2.NỘI DUNG:
Cuốn “Mục Tiêu” muốn nói về khoa học và giáo dục. Hai từ khoa học và giáo dục đã bị lạm dụng tới mức mà nghĩa gốc ban đầu của chúng đã mờ nhạt trong màn sương sùng kính và bí ẩn. Đối với rất nhiều nhà khoa học đáng kính, khoa học không phải là thuộc về những bí mật của tự nhiên hoặc thậm chí về những chân lý. Khoa học chỉ đơn giản là phương pháp chúng ta sử dụng để thử nghiệm và đưa ra một số tối thiểu những giả thuyết có thể giải thích sự tồn tại của nhiều hiện tượng trong tự nhiên, bằng một lối suy luận logic và rõ ràng. Định luật Bảo toàn Năng lượng của vật lý học không phải là chân lý. Nó chỉ là một giả thuyết có giá trị trong việc giải thích một loạt các hiện tượng tự nhiên. Một giả thuyết như vậy có thể không bao giờ được chứng minh, bởi vì có vô số hiện tượng có thể chứng tỏ được sự áp dụng phổ quát của nó. Mặt khác, nó có thể bị bác bỏ bởi chỉ một hiện tượng không thể giải thích được. Sự bác bỏ này không làm mất đi giá trị của giả thuyết. Nó chỉ nhấn mạnh sự cần thiết hoặc thậm chí sự tồn tại của một giả thuyết khác có giá trị hơn. Đó chính là trường hợp của giả thuyết về bảo toàn năng luợng đã bị thay thế bởi một định đề có giá trị hơn, có tính tổng quát hơn của Einstein về bảo toàn năng lượng và khối lượng. Cũng như giả thuyết mà nó thay thế, đến lượt giả thuyết của Einstein cũng không phải là chân lý.
Không hiểu vì lẽ gì, chúng ta đã làm hẹp cái ý nghĩa của từ khoa học trong một nhóm được lựa chọn và có giới hạn về các hiện tượng của tự nhiên. Chúng ta đề cập đến khoa học chỉ khi nói về vật lý, hoá học, hoặc sinh học. Chúng ta cũng nên thừa nhận là còn có ngành này, như các hiện tượng chúng ta gặp trong các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức công nghiệp. Nếu những hiện tượng này không phải là hiện tượng tự nhiên, thì chúng là gì? Liệu chúng ta có muốn coi những gì chúng ta nhìn thấy trong các tổ chức là thuộc phạm trù hư ảo chứ không phải là thực tế không?
Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm chỉ ra rằng chúng ta có thể đưa ra chỉ một số rất ít các giả định và sử dụng chúng để giải thích được rất nhiều các hiện tượng công nghiệp. Các độc giả có thể đánh giá liệu cách suy luận logic của cuốn sách này từ các giả định của nó đến các hiện tượng mà chúng ta thấy hàng ngày trong nhà máy của mình có đủ chặt chẽ để có thể coi chúng là tri thức thông thường không? Tri thức thông thường không hề tầm thường mà là lời tán dương hay nhất chúng ta dành cho một chuỗi những kết luận logic. Nếu các bạn làm được như vậy là về cơ bản các bạn đã mang được khoa học ra khỏi cái tháp ngà học thuật của nó để đặt nó vào đúng vị trí, một chỗ mà mọi người trong chúng ta có thể tiếp cận và làm cho nó có thể ứng dụng đối với những gì đang xảy ra quanh ta. Với cuốn sách này, điều mà tác giả muốn chứng minh là không cần có một năng lực trí tuệ khác thường mới có thể xây dựng được một khoa học mới, hoặc phát triển những gì đang có sẵn. Điều cốt yếu chỉ là sự dũng cảm đối mặt với những mâu thuẫn và không né tránh nó dù “từ trước đến nay vẫn luôn làm thế”. Cuốn sách này cũng nói lên một câu chuyện bất hoà của cuộc sống gia đình, mà không xa lạ lắm đối với một nhà quản lý quá gắn bó với công việc của mình. Cuốn sách nhấn mạnh một thực tế là chúng ta có khuynh hướng làm cho nhiều hiện tượng tự nhiên chẳng liên quan gì đến khoa học.
- “Bất cứ ai nếu coi mình là nhà quản lý hãy nhanh chân lên để có được cuốn sách này và hãy đọc nó đừng chậm trễ. Nếu bạn chỉ đơn giản ở cương vị phải đọc nó, thì sự tiến bước của bạn trên con đường tới đỉnh cao có thể sẽ đột ngột lao nhanh về trước… đó là những điều ở một trong những cuốn sách quản trị xuất sắc nhất mà tôi từng biết” - Punch Magazine.
- “Hệ thống của Goldratt về cơ bản buộc những nhà quản lý sản xuất và những công nhân phải phối hợp chặt chẽ trong công việc... với một nguyên tắc chủ đạo trong đầu là: các cổ chai… là những nguyên nhân chính làm hạn chế điều kiện sản xuất” - Business Week.
“Lý thuyết này đã cung cấp một giải pháp thuyết phục đối với các nhà máy đang vật lộn với sản xuất trì trệ và sản lượng thấp” - Harvard Business Review.
- “Hệ thống của Goldratt về cơ bản buộc những nhà quản lý sản xuất và những công nhân phải phối hợp chặt chẽ trong công việc... với một nguyên tắc chủ đạo trong đầu là: các cổ chai… là những nguyên nhân chính làm hạn chế điều kiện sản xuất” - Business Week.
“Lý thuyết này đã cung cấp một giải pháp thuyết phục đối với các nhà máy đang vật lộn với sản xuất trì trệ và sản lượng thấp” - Harvard Business Review.
3.DOWNLOAD:
Click here
Pass: sachdoanhtri
Note: Đọc trước khi down
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét