Bernard Arnault được coi là ông hoàng đồ hiệu xa xỉ có khả năng thâu tóm túi tiền của giới thượng lưu bởi những phương thức kinh doanh siêu tưởng
Với việc nắm giữ hàng chục thương hiệu nổi tiếng, Bernard Arnault hiện là một trong những tỷ phú hàng đầu thế giới với khối tài sản kếch xù lên tới 41 tỷ USD và là một trong những công dân Pháp hiếm hoi có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu.
Nhờ tháo vát và nhanh nhẹn với sách lược kinh doanh hiếm có, Bernard Arnault nắm giữ những thương hiệu đắt giá nhất nhì thế giới như mỹ phẩm Dior, đồ da Louis Vuitton, đồng hồ Tag Heuer đến champagne Moet Chandon, cognac Hennessy...
Thiên tài nhạy cảm với ngành công nghiệp xa xỉ
Bernard Arnault hứng thú với công việc kinh doanh khi còn nhỏ. Từ lúc lên 7, Arnault đã được ông nội dẫn đi tham quan các công trình xây dựng của gia đình - công ty xây dựng Ferret-Savinel. Được tiếp xúc với môi trường kinh doanh từ sớm đã tạo cho ông niềm đam mê và sự nhạy cảm với kinh doanh.
Sau khi tốt nghiệp bằng kỹ sư tại ngôi trường danh tiếng Ecole Polytechnique nước Pháp, ông theo cha quản lý công ty của gia đình ở tuổi 25. Đầu thập niên 1980, ông bỏ ra 3 năm trời để phát triển một chi nhánh bất động sản tại Florida. Mặc dù nỗ lực này không thành công, nhưng Arnault đã học được cách tiếp quản và điều hành doanh nghiệp kiểu Mỹ.
Vào năm 1984, khi Chính phủ Pháp tìm kiếm người mua lại Boussac, công ty sản xuất tã giấy và dệt đã bị phá sản, Arnault nhận thấy ngay đó là một cơ hội vàng. Boussac không có giá trị, điều mà ông thèm muốn là nhãn hàng thời trang và trang sức Christian Dior mà Boussac sở hữu.
Bernard Arnault hiểu rằng nhãn hiệu Christian Dior rất được coi trọng trên thế giới, và bởi thế ông quyết định sử dụng lợi thế đó để chuyển sang kinh doanh các mặt hàng cao cấp.
Arnault bỏ ra 15 triệu USD tiền túi và thuyết phục được hãng đầu tư của Pháp Lazard Frères rót thêm 80 triệu USD để tài trợ cho vụ thâu tóm Boussac.
Tiếp đó, ông dùng 400 triệu USD thu được từ việc bán các tài sản của Boussac, cùng với số vốn vay từ Lazard để thực hiện mục tiêu tiếp theo - thâu tóm cổ phiếu của LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy).
Lợi dụng lúc nội bộ lãnh đạo LVMH tranh giành quyền lực, ông đã đứng về phía Henri Racamier, Chủ tịch Louis Vuitton và mượn tay ông này loại bỏ Alain Chevalier, đứng đầu Moet-Hennessy. Sau đó, ông thông qua hàng loạt vụ tranh chấp tại tòa án để sửa đổi luật pháp địa phương nhằm mở đường thâu tóm LVMH. Cuối cùng, Arnault thâu tóm LVMH vào năm 1990.
Làm giàu từ một ý tưởng kinh doanh táo bạo và ít người mơ đến: LVMH từ khi thuộc về tay Bernard Arnault chỉ làm mỗi một việc "chuyên phục vụ người giàu". Sự "nhặt nhạnh" nghe qua có vẻ hoang đường đó đã làm nên kì tích đáng ngưỡng mộ, đưa Bernard Arnault trở thành người giàu nhất nước Pháp.
Không khoan nhượng và nghệ thuật quản lí kinh doanh của đế chế B.A
Không khoan nhượng và nghệ thuật quản lí kinh doanh của đế chế B.A
Quá trình nuốt chửng LVMH của Arnault được xem là một trong những thương vụ thâu tóm cam go nhất trong lịch sử doanh nghiệp Pháp và khiến cho Arnault trở nên nổi tiếng vì sự tàn khốc và không khoan nhượng của mình. Giới kinh doanh càng kính sợ ông sau hàng loạt vụ sa thải các nhà điều hành cấp cao tại LVMH, kể từ khi ông lên nắm quyền.
Sau khi tiếp quản LVMH, Arnault tạo dấu ấn với lối thiết kế sáng tạo, phá cách, trái với hình ảnh già cỗi và vô vị của 20 năm về trước.
Arnault tin rằng, sự sáng tạo là chìa khóa dẫn đến thành công của một thương hiệu thời trang và để khơi nguồn sáng tạo, doanh nghiệp phải có những nhà quản lý có sự hiểu biết
và niềm yêu thích đối với các họa sĩ.
và niềm yêu thích đối với các họa sĩ.
Khi lên nắm quyền tại LVMH vào năm 1990, ông đã thay đổi hình ảnh của các nhãn hàng theo hướng sáng tạo, ấn tượng và hiện đại. Ông cho mời nhà thiết kế thời trang người Mỹ Marc Jacobs về làm việc và hợp tác với các họa sĩ đương đại danh tiếng như Takashi Murakami. Họa sĩ người Nhật này đã vẽ lại logo màu nâu nhạt của nhãn hàng Louis Vuitton theo những tông màu sáng với hình ảnh các nhân vật hoạt hình, manga (truyện tranh Nhật). Arnault cũng thuê John Galliano, một nhà thiết kế nổi tiếng về những sáng tạo khác người, để cải tiến hình ảnh của nhãn hàng thời trang Christian Dior.
Thay đổi hình tượng đã khó, việc kiểm soát hình ảnh thương hiệu và chất lượng của hàng trăm sản phẩm càng khó hơn. Arnault cho biết, để quản lý một đế chế như thế, cần phải có sự phân quyền. “Bạn cần có các trợ thủ đắc lực và họ phải được khơi nguồn cảm hứng”, ông nói.
Một trong những lý do giải thích sự thành công lớn khó tưởng tượng nổi của các thương hiệu thuộc tập đoàn của B.A ở khắp thế giới là mô hình sáng tạo - quản lý do chính B.A đề ra. Ở mỗi thương hiệu là hiện diện song song một nghệ nhân thiết kế và một quản trị viên giỏi.
Để đảm bảo LVMH không đi chệch hướng, Arnault luôn theo dõi tình hình kinh doanh của các nhãn hàng. Ông thậm chí thường xuyên đi thăm các cửa hàng bán lẻ để nắm bắt tình hình thực tế. Arnault cũng gặp mặt từng nhà quản lý ít nhất mỗi tuần 1 lần để theo dõi tình hình hoạt động và lập kế hoạch chiến lược.
Arnault luôn chú tâm đến hoạt động của công ty "tại trận". Ông thường xuyên ghé thăm các cửa hàng, ghi chép lại tất cả các tiểu tiết cần lưu ý như nhạc nền bật quá to hay điều hoà sưởi bật quá thấp; cũng như lời ngợi khen phóng khoáng đối với những nhân viên ông cho rằng rất tháo vát và tận tình.
Một trong những thành công của đế chế B.A nữa là luôn đặt trọng tâm vào chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong một xưởng ráp may đồ da Louis Vuitton ở ngoại ô Paris có cả một đội nhân viên suốt ca làm việc chỉ đếm các mũi chỉ trên quai túi.
"Chiếc túi nào thiếu một mũi kim là bị hủy nát ra thành nhiều mảnh nhỏ ngay. Làm như thế chất lượng hàng mới luôn được đảm bảo", tỉ phú Arnault nói.
Theo ông Arnault, công thức để xây dựng thương hiệu nổi tiếng gồm các bước sau: Nhận dạng đúng thương hiệu (hay “DNA” như ông gọi) bằng cách khai thác lịch sử thương hiệu và tìm đúng người thiết kế để thể hiện nó, sáng tạo biện pháp tiếp thị hữu hiệu, quản lý chặt chẽ chất lượng và sự phân phối hàng hóa.
"Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Bernard Arnault"
Tham vọng của Bernard không dừng lại ở đó, ông nối dài những "con cưng" của mình bằng hàng loạt các tên tuổi cỡ bự khác như những nhà mốt nổi tiếng là Givenchy, Celine, Fendi, Kenzo, nhà sản xuất đồng hồ TAG Heur, công ty mỹ phẩm Sephora, DFS, nhà cung cấp rượu vang Chateau d’Yquem (mác rượu vang lừng danh từ thế kỷ 16) và hàng loạt các công ty khác.
Hiện nay, số thương hiệu thuộc LVHM lên tới gần 60. Tập đoàn này đã vươn ra khắp châu Âu và lan sang Nhật, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và sắp tới đây là Nam Phi.
Đối tượng khách hàng của Bernard không phải chỉ là những triệu phú mà còn người tiêu dùng bậc trung bởi ông nhận thấy xu hướng những năm 90 là ai cũng muốn sắm một trong những mặt hàng của các hãng nổi tiếng, để cảm giác như mình được lọt vào tầng lớp trên, hào hoa và sang trọng.
Đối tượng khách hàng của Bernard không phải chỉ là những triệu phú mà còn người tiêu dùng bậc trung bởi ông nhận thấy xu hướng những năm 90 là ai cũng muốn sắm một trong những mặt hàng của các hãng nổi tiếng, để cảm giác như mình được lọt vào tầng lớp trên, hào hoa và sang trọng.
Bên cạnh đó, Bernard Arnault luôn có những tiểu xảo tài ba trong kinh doanh hàng xa xỉ. Chẳng hạn, Louis Vuitton mỗi năm lại cho ra vài kiểu dáng đặc biệt với số lượng rất hạn chế và bán ra với giá “cắt cổ”. Chẳng hạn nh kiểu túi Theda xuất hiện năm 2004 chỉ có thể mua với giá 5.500 USD tại một cửa hàng duy nhất nằm trên phố 5 Avenue ở New-York.
Cả nước Anh chỉ được nhận có một lô hàng gồm 12 túi xách Theda, và chỉ trong vòng vài tuần đã có vài trăm quý bà sẵn sàng ghi tên đợi hàng tháng trời để sắm cho được món hàng độc nhất vô nhị này.
Gần đây nhất, Bernard Arnault thâu tóm thương hiệu Hèrmes, tạm hài lòng với công cuộc mở rộng danh sách nhãn hàng, và từ đây tập trung vào công cuộc gọt giũa các sản phẩm cao cấp của mình.
Bernard Arnault rất lạc quan về tương lai của dòng hàng cao cấp. Ông cho rằng trong những năm tới, khách hàng tiềm năng của LVMH sẽ là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Bernard tính rằng tới năm 2012, ba nước này sẽ sử dụng tới 1/3 lượng hàng cao cấp trên toàn cầu, tương đương với con số 300 tỉ euro.
Đích ngắm mới nhất của ông là các nước Trung Á, vốn còn xa lạ với túi xách hiệu Fendi và nước hoa Guerlain. Năm ngoái, LVMH đã mở một cửa hàng tại thành phố Ulaanbaatar của Mông Cổ. Cách đây vài tuần, Tập đoàn cũng đã khai trương cửa hàng tại Hohhot, thuộc Khu Tự trị Nội Mông. “Tôi luôn muốn đi trước đón đầu”, ông nói.
Thực vậy, Arnault luôn là người đi đầu trong các cuộc chơi. Từ khi thâu tóm LVMH vào năm 1990, ông đã bắt đầu cuộc thập tự chinh đến các nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, nơi cửa hàng Louis Vuitton đầu tiên được khai trương vào năm 1992.
Và nay, ông nhắm đến các vùng đất xa xôi hơn. LVMH hiện có mặt ở TP.HCM, Phnom Penh (Campuchia), Yekaterinburg (Nga), Macao và Abu Dhabi. “Kinh tế thế giới đang được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác”, Arnault nói.
Và nay, ông nhắm đến các vùng đất xa xôi hơn. LVMH hiện có mặt ở TP.HCM, Phnom Penh (Campuchia), Yekaterinburg (Nga), Macao và Abu Dhabi. “Kinh tế thế giới đang được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác”, Arnault nói.
Cựu tổng biên tập tờ Vogue, Anna Wintour chia sẻ : "Tôi cho rằng chẳng gì trên thế giới này ngăn cản được Bernard Arnault."
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Dvt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét