1.TÁC GIẢ: Nguyễn Quang Dong
2.NỘI DUNG:
Kinh tế lượng (econometrics) là một môn phân tích thực nghiệm dựa vào các phương pháp của thống kê họctoán kinh tế, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế trên cơ sở các lý luận kinh tế học.
Hai mục đích chính của kinh tế lượng là cung cấp nội dung thực nghiệm cho lý luận kinh tế và đưa các lý luận kinh tế đi kiểm định xem đúng hay sai. Ví dụ, lý luận kinh tế có thể cho rằng một đường cầu phải dốc xuống. Song kinh tế lượng sẽ coi tuyên bố như vậy là một giả thuyết và có thể tiến hành kiểm định, tìm ý nghĩa thống kê giữa mức giá và lượng cung để xem đường cầu có đúng là dốc xuống hay không, hay nói theo cách của kinh tế lượng là xem giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không.
Phương pháp thống kê quan trọng nhất trong môn kinh tế lượng là phân tích hồi quy. Phương pháp này quan trọng đối với kinh tế lượng bởi vì các nhà kinh tế không có cơ hội tiến hành các thử nghiệm có kiểm soát. Vấn đề các dữ liệu quan sát chệch do thiếu biến và các vấn đề khác cũng cần phải được giải quyết về mặt thống kê nhờ các mô hình kinh tế lượng. Các nhà kinh tế lượng thường tìm cách làm sáng tỏ các thực nghiệm tự nhiên trong khi thiếu bằng chứng từ các thực nghiệm có kiểm soát.
Phân tích kinh tế lượng được chia thành phân tích chuỗi thời gian và phân tích chéo. Phân tích chuỗi thời gian xem xét các biến số trong những khoảng thời gian, chẳng hạn như tác động của tăng dân số đối với GDP của quốc gia. Còn phân tích chéo xem xét quan hệ giữa các biến khác nhau tại một thời điểm; ví dụ, quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu cho lương thực của cá nhân. Khi phân tích chuỗi thời gian và phân tích chéo được tiến hành cùng một lúc với cùng một mẫu thống kê, người ta gọi là phân tích bảng. Nếu mỗi thời điểm một mẫu khác, thì gọi là dữ liệu chéo lặp lại. Phân tích dữ liệu bảng đa chiều được tiến hành đối với nhiều bộ số liệu với hai chiều trở lên. Ví dụ, một vài bộ số liệu dự báo cho phép dự báo nhiều thời kỳ mục tiêu, được tiến hành bởi nhiều nhà dự báo, và tại nhiều tầm nhìn. Những bộ dữ liệu ba chiều cung cấp nhiều thông tin hơn là những bộ dữ liệu bảng hai chiều.
Phân tích kinh tế lượng còn có thể phân loại dựa trên số lượng các quan hệ được mô hình hóa. Phương pháp phương trình đơn mô hình hóa một biến số duy nhất (biến số phụ thuộc) như một hàm số của một hay nhiều biến số độc lập. Trong nhiều trường hợp, phương pháp phương trình đơn như thế không thể khám phá được ước lượng của quan hệ nhân quả bởi vì nhiều khi cả biến độc lập lẫn ít nhất một biến phục thuộc đều thay đổi do tác động của cùng một biến số nào đó bên ngoài mô hình. Phương pháp phương trình đồng thời được phát triển để giải quyết những vấn đề này. Còn nhiều phương pháp khác sử dụng các biến thể của mô hình biến công cụ để ước lượng.
Những mô hình kinh tế lượng lớn hơn được sử dụng để cố gắng giải thích hay dự đoán những hoạt động của các nền kinh tế quốc dân.
MỤC LỤC:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Ôn tập về xác suất và thống kê
Chương 3. Hồi quy hai biến
Chương 4. Mô hình hồi quy tuyến tính bội
Chương 5. Giới thiệu một số vấn đề liên quan đến mô hình hồi quy
Chương 6. Dự báo với mô hình hồi quy
Chương 7. Các mô hình dự báo măng tính thống kê
Chương 2. Ôn tập về xác suất và thống kê
Chương 3. Hồi quy hai biến
Chương 4. Mô hình hồi quy tuyến tính bội
Chương 5. Giới thiệu một số vấn đề liên quan đến mô hình hồi quy
Chương 6. Dự báo với mô hình hồi quy
Chương 7. Các mô hình dự báo măng tính thống kê
3.DOWNLOAD:
Pass: sachdoanhtri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét