1.TÁC GIẢ: Alan Greenspan
2.NỘI DUNG:
Hẳn là bạn đã biết con người nổi tiếng này! Ông là Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ 18 năm liền (từ 1987 - 2006), người mà trong cuộc điều trần gần đây, đã bị gán cho lỗi gián tiếp tạo nên cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ, là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng trên toàn thế giới hiện nay. Vậy ông đã nói gì trong cuốn sách phát hành ngay thời khắc đó của mình?
Đây gần như là một cuốn tự truyện, song còn hơn thế nữa. Trước hết hãy ngó qua các mục điểm sách online:
"Cuốn sách là dự báo có một không hai của Alan Greenspan về bản chất của thế giới mới (thế giới sau sự kiện 11/9/2001, được chắt lọc từ những trải nghiệm của chính tác giả khi làm việc trên cương vị chỉ huy nền kinh tế toàn cầu, trong thời gian dài và với ảnh hưởng lớn hơn bất cứ nhân vật còn sống nào.
Mở đầu bằng câu chuyện của buổi sáng 11/9/2001, sau đó là những dòng hồi tưởng lại thời thơ ấu, nối tiếp là hành trình cuộc đời đầy dấu ấn của ông trong suốt 18 năm là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (1987-2006), một giai đoạn diễn ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt mà các bạn sẽ được biết đến trong cuốn sách này.
Ngay sau sự kiện 11/9/2001, trong năm thứ 14 trên cương vị Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang, Alan Greenspan đã tham gia vào một nỗ lực tập thể rất thầm lặng nhằm bảo đảm cho nước Mỹ không rơi vào sự sụp đổ kinh tế, kéo theo sự khủng hoảng của cả thế giới. Chúng ta có lý do để lo sợ về kịch bản tồi tệ nhất: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào tháng 10/1987, cuộc khủng hoảng thực sự đầu tiên trong thời gian ông giữ cương vị Chủ tịch Fed, diễn ra chỉ vài tuần sau khi ông nhậm chức, đã đẩy nước Mỹ tới gần sử đóng băng hệ thống tài chính và gây ra hoảng loạn thực sự về tài chính. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất đối với nền kinh tế sau sự kiện 11/9 là… đã không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra. Nguy cơ gây ra một cú sốc lớn đối với hệ thống tài chính đã bị hấp thụ nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Ông nghĩ đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới mới, không phải vừa mới xảy ra nhưng cũng chưa kết thúc.
Alan Greenspan kể lại câu chuyện cuộc đời ông với ý nghĩ ban đầu là phải trung thực với một giai đoạn lịch sử đáng nhớ mà ông đã trải nghiệm và đóng một vai trò quan trọng. Nhưng một mục tiêu nữa của ông là dẫn dắt người đọc đi theo con đường học hỏi mà ông đã trải qua, qua đó làm cho người đọc nắm bắt được những đánh giá của ông về động lực chủ yếu chi phối các sự kiện thế giới. Trong phần thứ hai của cuốn sách, sau khi đưa chúng ta trở về thế giới thực tại và trang bị cho chúng ta các khái niệm để tiếp tục đi theo phân tích của ông, Tiến sỹ Greenspan bắt đầu một chuyến hành trình tới tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Ông đưa ra những nguyên tắc chung của tăng trưởng kinh tế, đào sâu các sự kiện cụ thể về nền tảng của các nước và khu vực chủ chốt của thế giới, đồng thời giải thích xu thế của toàn cầu hoá trong thời gian tới. Được chắt lọc từ kiến thức và trí tuệ tích luỹ cả đời người để đưa ra đánh giá xuất sắc với một thế giới quan mạch lạc, Kỹ nguyên hỗn loạn sẽ trở thành di sản trui thức cá nhân của Alan Greenspan.
Những trích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách
"Cuốn sách này được thể hiện phần nào đó như một câu chuyện trinh thám. Sau sự kiện 11/9, tôi biết, có thể tôi cần thêm bằng chứng, rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mới - thế giới của nền kinh tế tư bản toàn cầu có tính linh hoạt, đề kháng, mở và tự điều chỉnh với mức độ lớn hơn nhiều, đồng thời thay đổi nhanh hơn so với thậm chí chỉ một phần tư thế kỷ trước đây...", Alan Greespan nói về tác phẩm của mình.
Những nội dung khác
Alan Greenspan sinh năm 1926 và sống tại khu Đồi Washington, khu lân cận của thành phố New York. Sau khi học chơi kèn clarinet tại trường đào tạo âm nhạc Juilliard và làm nhạc công chuyên nghiệp, ông nhận bằng đại học, cao học và tiến sĩ về kinh tế tại Đại học New York. Năm 1954, ông đồng sáng lập Công ty tư vấn kinh tế Townsend-Greenspan and Co. Từ năm 1974 đến 1977, ông là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời Tổng thống Gerald Ford. Năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm ông là Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang, vị trí mà ông nắm giữ cho đến khi nghỉ hưu năm 2006."
Trong một cuộc điều trần gần đây trước Thượng viện về trách nhiệm của mình trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan đã nói ông "bị sốc vì mất niềm tin".
Cuốn hồi ký của Greenspan được chia làm 2 phần khá rõ rệt. Phần thứ nhất như một tự truyện, kể lại sự nghiệp của Greenspan trong đó quan trọng nhất là 18 năm trên ghế chủ tịch FED (1987-2006). Phần thứ hai là những quan niệm và đánh giá của ông về các vấn đề kinh tế chính trị nói chung ở nước Mỹ và thế giới.
Kỷ nguyên hỗn loạn (Tên gốc: The Age of Turbulence) được Alan Greenspan viết sau khi rời nhiệm sở vào năm 2006 và xuất bản vào giữa năm 2007 ở Mỹ.
Đó là thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính nên đương nhiên toàn bộ cuốn sách không đả động gì đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Cũng mãi tới những ngày cuối của năm 2008, bản dịch tiếng Việt mới xuất hiện ở Việt Nam.
Nhưng không vì những lý do trên mà cuộc hồi ký mất đi tính thời sự của nó mà ngược lại, cuộc khủng hoảng lại khiến người đọc tò mò muốn nhìn lại di sản cũng như thế giới quan kinh tế của Greenspan, một thế giới quan mà không ít nhà phân tích cho là đã góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay.
Bất định và hỗn loạn
"Vai trò của FED là cất bình rượu punch đi ngay khi bữa tiệc bắt đầu sôi động."
Người ta thường nói như vậy về vai trò của FED. Bất kỳ khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, Greenspan phải sử dụng ngay tới "thanh bảo kiếm" của mình là lãi suất để triệt giảm nguy cơ tăng giá. Nhưng lần này thì có vẻ như bữa tiệc đã sôi động quá mà bình rượu punch vẫn chưa được cất đi.
Vậy nên, gần đây, Greenspan đã không thoái thác mà thừa nhận rằng ông đã "sai một phần". Dành cả cuộc đời để nghiên cứu và suy ngẫm về kinh tế học, nhưng đến thời điểm này, nhà kinh tế học lỗi lạc bỗng cay đắng phát biểu: "Trụ cột quan trọng của cạnh tranh và thị trường tự do đã đổ vỡ. Tôi cũng chưa hiểu rõ toàn bộ sự việc xảy ra như thế nào."
"Cơn sóng thần thế kỷ", cách gọi của Greenspan về cuộc khủng hoảng hiện nay, là "quá sức tưởng tượng của ông."
Greenspan đặt tên cuốn sách của mình là Kỷ nguyên hỗn loạn. Kỷ nguyên ông đã trải qua thực sự là một giai đoạn kinh tế thăng trầm với không ít những lần khủng hoảng và suy thoái. Nhưng tiếc là, Greenspan đã rửa tay gác kiếm trước khi giai đoạn hỗn loạn nhất trong cái kỷ nguyên hỗn loạn ấy bắt đầu.
Nếu như Greenspan tại nhiệm thêm 2 năm nữa, thì cuốn sách có thể sẽ khác đi nhiều, có thể sẽ không còn những lập luận chắc nịch về lý tưởng thị trường tự do cạnh tranh như Greenspan đã viết. Dẫu sao, cuốn sách đồ sộ này vẫn cho thấy ít nhất một điều: Greenspan là một nhà hoạt động thực tiễn dày dặn kinh nghiệm và là một trí tuệ lớn trong thời đại "hỗn loạn" của ông.
Đoạn trích:
"Vào lúc cao trào của sự sụp đổ dot.com, CNBC nghĩ ra mẹo quảng cáo gọi là chỉ số cặp táp, theo đó các máy quay sẽ theo tôi vào các buổi sáng diễn ra các phiên họp của FOMC khi tôi tới Fed. Người ta cho rằng nếu cặp táp của tôi mỏng, tức là tôi không có gì phải bận tâm và nền kinh tế lành mạnh. Nhưng nếu nó chứa đầy thì việc tăng lãi suất có thể xảy ra..."
Có thể thấy rằng Alan Greenspan đã điểm qua hết tất cả các "điểm nóng" của nền kinh tế toàn cầu, cũng như các thời khắc lịch sử của thế giới trong nửa sau thế kỷ XX, lúc mà ông vươn lên trở thành người có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ lên nền tài chính toàn cầu. Một cuốn sách đáng đọc!
***********
Tên sách: KỶ NGUYÊN HỖN LOẠN - Những cuộc khám phá trong thế giới mới
Tác giả: Alan Greenspan
Nhóm dịch: Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Văn Sảnh, Lê Hồng Vân, Nguyễn Minh Vũ
Phát hành: NXB Trẻ
Giá bìa: 150.000 đ
3.DOWNLOAD:
Click here
Pass: sachdoanhtri
Note: Đọc trước khi down
Tags: do the thao,ao bong da,giay bong da,giay the thao,giay da
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét