Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Những ông vua bán lẻ nước Mỹ

RetailSails vừa công bố danh sách các nhà bán lẻ hàng đầu tại Mỹ được đánh giá theo tiêu chí doanh thu/s diện tích mặt bằng. Với tình trạng nền kinh tế ảm đảm hiện tại của Mỹ, số liệu thống kê doanh số bán hàng của các công ty này thật sự là một con số ấn tượng.
Những nhà bán lẻ mạnh nhất nước Mỹ
RetailSails vừa công bố danh sách các nhà bán lẻ hàng đầu tại Mỹ được đánh giá theo tiêu chí doanh thu/s diện tích mặt bằng. Nhìn qua bản danh sách, với tình trạng nền kinh tế ảm đảm hiện tại của Mỹ, thì số liệu thống kê doanh số bán hàng của các công ty này thật sự là một con số ấn tượng.
Mỗi công ty có ngành nghề và lĩnh vực khác nhau - từ đồ tiện ích, vàng đến áo sơ mi, nhưng những câu chuyện dệt nên thành công của họ đã dần trở lên phổ biến.
Theo tiêu chuẩn đánh giá này thì nhà bán lẻ đang nhận được nhiều sự chú ý là tập đoàn Target với doanh thu/foot vuông là 290USD. Điều đó cũng có nghĩa là một cửa hàng của Apple có doanh thu bằng hơn 2000% tiền mặt bằng của nó.
Vì sao những công ty siêu sao này lại có thể tạo lên những thành công ấn tượng như thế? Không phải tất cả các công ty đều áp dụng những quy tắc giống hệt nhau nhưng tất cả họ đều vượt trội ở một điểm: họ có khả năng tạo ra môi trường kinh doanh, họ biết cách lựa chọn sản phẩm và kinh nghiệm của họ dựa trên một hoặc những cách sau:
Biến "Tôi muốn" thành "tôi cần"
Khác với  những hãng khác, Costco chỉ bán một số mặt hàng nhất định chứ không bán tất cả mọi thứ như các công ty bán lẻ khác. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp các sản phẩm đáng mua, cần mua và với những sản phẩm thích mua và phương thức bán hàng qua điện thoại  công ty này đã kích thích được từng nhóm đối tượng khách hàng mục tùy theo độ tuổi, họ khiến mọi người có khao khát: Tôi phải có những gì cô ta có. Các công ty này đã vận dụng những chiêu thức kích thích tâm lý khách hàng bậc thầy.
Một ý muốn ngẫu nhiên đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Cửa hàng sẽ gặp rắc rối nếu không cô gái nào muốn có một chiếc túi xách mới. Nếu cô ấy đó là nhu cầu, cô ấy chắc chắn không cần đến chiếc túi Coach Python với giá 1000 USD. Nhưng nếu ai đó mà họ ấn tượng đang xách một chiếc túi như thế và bất chợt họ nhìn lại và thấy rằng mình cũng đang cần một chiếc túi đúng độ tuổi như thế . Cảm xúc chứ không phải lý chí khiến bạn mua chiếc túi đó. Và chính các công tay này đã tìm cách gây ấn tượng cho bạn.
Không sợ giá cao
Giá cao chính là một phần quan trọng trong công thức của gần như tất cả các công ty này (Costo là một trong hai trường hợp ngoại lệ đáng chú ý nhưng nó hoạt động hiệu quả theo một cách khác). Đắt tiền hơn đồng nghĩa với việc sẽ tốt hơn và đồ bạn mua sẽ hạn chế và khó tìm.
Cùng với đó, giá cao cũng khởi nguyên cho hàng loạt các câu lạc bộ hàng hiệu. Bất cứ ai cũng có thể mua một chiếc áo thun Polo với giá 20 USD, nếu nó có thêm hình một chú ngựa và được gấp ngay ngắn đặt trên bàn của một cửa hiệu có hương thơm quyến rũ thì chiếc áo này sẽ được hét với giá 85 USD. Chiếc áo sơ mi 85 USD sẽ thể hiện bạn là một thành viên của hội còn chiếc 20 USD thì không. Cùng với đó là máy nghe nhạc 300 USD, quần yoga 100 USD, hay bất cứ thứ gì trong cái hộp màu xanh nhạt đặc trưng.
Chiến lược khan hiếm
Tâm lý có từ thời thơ ấu của mọi người đều là muốn sở hữu thứ tốt nhất mà người khác không bao giờ có. Nhiều công ty đã lợi dụng vũ khí này bằng cách kiểm soát chặt chẽ số lượng hàng sản xuất ra. Tất cả mọi người đều phải chờ đợi mỏi mòn và sẵn sàng mua với giá cao ngất ngưởng. Những mặt hàng xa xỉ, thậm chí xa xỉ thái quá như chiếc siêu xe Bugatti Veyron giá 2 triệu USD thường có danh sách dài những người chờ mua.
Để chắc chắn, hàng hiệu thường được tung ra vào những lúc khan hiếm đỉnh điểm. Tuy nhiên, về lâu dài luôn luôn có những hãng sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất hoặc những gì chúng ta tin là tốt nhất. Nhiều công ty thành lập rồi lại tan rã nhưng những công ty độc quyền, cung cấp những sản phẩm phục vụ cho mong muốn hơn là nhu cầu thường là những công ty lâu đời nhất như: Rolex hình thành từ 1905, Louis Vuitton từ năm 1854, Rolls Royce từ năm 1904.
Những công ty này đã áp dụng chiến lược khác với các phương thức kinh doanh thông thường. Lấp đầy nhu cầu không phải là cách giải quyết của họ. Họ không nhất thiết phải đạt mục tiêu là có lượng khách hàng đông nhất thế giới. Nhiều trường hợp họ còn không thèm bỏ sức cạnh tranh. Những gì họ cố làm là kích thích cảm xúc mạnh mẽ của khách hàng, khiến họ bỏ qua lí trí: Họ muốn mang lại cho khách hàng sự phấn kích, ham muốn, ghen tị và hạnh phúc.
10. Best Buy: 831 USD
9. Whole Foods Market: 867 USD
8. Polo Ralph Lauren: 904 USD

7. Signet Jewelers: 955 USD
6. Costco Wholesale: 998 USD

5. GameStop: 1.009 USD

4. Lululemon Athletica: 1.731 USD

3. Coach: 1.820 USD

2. Tiffany & Co.: 2.974 USD
1. Apple: 5.626 USD
 




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo BI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét