Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

5 phong cách lãnh đạo

Chọn phong cách lãnh đạo tùy theo hoàn cảnh công ty, thử thách công ty đang đối mặt, và nhu cầu của tập thể nhân viên có liên quan.

Trong quyển sách “Nền tảng lãnh đạo”, Daniel Goleman miêu tả 6 phong cách lãnh đạo khác nhau. Những nhà lãnh đạo tài tình nhất có thể áp dụng các phong cách khác nhau, tùy từng tình huống cụ thể.

Có tầm nhìn

Đặc biệt khi công ty cần hướng đi mới thì rất cần một lãnh đạo có tầm nhìn. Người này sẽ dẫn dắt tập thể đến giấc mơ và con đường tươi sáng. Có thể họ chưa biết cách đạt đến những mục tiêu cao vợi, nhưng nhìn thấy tương lai và mở ra không gian tự do cho nhân viên sáng tạo, tiến hành thí nghiệm, chấp nhận liều lĩnh.

Chú trọng huấn luyện
Người lãnh đạo tuýp này thường tập trung vào việc phát triển từng thành viên nhóm, khuyến khích cấp dưới nâng cao năng lực, và giúp kết nối mục tiêu của cá nhân vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo kiểu huấn luyện viên “hợp rơ” với tập thể có óc sáng tạo, tài năng và khao khát phát triển tối đa. Tuy nhiên, nếu huấn luyện quá đà thì đồng nghĩa với việc can thiệp sâu vào đường đi nước bước của một cá thể mà dần cướp mất sự tự tin và độc lập của người đó.

Nâng cao dân chủ

Tập trung vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng của nhân viên, tạo ra nhóm cam kết thực hiện mục tiêu chung. Doanh nghiệp chưa có hướng đi rõ ràng cần người lãnh đạo tuýp này để thâu thập trí khôn của tập thể. Tuy nhiên, người lãnh đạo dân chủ sẽ dễ lúng túng nếu gặp lúc khủng hoảng, cần gấp quyết định dứt khoát của người dẫn đầu.

Người dẫn dắt

Luôn đặt những mục tiêu cao vợi. Bản thân họ bị ám ảnh làm thế nào để tốt hơn, nhanh hơn, và đòi hỏi nhân viên cũng phải nỗ lực không kém. Người lãnh đạo tuýp này thường gây áp lực quá sức chịu đựng cho nhân viên, phá hỏng và nhiệt tình cống hiến đầy niềm vui của tập thể.

Tướng chỉ huy

Đây là phong cách lãnh đạo thường được áp dụng nhất, nhưng tỏ ra ít hiệu quả nhất. Người lãnh đạo tuýp này chỉ trích, phê bình nhiều hơn ngợi khen, động viên, nên khiến cấp dưới chán nản, sầu não, giảm hiệu suất lao động. Lãnh đạo kiểu này chỉ thích hợp trong giai đoạn khủng hoảng, khi cần những thay đổi bước ngoặc.




Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanh nhân Sài Gòn)
 








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét