Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? Joseph E. Stiglitz Nguyễn Quang A dịch Lời giới thiệu của người dịch Quyển sách này là quyển thứ 6 của tủ sách SOS2 do chúng tôi chọn và dịch ra tiếng Việt. Nó được Joseph Stiglitz viết hơn mười năm trước, vào những năm đầu của thời kì chuyển đổi, và được xuất bản đầu tiên năm 1994. Ông là người có công chính trong phát triển kinh tế học thông tin, và vì những cống hiến đó ông đã được giải Nobel kinh tế năm 2001. Trong cuốn sách này ông dùng những kết quả nghiên cứu của mình và của các cộng sự về kinh tế học thông tin để làm rõ hơn những vấn đề tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, các hệ thống kinh tế, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách cho các nền kinh tế chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa. Ông phê phán các lí thuyết kinh tế tân cổ điển, mô hình xã hội chủ nghĩa thị trường và mô hình thị trường cạnh tranh truyền thống dựa trên lí thuyết đó, làm rõ hơn những điểm mạnh điểm yếu của các hệ thống kinh tế. Ông gợi ý những chính sách kinh tế cho các nền kinh tế chuyển đổi. Phê phán và đánh giá của ông khá cân bằng và khách quan trên cơ sở những kết quả mới nhất trong nghiên cứu kinh tế. Độc giả của tủ sách SOS2 sẽ thấy cuốn sách này rất lí thú, nhất là sau khi đã đọc các cuốn sách khác của tủ sách, đặc biệt là hai cuốn đầu của Kornai. Joseph Stiglitz đã từng là cố vấn kinh tế của tổng thống Clinton, là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Ông đã thường xuyên thảo luận các vấn đề kinh tế chuyển đổi với các học giả và quan chức Trung Quốc và các nước Đông Âu từ đầu những năm 1980, và cho các nhà hoạch định chính sách những lời khuyên bổ ích. Việt Nam đã bắt đầu công cuộc chuyển đổi hơn mười lăm năm nay. Từ giữa các năm 1990, ông đã vài lần đến Việt Nam; Chính phủ Việt Nam dường như đánh giá cao những lời khuyên của ông. Với các độc giả Việt Nam cuốn sách vẫn có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ mang đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa liên quan đến nội dung các cuộc tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, những vấn đề học thuật uyên thâm, mà còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc đổi mới đất nước. Trước hết nó, cũng như cuốn “Hệ thống Xã hội chủ nghĩa” của Kornai, giúp chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử kinh tế của mình trong hơn nửa thế kỉ qua, hiểu rõ hơn những vấn đề hiện tại, và hi vọng góp phần quan trọng trong định ra các bước đi thích hợp trước mắt và lâu dài. Cuốn sách không chỉ bổ ích cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, mà cũng rất bổ ích cho các nhà doanh nghiệp, các nhà báo, sinh viên và những người quan tâm khác. Tuy bàn luận về những vấn đề lí thuyết sâu xa, song cuốn sách không dùng đến những kiến thức toán học cao siêu, nên có thể dễ đọc hơn với quảng đại bạn đọc. Tuy vậy, đây là cuốn sách chuyên khảo, cần phải có những hiểu biết nhất định mới có thể hiểu được. Có một vài thuật ngữ toán (kinh tế) có thể lạ tai đối với một số bạn đọc (thí dụ như tính lồi [convexity], tính không lồi [nonconvexity], tuyến tính [linearity], phi tuyến [nonlinearity], v.v) bạn đọc nên xem lại các khái niệm toán sơ cấp hay cao cấp liên quan. Có một vài thuật ngữ kinh tế, như rent [tiền thuê, tô] đôi khi được dịch nhất quán là “đặc lợi” cho phù hợp với rents seeking [tìm kiếm đặc lợi]; hoặc polyarchy [(đa?) thứ bậc] lại được dùng nhất quán là phi thứ bậc để đối lập với hiearchy [hệ thống thứ bậc], có thể gây khó chịu cho một số độc giả. Tất cả những điểm như vậy đều có đánh dấu sao (*) ở các chỗ thích hợp. Mọi chú thích đánh số đều là của tác giả, các chú thích đánh dấu sao (*) là của người dịch. Để tránh những khó khăn trên, và giúp việc nghiên cứu được thuận tiện phần chỉ mục [index] tỉ mỉ về các khái niệm, dẫn chiếu chúng tôi kèm cả thuật ngữ tiếng Anh để tiện dùng. Do hiểu biết có hạn của người dịch, bản dịch chắc còn nhiều sai sót, mong bạn đọc lượng thứ và chỉ bảo. Mọi góp ý xin gửi về Tạp chí Tin Học và Đời Sống 25/B17 Hoàng Ngọc Phách [Nam Thành Công] Hà Nội, thds@hn.vnn.vn, hoặc nqa@netnam.vn. Hà nội 11-2003 Nguyễn Quang A Lời giới thiệu của người dịch Lời nói đầu 1. Lí thuyết về chủ nghĩa xã hội và quyền lực của các tư tưởng kinh tế 2. Tranh luận về chủ nghĩa xã hội thị trường: Cách tiếp cận cơ bản 3. Phê phán định lí cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi 4. Phê phán định lí cơ bản thứ hai 5. Phê phán định lí Lange-Lerner-Taylor: Các khuyến khích 6. Phân phối khẩu phần của thị trường và những phân bổ phi giá cả trong nội bộ các nền kinh tế thị trường 7. Cạnh tranh 8. Đổi mới (Inovation) 9. Tập trung hoá, phi tập trung hoá, các thị trường và chủ nghĩa xã hội thị trường 10. Tư nhân hoá 11. Thử nghiệm Xã hội chủ nghĩa: Đã sai cái gì? 12. Cải cách các thị trường vốn 13. Đặt các câu hỏi đúng: Lí thuyết và bằng chứng 14. Năm huyền thoại về thị trường và chủ nghĩa xã hội thị trường 15. Vài kiến nghị sơ bộ 16. Những suy ngẫm triết học 17. Những kết luận Tài liệu tham khảo Các Bài giảng Wicksell Năm 1958 Hội Bài giảng Wicksell [The Wicksell Lecture Society], với sự hợp tác của Viện Khoa học Xã hội thuộc Đại học Stockholm [the Social Science Institute of Stockhol University], Trường Kinh tế học Stockholm [the Stockholm School of Economics], và Hội Kinh tế Thuỵ Điển [Swedish Economic Association], đã khai trương loạt các bài giảng để tôn vinh và tưởng nhớ Knut Wicksell (1851-1926). Đến 1975 các bài giảng được trình bày hàng năm. Sau một thời kì tạm dừng loạt bài giảng lại được Hội Kinh tế Thuỵ Điển khai trương lại năm 1979. Bắt đầu với các bài giảng 1982, một tập các bài giảng được trình bày hai năm một. Tải về http://www.mediafire.com/?4uzjjl1wzzy |
Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013
Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét