Không có khả năng chi trả cho các hoạt động của mình cũng như món nợ khổng lồ lên tới 500 triệu USD, đội bóng chày kỳ cựu của Mỹ Los Angeles Dodgers đã vừa phải đâm đơn phá sản.
Không có khả năng chi trả cho các hoạt động của mình cũng như món nợ khổng lồ lên tới 500 triệu USD, đội bóng chày kỳ cựu của Mỹ Los Angeles Dodgers đã vừa phải đâm đơn phá sản.
Đây là một cú đổ bể lớn trong làng bóng chày Mỹ cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp nhìn từ góc độ của Công ty Cổ phần Los Angeles Dodgers. Song xét ở khía cạnh nào đó, nó cũng là bài học kinh nghiệm đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ.
1. Tiền bạc phải phân minh
Sai lầm của Frank McCourt, chủ đội bóng - người đã mua lại Dorgers năm 2004 với giá 430 triệu USD từ công ty News Corp - là không rạch ròi giữa các khoản tiền của cá nhân và của công ty. Từ năm 2004 đến 2009, gia đình McCourt đã dùng 108 triệu USD mà các thành viên trong đội bóng đóng góp để đem đi thế chấp và đầu tư vào bất động sản. Đáng lẽ là một chủ doanh nghiệp, McCourt không bao giờ được phép rút quá nhiều vốn đến nỗi doanh nghiệp mình không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động như thế.
Theo luật sư chuyên tư vấn phá sản Leon D. Bayer, đồng sáng lập công ty Bayer, Wishman & Leotta, "Những thành công ban đầu thường khiến chủ doanh nghiệp trở nên quá tự tin và vung tay quá trán. Họ mải mê với lượng tiền dồi dào họ đang có mà quên không tính đến những khoản thua lỗ khổng lồ và rồi tiêu cả vào những món tiền đi vay”.
Ngược lại, dùng tiền cá nhân để bù lỗ cho doanh nghiệp cũng là điều cấm kỵ. Bởi hệ quả là nếu doanh nghiệp đó đổ bể thì người chủ sẽ mất tất cả. “Đôi khi bạn buộc phải nhìn thẳng vào thực tế và giảm bớt quy mô, đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp khi nó đang làm ăn thua lỗ” - Bayer khuyến cáo.
2. Hiểu người “nắm gáy” mình
Trong trường hợp của Dodgers, đó là Liên đoàn Bóng chày Mỹ. Trước khi đội bóng này phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, họ suýt ký được một hợp đồng trị giá 3 tỷ USD với hãng truyền hình Fox, đủ để đội bóng trang trải các khoản nợ và thậm chí có dư tiền để tiếp tục hoạt động. Thế nhưng “phi vụ” làm ăn này đổ vỡ chỉ vì vấp phải sự phản đối của Ủy viên Liên đoàn Bóng chày Mỹ - Selig. Lý do Selig đưa ra đơn giản chỉ là “những đề xuất của McCourt không phù hợp với lợi ích của bóng chày Mỹ”.
Nộp đơn phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ đồng nghĩa với việc Dodgers vẫn tiếp tục được hoạt động và không bị rơi vào tay của Liên đoàn Bóng chày Mỹ. Thế nhưng, lẽ ra Dodgers không đến mức phải phá sản nếu McCourt “biết người, biết ta” hơn.
Lời khuyên của Bayer: "Một Ủy viên mà có quyền quyết định điều gì là có lợi cho đội bóng và bắt chủ đội bóng không được làm những điều mà đáng ra họ nên làm xét ở khía cạnh kinh doanh?! Bạn phải hết sức tỉnh táo để ý thức được quyền và địa vị của người chi phối mình”.
3. Tuyển vừa đủ nhân viên
Các chủ nợ của Dodgers phần lớn là các nhân viên, cầu thủ của chính đội bóng này. Vậy mà theo con số nêu ra trong đơn xin phá sản, Dodgers có tới 10.000 chủ nợ, đứng đầu bảng là vận động viên bóng chày Manny Ramirez với số tiền phải trả lên tới gần 21 triệu USD, theo sau là Andruw Jones - một cựu vận động viên nữa với hơn 11 triệu USD.
Chưa bàn đến chuyện lương mà Dodgers trả cho người của mình có cao quá hay không nhưng riêng con số 10.000 đã cho thấy Dodgers có quá nhiều nhân viên.
Bài học cho các chủ doanh nghiệp nhỏ: không bao giờ được tuyển quá nhiều nhân viên và trả lương quá cao cho họ.
Bayer nói: "Kinh nghiệm cho thấy có rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ muốn thuê những người mà họ có thể phó thác công việc. Và khi làm được thế thì họ không còn quản lý công ty một cách sâu sát nữa, các nguồn lực sẽ phân tán và không còn phục vụ vào mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận, giảm chi phí nữa“.
SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Entrepreneur/Học làm giàu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét