Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?

Không phải lúc nào những phát minh đặc biệt hữu ích cho đời sống cũng mang lại tiền bạc và danh vọng cho chủ nhân! 

Chúng ta hãy giả dụ bạn là người đàn ông phát minh ra karaoke nhưng bạn quá bận rộn trong việc ca hát ở câu lạc bộ đến nỗi không thể nghĩ về tiềm năng kiếm tiền nhờ phát minh của mình. Phát minh đó là một chiếc máy nhạc gây chấn động toàn cầu và được đánh giá là mất 110 tỉ yên tiền bản quyền.
Hoặc ví rằng bạn phát minh ra phương pháp tiêm toxin vào cơ mặt để giảm vết nhăn nhưng một vị luật sư bảo bạn rằng phát minh đó không được cấp bằng sáng chế. Bạn có lẽ chỉ có thể nhìn mọi người kiếm hàng tỉ đô nhờ  phép trị liệu trẻ hóa của mình.
Như vậy, không một ai trong số họ sáng chế cho chúng ta khoai tây chip, kẹo cao su, máy khoan dầu, vệ tinh truyền thông, máy rút tiền tự động hay World Wide Web băn khoăn về việc nhận giấy phép độc quyền, cái mà giúp họ thu lời được từ các phát minh của mình.
Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về một vài phát minh xuất sắc, đã và đang phục vụ cho hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng không thể đưa tên tuổi người sáng chế vào lịch sử hay trở thành tỉ phú!
Máy rút tiền tự động ATM
Hãy tưởng tượng việc phải chờ đợi ngân hàng mở cửa trước khi bạn có thể rút tiền từ tài khoản của mình. Nhưng đó là tình huống thúc đẩy John Shepherd-Barron phát minh ra máy rút tiền tự động ATM.
Shepherd-Barron là cựu giám đốc ở vương quốc Anh đã hình dung ra một chiếc máy giúp cho khách hàng có thể rút tiền ngoài giờ hành chính của ngân hàng. Ông đã nêu ý tưởng của mình với một viên chức tại ngân hàng Barclays (BCS) là James Goodfellow, và người đó đã đưa một vài máy ATM vào hoạt động trong năm 1967. Họ đã thành công và ngày nay có khoảng 2 triệu máy rút tiền trên toàn cầu.
Nhà phát minh xứ Scotland - James Goodfellow cũng được cấp chứng chỉ độc quyền sáng chế thiết bị ATM. Thế nhưng Shepherd-Barron lại chưa bao giờ có quyền lợi hợp pháp về sáng chế của mình, và ông đã mất trong tháng 5 năm 2010 ở tuổi 84.
Khoai tây lát mỏng
Người đàn ông làm mẻ bánh khoai tây lát mỏng đầu tiên không thu được lợi nhuận từ phát minh của mình.
Tên của ông là George Crum, ông là một bếp trưởng tại nhà hàng Moon''s Lake House ở thành phố Saratoga Springs, New York. Vào mùa hè năm 1853, Crum gặp một vị khách hàng đặc biệt khó tính khi người này trả lại món khoai tây chiên cho nhà bếp và phàn nàn về việc những miếng khoai tây quá dày. Sau đó Crum cắt những miếng khoai tây đó ra thành các mảnh nhỏ và chiên chúng lên. Kết quả là những miếng khoai tây quá mỏng đến nỗi phải dùng tay để ăn.
Vị khách hàng khó tính đó thấy hài lòng và từ đó món khoai tây lát mỏng thành một món phổ biến được thêm vào trong thực đơn nhà hàng. Một thời gian dài, Crum đóng hộp những lát khoai tây mỏng và bán riêng lẻ nhờ đó ông kiếm đủ số tiền để tự mở một nhà hàng.
Crum mang trong mình hai dòng máu Mĩ Phi và Mĩ bản địa, ông thu nhập vừa phải trong suốt cuộc đời mình nhưng không kiếm được lợi nhuận độc quyền từ sáng chế của mình. Vị giáo sư Gant-Britton nghiên cứu về MĨ phi tại đại hoc California, Los Angeles Lisbeth có nói: " vào những năm đó thì những người da màu không được cấp độc quyền sáng chế cho phát minh của họ".
Sáng chế kinh doanh này được nhượng lại cho Herman Lay. Công ty của Herman Lay là Frito-Lay sau này là công ty con của PepsiCo (PEP). PepsiCo (PEP) kiểm soát 59% về các sản phẩm snack trong thị trường Mĩ
Kẹo cao su
Kẹo cao su được bán lần đầu tiên ở Mĩ  vào năm 1896. Nó được đặt theo tên của người phát minh ra nó ở New York là Thomas Adams, ông đã gọi sản phẩm của mình là Adams New York No. 1.
Người Mĩ phải chờ đợi gần 60 năm cho đến khi người đàn ông 23 tuổi ở New Jersey tìm cách làm cho kẹo cao su ít dính và dễ thổi bong bóng hơn mặc dù anh ta không có kiến thức về hóa học.
Walter Diemer làm việc cho tập đoàn Fleer , ông là người làm bánh kẹo lành nghề nhưng lại làm việc như một nhân viên kế toán. Ông nhận biết được rằng công ty đang nỗ lực để tạo ra những chiếc kẹo cao su tốt. Và thật tình cờ văn phòng của ông lại gần với phòng thí nghiệm. Diemer đã thử một số công thức làm kẹo và cuối cùng đã xác định được thành phần còn thiếu đó là nhựa mủ. Ông thử trộn lẫn các thành phần với nhau và kết hợp với các gia vị như dầu lộc đề, dầu bạc hà, vani và quế.
Sản phẩm đó đã thành công và cuối cùng Diemer được đề bạt lên chức phó chủ tịch.  Ông đã đào tạo những người bán hàng của công ty thổi bong bóng trong suốt thời gian chào hàng. Mặc dù nhu cầu tăng vọt nhưng Diemer kiếm được rất ít từ công việc kinh doanh bán bánh kẹo hàng tỉ đô này.
Máy khoan dầu
Người ta nói rằng việc tìm kiếm dầu ở ngoài lòng đất thật là ngông cuồng nhưng điều đó không ngăn cản được quyết tâm của Edwin Drake - người phát minh ra máy khoan dầu
Vào năm 1858, một nhóm những nhà đầu từ một công ty có tên Seneca Oil đã gửi Drake tới thành phố Titusville, Pa với hi vọng là Drake có thể truy tìm dầu ở dưới lòng đất đang nổi trên bề mặt. Drake tiêu tốn của các nhà đầu tư 2,000 đô la trước khi các nhà đầu tư ngừng hợp tác với ông.
Nhưng Drake không trở nên giàu có nhờ sự thăm dò dầu. Drake không được cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình và nhiều người khác đổ xô vào tái tạo sáng chế của ông.
Sau đó Seneca Oil trở thành công ty con của công ty Standard Oil do John D. Rockefeller''s sáng lập. Công ty Standard Oil nắm giữ độc quyền về công nghiệp dầu và sau bị tòa án tối cao chia nhỏ thành một vài công ty nhỏ là Exxon Mobil (XOM) và Chevron (CVX).
Karaoke
Trong nhiều năm, Daisuke Inoue người phát minh ra karaoke vẫn phải sống trong cảnh tối tăm, ngay cả khi phát minh của ông trở thành một sự chấn động toàn cầu. Cuôc sống đó đã thay đổi vào năm 1999 khi mà tạp chí Time giới thiệu với độc giả về ông. Daisuke Inoue là nhạc sĩ ở Kobe (Nhật), ông là người đầu tiên lắp ráp và bán dàn máy karaoke. Các cuốn sách và phim truyện cũng đã giới thiệu về Inoue nhưng ông vẫn chưa bao giờ trở nên giàu có nhờ phát minh của mình.
Inoue sáng chế ra karaoke vào năm 1967 trong khi là một tay chơi keyboard cho các khách hàng ca hát tại câu lạc bộ Kobe. Khi vị khách hàng của Inoue là một nhà thương nhân giàu có yêu cầu Inoue đệm nhạc cho ông ta ở một nơi nghỉ cuối tuần nhưng thay vào đó Inoue đã đưa cho ông ta một hộp chứa  máy quay đĩa 8 phần và một micro. Từ đó máy karaoke được ra đời và một số hộp đêm chưa từng có một dàn máy như vậy.
Vệ tinh truyền thông
Arthur C. Clarke là một nhà tiểu thuyết khoa học nổi tiếng viết cuốn "2001: A Space Odyssey." Vào năm 1945, Clarke lại xuất bản cuốn Extra-Terrestrial Relays: Can Rocket Stations Give World-wide Radio Coverage?". Đó là bài tiểu luận miêu tả hệ thống quỹ đạo địa tĩnh học để tiếp âm tín hiệu radio quanh hành tinh.
Hơn một thập niên sau đó, người Nga đã phóng vệ tinh quay theo quỹ đạo trái đất đầu tiên có tên Sputnik 1. Vào năm 1965, công ty Hughes Aircraft - sau này là công ty con của Boeing (BA), đã đặt vệ tinh truyền thông thương mại vào quỹ đạo
Clarke mất năm 2008, vào thời gian đó thì thu nhập toàn cầu của nền công nghiệp vệ tinh lên đến tổng số 144 tỷ đô la.
World Wide Web (mạng lưới toàn cầu)
Nhà khoa học máy tính kiêm kĩ sư phần mềm người Anh là Tim Berners-Lee đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Internet. Cần khẳng định rằng khi ông sáng tạo ra World Wide Web vào năm 1989, thì đơn giản là ông chỉ đặt những khái niệm đã có vào với nhau.
Phát minh tầm cỡ của Berners-Lee là một hệ thống cho phép những người dùng máy tính dùng chung một ngôn ngữ để giao tiếp qua mạng. Ông cũng phác thảo và xây dựng những trang Web đầu tiên.
Tầm nhìn rộng lớn đã giúp Berners-Lee phát minh ra World Wide Web, mà sau này nó trở thành siêu xa lộ thông tin. Tuy nhiên, ông không làm bất cứ điều gì để mang lại lợi nhuận cho chính mình.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnr500)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét