Cuốn sách “Dạy con kiểu Nhật - Giai đoạn 0 tuổi” - Tác giả Kubota - Kisou Nhật Bản sẽ giúp những ông bố, bà mẹ tương lai tìm ra và ứng dụng hiệu quả phương pháp nuôi nấng những thiên thần của mình trưởng thành vững chắc và phát triển đầy đủ mọi tiềm năng của bé. Nó chứa đựng những kiến thức cơ bản, được diễn đạt dễ hiểu về đặc điểm sinh học của bé trong giai đoạn trước khi đầy năm. Từ những kiến thức nền tảng ấy, tác giả cung cấp cho các bậc phụ huynh những bài học, trò chơi thú vị để rèn luyện năng lực trí tuệ và phản xạ cho trẻ.
Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài nếu chúng nhận được sự giáo dục đúng cách từ sớm. Và cha mẹ - những bậc sinh thành, tiếp xúc thường xuyên nhất với trẻ - là người có thể thực hiện việc này tốt hơn cả. Việc giáo dục trẻ cần được bắt đầu ngay từ khi bé chưa được 1 tuổi chứ không phải đợi đến lúc lớn lên. Đó không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn bởi vào giai đoạn này, bạn có thể dạy con mình ngay từ chính những hoạt động tiếp xúc khi bạn cưng chiều hay vui đùa với bé.
Cuốn “Dạy con kiểu Nhật - Giai đoạn 0 tuổi” nằm trong bộ 3 cuốn sách dạy con của giáo sư Kubota Kisou (hai cuốn còn lại là: “Dạy con kiểu Nhật - Giai đoạn 1 tuổi” và “Dạy con kiểu Nhật - Giai đoạn 2 tuổi”. Đây là bộ sách cần có trong tủ của bất cứ ông bố, bà mẹ nào muốn tạo dựng nền móng ban đầu tốt nhất cho con em mình.
Mục lục:
Trang 2: Tổng quan về giáo dục 0 tuổi
Trang 4: Điều cần thiết cho trẻ chính là cha mẹ và tình yêu thương
Trang 9: Tạo ra bộ bão thiên tài
Trang 10: Não bộ của trẻ đã bắt đầu tăng trưởng ngay từ khi còn là bào thai
Trang 11: Não bộ của trẻ
Trang 12: Tế bào thần kinh và khớp thần kinh hình thành tạo bộ não
Trang 13: Tại sao cần giáo dục 0 tuổi?
Trang 14: Chỉ cha mẹ mới có thể tạo ra bộ não thiên tài cho trẻ
Trang 15: Sự thông minh của bộ não được quyết định bởi vùng vỏ não trước trán
Trang 16: Thế giới của trẻ biến đổi mạnh mẽ trong 12 tháng đầu
Trang 18: Ngay sau khi sinh: Giai đoạn từ 0 ~ 1 tháng tuổi
Trang 20: Nói chuyện với trẻ trước khi bạn hành động
Trang 21: Nắm chặt và xòe ra
Trang 22: Tập nhìn chăm chú
Trang 23: Luyện tập cho trẻ nằm sấp ngẩng đầu
Trang 24: Luyện tập bắt chước
Trang 26: Luyện tập cho trẻ bú mạnh
Trang 27: Thay bỉm
Trang 28: Thời kì lật người: Giai đoạn từ 2 ~ 3 tháng tuổi
Trang 30: Ú…ú…Òa ----1
Trang 31: Luyện tập nhìn ----1
Trang 32: Vận động tròn
Trang 33: Vận động xoay
Trang 34: Đi dạo
Trang 35: Xây dựng cho trẻ nhịp điệu trong 1 ngày
Trang 36: Thời kì lẫy: Giai đoạn từ 4 ~ 5 tháng tuổi
Trang 38: Phản xạ mê lộ
Trang 40: Luyện tập khi thay bỉm---1
Trang 42: Vận động trong tư thế nằm
Trang 43: Xích đu bằng khăn tắm
Trang 44: Cao, cao, cao rất cao
Trang 45: Trò chơi hội thoại
Trang 46: Đi dạo bằng ngón tay
Trang 47: Ú…ú…òa ---1
Trang 48: Thời kì ngồi: Giai đoạn từ 6 ~ 9 tháng tuổi
Trang 50: Trò chơi wa wa wa
Trang 51: Luyện tập nhìn ---2
Trang 52: Luyện tập uống bằng ống hút
Trang 53: Chào bằng ngón tay
Trang 54: Luyện tập khi thay bỉm ---2
Trang 56: Bài tập cầm đồ vật
Trang 57: Ghi nhớ khuôn mặt
Trang 58: Trò chơi “mắt mèo”
Trang 60: Trò chơi với 3 màu cơ bản
Trang 61: Cho trẻ chơi không cần mặc quần
Trang 62: Luyện tập cách ngã
Trang 64: Tay nào có, tay nào không
Trang 66: Thời kì bò: Giai đoạn từ 10 ~ 12 tháng tuổi
Trang 68: Bài tập bò
Trang 69: Tóp tép - Ực – Hà-a
Trang 70: Tập cầm thìa
Trang 71: Sửa từ ngữ
Trang 72: Tập dẫm chân
Trang 74: Chơi với đồ chơi
Trang 75: Trẻ ăn ngon miệng
Trang 76: Hỏi đáp về phương pháp Kubota liên quan đến giáo dục 0 tuổi
Trang 78: Phương pháp Kubota được đúc rút từ kinh nghiệm nuôi dạy 2 người con và 20 năm giảng dạy
Giới thiệu tác giả:
Tác giả Kubota Kisou là học giả về khoa học thần kinh, giáo sư danh dự của trường đại học Kyoto. Hiện tại, ông là hiệu phó trường Cao đẳng kỹ thuật y tế quốc tế, tham gia làm cố vấn nghiên cứu cho Bệnh viện Morinomiya và Viện nghiên cứu cơ bản Hitachi.
Ngoài ra, ông đã cùng với vợ mình là bà Kayoko thực nghiệm cách nuôi dạy con có ứng dụng khoa học về não bộ. Ông đã hệ thống hóa cách nuôi dạy con theo công thức Kubota rồi mở lớp học, đã và đang đào tạo được rất nhiều thiên tài.
Ông có khá nhiều tác phẩm như “Nuôi dưỡng não bộ trẻ”, “Nuôi dưỡng não bộ trẻ từ 2-3 tuổi” (Nhà xuất bản Shufunotomo), “Thói quen tốt và thói quan xấu cho não bộ” (Công ty phát hành sách ASCII), “Học tập và não bộ” (Công ty phát hành sách Saiensu), “Tạo nên bộ não kiện toàn trong 14 ngày” (Nhà xuất bản Daiwashobo) v.v…
Trích đoạn sách:
« Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể trở thành thiên tài hay người ưu tú. Chúng ta phải bắt đầu giáo dục ngay từ ngày trẻ được sinh ra. Bởi vì nếu bắt não bộ làm việc ngay từ thời điểm trẻ được sinh ra giúp cho các khớp thần kinh tăng lên hình thành các mạch thần kinh. Các bà mẹ hãy chú ý đến 6 điểm sau ngay từ ngày bắt đầu làm mẹ.
1. Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác
Khi sinh con ra điều đầu tiên bạn hãy sờ vào khắp cơ thể bé nhìn thật kỹ xem có gì bất thường không. Dù không có bất thường gì nhưng mỗi trẻ lớn lên theo cách riêng của chúng nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là sai lầm.
2. Không được bỏ bê
Trẻ con được sinh ra vẫn còn non nớt không thể sống một mình được. Cha mẹ phải nhận thức rằng cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ từng chút một.
3. Bắt trẻ học hàng ngày
Việc học tập lúc trẻ 0 tuổi là kích thích 5 giác quan và cơ thể trẻ. Điều quan trọng là hàng ngày phải tạo nên từng chút từng chút một những kích thích phù hợp với từng thời kỳ đối với trẻ.
4. Cha mẹ cũng phải cùng học với trẻ
Lúc 0 tuổi là thời kỳ trẻ có những thay đổi mãnh liệt nhất trong suốt cuộc đời con người. Cho dù những đứa trẻ có cùng tháng tuổi thì thể hình cũng như cách trưởng thành của mỗi đứa đều khác nhau nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là vô nghĩa. Cuốn sách này cũng chỉ là nội dung tham khảo về các thời kỳ học tập cho trẻ. Bạn hãy đọc và áp dụng chúng một cách linh hoạt để phù hợp với sự sinh trưởng riêng của con mình.
5. Cha mẹ phải giữ gìn sức khỏe của mình
Sự phát triển của trẻ là không ngừng nghỉ. Nếu chúng ta dừng việc học tập cho trẻ có nghĩa là trì hoãn sự gia tăng các khớp thần kinh trong khoảng thời gian đó. Chính vì vậy cha mẹ phải chú ý đến sức khỏe của mình để giúp trẻ học tập không ngừng nghỉ.
6. Cảm thấy thú vị khi tiếp xúc với trẻ
Nếu cha mẹ biết bắt não bộ làm việc đúng cách sẽ thấy ngay được thành quả của việc dạy con. Để bắt não bộ làm việc đúng được cũng như để nhận ra được những thành quả đó thì cha mẹ cần cảm thấy thích thú khi tiếp xúc với trẻ. »
[...]
« Thế giới của trẻ biến đổi mạnh mẽ trong 12 tháng đầu. Bạn đừng lo lắng mà hãy quan sát sự trưởng thành của trẻ từng ngày từng ngày một.
Dù nói là 0 tuổi nhưng trong 12 tháng đầu sau sinh thế giới của trẻ mở ra giống như trời và đất. Rất khó để hình dung rằng một đứa trẻ vẫn chưa thể mở to mắt mới chỉ biết khóc với giọng yếu ớt này dần dần có thể đi lại, nói chuyện và hiểu được những điều phức tạp.
Lúc này khi chăm sóc trẻ cha mẹ sẽ luôn lo lắng rằng không biết con có lớn lên khỏe mạnh không, có lớn theo đúng tiêu chuẩn về độ tuổi không, sau này con có thể nói chuyện không, con có thể đi lại bình thường không v.v…
Nhưng chính những lo lắng cho sự trưởng thành của trẻ là thể hiện tình yêu thương khi nuôi dạy trẻ. Các bà mẹ hãy cứ tự tin vào bản thân mình khi nuôi dạy trẻ nhé. Dù cân nặng của trẻ hơi ít so với trung bình hay trẻ không vận động được theo như đúng độ tuổi nhưng nếu mắt trẻ lúc nào cũng tinh nhanh, chân tay lanh lẹ thì sự chăm sóc của các bạn hoàn toàn không có vấn đề gì cả.»
1. Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác
Khi sinh con ra điều đầu tiên bạn hãy sờ vào khắp cơ thể bé nhìn thật kỹ xem có gì bất thường không. Dù không có bất thường gì nhưng mỗi trẻ lớn lên theo cách riêng của chúng nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là sai lầm.
2. Không được bỏ bê
Trẻ con được sinh ra vẫn còn non nớt không thể sống một mình được. Cha mẹ phải nhận thức rằng cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ từng chút một.
3. Bắt trẻ học hàng ngày
Việc học tập lúc trẻ 0 tuổi là kích thích 5 giác quan và cơ thể trẻ. Điều quan trọng là hàng ngày phải tạo nên từng chút từng chút một những kích thích phù hợp với từng thời kỳ đối với trẻ.
4. Cha mẹ cũng phải cùng học với trẻ
Lúc 0 tuổi là thời kỳ trẻ có những thay đổi mãnh liệt nhất trong suốt cuộc đời con người. Cho dù những đứa trẻ có cùng tháng tuổi thì thể hình cũng như cách trưởng thành của mỗi đứa đều khác nhau nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là vô nghĩa. Cuốn sách này cũng chỉ là nội dung tham khảo về các thời kỳ học tập cho trẻ. Bạn hãy đọc và áp dụng chúng một cách linh hoạt để phù hợp với sự sinh trưởng riêng của con mình.
5. Cha mẹ phải giữ gìn sức khỏe của mình
Sự phát triển của trẻ là không ngừng nghỉ. Nếu chúng ta dừng việc học tập cho trẻ có nghĩa là trì hoãn sự gia tăng các khớp thần kinh trong khoảng thời gian đó. Chính vì vậy cha mẹ phải chú ý đến sức khỏe của mình để giúp trẻ học tập không ngừng nghỉ.
6. Cảm thấy thú vị khi tiếp xúc với trẻ
Nếu cha mẹ biết bắt não bộ làm việc đúng cách sẽ thấy ngay được thành quả của việc dạy con. Để bắt não bộ làm việc đúng được cũng như để nhận ra được những thành quả đó thì cha mẹ cần cảm thấy thích thú khi tiếp xúc với trẻ. »
[...]
« Thế giới của trẻ biến đổi mạnh mẽ trong 12 tháng đầu. Bạn đừng lo lắng mà hãy quan sát sự trưởng thành của trẻ từng ngày từng ngày một.
Dù nói là 0 tuổi nhưng trong 12 tháng đầu sau sinh thế giới của trẻ mở ra giống như trời và đất. Rất khó để hình dung rằng một đứa trẻ vẫn chưa thể mở to mắt mới chỉ biết khóc với giọng yếu ớt này dần dần có thể đi lại, nói chuyện và hiểu được những điều phức tạp.
Lúc này khi chăm sóc trẻ cha mẹ sẽ luôn lo lắng rằng không biết con có lớn lên khỏe mạnh không, có lớn theo đúng tiêu chuẩn về độ tuổi không, sau này con có thể nói chuyện không, con có thể đi lại bình thường không v.v…
Nhưng chính những lo lắng cho sự trưởng thành của trẻ là thể hiện tình yêu thương khi nuôi dạy trẻ. Các bà mẹ hãy cứ tự tin vào bản thân mình khi nuôi dạy trẻ nhé. Dù cân nặng của trẻ hơi ít so với trung bình hay trẻ không vận động được theo như đúng độ tuổi nhưng nếu mắt trẻ lúc nào cũng tinh nhanh, chân tay lanh lẹ thì sự chăm sóc của các bạn hoàn toàn không có vấn đề gì cả.»
Một số hình ảnh có trong cuốn sách Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 0 tuổi
Dạy con kiểu Nhật - giai đoạn 0 tuổi ( trích đoạn)
Cuốn sách " Dạy con kiểu Nhật - Giai đoạn 0 tuổi" dựa trên những kiến thức vô cùng khoa học về cách dạy con
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét