Tâm nguyện của các bậc cha mẹ là mong con cái sớm trưởng thành. Vì vậy họ sẵn sàng dốc hết tâm huyết, hy sinh tất cả để nuôi dạy đứa con thân yêu của mình thành tài. Tình yêu thương của cha mẹ đều giống nhau, chỉ khác nhau về cách giáo dục. Có những bậc cha mẹ muốn con học giỏi nhưng lại học theo một cách máy móc hay còn gọi là “ học như vẹt”. Lại có kiểu giáo dục cho rằng” thương cho roi cho vọt” mới hiệu quả. Thực tế sự thành công ở những cách giáo dục này không nhiều, chúng ta nên giáo dục con trẻ một cách khoa học. Do vậy, tác giả người đang sống và làm việc tại đất nước của những con người thông minh muốn tặng cuốn sách "Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu" cho các gia đình để cùng họ sớm hoàn thành tâm nguyện của mình. Có thể xem cuốn sách "Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu" như một cẩm nang mà tất cả các gia đình Việt Nam nên có.
Bằng tâm huyết muốn truyền đạt những tinh hoa của giáo dục Do Thái, cuốn sách bao gồm 11 chương sẽ nói lên tất cả sự cố gắng của tác giả. Bạn đọc sẽ được tìm hiểu:
- Tại sao Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới? Sự xuất hiện của họ như thế nào trong lịch sử loài người.
- Người Do Thái đã vận dụng thai giáo để có được một bộ óc thông minh khi nào?
- Trẻ em được làm quen với con số ở độ tuổi nào?
- Nhưng sinh hoạt hàng ngày tưởng như đơn giản đều là những phương pháp giáo dục tốt cho con trẻ.
- Tầm quan trọng của trí tuệ, một loại tài sản dù có mất tất cả nhưng vẫn không đánh mất ý chí làm lại từ đầu.
- Sự chia sẻ trong cuộc sống: bài học làm người cần được truyền đạt rộng rãi.
Một trích đoạn sách của chương 11: Chia sẻ lợi ích với cộng đồng
.... Trong gia đình đến những người xung quanh, dạy đứa trẻ thái độ biết quan tâm đến người khác. Một đứa trẻ khi thực sự quan tâm đến người khác nhất định sẽ biết quan tâm đến những nỗi đau không liên quan đến mình. Từ đó chúng có thể dứt bỏ đi cái "tôi" hẹp hòi trong suy nghĩ và hành động, mới có thể phóng tầm mắt thoát khỏi vòng luẩn quẩn “lợi ích cá nhân” để nhìn ra bên ngoài thế giới xung quanh. Một khi đứa trẻ hiểu được trách nhiệm của mình không làm người khác buồn thì bản thân nó mới có thể làm mình hạnh phúc và những người bên cạnh cũng hạnh phúc theo. Lòng biết ơn khi đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ từ người khác dù đó là món quà vật chất hay tinh thần cũng được kết thúc bằng câu nói Có dịp tiếp xúc với nhiều gia đình Do Thái bạn sẽ thấy các em bé rất lễ phép trong ăn nói. Khi một đứa trẻ đề nghị bạn lấy một vật gì đó chúng thường bắt đầu> Làm ơn đưa cho con …..và kết thúc cảm ơn ….rất nhiều.
Zamina mời các bạn đón đọc cuốn sách "Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu"!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét