Giàu có thì ai cũng mong muốn, nhưng không phải ai cũng thích tiền, yêu tiền đủ để trở nên giàu có. Làm sao để bạn kết thân được với người mà bạn không ưa? Một khi bạn ghét tiền, thì tiền nó cũng chẳng thích vào túi của bạn đâu.
Ngày nhỏ, mẹ tôi dặn: “Tiền là thứ dơ nhất trên đời, nó qua tay biết bao nhiêu là người, toàn vi trùng không đấy. Con thấy không, mẹ tắm cho con hằng ngày mà hở ra tí là con lại nhem nhuốc mặt mày, tay chân. Tiền có bao giờ được “tắm rửa” sạch sẽ như con đâu…”
Từ lúc tôi chưa biết tự tắm cho mình, cũng chẳng biết xài tiền, chỉ mỗi năm đến dịp Tết được cầm tiền lì xì thì đã được mẹ dạy như vậy. Điều này được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong suốt những năm ấu thơ, để rồi nó được ăn sâu vào tôi và hình thành một phản xạ: cứ hễ cầm tiền xong thì tôi phải rửa tay, mà phải rửa bằng xà phòng thì tôi mới cảm thấy sạch sẽ và yên tâm. Có những lúc chưa thể rửa ngay được, tay tôi thường rịn mồ hôi ướt nhẹp giống như những người bị phong thấp. Những lúc như vậy, tôi chỉ nghĩ đến việc phải tìm mọi cách để rửa tay cho sạch, bằng không, tôi chẳng thể làm bất cứ điều gì khác và cũng chẳng dám đụng vào bất cứ thứ gì. Vậy mới thấy niềm tin nó có sức mạnh khinh khủng đến mức nào.
Cũng chính cái niềm tin: tiền là thứ dơ dáy, tôi đã điên tiết với nhỏ bạn thân vì một lý do hết sức vớ vẩn: nó để tiền đụng vào điện thoại của tôi! Tôi thường rất kỹ trong việc “cách ly” tiền với những vật dụng của mình để vi trùng từ tiền không bám vào những thứ đó, tiền chỉ được để trong ví đựng tiền mà thôi. Cho đến giờ - khi đã gần bước tới tuổi 30, tôi cũng chưa bao giờ có nhiều tiền để cần phải nghĩ đến việc sắm cho mình một cái ví đựng tiền to hơn.
Khi tiếp xúc với nhiều sách vở về thể loại phát triển con người cũng như những người thành đạt, tôi nhận ra rằng niềm tin này đã làm cho tôi có nhiều cái nhìn lệch lạc khác về tiền. Tôi thường rất ít khi dám dối diện với tiền: không dám trả giá khi mua sắm, không dám ra giá khi thỏa thuận lương, không dám đòi tiền khi người khác mượn mà quên trả, không dám hỏi khi người ta thối tiền thiếu, không dám dừng lại nhặt tiền rơi trên đường (50.000 đồng chứ chẳng chơi!), và hàng ngàn thứ tệ hại khác nữa cũng vì không dám “đụng” đến tiền.
Giàu có thì ai cũng mong muốn, nhưng không phải ai cũng thích tiền, yêu tiền đủ để trở nên giàu có. Làm sao để bạn kết thân được với người mà bạn không ưa? Một khi bạn ghét tiền, thì tiền nó cũng chẳng thích vào túi của bạn đâu. Đôi khi chúng ta không nhận ra nơi niềm tin của mình có điều gì đó không ổn, nên miệng thì vẫn nói muốn giàu có, nhưng tận sâu bên trong thì ta lại trốn chạy giàu có, như tôi chẳng hạn. Tôi đang dần dần thay đổi niềm tin này để hướng đến giàu có và thịnh vượng.
Từ lúc tôi chưa biết tự tắm cho mình, cũng chẳng biết xài tiền, chỉ mỗi năm đến dịp Tết được cầm tiền lì xì thì đã được mẹ dạy như vậy. Điều này được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong suốt những năm ấu thơ, để rồi nó được ăn sâu vào tôi và hình thành một phản xạ: cứ hễ cầm tiền xong thì tôi phải rửa tay, mà phải rửa bằng xà phòng thì tôi mới cảm thấy sạch sẽ và yên tâm. Có những lúc chưa thể rửa ngay được, tay tôi thường rịn mồ hôi ướt nhẹp giống như những người bị phong thấp. Những lúc như vậy, tôi chỉ nghĩ đến việc phải tìm mọi cách để rửa tay cho sạch, bằng không, tôi chẳng thể làm bất cứ điều gì khác và cũng chẳng dám đụng vào bất cứ thứ gì. Vậy mới thấy niềm tin nó có sức mạnh khinh khủng đến mức nào.
Cũng chính cái niềm tin: tiền là thứ dơ dáy, tôi đã điên tiết với nhỏ bạn thân vì một lý do hết sức vớ vẩn: nó để tiền đụng vào điện thoại của tôi! Tôi thường rất kỹ trong việc “cách ly” tiền với những vật dụng của mình để vi trùng từ tiền không bám vào những thứ đó, tiền chỉ được để trong ví đựng tiền mà thôi. Cho đến giờ - khi đã gần bước tới tuổi 30, tôi cũng chưa bao giờ có nhiều tiền để cần phải nghĩ đến việc sắm cho mình một cái ví đựng tiền to hơn.
Khi tiếp xúc với nhiều sách vở về thể loại phát triển con người cũng như những người thành đạt, tôi nhận ra rằng niềm tin này đã làm cho tôi có nhiều cái nhìn lệch lạc khác về tiền. Tôi thường rất ít khi dám dối diện với tiền: không dám trả giá khi mua sắm, không dám ra giá khi thỏa thuận lương, không dám đòi tiền khi người khác mượn mà quên trả, không dám hỏi khi người ta thối tiền thiếu, không dám dừng lại nhặt tiền rơi trên đường (50.000 đồng chứ chẳng chơi!), và hàng ngàn thứ tệ hại khác nữa cũng vì không dám “đụng” đến tiền.
Giàu có thì ai cũng mong muốn, nhưng không phải ai cũng thích tiền, yêu tiền đủ để trở nên giàu có. Làm sao để bạn kết thân được với người mà bạn không ưa? Một khi bạn ghét tiền, thì tiền nó cũng chẳng thích vào túi của bạn đâu. Đôi khi chúng ta không nhận ra nơi niềm tin của mình có điều gì đó không ổn, nên miệng thì vẫn nói muốn giàu có, nhưng tận sâu bên trong thì ta lại trốn chạy giàu có, như tôi chẳng hạn. Tôi đang dần dần thay đổi niềm tin này để hướng đến giàu có và thịnh vượng.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Học làm giàu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét