Từ những phản hồi cho bài viết về tỷ phú tự thân Chen (Trung Quốc), nhiều độc giả muốn biết về ai đó đã vượt qua cái nghèo và sự giễu cợt từ nhóm người được hưởng giáo dục tốt để trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Shaun Rein, tác giả bài viết, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành China Market Research Group tại Trung Quốc. Ông chuyên viết cho tạp chí Forbes về chiến lược lãnh đạo, tiếp thị và Trung Quốc.
Không giống nhiều người bị sự chê bai làm cho nản lòng, ông Chen coi sự nhạo báng như động lực để cố gắng chứng minh người khác sai. Ông cũng coi sự chỉ trích, dèm pha như động lực là điểm chung trong phần lớn các tỷ phú tự thân.
Một tỷ phú Internet Trung Quốc cho biết, lần đầu tiên huy động vốn từ nhóm tỷ phú tại thung lũng Silicon ông đã bị coi thường bởi ăn mặc xuềnh xoàng, tiếng Anh không giỏi và chưa được hưởng nền giáo dục phương Tây. Ông kể lại: “Tôi đã bị tổn thương”.
Gần như tất cả các tỷ phú tự thân mà tôi phỏng vấn đều nói với tôi rằng họ chịu sự coi thường từ người xuất thân trong gia đình giàu có. Ông Chen và nhiều tỷ phú tự thân khác đã vượt qua dư luận nhưng vẫn khiêm tốn.
Tôi tự hỏi ai sẽ là người thừa hưởng gia tài của họ, họ để lại gì cho thế hệ sau? Để trả lời câu hỏi trên, tôi đã tiến hành phỏng vấn khoảng 10 tỷ phú tại Mỹ, châu Âu, châu Á trong 5 năm, ngoài ra tôi cũng nói chuyện với nhiều gia đình với tài sản hơn 100 triệu USD.
Tôi gặp họ tại biệt thự tráng lệ phù hợp với vua Louis 14 với đội ngũ “kẻ hầu, người hạ” mặc đồng phục riêng cho từng vị trí. Tôi gặp nhiều người khác tại cửa hàng đồ ăn nhanh Starbucks hay tại câu lạc bộ riêng ở Hồng Kông, New York, Boston - nơi điện thoại di động bị cấm sử dụng.
Tôi cũng phỏng vấn nhiều thế hệ trong gia đình để có được cách nhìn của họ về việc kiếm, giữ tiền; quan điểm giữ người cao niên và con cháu trong gia đình khác nhau ra sao.
Điểm chung đầu tiên tôi nhận ra trong nhóm tỷ phú chính là những người xây dựng nên tài sản của gia đình lo sợ con cháu của họ sẽ trở nên “hư hỏng” giống Paris Hilton và họ cố gắng truyền cho con cháu đạo đức làm việc, động lực, trách nhiệm để con cháu có ý thức giữ gìn và xây dựng, phát triển tài sản của dòng họ.
Tôi gặp một tỷ phú 60 tuổi người Pháp, gia đình ông sở hữu phần lớn chuỗi cửa hàng bán lẻ tại nước này. Ông kể với tôi rằng bố của ông, người đã xây dựng nên cơ nghiệp, thường yêu cầu ông làm phục vụ bàn trong thời niên thiếu. Ông đã yêu cầu con cái làm tương tự và lo lắng chúng sẽ không thực hiện.
Con của gia đình giàu có khác tại Hồng Kông đã phải làm việc nhiều năm ở vị trí thấp nhất trong đế chế kinh doanh của gia đình. Bố của ông buộc ông phải vác những bao vải nặng đến các nhà máy khác nhau để gây dựng uy tín trong tổ chức và cho ông hiểu người làm công phải chịu khổ cực như thế nào.
Tất cả công việc nặng nhọc dạy cho con cháu nhà tỷ phú giá trị của lao động và việc kiếm được đồng tiền chân thật.
Gia đình tỷ phú cũng dạy tôi cách làm sao để giảm chi phí trong kinh doanh. Một đại gia ngành may mặc trả lương thưởng cực kỳ hậu hĩnh cho nhân viên nhưng đặt trụ sở văn phòng xa trung tâm để giảm chi phí.
Theo ông, thật ngớ ngẩn khi xây dựng những tòa nhà văn phòng xa hoa còn giám đốc điều hành sẽ chỉ làm vậy nếu tiêu tiền của người khác. Phần lớn việc xây dựng khu văn phòng xịn mà tôi từng gặp đều tiêu tiền của cổ đông hay nhà đầu tư, điển hình như trường hợp của John Thain tại Bank of America.
Việc được sinh ra trong sự giàu có không phải đảm bảo cho sự hạnh phúc. Người thực sự giàu mà tôi nói chuyện cũng chỉ hạnh phúc tương đương phần lớn người bình thường khác. Họ có thể không phải lo trả tiền vay mua xe ô tô, hóa đơn tiền gas như chúng ta nhưng họ cũng đau đầu về nhiều chuyện khác.
Nhiều người chia sẻ về việc bị coi thường vì sinh ra đã giàu có, rằng dù họ cố gắng hay có thực lực đến đâu, người ta sẽ không tôn trong họ. Người có lai lịch quá danh tiếng phải chịu sự chỉ trích từ báo giới hay bị bắt cóc. Họ khó kiếm được bạn thật sự hay tin ai bởi nhiều người đến với họ không phải vì tình cảm.
Dù vậy, không một tỷ phú nào nói rằng họ sẽ từ bỏ tài sản dù tài sản mang đến cho họ nhiều vấn đề thế nào. Đối với họ, đáng để vui mừng với tài sản hơn là nguyền rủa nó, cần phải nghĩ đến việc làm sao để tiếp tục tạo ra tài sản và giữ nó một khi đã có được.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Forbes/dantri)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét