chất của một nhà kinh doanh giỏi”, Hugo Shong, sáng lập viên của Quỹ Đầu tư IDG Capital Partners, nói. Quỹ này đã đầu tư 1,5 triệu USD vào Baidu năm 2000 và 5 năm sau đó, khoản đầu tư đạt trị giá đến 170 triệu USD, khi Baidu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Chỉ trong ngày đầu tiên niêm yết trên Sàn Chứng khoán Nasdaq ở Mỹ (5.8.2005), cổ phiếu của Baidu đã tăng từ 27 USD/cổ phiếu lên 122 USD/cổ phiếu, đưa giá trị thị trường của Baidu lên mức 4 tỉ USD và biến Li trở thành tỉ phú đô-la đầu tiên trong lĩnh vực trực tuyến của Trung Quốc.
Sau sự rút lui của Google, Baidu giờ chỉ còn 2 đối thủ là Alibaba và Tencent trong cuộc cạnh tranh giành ngôi vị công ty internet lớn nhất Trung Quốc. Alibaba, website thương mại điện tử B2B lớn nhất thế giới, đã chặn hệ thống tìm kiếm của Baidu khỏi các trang catalogue sản phẩm được rao bán trên trang này và đang tự thiết kế một hệ thống tìm kiếm riêng chuyên phục vụ cho việc mua hàng qua mạng. Tencent cũng xây dựng một công cụ tìm kiếm riêng có tên Soso.com. Cuộc chiến này nóng trên cả các mặt báo khi người phát ngôn của Tencent đặt cho Baidu biệt danh “những tên lưu manh”, trong lúc Baidu gọi Tencent là “thứ con hoang lắm điều”.



Sách DOANH TRÍ’s Blog
 (Theo BusinessWeek/NCĐT)

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Học cách quyết đoán để thành công

Dù có trình độ học vấn cao hay kinh nghiệm lâu dài mà không có tính quyết đoán, bạn khó có thể trở thành một “ ngôi sao sáng” trong công việc.
Tính quyết đoán là chìa khóa của thành công trong sự nghiệp. Nhờ nó bạn có thể truyền tải ý tưởng tới sếp và đồng nghiệp; đề nghị sự giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn và khi phải đưa ra những quyết định khó. Tính quyết đoán cũng là cách bạn thể hiện mình là người tự tin, dễ gần và thoải mái.
Để xây dựng tính quyết đoán và cải thiện hiệu quả công việc, hãy tham khảo một số “ mẹo” nhỏ sau:

Tính quyết đoán là chìa khóa của thành công trong sự nghiệp



Sẵn sàng chấp nhận thách thứcThách thức có thể khiến bạn thất bại nhưng cũng chỉ bằng cách chấp nhận thách thức, bạn mới có thể tiến tới thành công. Hãy đứng lên sau mỗi lần sảy chân và cơ hội của bạn sẽ xuất hiện.
Tận hưởng thành công
Đừng chững lại ở những trải nghiệm tiêu cực. Hãy rút ra bài học từ chúng và tiến lên. Bạn cũng cần tận hưởng và tự hào về thành công của mình. Nếu có ai đó khen gợi “ Anh/ chị làm tốt lắm”, đừng nói rằng “ Có gì đáng nói đâu”, mà hãy nói “ Cám ơn. Quả là một công việc khó khăn nhưng thật may là tôi đã hoàn thành”.
Tiếp tục học hỏi và cải thiện
Hãy đặt câu hỏi, đề nghị lời khuyên để hiểu rõ hơn về vấn đề bạn quan tâm. Sẽ tốt hơn nếu hỏi và thừa nhận mình không hiểu hơn là giả vờ bạn biết và mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn.
Học cách nói quyết đoán
Nói một cách trực tiếp, không vòng vo. Hãy nói về cảm nhận của bạn, về những gì bạn biết rõ ràng và cụ thể.
Nghe lại giọng nói của mình
Bạn có thể tự ghi âm hoặc nhờ người khác thu lại giọng nói của mình khi bạn đang phát biểu hay thảo luận. Sau đó nghe lại và phân tích. Liệu giọng bạn đã đủ rõ ràng và thể hiện sự tự tin chưa? Từ đó, bạn sẽ dần học được cách nói quyết đoán.
Chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ
Nếu bạn thể hiện vẻ ngoài yếu đuối, nhu nhược, người khác sẽ coi bạn là người thiếu quyết đoán. Do đó, hãy chú trọng tới hành động, ngôn ngữ phi cử chỉ của mình. Hãy liên lạc qua ánh mắt, ngồi thẳng và nghiêm túc, không tỏ ra bồn chồn, thiếu thoải mái.
Lắng nghe
Lắng nghe là yếu tố quan trọng khi hành động một cách quyết đoán. Nếu không chắc chắn về điều người khác đang nói, bạn sẽ không biết mình nên trả lời hay phản ứng ra sao. Hãy lắng nghe cẩn thận, kiểm tra lại để đảm bảo bạn hiểu đúng khi cần thiết.
Thành thật với bản thân
Nếu người khác hỏi điều gì đó mà bạn không biết câu trả lời, hãy thành thật nói không. Bạn không cần phải xin lỗi và giải thích tại sao mình không thể giúp đỡ. Tương tự, bạn không nhất thiết phải làm tất cả những việc mọi người nhờ vả khi không có thời gian.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Nguồn DÂN TRÍ)

Cẩm nang khởi sự kinh doanh (P.5)

PHẦN 5: BẢO HIỂM VÀ NHÂN VIÊN 


44 - 49: Bảo vệ hoạt động kinh doanh mới của bạn


44. Hỏi ý kiến chuyên gia

Thị trường bảo hiểm thương mại có thể khá phức tạp, do đó bạn nên tìm đến một nhà tư vấn có uy tín và đẳng cấp để giúp đỡ bạn hiểu được các rủi ro kinh doanh, đồng thời giúp bạn lựa chọn loại hình bảo hiểm thích hợp nhất để bảo vệ bạn khỏi những rủi ro đó. Bạn nên tham khảo ý kiến của một hãng bảo hiểm chuyên nghiệp, nơi cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn đa dạng



45. Hình dung những loại rủi ro mà bạn có thể đối mặt, chẳng hạn như mất mát tài sản

Đó có thể là rủi ro mất mát trong xây dựng, nhà cửa hay tài sản kinh doanh như máy móc, thiết bị, cổ phiếu và máy tính... Các mối hiểm họa khác đối với tài sản của bạn sẽ là hoả hoạn, thiên tai....


46. Tìm hiểu kỹ lưỡng về trách nhiệm của bạn

Ví dụ, đối tác thứ ba như khách hàng, nhà cung cấp... có thể khởi kiện bạn vì những thiệt hại hay hư hỏng tài sản do lỗi của bạn. Các chính sách trách nhiệm bảo vệ (Umbrella liability policies) sẽ là một giải pháp phổ biến thường được nhiều công ty áp dụng cho những rủi ro này. Một nhà tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp có thể giúp bạn thay đổi mức trách nhiệm sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn.


Bảo hiểm tai nạn lao động cũng là một trong những trách nhiệm pháp lý mà bạn có thể phải đối mặt và việc bảo hiểm, bồi thường cho nhân viên là bắt buộc đối với hầu hết các công ty theo quy định pháp luật. Đó là sự khác biệt then chốt giữa quyền tài sản và trách nhiệm pháp lý – chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể không mua bảo hiểm tài sản, nhưng họ buộc phải mua bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho nhân viên của mình.

Những rủi ro khác sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn tiến hành, ví dụ một quán ăn có phục vụ rượu có thể phải đối mặt với những trách nhiệm pháp lý về việc một trong số khách hàng của họ bị tại nạn trên đường sau khi rời nhà hàng. Tất nhiên đó là những rủi ro có tính chất riêng biệt và kèm theo nó là loại hình bảo hiểm dành riêng cho trách nhiệm liên quan đến các loại đồ uống có cồn để bảo vệ chủ nhà hàng khỏi những vụ kiện vì dịch vụ không thích hợp của họ. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh để bạn quyết định lựa chọn loại hình bảo hiểm thích hợp nhất.


47. Đi dạo vòng quanh

Sau khi tìm được một nhà tư vấn tốt và hiểu rõ các rủi ro kinh doanh, bạn hãy đánh giá một vài nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm và các chính sách mà họ đưa ra. Chủ doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chính về loại hình bảo hiểm họ mua và các phí bảo hiểm họ trả, vì thế, bạn hãy lựa chọn cẩn thận.


48. Đừng quá chủ quan, ngay cả khi bạn đã có bảo hiểm

Một số tài sản hay trách nhiệm pháp lý có thể không được bảo đảm bằng bảo hiểm. Không có sản phẩm bảo hiểm nào có thể ngăn ngừa tất cả các rủi ro. Trong một số trường hợp, chi phí bảo hiểm còn có thể rất cao. Nếu vậy, bạn nên quản lý rủi ro bằng các biện pháp bảo vệ khác thích hợp hơn như hướng dẫn và đào tạo nhân viên làm việc an toàn. Bạn sẽ có được mức phí bảo hiểm thấp hơn, cũng như thua lỗ ít hơn, nếu bạn lường trước để giảm thiểu những rủi ro đáng lẽ phải mua bảo hiểm.


49. Luôn cảnh giác với những mối đe dọa mới hay các rủi ro mà bạn có thể chưa tính đến

Bạn có thể cần các biện pháp bảo vệ bổ sung hay cách thức quản lý rủi ro mới. Bất luận có được bảo hiểm hay không, mọi rủi ro đều có thể xảy ra và khiến bạn thiệt hại không nhỏ. Một trong những mối lo lớn nhất hiện nay là không ít công ty tại một số địa phương không được bảo hiểm, nhiều công ty bị mất mát lớn từ các thảm họa thiên nhiên và đương nhiên không được bồi thường.


50 - 54: Tuyển dụng nhân viên


Trước khi bắt tay vào việc tuyển dụng, sa thải, lên kế hoạch nhân sự, tìm hiểu các quy định của luật lao động…bạn hãy dành thời gian để soạn thảo chiến lược nhân sự trong vòng vài ba năm kế tiếp. Mục tiêu của bạn là rào cản lớn thuộc lĩnh vực nhân sự: chỉ tiêu công việc không hoàn thành, hiệu suất kém, kiện tụng và tinh thần làm việc thấp.



50. Làm các công việc giấy tờ

Tùy theo quốc gia, địa phương mà các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng sẽ có những điều khoản khác nhau. Ngoài ra, còn nhiều thủ tục giấy tờ khác liên quan đến tuyển dụng mà bạn cần thực hiện. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp luật để đảm bảo rằng bạn đã đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết.



51. Biết rõ những gì bạn đang tìm kiếm

Công việc bạn sẽ tiến hành là gì, nhân viên của bạn cần có những kỹ năng nào để thực hiện tốt công việc này, bạn có thể trả lương cho họ ra sao, các ứng viên tốt nhất có thể làm được gì cho bạn… Điều này có vẻ như chuyện hiển nhiên, nhưng nhiều người lại bỏ qua. Họ đưa bạn bè, người thân hay người quen vào công ty mà không quan tâm đến năng lực của họ một cách đầy đủ và khách quan.


52. Tìm kiếm các nguồn tài năng khác nhau

Bạn không nên tập trung vào duy nhất một nguồn tuyển dụng và việc đa dạng hoá các nguồn tìm kiếm sẽ rất hữu ích. Tại các trường phổ thông và cao đẳng ở địa phương luôn có trung tâm việc làm, nơi bạn có thể đăng tải thông báo tuyển dụng và cũng là nơi để bạn tìm thấy các nhân viên tiềm năng. Những công ty khởi sự với các nguồn lực giới hạn thường sẽ tìm kiếm các nhân viên cao cấp tại một số nguồn không ngờ tới như người nhập cư, người nước ngoài… Tuy nhiên, bạn hãy hỏi xem họ đã được cấp giấy phép để làm việc tại địa phương chưa.


53. Biết phỏng vấn tuyển dụng như thế nào


Bạn có thể đặt cho các ứng viên xin việc những câu hỏi về năng lực chuyên môn, về sở thích, về tính cách, nhưng những câu hỏi về gia đình, về con cái... sẽ là những câu hỏi không mấy thích hợp. Bạn cũng nên hỏi các nhân viên tiềm năng của bạn xem họ có điểm nào hạn chế không. Những bài viết tại http://jobsearchtech.about.com/od/interview/l/aa022403.htm và www.resumagic.com/interviews_illegalquestions.html sẽ cung cấp cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích trong việc lựa chọn các câu hỏi phỏng vấn.


54. Định hướng và động viên

Các nhân viên mà bạn tuyển dụng dường như không bao giờ có thể đọc được suy nghĩ của bạn, vì vậy hãy cố gắng diễn tả và truyền đạt những mong đợi của bạn trong công việc, mục tiêu của công ty, kế hoạch làm việc và mức lương thưởng lúc ban đầu... Cứ mỗi ba tháng một lần, bạn nên đánh giá lai mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Hãy hỏi nhân viên xem họ ưa thích loại công việc nào. Bạn nên quan tâm tới nhân viên nhiều hơn, đó sẽ là một động cơ thúc đẩy tinh thần làm việc của họ.
(Còn tiếp)

 Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Entrepreneur)

EBOOK Tổng quan về Digital Marketing ở Việt Nam

1.TÁC GIẢ: Adma




2.NỘI DUNG:


Đây là lần thứ 3 Adma xuất bản nghiên cứu này, cũng là bản đầy đủ nhất so với 2 lần trước.  Bản nghiên cứu này tổng hợp thông tin của 15 nước trong khu vực AP. Phần nói về Việt Nam bắt đầu từ trang 70. Cũng tương tự như một số phân tích chung của nước ngoài về Việt Nam khác, có một số điểm trong nghiên cứu này tôi không đồng ý – ví như phần đánh giá về nhu cầu video sharing, hay phần đánh giá về mảng e-store mà bạn adma đánh giá cao 123mua.com.vn.
Tuy nhiên dẫu sao đây cũng là một bản tổng hợp đáng xem. Một số phân tích và dự đoán đáng chú ý:
-Tương tự như dân số Việt Nam, đa phần người dung Internet tại Việt Nam đều thuộc thế hệ trẻ. Những website dành riêng cho giới “teen” có lượng traffic từ vài trăm ngàn đến vài triệu. Mức độ sử dụng internet tại Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức trung bình 30% một năm.
-Ước tính có khoảng hơn 16 triệu người dùng sử dụng các dịch vụ mạng xã hội.
-Blog vẫn là một kênh mạnh ở VN (55% user) – mấy bạn mindshare hết cãi với tui nữa nha :-D
-90% internet user đang sống tập trung ở các thành phố lớn, 82% dùng SE để tìm kiếm thông tin (thế mà rất nhiều campaign quảng cáo vứt hẳn cái mảng SEO, SEM).
-Dự đoán năm 2014, chi cho quảng cáo online sẽ vào khoảng 74 triệu, chiếm 9% tổng ngân sách quảng cáo.
-Quảng cáo display ad tăng từ 2.3 triệu năm 2008, lên 4.1 triệu năm 2009 và dự đoán năm 2010 tăng lên 6.4 triệu. Điều này cho thấy ở VN thì display ad vẫn được sử dụng nhiều, điều này đúng với thực tế khi tôi tham gia các campaign, đa số các media agency và khách hàng đều vẫn còn yêu cầu không được giảm display ad.
-Chỉ có 4% người dùng có sử dụng một dịch vụ nào đó liên quan đến e-commerce (ngân hàng/shopping online). Hy vọng là với đà phát triển mảng card rất mạnh hiện nay của các ngân hàng, cộng thêm một số thuận lợi mới (như việc paypal cho phép người dùng VN withdraw) sẽ kích TMĐT phát triển hơn.
-Hứng khởi nhất là mấy con số về phát triển mobile ở VN, nhưng mobile cũng đồng thời làm thất vọng khi mà con số sử dụng mobile internet lại èo uột, có lẽ do thói quen sử dụng điện thoại cho nghe và gọi vẫn còn khá lớn ở VN.
-Thú vị nhất là Adma lại chọn campaign Life Can’t Wait của U để làm case study, không biết có “ăn uống” gì với bạn Who Digital không nữa.
Có một điều hơi quê độ là ở trang mục lục, trong khi Adma chọn hình ảnh tiêu biểu cho mấy bạn khác là đô thị và trung tâm tài chính thì lại chọn cho Việt Nam mình là các bác nông dân đang khom mình gặt lúa. Tiên sư bọn Adma
(Theo blog Ngọc Hiếu)


3.DOWNLOAD:



Pass: sachdoanhtri


EBOOK Người giàu có nhất thành Babylon - George S.Clason

1.TÁC GIẢ: George S.Clason







2.NỘI DUNG:


Cuốn sách xuất hiện năm 1920, “Ngươì giàu có nhất thành Babylon” là một cuốn sách hấp dẫn, giới thiệu về cách tiết kiệm, buôn bán và làm giàu của người dân cổ xưa thành Babylon.

Cuốn sách là bài học về tài chính rất bổ ích và thú vị. Cả cuốn sách là những câu chuyện hấp dẫn hé lộ những bí quyết về tiền bạc.

Các bạn đang làm nghề gì, thu nhập của các bạn là bao nhiêu, mỗi tháng trôi qua bạn giữ lại được bao nhiêu thu nhập của mình?

Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng nghèo túng kiệt quệ chưa?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao túi tiền của mình cũng xẹp lép?

Bạn muốn túi tiền của mình lúc nào cũng rủng rỉnh?

Bạn muốn trở nên giàu có?



Phải chăng những người giàu có là nhờ may mắn hay dẫm lên cuộc sống của người khác? “Người giàu có nhất thành Babylon" sẽ cho bạn những câu trả lời.

Đầu tiên, cuốn sách nói tới người đàn ông giàu có nhất thành Babylon - Arkad. Ông là một anh thợ khắc gỗ lúc còn trẻ và rất may mắn học được bí quyết để làm giàu. Và khi trở nên giàu có, ông rất sẵn sàng chia sẻ những điều đã giúp ông giàu có cho người khác.

Trước tiên, ông chia sẻ với mọi người về 7 cách để chữa trị một túi tiền xẹp lép.

Và sau đó, qua lời kể của Kalabab - một thương gia cũng rất giàu có về Arkad, chúng ta lại học được 5 quy luật của vàng.

Người đàn ông được nhắc đến thứ hai trong cuốn sách là Mathon - người cho vay vàng ở vương quốc Babylon. Ông cho vay vàng và giữ lại những vật thế chấp. Mỗi vật thế chấp lại đi cùng với một con người, một câu chuyện, qua đó, chúng ta sẽ tích lũy được rất nhiều điều bổ ích.

Câu chuyện về những người nô lệ Dabasir hay Megiddo, Sharru Nada, thoát khỏi kiếp nghèo hèn trở thành người được mọi người rất mực kính trọng.  

Những câu chuyện chứa đựng đầy triết lý sẽ giúp chúng ta có cách nhìn mới về tiền bạc và việc làm giàu.

Đây là cuốn sách - được bình chọn là độc đáo và kinh điển của mọi thời đại về bí quyết làm giàu hiệu quả nhất từ trước tới nay, Từ hai bàn tay trắng làm nên tất cả!  Câu chuyện thú vị cùng bài học về nghệ thuật làm giàu rất thực tế và thông minh còn nguyên giá trị tới ngày nay.




3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Ông Trương Chí Thiện - Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt: Thử một lần cho “trứng chọi đá”

Vui vẻ, năng động là những phẩm chất tạo ấn tượng tốt đẹp với người của ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt - doanh nghiệp đầu tiên được thành phố cấp phép kinh doanh trứng gia cầm sau trận “đại dịch cúm” năm 2003. Có lẽ chính nhờ sự năng động, nhiệt huyết ấy mà ông đã tìm thấy cơ hội phát triển ngay trong thời điểm khó khăn nhất của ngành kinh doanh nhiều bấp bênh này.
Duyên nợ
* Nghe nói trước đây ông học tài chính, cơ duyên nào đưa ông đến với nghề kinh doanh trứng?



- Kinh doanh trứng không phải là nghề cha truyền con nối mà chỉ là kế sinh nhai của anh trai tôi ở quê hương Sóc Trăng. Chưa làm qua công việc này bao giờ nhưng mấy năm học Đại học Tài chính - Kế toán tại TP.HCM tôi có nhiều thời gian trống nên muốn tìm việc làm để vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Thế là tôi bàn với anh trai đưa trứng gia cầm từ quê lên thành phố bỏ mối.
Thời đó, trứng gà, trứng vịt không đóng hộp như bây giờ mà để trong cần xé. Mỗi ngày, anh tôi gửi mấy cần xé trứng theo xe đò lên cho tôi. Sau khi tan trường, tôi chạy ra bến xe miền Tây lấy hàng đi bỏ mối.
Những lúc rảnh lại đạp xe đi tìm thêm mối mới. Ngày xưa, khu vực Xóm Củi ở đường Bến Bình Đông (Q.8) là khu kinh doanh trứng mạnh nhất, nên hầu như ngày nào tôi cũng có mặt ở khu vực này.
Tôi có ưu thế là mua được trứng tận gốc nên giá tốt hơn so với các vựa ở đây. Hàng mình có giá thấp, lên thành phố lại thương lượng được với các vựa nên việc kinh doanh rất thuận lợi.
Vào năm cuối đại học, mỗi ngày tôi bán đến 20 - 30 cần xé (khoảng 20.000 - 30.000 trứng). Vừa học vừa kinh doanh như vậy mà năm nào tôi cũng được học bổng.

Thời đó, trứng gà, trứng vịt không đóng hộp như bây giờ mà để trong cần xé. Mỗi ngày, anh tôi gửi mấy cần xé trứng theo xe đò lên cho tôi. Sau khi tan trường, tôi chạy ra bến xe miền Tây lấy hàng đi bỏ mối. Những lúc rảnh lại đạp xe đi tìm thêm mối mới.
Tốt nghiệp đại học, tôi đi làm kế toán cho một công ty nhà nước. Làm được một thời gian, không thấy hướng phát triển nên tôi mạnh dạn “rũ bỏ” công sức bốn năm đèn sách để làm cái nghề mà mọi người cho rằng không cần học nhiều cũng làm được: bán trứng gia cầm.
Đầu năm 1995, tôi chính thức bước vào nghề kinh doanh trứng ở TP.HCM bằng một vựa trứng mang tên Vĩnh Thành trên đường Phú Hữu (Q.5).
Có mặt bằng, tôi không bỏ mối cho các vựa nữa mà đưa hàng đến các chợ bán lẻ. Với kinh nghiệm từ những năm còn học đại học, tôi mở rộng mạng lưới phân phối đến khắp các chợ bán lẻ ở TP.HCM. Nhờ có giá tốt nên mỗi ngày chúng tôi đưa ra thị trường mấy trăm ngàn quả trứng gà, vịt.
Việc kinh doanh cứ thế tiến triển, tôi kiếm đủ tiền mua mấy căn nhà cùng lúc, không còn phải thuê nhà, thuê mặt bằng. Và cứ thế, các cửa hàng Vĩnh Thành ngày một nhân rộng ra thêm.
Năm 2003, công việc kinh doanh đang thuận lợi thì dịch cúm gia cầm xảy ra, Chính phủ buộc phải ra quyết định tạm thời cấm kinh doanh trứng và thịt gia cầm dưới mọi hình thức. Cũng như những cơ sở kinh doanh trứng gia cầm khác, Vĩnh Thành phải đóng cửa.
* Bị cấm kinh doanh, chẳng lẽ ông chịu thất nghiệp?
- Đã làm kinh doanh thì không ai ngồi yên “chịu trận” như thế cả. Để mặt bằng trống uổng quá, tôi xoay qua kinh doanh điện thoại di động để chờ cơ hội mới. Siêu thị điện thoại di động Nhịp Sống Số của chúng tôi vừa thành lập đã được Nokia chọn làm điểm triển khai cửa hàng trưng bày của họ tại Việt Nam.
Từ một điểm đầu tiên trên đường Hồng Bàng, tôi mở thêm bốn cửa hàng nữa trong các siêu thị Co.opMart và Big C. Chuỗi cửa hàng này vẫn phát triển tốt cho đến ngày nay. Và hiện tại, siêu thị điện thoại di động Nhịp Sống Số trên đường Hồng Bàng đang được chọn để triển khai thí điểm mô hình cửa hàng GR 60 của Nokia.
Cơ hội mới
* Trận đại dịch cúm 2003 đã khiến các cơ sở chăn nuôi và kinh doanh trứng và thịt gia cầm lao đao, nhiều chủ cơ sở bị phá sản, nhưng nghe nói, đây lại là cơ hội, là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Thành Đạt phát triển?
- Cũng có thể nói như vậy. Trận dịch diễn ra gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chăn nuôi và cả những cơ sở kinh doanh như chúng tôi. Tuy nhiên, cũng từ khó khăn này tôi tìm được một cơ hội khác, cơ hội để có Vĩnh Thành Đạt như ngày nay.
Trong thời gian Nhà nước cấm bán thịt và trứng gia cầm, dù đã đầu tư kinh doanh điện thoại, nhưng chúng tôi vẫn luôn nghe ngóng thông tin từ các cơ quan chức năng thuộc ngành này. Nhận được thông tin, nếu cơ sở nào tuân thủ các quy định của thú y sẽ được phép kinh doanh trở lại, tôi liền qua Chi cục Thú y tìm hiểu.

Một quả trứng chuyển từ trại về nhà xưởng bị kiểm soát còn gắt gao hơn chai rượu hay gói thuốc lá từ nước ngoài nhập về. Trong khi chai rượu ngoại nhập về Việt Nam chỉ cần dán tem là xong, thì trứng gia cầm ngoài dán tem còn phải niêm phong thùng xe, trình phiếu kiểm dịch ở tất cả các trạm thú y mà xe chở trứng đi qua.
Là người đầu tiên tìm hiểu vấn đề này nên tôi được giúp đỡ nhiệt tình. Ngay sau đó, chúng tôi thành lập Công ty Vĩnh Thành Đạt với quy trình sản xuất mới và cung cấp trứng sạch ra thị trường. Trứng gia cầm mang thương hiệu V.Food của Vĩnh Thành Đạt được xử lý theo quy trình khép kín của thú y và y tế, như sục ozone, lau sạch, khử trùng, đóng gói...
Không những thế, trứng do chúng tôi phân phối đảm bảo được việc truy xuất nguồn gốc, do các trại nuôi theo quy trình trại an toàn cung cấp. Với quy trình mới này, năm 2003, Vĩnh Thành Đạt trở thành công ty đầu tiên tại TP.HCM được cấp giấy phép kinh doanh trứng gia cầm.
Cũng trong năm này, Vĩnh Thành Đạt trở thành nhà cung cấp độc quyền trứng cho hệ thống các siêu thị. Nếu như thời gian đầu doanh số bán hàng của chúng tôi giảm đến 80% so với thời gian trước khi dịch xảy ra, thì chỉ khoảng nửa năm sau đã tăng trở lại như cũ. Và đến gần một năm sau, Vĩnh Thành Đạt mới có những đối thủ cạnh tranh khác trong hệ thống các siêu thị.
Hiện nay, song song với quy trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế, thú y, chúng tôi cũng triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, ISO 9001...
Năm 2010 chúng tôi đã nhập một dây chuyền xử lý trứng hiện đại của Hà Lan. Sau đó là xây dựng lại nhà xưởng, đào tạo lại nhân viên. Tổng mức đầu tư trong năm 2010 lên đến hơn 15 tỷ đồng.
 Với quy trình sản xuất mới, ông đảm bảo trứng V.Food của Vĩnh Thành Đạt “sạch” đến độ nào?
- Hệ thống xử lý trứng của Tập đoàn Moba (các doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm khác cũng nhập dây chuyền xử lý trứng của tập đoàn này) diệt vi khuẩn rất tốt. Tập đoàn Moba cam kết, sản phẩm sẽ được diệt khuẩn đến 99,99% ngay khi ra khỏi dây chuyền.
Để tiếp tục giữ cho “trứng sạch”, chúng tôi triển khai thêm hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Quy trình này đòi hỏi rất nghiêm ngặt ở tất cả các khâu, từ sản xuất cho đến khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường.
Nếu có dây chuyền xử lý tốt nhưng những công đoạn sau không đảm bảo thì sản phẩm sẽ bị nhiễm chéo. Tích cực đầu tư như thế nên tôi đảm bảo sản phẩm V.Food của Vĩnh Thành Đạt sẽ không nhiễm vi sinh.
* Trước đây có thông tin cho rằng sản phẩm V.Food không đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn được bán trong các siêu thị, ý kiến của ông về vấn đề này?
- Dù sản xuất trên dây chuyền bán tự động hay tự động, chúng tôi đều tuân thủ các quy định của ngành thú y và y tế. Chúng tôi thường xuyên lấy mẫu sản phẩm đem đi kiểm nghiệm và ngay cả các siêu thị bán sản phẩm của chúng tôi cũng làm thế.
Nếu nói không đạt chất lượng, không đảm bảo vệ sinh là nhận xét cảm quan, vì từ trước tới giờ chúng tôi chưa nhận được bất cứ phàn nàn nào từ phía siêu thị cũng như các cơ quan quản lý. Thậm chí, từ khi thành lập đến nay chúng tôi chưa hề bị khiếu nại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu sản phẩm của chúng tôi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượng thì Co.opMart, Big C và Lotte Mart đã không chọn làm đối tác để sản xuất hàng nhãn riêng cho họ. Không những thế, nhiều nhà hàng, khách sạn lớn trong thành phố cũng mua hàng của chúng tôi với số lượng không nhỏ.
Bốn năm nay chúng tôi được UBND TP.HCM chọn để thực hiện chương trình bình ổn giá của thành phố và Vĩnh Thành Đạt là một trong hai doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm được tham gia chương trình này.
Hiện nay hàng của chúng tôi đã phủ kín 100% hệ thống các siêu thị từ miền Trung trở vào, kể cả những siêu thị nhỏ nằm trong các trung tâm thương mại như Diamond, Parkson.
Đường thẳng cứ đi
* Kinh doanh trong lĩnh vực nhiều khó khăn này, ông có nghĩ mình sẽ theo nghề đến cùng không?
- Thực ra, khi thành lập công ty, tôi đã xây dựng chiến lược lâu dài, nhưng có theo nghề đến cùng hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Nếu tôi không điều hành thì cũng có người khác đảm đương thay vì Công ty đã có chiến lược rõ ràng ngay từ ban đầu.
Mục đích của chúng tôi là không chỉ trở thành một trong những thương hiệu đứng đầu trong việc phân phối trứng gia cầm, mà còn mang đến những sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người dân.
Nhìn vào nghề này người ta tưởng đơn giản, nhưng thật ra không dễ chút nào. Trứng gia cầm cũng là mặt hàng tươi sống nên rất khó bảo quản. Hơn nữa, đây là nghề kinh doanh có điều kiện nên các cơ quan chức năng kiểm tra rất gắt gao. Một quả trứng chuyển từ trại về nhà xưởng bị kiểm soát còn gắt gao hơn chai rượu hay gói thuốc lá từ nước ngoài nhập về.
Trong khi chai rượu ngoại nhập về Việt Nam chỉ cần dán tem là xong, thì trứng gia cầm ngoài dán tem còn phải niêm phong thùng xe, trình phiếu kiểm dịch ở tất cả các trạm thú y mà xe chở trứng đi qua.
Hơn nữa, xe chở trứng phải là xe chuyên dùng (có thùng kín để xông phoọc-môn, thuốc tím khử trùng tại trại).
* Có phải vì khó như vậy nên ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đang bị đánh giá là rất bấp bênh?
- Ngành chăn nuôi của ta đang có vấn đề. Cũng giống như cây điều, cây tiêu, người ta làm theo phong trào và làm một cách tự phát. Khi heo, gà có giá, người ta rủ nhau chăn nuôi, nhưng khi rớt giá thì cùng nhau phá chuồng. Đó là một trong những lý do khiến người chăn nuôi đã lỗ càng lỗ hơn.
Trong khi đó, nhìn thấy tiềm năng của thị trường, các tập đoàn nước ngoài vẫn liên tục đầu tư vào ngành chăn nuôi.
Hiện nay, sức tiêu thụ trứng gia cầm của Việt Nam bình quân khoảng 45 quả/người/năm. Con số này còn khá khiêm tốn so với các nước khác trên thế giới.
Trong khi các nước gần với Việt Nam như Trung Quốc, Malaysia..., bình quân mỗi năm người dân nước họ dùng trên 300 quả trứng. Có lẽ do người Việt Nam quan niệm sai lầm rằng ăn trứng nhiều sẽ bị bệnh gan, nhưng hiện nay y học chưa chứng minh điều này.
Với dân số hơn 86 triệu người, chỉ cần mỗi người ăn thêm 15 quả trứng/năm thì số lượng trứng gia cầm được tiêu thụ sẽ tăng lên đáng kể và nhờ vậy ngành chăn nuôi cũng sẽ phát triển.
“Fan” trung thành
* Là người phân phối trứng, vậy gia đình ông có thường ăn trứng không?
- Ăn nhiều là đằng khác. Gia đình tôi vốn gốc Hoa nên có thói quen ăn cháo trắng với trứng vịt muối mỗi sáng. Hôm nào không được ăn món này là cảm thấy như thiếu thiếu một cái gì đó.

Hiện tại tôi đang làm một “bộ sưu tập” với 200 món ăn có nguyên liệu là trứng. Sắp tới tôi sẽ tập hợp những món ăn đã sưu tập được rồi in thành catalogue giới thiệu đến các bà nội trợ.
Không chỉ ăn món có trứng vào buổi sáng, hầu như các bữa ăn của gia đình tôi đều có một vài món chế biến từ trứng. Và có thể nói, mỗi người trong gia đình tôi dùng không dưới 400 quả trứng/năm.
Hiện tại tôi đang làm một “bộ sưu tập” với 200 món ăn có nguyên liệu là trứng. Đi đến nước nào tôi cũng sưu tầm những món ăn chế biến từ trứng của nước đó.
Ví dụ như ở Malaysia có món trứng trộn thịt chưng cách thủy, Trung Quốc có món trứng tiềm thuốc bắc... Trong các loại thực phẩm, trứng là mặt hàng rẻ tiền nhất, dễ ăn nhất, đặc biệt là đối với trẻ em.
Chế biến món ăn từ trứng dễ lắm, chỉ cần được hướng dẫn là ai cũng làm được. Sắp tới tôi sẽ tập hợp những món ăn đã sưu tập được rồi in thành catalogue giới thiệu đến các bà nội trợ. Và có thể bảng hướng dẫn chế biến các món ăn từ trứng này sẽ được bỏ vào trong những vỉ trứng như món quà tặng khách hàng.
* Nghe nói không chỉ sưu tập những món ăn chế biến từ trứng, ông còn đang hợp tác với các trại để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm khác?
- Bên cạnh kinh doanh trứng gà, trứng vịt, trứng cút, chúng tôi còn liên kết với các trại để cung cấp trứng gà ta và trứng gà ác. Gọi là gà ta nhưng không thể nuôi theo kiểu thả rông như gà ta ở quê. Giống là giống gà ta nhưng nuôi ở trang trại với thức ăn riêng.
Tuy không ngon như trứng gà ta nuôi thả rông, nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng lại cao hơn nhiều. Trong giai đoạn này, để đảm bảo an toàn, tránh dịch bệnh thì không còn cách nào khác là nuôi trong trang trại.
* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.


Sách DOANH TRÍ’s Blog
(Theo Doanh nhân Sài Gòn)

5 cách giúp bạn không trì hoãn công việc

Chúng ta thường bỏ lại công việc khó giải quyết và chiếm phần lớn thời gian đẩy lùi đến tận tháng sau. Một thức tế là việc trì hoãn công việc không đồng nghĩa với việc bạn có thể bỏ qua chúng, 5 cách dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành:

Dự tính thời gian cụ thể cho từng bước




1. Xem xét một cách tổng thể, kĩ lưỡng vấn đề cần giải quyết
Bạn đang bận bịu với việc mua nhà và một phần công việc cần đến một người chuyên nghiệp, công tư phân minh nói rõ về vấn đề của công ty và cách giải quyết chúng. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn từ những người xung quanh như bạn bè thân thiết, cộng sự. Bạn sẽ phát hiện, công việc biên tập hay sắp xếp việc làm chỉ là việc thay đổi một vài chi tiết mà thôi.

  2. Phân chia công việc thành từng bước cụ thể
Nếu bạn cần tham gia một buổi diễn thuyết, đây có vẻ giống như nhiệm vụ khó khăn nhưng thực tế nó là một chuỗi các công việc nhỏ tạo thành. Bạn cần chuẩn bị một bài diễn thuyết sắc bén, đầu tiên cần lập ra khung xương cho bài soạn thảo, tìm số liệu thống kê và sự kiện mấu chốt có liên quan, viết ra bản dự thảo và tiến hành thực tập, sau đó sửa lại chỗ cần thiết, cuối cùng là trình bày trước một vài người bạn và mong nhận được sự tư vấn hay ý kiến đóng góp từ họ.

3. Dự tính thời gian cụ thể cho từng bước
Chúng ta thường dành nhiều thời gian cho công việc mà bản thân không mấy yêu thích. Nếu bạn ghét công việc rửa bát và cho rằng mình cần bỏ ra hàng giờ đồng hồ cho công việc này nhưng cuối cùng bạn phát hiện, việc rửa bát chỉ chiếm khoảng thời gian chưa đầy 15 phút. Tương tự nếu bạn ghét những người hay buôn chuyện điện thoại, bạn cho rằng mình cần cả một ngày để gọi 5 cuộc điện thoại. Thực tế thì việc đó có thể chỉ cần đến 1 giờ đồng hồ mà thôi. Thay vì dành một tuần để hoàn thành công việc bạn chỉ mất 60 phút để xử lý chúng, điều đó chẳng phải rất tuyệt!

4. Việc đầu tiên cần nghĩ trong ngày là bạn có thể hoàn thành công việc ngày hôm đó
Hãy hoàn thành công việc của mình trước khi bỏ thời gian và công sức để kiểm tra hòm thư hay thậm chí chào hỏi đồng nghiệp của bạn. Nếu có thể hãy biến chúng thành công việc duy nhất trong bản biểu làm việc. Thông thường nếu không thích làm một công việc nào đó chúng ta sẽ bỏ lại chúng sau 20 mục tiêu khác. Đến khi hoàn thành công việc thứ 19 trong 20, chúng ta cảm thấy mình đã làm được một số việc hữu ích nhưng thực tế đó không phải là những việc thực sự cần xử lý. Không nên tự mãn với chính mình. Nếu bạn không động tay giải quyết hãy cố gắng ép mình, bạn sẽ có kết quả như mong đợi.

5. Tự thưởng
Trẻ con rất tự hào mỗi khi nhận được phần thưởng, tại sao bạn không tự cho mình có được điều đó? Nếu bạn hoàn thành công việc khó khăn trước thời gian qui định thì hãy dành cho mình thời gian còn lại trong ngày để thả lỏng và thư giãn. Tận hưởng thời gian nghỉ ngơi để có được cảm giác tích cực và thành tựu trong công việc, đó chính là động lực để bạn tiếp tục tạo nên thành công tiếp theo.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Nguồn DÂN TRÍ)

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Bernard Arnault: Ông vua hàng xa xỉ

Ông chủ của thương hiệu hàng xa xỉ LVMH đang tiếp tục cuộc thập tự chinh đến các vùng đất xa xôi như Mông Cổ, Campuchia. 



Ông Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Moët Hennessy Louis Vuitton (LVMH).
Đầu tháng 11.2010, Bernard Arnault, ông chủ của tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Moët Hennessy Louis Vuitton (LVMH), đã bắt đầu chuyến đi 7 ngày đến 6 thành phố châu Á. Đó là một phần trong chiến lược phát triển các thị trường mới nổi của Arnault.
Đích ngắm mới nhất của ông là các nước Trung Á, vốn còn xa lạ với túi xách hiệu Fendi và nước hoa Guerlain. Năm ngoái, LVMH đã mở một cửa hàng tại thành phố Ulaanbaatar của Mông Cổ. Cách đây vài tuần, Tập đoàn cũng đã khai trương cửa hàng tại Hohhot, thuộc Khu Tự trị Nội Mông Cổ. “Tôi luôn muốn đi trước đón đầu”, ông nói.
Thực vậy, Arnault luôn là người đi đầu trong các cuộc chơi. Từ khi thâu tóm LVMH vào năm 1990, ông đã bắt đầu cuộc thập tự chinh đến các nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, nơi cửa hàng Louis Vuitton đầu tiên được khai trương vào năm 1992. Và nay, ông nhắm đến các vùng đất xa xôi hơn của quả địa cầu. LVMH hiện có mặt ở TP.HCM (Việt Nam), Phnom Penh (Campuchia), Yekaterinburg (Nga), Macao và Abu Dhabi. “Kinh tế thế giới đang được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác”, Arnault nói.
Sự sẵn sàng dấn thân vào các vùng đất mới đã đem đến kết quả kinh doanh rất khả quan. Trong 9 tháng đầu năm 2010, LVMH đã đạt doanh thu 14,2 tỉ euro (19,9 tỉ USD), tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Cổ phiếu của LVMH đã tăng 60% trong 12 tháng qua, đưa giá trị tài sản ròng của Arnault lên mức 39 tỉ USD.
Lột xác LVMH
LVMH ngày nay là tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, tạo dấu ấn với lối thiết kế sáng tạo, phá cách, trái với hình ảnh già cỗi và vô vị của 20 năm về trước. Và người đã lột xác LVMH chính là Arnault.
Khi lên nắm quyền tại LVMH vào năm 1990, ông đã thay đổi hình ảnh của các nhãn hàng theo hướng sáng tạo, ấn tượng và hiện đại. Ông cho mời nhà thiết kế thời trang người Mỹ Marc Jacobs về làm việc và hợp tác với các họa sĩ đương đại danh tiếng như Takashi Murakami. Họa sĩ người Nhật này đã vẽ lại logo màu nâu nhạt của nhãn hàng Louis Vuitton theo những tông màu sáng với hình ảnh các nhân vật hoạt hình, manga (truyện tranh Nhật). Arnault cũng thuê John Galliano, một nhà thiết kế nổi tiếng về những sáng tạo khác người, để cải tiến hình ảnh của nhãn hàng thời trang Christian Dior.
Arnault tin rằng, sự sáng tạo là chìa khóa dẫn đến thành công của một thương hiệu thời trang và để khơi nguồn sáng tạo, doanh nghiệp phải có những nhà quản lý có sự hiểu biết và niềm yêu thích đối với các họa sĩ. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Harvard Business Review vào tháng 10.2001, Arnault từng nói: “Nếu bạn yêu mến những gì mà những bộ óc sáng tạo làm ra và hiểu được cách họ suy nghĩ thì bạn sẽ có thể nhìn thấu tâm can họ”.
Hướng đi mới của Arnault đã nhận được không ít lời tán dương. Khi trả lời phỏng vấn tờ Washington Post vào tháng 4.2002, bà Anna Wintour, Tổng Biên tập tạp chí thời trang danh tiếng Vogue, nhận định: “Tôi cho rằng, Bernard rất thông minh. Ông biết được rằng, muốn thổi luồng sinh khí mới vào một thương hiệu già cỗi và nhàn nhạt thì phải tạo ra những gì cực sốc”.
Thay đổi hình tượng đã khó. Việc kiểm soát hình ảnh thương hiệu và chất lượng của hàng trăm sản phẩm càng khó hơn. Đó là chưa kể Arnault phải quản lý một chuỗi hệ thống từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất, đơn vị bán lẻ đến đội ngũ marketing. Arnault cho biết, để quản lý một đế chế như thế, cần phải có sự phân quyền. “Bạn cần có các trợ thủ đắc lực và họ phải được khơi nguồn cảm hứng”, ông nói.
Có thể thấy, dưới trướng của Arnault là những nhà quản lý đáng tin cậy, đứng đầu các nhãn hàng chủ chốt của LVMH. Đó là Yves Carcelle (phụ trách nhãn hàng thời trang Louis Vuitton), Sidney Toledano (đứng đầu Dior), Pierre Godé (Phó Chủ tịch LVMH), Philippe Pascal (phụ trách các nhãn hàng đồng hồ và trang sức), Christophe Navarre (điều hành các nhãn hàng rượu) và Nicolas Bazire (đứng đầu mảng phát triển và sáp nhập). Tất cả những người này đã theo Arnault từ giữa những năm 1990; một số còn lâu hơn thế nữa.
Để đảm bảo LVMH không đi chệch hướng, Arnault luôn theo dõi tình hình kinh doanh của các nhãn hàng. Ông thậm chí thường xuyên đi thăm các cửa hàng bán lẻ để nắm bắt tình hình thực tế. Arnault cũng gặp mặt từng nhà quản lý ít nhất mỗi tuần 1 lần để theo dõi tình hình hoạt động và lập kế hoạch chiến lược.
Arnault cho biết, ông muốn các nhà điều hành phải chăm nom các bộ phận họ quản lý như thể chúng là công ty gia đình. “Louis Vuitton được điều hành như thể Yves Carcelle sở hữu nhãn hàng ấy”, ông nói. Như vậy, sẽ tạo được sự gắn bó giữa các nhà quản lý với Tập đoàn.


Con người Không khoan nhượng
Arnault hứng thú với công việc kinh doanh khi còn nhỏ. Từ lúc lên 7, Arnault đã được ông nội dẫn đi tham quan các công trình xây dựng của gia đình (gia đình Arnault sở hữu Công ty Xây dựng Ferret-Savinel có trụ sở tại thành phố công nghiệp Roubaix). Được tiếp xúc với môi trường kinh doanh từ sớm đã tạo cho ông niềm đam mê khởi nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp bằng kỹ sư tại ngôi trường danh tiếng Ecole Polytechnique (Paris) vào năm 1971, ông theo chân cha mình, quản lý công ty của gia đình ở tuổi 25. Đầu thập niên 1980, ông đã bỏ ra 3 năm trời để phát triển một chi nhánh bất động sản tại Florida (Mỹ). Mặc dù nỗ lực này không thành công, nhưng Arnault đã học được cách tiếp quản và điều hành doanh nghiệp kiểu Mỹ. Điều này đã khiến ông trở thành một đối thủ cực kỳ lợi hại.
Vào năm 1984, khi Chính phủ Pháp tìm kiếm người mua lại Boussac, công ty sản xuất tã giấy và dệt đã bị phá sản, Arnault đã nhận thấy ngay đó là một cơ hội vàng. Boussac đối với Arnault không có giá trị. Cái mà ông thèm muốn là nhãn hàng thời trang và trang sức Christian Dior mà Boussac sở hữu. Và ông biết rằng, đó là chìa khóa mở cánh cửa bước chân vào ngành hàng xa xỉ.
Arnault bỏ ra 15 triệu USD tiền túi và thuyết phục được hãng đầu tư của Pháp Lazard Frères rót thêm 80 triệu USD để tài trợ cho vụ thâu tóm Boussac. Sau khi mua lại, Arnault đã nhanh chóng bán đi bộ phận tã giấy và các cơ sở dệt của công ty này.
Tiếp đó, ông dùng 400 triệu USD thu được từ việc bán các tài sản của Boussac, cùng với số vốn vay từ Lazard để thực hiện mục tiêu tiếp theo. Đó là thâu tóm cổ phiếu của LVMH. Năm 1989, ông đã mua 1,8 tỉ USD giá trị cổ phiếu của LVMH, cho phép ông nắm giữ 24% cổ phần trong Tập đoàn.
Lợi dụng lúc nội bộ lãnh đạo LVMH tranh giành quyền lực, ông đã đứng về phía Henri Racamier, Chủ tịch Louis Vuitton và mượn tay ông này loại bỏ Alain Chevalier, đứng đầu Moët-Hennessy. Sau đó, ông thông qua hàng loạt vụ tranh chấp tại tòa án để sửa đổi luật pháp địa phương nhằm mở đường cho ông thâu tóm LVMH. Cuối cùng, ông đã hất cẳng luôn cả Racamier và kiểm soát Tập đoàn vào năm 1990.
Quá trình nuốt chửng LVMH của Arnault được xem là một trong những thương vụ thâu tóm cam go nhất trong lịch sử doanh nghiệp Pháp và khiến cho Arnault trở nên nổi tiếng vì sự tàn khốc và không khoan nhượng của mình. Giới kinh doanh càng kính sợ ông sau hàng loạt vụ sa thải các nhà điều hành cấp cao tại LVMH, kể từ khi ông lên nắm quyền.
Một số chỉ trích Arnault, nhưng cũng có không ít người nể phục cách làm cũng như sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của ông. Gilles Cahen-Salvador, khi đó điều hành Công ty Tài chính LBD France, nhận định: “Những người như Arnault đang nêu tấm gương tốt cho nền kinh tế Pháp”.
Sau khi tiếp quản LVMH, Arnault đã nhanh chóng kiểm soát các hệ thống sản xuất và phân phối. Để bành trướng LVMH, Arnault đã ráo riết thực hiện cuộc thập tự chinh thâu tóm nhiều nhãn hàng khác. Trong suốt thập niên 1990, ông đã bỏ ra hàng tỉ USD để mua lại các nhãn hàng thời trang cao cấp như Fendi, Kenzo và Thomas Pink; các nhà sản xuất đồng hồ và trang sức Chaumet, Zenith và TAG Heuer; các chuỗi bán lẻ như DFS và Sephora.
Ông cũng đã mua rất nhiều công ty thời trang cao cấp như Berluti, chuyên sản xuất giày cho nam giới. Thương vụ gần đây nhất mà ông thực hiện là vào cuối tháng 10 vừa qua khi LVMH nâng số cổ phần nắm giữ tại thương hiệu thời trang Pháp Hèrmes lên mức 17,1%.
Nhắm đến các thị trường mới nổi
Để duy trì đà tăng trưởng của LVMH, Arnault sẽ phải tiếp tục tiến quân vào những vùng đất mới, đặc biệt là khu vực châu Á. Mặc dù châu Á (trừ Nhật) chiếm chỉ 25% tổng doanh thu năm 2010 của LVMH, nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường này đã qua mặt các khu vực khác trên thế giới. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại các thị trường như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông đang tăng trưởng ở mức 20-25%.
Hơn nữa, theo nhận định của Allegra Perry, chuyên gia phân tích ngành hàng xa xỉ thuộc Nomura International ở London, “thị trường các nước phương Tây đang bị bão hòa. Do đó, LVMH tiếp tục đầu tư vào các thị trường mới nổi, vốn đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng”.
Tuy nhiên, đó cũng là những thị trường đầy rủi ro. Ngành hàng xa xỉ ở các thị trường mới nổi đang tăng trưởng mạnh trong khi những thị trường phát triển khác bị sa sút. Một phần là do các nền kinh tế mới nổi như Mông Cổ, Lebanon, Phần Lan đang tăng trưởng nóng. “LVMH là công ty đi tiên phong trên những thị trường này, bắt đầu bằng cách thu hút giới triệu phú và sau đó tiếp cận các tầng lớp thấp hơn”, Luca Solca, chuyên gia phân tích ngành bán lẻ tại Sanford C. Bernstein ở Zurich (Thụy Sĩ), nhận định.
Arnault đã hưởng trái ngọt nhờ lợi thế người đi trước, khi đặt các cửa hàng của mình tại những vị trí tốt nhất với chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, các nền kinh tế lên cơn sốt cao rồi cũng phải hạ nhiệt. Với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế lên mức 9-10%, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc gần đây đã nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Và một sự chững lại trong sức mua tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của LVMH. “Nếu Trung Quốc bị cảm lạnh, ngành hàng xa xỉ sẽ bị chứng lao phổi”, Solca, thuộc Sanford C. Bernstein, lo ngại.
Đó là chưa nói đến những rào cản khác. Trung Quốc, chẳng hạn, mặc dù là thị trường số một của nhãn hàng rượu cognac Hennessy, nhưng hệ thống phân phối của Tập đoàn tại đây khá yếu và thuế nhập khẩu rất cao, lên tới 50% tại Trung Quốc (mức thuế tại Ấn Độ là 200%).
Sự phục hồi yếu ớt của các nền kinh tế châu Âu và Mỹ là một mối lo khác. Các gói kích thích chính phủ các nước này triển khai để hỗ trợ sức mua tiêu dùng đã không còn nữa. Không những thế, một số nước châu Âu như Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha đang triển khai các chính sách thắt lưng buộc bụng để giảm thâm hụt ngân sách. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến tình hình kinh doanh của LVMH, bởi thị trường phương Tây vẫn chiếm tới 2/3 tổng doanh thu của tập đoàn này. Mặc dù vậy, Arnault vẫn không tỏ ra lo lắng. “Chúng tôi đang trên đà tăng trưởng rất tốt”, ông nói.
Liệu Arnault có vượt qua được những thách thức này? Ông đã trụ vững qua nhiều cơn sóng thần, từ vụ khủng bố 11.9 đến đợt suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua. Ông cũng kinh qua nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực trong doanh nghiệp. Có một điều chắc chắn: Arnault không bao giờ chấp nhận ngồi yên, như bà Wintour, Tạp chí Vogue, nhận định: “Arnault là người không bao giờ chịu lùi bước”. 



 Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo NCĐT)