Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Đừng để mất bạn vì tiền

Thực tế cho thấy cho bạn hay người nhà vay tiền là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn hại các mối quan hệ. Bạn có thể cho qua những khoản vay nhỏ không trả nhưng với những khoản vay lớn hơn, bạn sẽ phải xử lý thế nào? Dĩ nhiên là bạn không 

Một chủ đề nhạy cảm 
 

Các khoản cho vay không chính thức, dù là thỏa thuận giữa bố mẹ và con cái hay giữa hai người dưng, thì cũng chỉ có giá trị như một cái bắt tay mà thôi. Kể cả khi phải đưa ra tòa (trong trường hợp là có đầy đủ chứng cớ chứng minh là có khoản vay) thì cơ hội thu hồi lại tiền cũng rất mong manh. Thêm vào đó những nhầm lẫn liên quan đến thời hạn trả tiền và lưu giữ giấy tờ xác nhận cho vay không cẩn thận càng làm tăng thêm cảm giác bực bội đối với người trong cuộc. 

Tiến sĩ Maggie Baker, một nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn sách Mất trí vì tiền cho rằng việc cho vay giữa bạn bè hay họ hàng là một vấn đề rất nhạy cảm vì nó có thể gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ riêng tư. 

Bà nói thêm: "Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ sẽ chẳng bao giờ lấy lại được tiền và theo tôi đó là suy nghĩ rất sai lầm vì đó chỉ đơn giản là một triệu chứng khiến người ta không thể nói chuyện về tiền bạc mà thôi”.

Cho vay không chính thức là một ngành kinh doanh lớn 

Theo một bản thống kê do Tổ chức Tư vấn Tín dụng Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện năm 2011 thì có gần ba phần tư người dân Mỹ tìm đến bạn bè và gia đình để vay tiền khi họ có vấn đề trong nợ nần tiền bạc. Trong khi đó các con số về số tiền cụ thể được trao đổi qua kênh cho vay không chính thức lại rất khó thống kê. Một số chuyên gia đã ước tính con số này vào khoảng 3 tỉ USD hoặc hơn mỗi năm.   

Chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ một người bạn một cách đầy trách nhiệm nhưng vẫn đảm bảo được tính pháp lý của khoản vay nếu như có sẵn một loại giấy tờ nào đó để lưu lại thông tin cho vay, như một bản thỏa thuận cho vay có điều khoản chặt chẽ chẳng hạn, để hai bên cùng ký tên xác nhận. 

Trang web LendingKarma.com đã cung cấp một phương cách hợp lý để bạn xác nhận, lưu thành tư liệu và quản lý các khoản cho vay. Bắt đầu hoạt động từ năm 2009, chương trình vừa mới khởi động đã được sử dụng để hợp thức hóa các khoản vay trực tiếp trị giá 60 triệu USD. Trang web cũng hỗ trợ thêm cho người sử dụng bằng cách cung cấp các tài liệu dễ sử dụng để chứng minh nguồn gốc cũng như các cách thức thế chấp cho một khoản vay, gửi email nhắc nhở thanh toán và lưu lại các lần thanh toán. 

Người sáng lập và cũng là Giám Đốc Điều Hành Michael Kovacs đã bắt đầu xây dựng trang web  LendingKarma sau khi tốt nghiệp cao đẳng và cần tiền mặt để mua một chiếc ô-tô. Anh đã vay tiền của gia đình, anh chia sẻ rằng: “Tôi cần một khoản cho vay chứ không phải là một món quà”. 

"Đối với hầu hết mọi người, hỏi vay không phải là một việc dễ dàng. Nó gây ra cho họ nhiều bối rối và lo sợ. Mục đích của trang web là loại bỏ các yếu tố gây lo sợ và giúp việc vay tiền của mọi người trở nên dễ dàng hơn.”

Bạn đã thực sự cho vay những gì? 

Nói về những vấn đề rắc rối có thể nảy sinh khi cho người thân vay tiền, tiến sĩ Baker nói thêm: "Những tổn thất tiềm năng ở đây không chỉ là tiền bạc. Trong phạm vi gia đình, đó có thể là sự đổi khác trong một mối quan hệ."

Để giải quyết những vấn đề này, Baker đã chỉ ra một phương pháp trực tiếp: Hãy đánh bài ngửa với chính mình: Bạn đã cho vay bao nhiêu tiền? Bao nhiêu lâu người kia sẽ thanh toán cho bạn? Khoản vay sẽ ảnh hưởng thế nào tới mối quan hệ với người vay? Bà cho rằng "Hãy lường trước hết các tình huống. Bạn sẽ hiểu tại sao người ta lại phải hỏi vay tiền. Làm như thế bạn đã giảm thiểu tính cấp bách của việc phải thực hiện ngay lập tức việc cho vay tiền. Trao đổi với một người khác cũng sẽ giúp thông tỏ hơn tình thế của bạn và bên vay”.  

Cuối cùng, Ngân hàng bạn bè và gia đình luôn luôn là cánh cửa cấp vốn vay đầu tiên và cuối cùng. Để không làm căng thẳng mối quan hệ này, cả Kovacs và Baker đếu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc ghi ra giấy mọi thỏa thuận liên quan đến việc vay tiền.  

Với Kovacs thì: "Ngay cả khi có tình huống xấu xảy ra, thì với việc lưu lại các giấy tờ liên quan, người cho vay ít ra cũng thu lại phần nào số tiền đã mất”.

5 bí quyết cho bạn và người thân  vay tiền 

1. Xác định liệu đây là khoản cho vay hay là quà tặng. Kovacs chủ của trang web LendingKarma cho rằng: “Nếu là một khoản cho vay thì hãy xử lý nghiêm túc. Sự lưỡng lự thường gây ra hiểu lầm lớn, và chúng tôi có các công cụ để giúp mọi người thành công. Chi phí và công sức nhỏ nhoi bỏ ra để tạo một khoản vay trên trang web này sẽ giúp giảm đi rất nhiều mất mát và tổn hại trong các mối quan hệ”. 

2. Hãy viết mọi thứ ra giấy. Dù bạn sử dụng phương cách hợp pháp với dịch vụ trực tuyến như LendingKarma hay viết mọi thỏa thuận ra một mẩu giấy thì hãy chắc chắn là phải ghi rõ các chi tiết cơ bản liên qua đến khoản cho vay như: giá trị khoản cho vay, tỷ lệ lãi suất, hạn trả, khoản thế chấp nếu cần thiết và chữ ký của cả hai bên. Các mẫu hợp đồng có hiệu lực ban hành theo luật nhà nước hiện hành luôn sẵn có trên các mạng trực tuyến.  

3. Đừng cho vay số tiền nhiều hơn mức bạn sẵn sàng để mất. Ngay cả người vay tử tế nhất cũng có thể ăn gian một khoản vay. Đối với người cho vay, rủi ro đó có thể đảm bảo được với một vật thế chấp (bằng một chiếc ô-tô hoặc một thứ khác tương tự). Nếu không, mất mát sẽ có thể thuộc về bạn. Nếu khoản cho vay của bạn được lưu trữ đúng cách, bạn có thể khai khoản thiệt hại này trong bản kê khai thuế của mình.

4. Yêu cầu người vay tìm các nguồn tiền khác. Nếu bạn thấy không muốn mạo hiểm với mối quan hệ này vì tiền bạc, Baker gợi ý là hãy tìm các nguồn cho vay tiền khác. Một ngân hàng hoặc các quỹ cho vay vốn có thể giảm đi cảm giác “được ăn cả ngã về không” khi người thân hỏi vay tiền.

5. Nếu bạn đang điều đình các điều khoản liên quan đến khoản cho vay thì hãy mời người thứ ba đến làm chứng. Việc mời bên thứ ba có thể giúp xoa dịu căng thẳng trong các cuộc đối thoại.
 
 
 
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Dailyfinance)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét