Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Nhà lãnh đạo khôn ngoan

Trong thời đại đầy biến động ngày nay, rất khó để có được người lãnh đạo khôn ngoan, sáng suốt. Nhân loại với tất cả nguồn tri thức của mình cũng không thể ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.
Không một ai có thể ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu hay đảm bảo rằng các tập đoàn dẫn đầu như General Motors hay Circuit City không bị phá sản. Và ít ai nhận ra rằng con đường khôi phục lại nền kinh tế vô cùng khó khăn dù chính phủ các nước đã đưa ra các gói kích thích khổng lồ. Thực tế ở Mỹ và Nhật hiện nay tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn là vấn đề nan giải. Chưa bao giờ chúng ta cần đến sự lãnh đạo khôn ngoan như lúc này và cũng chưa bao giờ những người dẫn đầu khiến chúng ta thất vọng nhiều như thế.
Các CEO ngày nay cũng không ít người phải bất lực. Nhiều người trong số họ gặp khó khăn khi phải đổi mới công ty để bắt kịp với những thay đổi về công nghệ, đối tượng khách hàng và xu hướng tiêu dùng. Họ không thể phát triển các tổ chức toàn cầu thực sự có thể hoạt động xuyên quốc gia một cách dễ dàng.
Quan trọng hơn cả, việc đảm bảo cho con người vẫn giữ được đạo đức và các giá trị khác là thách thức khó vượt qua đối với các nhà lãnh đạo thời nay. Những nguyên tắc đang chiếm ưu thế trong kinh doanh hiện nay khiến người ta đặt ra câu hỏi: "Tôi sẽ được lợi gì từ việc đó" chứ không phải "Điều gì tốt, đúng, công bằng cho tất cả mọi người". Các nhà điều hành vẫn tin rằng mục tiêu của kinh doanh trước sau vẫn là lợi nhuận, và tham lam thì chẳng có gì là sai trái miễn là không bị phát hiện.


Những CEO ngày nay luôn phải lựa chọn giữa lý thuyết và thực tế của đạo đức kinh doanh.
Có lý do để lý thuyết và thực tế của đạo đức trong kinh doanh luôn cách xa nhau: đó là sự khác biệt lớn giữa những bài thuyết giáo về quản lý với những gì mà người đứng đầu đã làm. Phương Tây có một khuynh hướng triết học cho rằng nếu một học thuyết không có hiệu lực, thì chắc chắn thực tế có vấn đề nào đó.
Đạo đức của con người dường như ít được thể hiện hơn khi họ là thành viên của một nhóm hay tổ chức nào đó. Các cá nhân cư xử đúng đắn trong những tình huống thông thường có thể biến thành con người khác khi họ căng thẳng. Và những lý lẽ bào chữa kiểu như bạn làm thế là vì lợi ích của công ty hay không ai có thể biết được việc bạn làm thường dẫn đến những việc làm sai trái.
Rõ ràng có vấn đề trong cách thức đào tạo nhà quản lý ở các trường kinh doanh, công ty và các nhà lãnh đạo. Như giáo sư Bent Flyvbjerg đã chỉ ra trong cuốn "Vấn đề khoa học xã hội" (Cambridge, 2001), thay vì cố gắng mô phỏng khoa học tư nhiên, lẽ ra chúng ta nên đảm bảo các nhà quản lý sẽ đặt ra các câu hỏi như "Chúng ta đang đi đâu?" "Ai được, ai mất và bằng cơ chế quyền lực nào?" "Sự phát triển này có đáng mong đợi không?" và "Chúng ta nên làm gì?"
Để có thể ứng phó với vô số thách thức trên, kiến thức, hiểu biết của các nhà lãnh đạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Như cuốn sách The Knowledge-Creating Company (Công ty sáng tạo tri thức) mà chúng tôi xuất bản cách đây 16 năm đã khẳng định rằng chính tri thức mới là thứ tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
Các công ty đã và đang học cách để thu hút, bồi dưỡng và phân phối tri thức; làm chất xúc tác cho các cải tiến, đổi mới liên tục trong kinh doanh. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, điều hành môt công ty sáng tạo tri thức là công việc không hề dễ dàng.
Tại sao kiến thức không mang lại sự khôn ngoan trong lãnh đạo? Vấn đề ở đây là nhiều nhà lãnh đạo không sử dụng tri thức một cách đúng đắn và số đông họ 'trau dồi' những tri thức lệch lạc. Có 2 loại tri thức mà chúng tôi đề cập trong cuốn 'Công ty sáng tạo tri thức' là: tri thức ngầm và tri thức hiện. Các nhà quản lý có xu hướng phụ thuộc vào tri thức hiện, bởi vì tri thức hiện có thể mã hóa, đo đếm, và khái quát hóa.
Các công ty tại Wall Street nghĩ rằng họ có thể kiểm soát rủi ro lớn bằng cách sử dụng các con số, dữ liệu và công thức khoa học thay vì đánh giá các khoản cho vay riêng biệt. Tương tự đối với ngành công nghiệp ô tô của Mỹ, họ chỉ chăm chăm khuyến khích khách hàng về mặt tài chính thay vì tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng.
Chỉ dựa vào tri thức hiện khiến các nhà lãnh đạo gặp khó khăn khi phải đối phó với thách thức nảy sinh. Phương pháp tiếp cận ưu tiên lý thuyết, mang tính khoa học, suy diễn thường bỏ qua yếu tố ngữ cảnh và đòi hỏi đáp án mang tính phổ quát cũng như có khả năng dự đoán. Tuy nhiên, tất cả các hiện tượng xã hội trong đó có kinh doanh đều phụ thuộc vào bối cảnh, bởi vậy khi phân tích các hiện tượng xã hội phải xem xét đến mục tiêu, các giá trị và lợi ích của con người cùng với các mối quan hệ quyền lực giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, các nhà điều hành lại bỏ quên điều này.
Giới lãnh đạo sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các phát minh, khám phá khoa học mới để giải quyết các vấn đề môi trường, năng lượng và đa dạng sinh học đang đe dọa toàn cầu. Và họ sẽ tiếp tục căn cứ vào các cải tiến công nghệ để xây dựng, phát triển hệ thống thông minh hơn. Tuy nhiên, không phải là vấn đề của riêng các tổ chức, công ty, việc kiến tạo tương lai phải là sự theo đuổi mục tiêu chung tích cực của đại đa số.
Câu hỏi mà các CEO cần phải đặt ra là: các quyết định của họ có mang lại lợi ích cho xã hội cũng như cho chính công ty của họ không? Công việc quản lý cần hướng tới mục đích cao hơn. Các công ty nên xem bản thân là những thực thể với nghĩa vụ mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội. Nếu một công ty không mang lại các giá trị kinh tế cũng như xã hội, đương nhiên nó không thể tồn tại lâu dài.
Thêm vào đó, thế giới cần đến nhà lãnh đạo, người sẽ đưa ra những đánh giá, quyết sách quan trọng nhận thức được thực tế rằng tất cả mọi thứ cần phải đặt trong bối cảnh và bất cứ điều gì cũng có thời điểm riêng của nó. Quản lý vi mô cần phải kết hợp song song với xem xét vĩ mô, bức tranh lớn của tương lai nhân loại.
Trong suốt hơn 2 thập kỉ qua, chúng tôi đã nghiên cứu công tác lãnh đạo trong nhiều loại hình tổ chức khác nhau; giảng dạy về cách thức lãnh đạo trong kinh doanh, đặc biệt ở Nhật. Chúng tôi cũng phỏng vấn nhiều thế hệ lãnh đạo của nhiều công ty hàng đầu thế giới. Mục tiêu của chúng tôi là chỉ ra cách thức để các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết sách mang tính hệ thống, giúp công ty của họ có thể hòa hợp thay vì xung đột với xã hộ. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng việc sử dụng tri thức hiện trong lãnh đạo là chưa đủ.
Các CEO cần có loại tri thức khác thường bị bỏ quên, đó là sự khôn ngoan thực tiễn (practical wisdom). Khôn ngoan thực tiễn là tri thức ngầm đòi hỏi kinh nghiệm, giúp con người đưa ra các đánh giá đúng đắn và hành động dựa theo tình hình thực tế. Sự khôn ngoan ấy phải được các giá trị đạo đức dẫn đường. Khi các nhà lãnh đạo nuôi dưỡng, khuyến khích loại hình tri thức này trong tổ chức của mình, họ không những có thể tạo ra tri thức mới mà còn có khả năng đưa ra các quyết định sáng suốt.




Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Doanhnhan360)


EBOOK MỤC TIÊU - Quá trình liên tục hoàn thiện (The Goal)

1.TÁC GIẢ: Eliyahu M. Goldratt, Jeff Cox







2.NỘI DUNG:

Cuốn “Mục Tiêu” muốn nói về khoa học và giáo dục. Hai từ khoa học và giáo dục đã bị lạm dụng tới mức mà nghĩa gốc ban đầu của chúng đã mờ nhạt trong màn sương sùng kính và bí ẩn. Đối với rất nhiều nhà khoa học đáng kính, khoa học không phải là thuộc về những bí mật của tự nhiên hoặc thậm chí về những chân lý. Khoa học chỉ đơn giản là phương pháp chúng ta sử dụng để thử nghiệm và đưa ra một số tối thiểu những giả thuyết có thể giải thích sự tồn tại của nhiều hiện tượng trong tự nhiên, bằng một lối suy luận logic và rõ ràng. Định luật Bảo toàn Năng lượng của vật lý học không phải là chân lý. Nó chỉ là một giả thuyết có giá trị trong việc giải thích một loạt các hiện tượng tự nhiên. Một giả thuyết như vậy có thể không bao giờ được chứng minh, bởi vì có vô số hiện tượng có thể chứng tỏ được sự áp dụng phổ quát của nó. Mặt khác, nó có thể bị bác bỏ bởi chỉ một hiện tượng không thể giải thích được. Sự bác bỏ này không làm mất đi giá trị của giả thuyết. Nó chỉ nhấn mạnh sự cần thiết hoặc thậm chí sự tồn tại của một giả thuyết khác có giá trị hơn. Đó chính là trường hợp của giả thuyết về bảo toàn năng luợng đã bị thay thế bởi một định đề có giá trị hơn, có tính tổng quát hơn của Einstein về bảo toàn năng lượng và khối lượng. Cũng như giả thuyết mà nó thay thế, đến lượt giả thuyết của Einstein cũng không phải là chân lý.
Không hiểu vì lẽ gì, chúng ta đã làm hẹp cái ý nghĩa của từ khoa học trong một nhóm được lựa chọn và có giới hạn về các hiện tượng của tự nhiên. Chúng ta đề cập đến khoa học chỉ khi nói về vật lý, hoá học, hoặc sinh học. Chúng ta cũng nên thừa nhận là còn có ngành này, như các hiện tượng chúng ta gặp trong các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức công nghiệp. Nếu những hiện tượng này không phải là hiện tượng tự nhiên, thì chúng là gì? Liệu chúng ta có muốn coi những gì chúng ta nhìn thấy trong các tổ chức là thuộc phạm trù hư ảo chứ không phải là thực tế không?

Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm chỉ ra rằng chúng ta có thể đưa ra chỉ một số rất ít các giả định và sử dụng chúng để giải thích được rất nhiều các hiện tượng công nghiệp. Các độc giả có thể đánh giá liệu cách suy luận logic của cuốn sách này từ các giả định của nó đến các hiện tượng mà chúng ta thấy hàng ngày trong nhà máy của mình có đủ chặt chẽ để có thể coi chúng là tri thức thông thường không? Tri thức thông thường không hề tầm thường mà là lời tán dương hay nhất chúng ta dành cho một chuỗi những kết luận logic. Nếu các bạn làm được như vậy là về cơ bản các bạn đã mang được khoa học ra khỏi cái tháp ngà học thuật của nó để đặt nó vào đúng vị trí, một chỗ mà mọi người trong chúng ta có thể tiếp cận và làm cho nó có thể ứng dụng đối với những gì đang xảy ra quanh ta. Với cuốn sách này, điều mà tác giả muốn chứng minh là không cần có một năng lực trí tuệ khác thường mới có thể xây dựng được một khoa học mới, hoặc phát triển những gì đang có sẵn. Điều cốt yếu chỉ là sự dũng cảm đối mặt với những mâu thuẫn và không né tránh nó dù “từ trước đến nay vẫn luôn làm thế”. Cuốn sách này cũng nói lên một câu chuyện bất hoà của cuộc sống gia đình, mà không xa lạ lắm đối với một nhà quản lý quá gắn bó với công việc của mình. Cuốn sách nhấn mạnh một thực tế là chúng ta có khuynh hướng làm cho nhiều hiện tượng tự nhiên chẳng liên quan gì đến khoa học.


- “Bất cứ ai nếu coi mình là nhà quản lý hãy nhanh chân lên để có được cuốn sách này và hãy đọc nó đừng chậm trễ. Nếu bạn chỉ đơn giản ở cương vị phải đọc nó, thì sự tiến bước của bạn trên con đường tới đỉnh cao có thể sẽ đột ngột lao nhanh về trước… đó là những điều ở một trong những cuốn sách quản trị xuất sắc nhất mà tôi từng biết” - Punch Magazine.

- “Hệ thống của Goldratt về cơ bản buộc những nhà quản lý sản xuất và những công nhân phải phối hợp chặt chẽ trong công việc... với một nguyên tắc chủ đạo trong đầu là: các cổ chai… là những nguyên nhân chính làm hạn chế điều kiện sản xuất” -
Business Week.

“Lý thuyết này đã cung cấp một giải pháp thuyết phục đối với các nhà máy đang vật lộn với sản xuất trì trệ và sản lượng thấp” -
Harvard Business Review.



3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

10 bài học từ Angry Birds cho các CIO

Chúng tôi đã nghiên cứu rất sâu vào trò chơi Angry Birds, và có cơ hội đứng trong top 300 người chơi trên phiên bản iPad HD miễn phí trong tổng số hơn 1 triệu người chơi. Điều này có thể khiến bạn buồn, nhưng một lần nữa xin nhắc lại đây chỉ là một nghiên cứu.
Bất kì khi nào chơi trò này, chúng tôi lại nghĩ tới CIO (các giám đốc thông tin). Dưới đây là kết quả ban đầu của nghiên cứu: 10 bài học từ Angry Birds có thể giúp ích cho các CIO.


1. Bạn sẽ phải chơi để biết được luật

Cách duy nhất để học cách vượt qua một cấp độ trong Angry Birds là chơi trò chơi này. Điều tương tự cũng đúng với công nghệ. Chúng tôi vẫn chứng kiến thấy có rất nhiều CIO không sử dụng các dịch vụ truyền thông trợ giúp hoặc thực hiện rất nhiều cuộc gọi. Điều này là bởi họ cho rằng công nghệ hiện nay không phù hợp với cấu trúc của doanh nghiệp hoặc bởi chúng ẩn chứa quá nhiều nguy hiểm về vấn đề sở hữu trí tuệ hoặc thông tin cá nhân của khách hàng. CIO nên nhớ rằng nếu họ không áp dụng các công nghệ hiện có và không cho phép mọi người sử dụng chúng trong công việc hàng ngày thì chẳng ai có thể biết được những hạn chế, nguy cơ tiềm ẩn của chúng hay những thuận lợi mà chúng có.

2. Một người chỉ thành công hơn tất cả khi tài năng đặc biệt được công nhận

Bất kì con chim nào trong Angry Birds đều sở hữu một tập hợp tài năng đặc biệt. Những con chim béo màu đen trắng có khả năng thả trứng và bắn lia lịa vào tường; những con màu vàng có khả năng tăng tốc khi bạn chạm hoặc nhấn vào, trong khi một con nhỏ màu xanh lại có khả năng tách thành ba khi được nhấn vào màn hình lúc còn bay trong không trung. Các CIO cũng phải là một nhà lãnh đạo tài ba (CTM, hoặc Chief Talent Manager), bằng cách giúp mọi người tìm thấy cân bằng giữa niềm đam mê với nhu cầu của tổ chức. Bên cạnh đó, CIO cũng cần phải hiểu, và đoán trước được các khả năng trong tương lai để có thể xây dựng một chiến lược thông minh sẵn sàng cho bất kì thử thách nào.

3. Bạn không thể khôi phục từ một khởi đầu quá tệ

Dừng lại những lần thua, khởi động và chơi lại. Người chơi Angry Birds có kinh nghiệm có thể biết được liệu rằng lần bắn của họ có được điểm cao hay chỉ là lần bắn tốn thời gian. Nếu họ biết được khả năng chỉ là tốn thời gian, họ thường không chơi tiếp và chơi lại trò chơi. CIO chia sẻ trực quan này về những gì đang và không được thực hiện trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, họ vẫn để mọi người “mò mẫm” với các dự án không có nổi một chút đam mê nào, cố gắng triển khai công nghệ sai địa điểm và sai thời điểm, vẫn để mặc cho công nghệ tự vượt qua các khó khăn. Thay vì thế, CIO cần phải can đảm và loại bỏ sớm những lần thua của mình hơn là sau này phải nói rằng mình đã không có đội ngũ chuẩn hoặc phương pháp thực hiện không chính xác. Sau đó, hãy suy nghĩ lại về chiến lược và chiến thuật rồi bắt đầu lại từ đầu.

4. Mỗi một vấn đề đều có chuyên gia giải quyết riêng

Các nhà lập trình của Angry Birds xây dựng các cảnh cho trò chơi này từ các vật ảo, ví như những đám mây, gỗ, bê tông và gương kính. Bất kì vật chất nào cũng đều phản ánh các thuộc tính vật lý riêng, và mỗi một vật đều phản ứng theo cách riêng đối với mỗi loại chim được dùng trong trò chơi. Chính điều này khiến trò chơi trở lên phức tạp hơn và thú vị hơn. Tuy nhiên, trở thành một CIO đôi khi lại phức tạp và nhiều thú vị hơn bởi công nghệ thường đi theo một mô hình giống nhau. Đã hết rồi những ngày bạn có thể có một “lập trình viên” giải quyết một vấn đề. Giao diện người dùng, mạng, chữa lỗi và một số quy tắc khác bên trong môi trường lập trình, đều yêu cầu các kỹ năng, kiến thức và tài năng đặc biệt. Trong Angry Birds bạn không thể thuê hỗ trợ ngoài, nhưng trong kỷ nguyên ngày nay, CIO thì có thể.

5. Loại bỏ những gì không cần thiết

Angry Birds có chứa một phiên bản “thuốc giải” rất độc đáo, nhưng trải nghiệm thực tế vẫn tốt hơn cả: Nếu bạn thả một quả bom quá xa, hoặc trong một khu vực có quá nhiều bảo vệ, bạn sẽ khó có thể đánh trúng mục tiêu. Đối với CIO, hãy nghĩ sáng suốt hơn. Nếu bạn muốn tạo ra một thay đổi lớn, bạn sẽ phải nghĩ về công việc và môi trường IT như một hệ sinh thái tổng thể. Bạn không thể chỉ đưa ra một giải pháp và hy vọng rằng nó sẽ phù hợp với toàn bộ công ty mình. Chắc chắn, tổ chức của bạn phải hiểu rõ được giải pháp là gì rồi mới có thể tạo nên thay đổi.

6. Cải tiến tăng dần

Kiếm điểm cao trong Angry Birds rất khó. Hầu hết mọi lúc, khi bạn vượt qua một bàn, điểm số có thể làm bạn không hài lòng. Thậm chí, có khi bạn còn chẳng vượt qua được một bàn. Nếu muốn có điểm cao, bạn sẽ phải kiên nhẫn và đón nhận những khó khăn gia tăng bằng cách áp dụng những bài học đã học được từ các bàn trước. Có thể một lúc nào đó, bạn thay đổi chiến thuật hoặc tự nhiên phát hiện ra một phương pháp mới có thể giúp kiếm được nhiều điểm hơn. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm. Và khi lặp lại bàn, việc kiếm điểm cao rất khó, vượt qua bàn thậm chí còn khó hơn.


CIO cần nhận ra rằng rất khó cải thiện những đội có khả năng thực hiện cao. Nếu đội không có những người có khả năng cao, họ chỉ có thể cải thiện từng chút một, thay vì tạo một bước chuyển lớn. Điều tương tự cũng đúng với sự hài lòng của khách hàng hoặc độ tin cậy của hệ thống. Không thể chỉ vì những cải thiện tích cực đang có mà lại quên đi việc tìm kiếm các phương pháp mới. Một “bước nhảy” cơ bản sẽ làm thay đổi tất cả. Hãy tập trung vào chiến thuật, nhưng không nên bỏ qua chiến lược – và cũng đừng “chậm chân” trong việc nhận ra đổi mới mỗi khi nó xuất hiện.


7. Chuyên gia trong một lĩnh vực không đồng nghĩa với việc bạn là chuyên gia trong tất cả các mặt

Tất cả các cảnh của Angry Birds đều được sắp xếp khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều có khá nhiều điểm chung. Cấu hình bên trong mỗi cấp độ, từ cấu trúc liên hệ giữa các vật liệu bên trong cho tới sắp xếp cảnh, tất cả đều yêu cầu chiến lược. Như đã đề cập ở trên, IT được nuôi dưỡng từ rất nhiều chuyên môn. Làm tốt ở một lĩnh vực của IT không có nghĩa là bạn tốt ở mọi mặt.

Đối với CIO, điều này có nghĩa là họ phải nhận ra được ưu và nhược điểm cá nhân cũng như chắc chắn rằng bạn có một đội ngũ nhân viên có khả năng bù trừ vào những điểm yếu mình có. Đối với các tổ chức, điều này có nghĩa là cần phải thú nhận về những gì bạn không biết, và sau đó có thể sử dụng một trong 2 cách: bỏ thời gian ra để thí nghiệm và học hỏi, hoặc tìm kiếm một người nào đó đáng tin cậy để hợp tác. Không nên chắc chắn rằng thành công trong một dự án sẽ dẫn tới thành công ở những dự án tiếp theo. Hãy đảm bảo rằng tổ chức của bạn đã có câu hỏi cùng lời giải đáp cho câu: “Lần này sự khác biệt là gì, và chúng ta sẽ lên kế hoạch ra sao cho những thay đổi này?” trước khi thực hiện bất kì điều gì.

8. Không thể thực hiện thành công một công việc nhiều lần chỉ với một phương pháp

Tương tự với bài học số 7. Ngay cả khi thực hiện một việc cùng với một phương pháp là một câu trả lời đúng, bạn vẫn không thể có cùng một kết quả. Trong Angry Birds, bạn sẽ phải tính toán về áp lực mỗi lần bắn cùng với mục tiêu. Trong một số trường hợp, hành động bắn lần thứ 2 có thể khiến một con chim thả bom hoặc kích hoạt chúng. Việc phải tính thời gian cho tất cả các yếu tố và qua rất nhiều lượt bắn, chuyện chính xác hoàn toàn dường như là điều không thể.

Hãy nghĩ về các dự án IT thông thường, ví như triển khai máy tính. Lặp lại sẽ không còn là lặp lại nữa. CIO cần phải khuyên khích nhân viên mở rộng học hỏi và trải nghiệm để mọi người có thể chấp nhận thay đổi. Bên cạnh đó, CIO cũng nên tránh việc đặt áp lực không cần thiết lên nhân viên của mình, bắt nguồn từ suy nghĩ “ngây thơ” rằng “ngày mai chỉ là một ngày khác của ngày hôm nay”.

9. Một số mục tiêu cần nhiều chim hơn

Một số cấp độ trong Angry Birds có thể chỉ phải sử dụng một loại chim cũng có thể mang lại hiệu quả không ngờ. Những bàn khác, bạn sẽ phải sử dụng tất cả số chim mình có chỉ để qua bàn. CIO cần phải hiểu được độ khó của một dự án trước khi chọn đội thực hiện, hoặc họ cũng cần phải biết sẵn sàng học hỏi nhanh chóng. Một dự án tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn có thể ẩn chứa rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nếu xảy ra vấn đề, CIO cần phải khởi động lại và đầu tư thêm nhân lực mới (hoặc cũng như bài học số 3 ở trên, làm lại tất cả). Thành công của IT xoay quanh thực tế, hơn là những sự phức tạp khó hiểu.

Kinh nghiệm cho thấy sự thực thi, triển khai và khả năng chấp nhận của các dự án IT thường là mặt phức tạp nhất và cũng là mặt thiếu nhân lực nhất. CIO với hệ thống có sẵn để triển khai hoặc hệ thống mới cần được triển khai ngay thường gặp khó khăn lớn mỗi khi nhận ra giá trị của công việc. Đó là bởi họ đã không thừa nhận rằng mình đang thiếu nhân lực để có thể đẩy nhanh tốc độ công việc.

10. Có nhiều cách để chiến thắng

Một cú câu cầu vồng hoặc bắn thẳng. Đánh từ đằng trước hoặc đằng sau. Mỗi một phương pháp trong Angry Birds đều có thể giúp bạn kiếm được điểm. Nếu chỉ “trung thành” với một phương pháp nào đó, có thể chẳng bao giờ bạn biết cách kiếm được số điểm cao nhất. CIO cũng nên cởi mở với các ý tưởng mới về cách sử dụng các công nghệ hiện tại, cũng như tiếp nhận gợi ý về những công nghệ đang xuất hiện có thể mang lợi nhận cho công ty mình.

Luôn chọn một con đường an toàn không phải lúc nào cũng hay. Nếu thực sự muốn có được chiến thắng, bạn cần phải chấp nhận nguy hiểm. IT có thể là một lĩnh vực đầy cạnh tranh, hoặc nó có thể cũng chỉ là một form mà bạn chỉ việc áp dụng. CIO có khả năng phân biệt được 2 yếu tố này và chọn yếu tố ban đầu, sẽ thấy họ và tổ chức của mình ở vị trí hàng đầu.




Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Itgatevn)

Vận rủi của Howard Stringer

Đã 6 năm trôi qua, Howard Stringer vẫn chưa hoàn thành sứ mạng vực dậy Sony. Nhiều người xem ông là kẻ thất bại, nhưng thực tế không hẳn vậy.
Tin xấu liên tục xảy ra tại Sony (Nhật). Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu đã giảm 31%, còn 2.035 yên (15.6.2011) trên sàn chứng khoán Tokyo. Sony đã thua lỗ năm thứ 3 liên tiếp. Công ty lại bị thiệt hại nặng trong trận động đất tháng 3 vừa qua. Gần đây nhất là vụ tin tặc tấn công các dịch vụ trực tuyến, lấy đi thông tin của hàng triệu khách hàng. Những điều này khiến cho ông chủ của Sony, Howard Stringer, trở thành một kẻ thất bại trong mắt nhiều nhà đầu tư, nhưng thực tế không hẳn vậy.


Howard Stringer, Tổng Giám đốc của Sony
Stringer đã đảm nhận trọng trách đại tu Sony từ năm 2005. Trong suốt thời gian giữ chức Tổng Giám đốc, ông đã mang lại những thay đổi đáng kể cho tập đoàn hàng điện tử tiêu dùng này. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn tụt lại đằng sau các đối thủ lớn như Apple (Mỹ) và Samsung (Hàn Quốc), nhưng theo đánh giá của tờ The Economist, Sony giờ đã khỏe hơn rất nhiều so với cách đây 6 năm.
Cải tổ Sony
Năm 2005, Stringer thừa hưởng một công ty làm ăn sa sút, điều hành kém và đã bỏ lỡ cuộc chuyển giao công nghệ sang tivi màn hình phẳng. Khi ấy, là người xứ Wales mang quốc tịch Mỹ, ông được kỳ vọng sẽ đem đến những thay đổi dù đau đớn nhưng cần thiết mà một ông chủ người Nhật có thể khó lòng thực hiện do sức ép văn hóa (văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đánh giá người lao động dựa trên mức độ gắn bó, thâm niên làm việc của họ tại công ty. Và sa thải là chuyện hiếm khi xảy ra).
Những năm đầu tiên đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc tại Sony, Stringer đã cắt giảm mạnh chi phí. Đặc biệt, năm 2009, ông đã tiết kiệm được thêm 3 tỉ USD chi phí bằng cách sa thải 16.000 lao động và cắt giảm phân nửa số nhà cung cấp xuống còn 1.200 công ty. Stringer cũng không ngần ngại khai tử một số bộ phận từng ăn nên làm ra nhưng nay đã trở thành gánh nặng, trong đó có việc tuyên bố ngưng sản xuất máy nghe nhạc cassette Walkman vào cuối năm ngoái.
Mặc dù Sony có truyền thống tự sản xuất ra mọi sản phẩm của mình (không giống như Apple, thường thuê ngoài sản xuất để tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và marketing), nhưng Stringer sẵn sàng phá vỡ truyền thống đó. Chẳng hạn, tính đến nay, Sony đã thuê ngoài sản xuất 50-60% tivi so với chỉ 20% vào năm 2009. Stringer cũng đã cho đóng cửa những nhà máy không thiết yếu, trong đó có nhà máy ở Ichinomiya (Nhật). Đây là nhà máy đã sản xuất ra tivi Trinitron, biểu tượng một thời cho thấy trình độ kỹ thuật xuất sắc của Sony.
Trong những năm đầu tiên tại nhiệm, Stringer cũng đã loại bỏ nhiều “cây cao bóng cả” trong Công ty - những nhà quản lý cứng nhắc luôn phản đối cải cách của ông. Đồng thời, ông đề bạt những nhà điều hành trẻ tuổi có tài như Kazuo Hirai (50 tuổi), người đã giúp tái thiết bộ phận video game của Sony sau nhiều năm thua lỗ.
Một số nỗ lực của Stringer đã bắt đầu mang lại kết quả. Hai bộ phận điện thoại di động và game đã có lãi vào năm 2010. Vào cuối năm ngoái, doanh số bán tivi của Sony đã tăng 44% và doanh số bán máy tính cũng tăng 28%. Bộ phận tivi vẫn còn bị thua lỗ nhưng đã ở vị thế vững vàng hơn (dù doanh số tăng mạnh nhưng giá bán giảm đã ăn vào lợi nhuận của bộ phận này).
Trong những tháng gần đây, Sony đã tung ra những mẫu điện thoại thông minh mới cùng với một chiến lược thông minh nhằm thuyết phục các nhà phát triển tạo ra các game video hỗ trợ cho các sản phẩm này. Công ty cũng đã thiết kế những mẫu máy tính bảng cải tiến có thể cạnh tranh với iPad của Apple. Máy tính notebook Vaio của Sony được giới chuyên môn đánh giá là đối thủ xứng tầm với các máy tính xách tay của Apple. Những sản phẩm phần cứng này rất quan trọng vì chúng là cổng vào các dịch vụ trực tuyến, bộ phận được cho là nắm giữ tương lai của Sony. Và đó cũng là lý do vì sao các vụ tin tặc tấn công đã gây thiệt hại cho Sony nhiều đến thế.
Stringer gặp hạn
Thế nhưng, những tai họa, cả cũ lẫn mới, đã ngăn cản nỗ lực lội ngược dòng của Stringer. Chưa kịp hồi phục sức khỏe sau cơn bạo bệnh thì Sony lại bị thêm một trận cúm mới từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Đồng yên mạnh - nỗi đau muôn thuở của các công ty xuất khẩu Nhật - đã làm giảm sức cạnh tranh của Sony ở các thị trường nước ngoài.
Thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 3 vừa qua đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất tại 10 nhà máy của Sony ở miền Bắc nước Nhật, cắt đứt các chuỗi cung ứng quan trọng và làm suy yếu nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật. Thảm họa này cũng khiến cho Sony không thể triển khai các kế hoạch tung ra sản phẩm mới như dự kiến.
“Chúng tôi đã dự định sẽ tạo ra bước nhảy vượt bậc trong năm 2011. Nhưng vào lúc này, trận động đất đã phủ bóng mây lên nỗ lực của chúng tôi”, Masaru Kato, Giám đốc Tài chính của Sony, phát biểu tại một buổi họp báo ở Tokyo vào cuối tháng 5.2011. Trước khi trận động đất càn quét qua, Sony dự kiến đạt lãi ròng 70 tỉ yên (817 triệu USD) trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31.3.2011. Tuy nhiên, trận động đất đã gây thiệt hại nặng nề cho Sony, ước tính khoảng 2 tỉ USD.
Trận động đất cũng buộc Công ty phải tính toán lại số tiền miễn giảm thuế dự kiến sẽ được khấu trừ từ các khoản nộp thuế trong tương lai. Mức giảm lên tới 360 tỉ yên (4,4 tỉ USD) so với tính toán ban đầu. Sự điều chỉnh này không ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động hoặc dòng tiền của Sony nhưng đã buộc Công ty phải tuyên bố mức lỗ ròng năm tài chính kết thúc vào tháng 3.2011 lên tới 259 tỉ yên (3,2 tỉ USD). Đây là mức lỗ lớn nhất trong 16 năm qua của Sony và là mức lỗ năm thứ 3 liên tiếp.
Gần đây nhất là vụ tin tặc tấn công mạng trò chơi trực tuyến PlayStation Network và nền tảng giải trí Qriocity, đánh cắp thông tin cá nhân của 77 triệu khách hàng, trong đó có cả mã số thẻ tín dụng. Là người đứng đầu Sony, Stringer phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công này. Stringer và dàn quản lý cấp cao tại Sony đã làm cho tình hình tồi tệ hơn khi mất gần 1 tuần mới công bố vụ tin tặc tấn công và hơn 1 tháng mới hoàn toàn nắm rõ và giải quyết vấn đề. Điều này đã khiến cho Sony bị chỉ trích nặng nề trong nhiều tuần qua.
Có thể nói, mặc dù Stringer đã rất nỗ lực, nhưng 6 năm trôi qua, ông vẫn chưa thể xua tan nỗi tuyệt vọng không chỉ tại Sony mà còn tại một số công ty lớn khác trước tình trạng giảm phát kéo dài của nền kinh tế Nhật. Cùng với những loạng choạng gần đây, Stringer, nay đã 69 tuổi, hầu như không còn thời gian để chứng tỏ mình có thể hoàn thành sứ mạng vực dậy Sony.
Cuối tháng 5.2011, Stringer cho biết ông muốn lãnh đạo Sony cho đến năm 2013 để tiếp tục triển khai các kế hoạch nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của Công ty. Trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4.2011, Sony đặt mục tiêu sẽ đạt 80 tỉ yên (984 triệu USD) lãi ròng. Nhưng giới phân tích cũng bắt đầu đặt câu hỏi: Liệu Stringer có thể giữ vị trí này đến lúc đó và nếu được, liệu có cơ may nào để ông thành công?
“Sứ mệnh của ông ấy chỉ mới hoàn thành được một nửa. Sony có thể sẽ để ông tiếp tục sứ mệnh của mình vì cũng không có nhiều ứng cử viên tốt hơn để lựa chọn. Tuy nhiên, rất khó kỳ vọng tình hình tại Sony sẽ khác đi và tiến lên phía trước”, Hideki Yasuda, chuyên gia phân tích công nghệ cấp cao tại tổ chức nghiên cứu kinh tế Ace Economic Research Institute (trụ sở tại Tokyo), nhận định. 


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo The Economist & NYT/NCĐT)

EBOOK Chết vì chứng khoán - Jesse Livermore

1.TÁC GIẢ: Richard Smitten






2.NỘI  DUNG:

Chết Vì Chứng Khoán: Jesse Livermore - Câu Chuyện Về Một Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại" của Tác giả Richard Smitten viết về cuộc đời của Jesse Livermore, một trong những nhà kinh doanh chứng khoán thành công nhất thế giới, nhưng chính ông cũng phải đón nhận một kết cục hết sức bi thảm: gia đình tan vỡ, tài chính phá sản và tự sát trong tuyệt vọng.
Cuốn sách sẽ đem lại rất nhiều bài học bổ ích, những kinh nghiệm chắt lọc từ thăng trầm trong cuộc đời ông hẳn sẽ có giá trị và hữu ích đối với độc giả và các nhà đầu tư chứng khoán của Việt Nam hôm nay.
“Một cuốn sách tuyệt vời! Nắm bắt cả bộ óc và cuộc đời của Jesse Livermore, nhà đầu tư huyền thoại, cuốn sách này đề cập đến hai vụ sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán thế giới, những câu chuyện tình ái và vụ tự sát của Jesse Jr. và hai vụ tự sát gia đình… Một cuốn sách vô cùng hấp dẫn.”
Ace Greenberg, Chủ tịch tập đoàn Bear Stearns
“Thực sự xuất sắc. Tôi bắt đầu đọc cuốn sách này khi đang từ sân bay Kimbo ở Seoul đến Đức. Khi chúng tôi tới Novosibirsk, Nga…tôi đã đọc xong. Tôi chỉ không bỏ nó xuống được! Cuốn sách không chỉ là một bài học tuyệt vời về đầu tư và kinh doanh mà nó còn là một nghiên cứu tâm lý hấp dẫn về điều gì đã tạo nên một nhà đầu tư vĩ đại.
"Sự thăng trầm của một nhà đầu cơ vĩ đại và gia đình ông là một câu chuyện ly kỳ. Thực tế rằng cuốn sách được xây dựng dựa trên các cuộc phỏng vấn với những người sống sót trong gia đình Livermore và những người đã chứng kiến các sự kiện trong cuộc đời Jesse Livermore làm cho nó trở nên cực kỳ hấp dẫn. Thật là một tác phẩm tuyệt vời.”
Mark Mobius, Giám độc điều hành của tập đoàn Templeton Asset Management.
Richard Smitten là một tác giả chuyên nghiệp và là một nhà đầu tư sinh sống ở Ft. Lauderdale, Florida. Ông tốt nghiệp ngành tiếng Anh, Đại học Western Ontario. Trong vai trò Phó Chủ tịch của MTS International, ông quản lý nhân sự tại giếng dầu North Sea và quản lý những giếng dầu ở Nigeria mới được khám phá sau đó. Ông cũng đã từng làm việc cho Công ty Vick Chemical trong vai trò Giám đốc Marketing của khu vực Canada. Smitten là tác giả của rất nhiều cuốn sách trong đó có The Godmother, Capital Crimes và Legal Tender, đồng tác giả (với Robin Moore) viết cuốn Inside the Cocaine Cartel.
Mục Lục:
CHƯƠNG 1. Con gấu vĩ đại của Phố Wall
CHƯƠNG 2. Câu chuyện quá khứ
CHƯƠNG 3. Động đất ở San Francisco làm rung chuyển New York
CHƯƠNG 4. Vụ phá sản năm 1907
CHƯƠNG 5. Ông Vua Bông
CHƯƠNG 6. Trở lại cuộc chơi
CHƯƠNG 7. Hoàn thiện lý thuyết thị trường
CHƯƠNG 8. Thị trường cổ phiếu và các vụ xì-căng-đan
CHƯƠNG 9. Băng cướp
CHƯƠNG 10. Vụ sập sàn năm 1929
CHƯƠNG 11. Thời điểm mua bán cổ phiếu
CHƯƠNG 12. Tiền của Livermore - Quy tắc quản lý
CHƯƠNG 13. Vận may của Livermore tan biến
CHƯƠNG 14. Phát súng của Jesse Livermore Jr.
CHƯƠNG 15. Đối mặt với Thần Chết





3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

10 lời khuyên của Bill Gates dành cho bạn trẻ

Trước khi về hưu vào đầu tháng 7 năm 2008, Bill Gates – ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft – đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp.

Bill Gates -Thần tượng của các bạn trẻ trên khắp Thế giới
 Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.
 
2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.
(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn. Hãy thử tưởng tượng bởi vì lòng tự trọng của bạn quá lớn nên bạn lo nghĩ liệu người khác sẽ nghĩ gì về bạn nếu bạn làm hệ thống kinh doanh này. Cái lòng tự trọng này không giúp ích gì cho bạn mà thay vì đó hãy trở nên thành công và kể về thành quả của bạn với một lòng kiêu hãnh và đầy sự tự trọng thì nó sẽ có ý nghĩa)

3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn. )

4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu. Nếu bạn suy nghĩ rằng bạn là nạn nhân và oán trách đổ lỗi cho mọi người mọi việc, thì điều đấy sẽ không giúp ích gì vì bạn nhìn vào gương và nói tôi ok, mà là lỗi ở anh ta, thì ban sẽ không bao giờ có thể phát triển được vì không có gì để bạn cải thiện cả mà những điều này đều đang nằm ở ngoài tầm kiểm soát của bạn)

5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn. Hãy đừng để đến lúc quá muộn và bạn là người khóc to nhất khi điều đó xảy ra)

6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy.  Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân. Đây là tinh thần của người chiến thắng dù cho ở đâu, dù cho làm gì cũng luôn là tốt nhất. Nếu chúng ta luôn đưa ra lý do, để lần sau e sẽ làm tốt, thì sẽ luôn là lần sau và bạn đang có thái độ của người thất bại.)

7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp. Người thành công đều là những người nỗ lực làm việc không mệt mỏi khi khởi nghiệp, thậm chí họ còn làm việc chăm chỉ hơn khi ở ngày nghỉ lễ, Tết đấy chính là lí do tại sao mà họ có kết quả khác biệt với người bình thường).

8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người.)
 
9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định. Hãy đừng bỏ 1/5 cuộc đời của bạn ra để ngắm nhìn người khác tạo nên lịch sử, mà hãy thay vì đó bỏ 1 tiếng ít nhất 1 ngày để rồi sau này người khác chứng kiến bạn tạo nên lịch sử)
 
10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi. Đừng tụ họp buôn chuyện, đừng crossline, uplining vì đấy sẽ là thuốc độc giết chết bạn).



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo  Mực Tím)

Khởi nghiệp thành công: không chỉ có đam mê

Bài viết của tác giả Steve Lohr đăng trên New York Time cuối tuần qua, tập hợp những câu chuyện nhỏ với sự liên quan giữa Giáo dục & Khởi nghiệp, giữa Kỹ năng kinh doanh “nên có” & Lòng đam mê “nhất thiết phải có” để thành công trong kinh doanh. 




Nhử nhiều lĩnh vực khác, tinh hoa của công việc kinh doanh nằm ở niềm đam mê

Các mẫu doanh nghiệp thành công trong kinh doanh dường như đều có một công thức chung: họ quan tâm theo sát tình hình kinh tế, họ làm việc với niềm lạc quan cố hữu của người Mỹ. Ở một doanh nghiệp đang cần thu hút đầu tư, muốn lớn mạnh, sự tự lực đó càng cần thiết đạt đến chuẩn mực.

"Khi là chủ tịch lãnh đạo một công ty - bạn phải tập hợp được những điều kiện tiên quyết ấy" - Thomas J.O"Malia, giám đốc danh dự của Trung tâm nghiên cứu phát triển doanh nghiệp Lloyd Greif thuộc Trường Đại học Nam California cho hay. "Điều đó luôn đúng, dù bạn đang tự tạo lập một doanh nghiệp của riêng mình hay công ty của bạn là thành viên trong một tập đoàn."

Nắm bắt cơ hội nhanh chóng và xử lí vấn đề linh hoạt

Tiêu chuẩn của một doanh nghiệp kiểu mẫu đã dần được nâng cao trong những năm vừa qua. Nhưng dường như, những thách thức trong nền kinh tế đầy bấp bênh hiện tại đang khiến cho công việc kinh doanh trong thời đại này trở nên nằm ngoài quy luật, khó đoán biết hơn bao giờ hết.

Vậy hình mẫu doanh nghiệp kia liệu có phải chỉ do may mắn mà đạt tới thành công? Hay đó hình mẫu đó thực sự quy tụ những phẩm chất cần thiết làm nên chiến thắng của doanh nghiệp? Nếu vậy, có thể nghiên cứu và học hỏi những phẩm chất đó không?

Không ít người đã cố gắng tìm lời đáp cho những câu hỏi đó. Các khoá học về doanh nghiệp, kinh doanh hiện có ở hơn 1.200 trường đại học trên toàn nước Mỹ cùng hàng nghìn tổ chức khác như các trường cao đẳng cộng đồng, các trung tâm phát triển kinh doanh vừa và nhỏ, các Phòng kế hoạch thương mại. Các khoá học đó dành cho những người đã có thâm niên trong nghề với nhiều hình thức phong phú: từ khoá học một tuần, lớp học ban đêm, trợ giúp trực tuyến và học lấy bằng đại học.

Rất đa dạng về loại hình, tuy vậy các khóa học này đều hướng đến mục đích chung cuối cùng: trang bị cho học viên tâm lý của một doanh nghiệp thực thụ và các công cụ để hành động theo nó.

Dẫu ở những ngày khởi nghiệp hay khi đang là thành viên trong một tập đoàn lớn, doanh nghiệp đều cần chú trọng việc nắm lấy cơ hội thật nhanh chóng và linh hoạt, ngay từ phạm vi hoạt động nhỏ và kinh phí thấp. Các chuyên gia cho rằng kinh doanh là sự "tấn công" táo bạo chứ không phải là "phòng thủ" vững chắc. Tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng trước tiên - rồi đến giải quyết các vấn đề phát sinh, và cuối cùng được trả thù lao cho những cố gắng của mình: đó là các bước xây dựng một doanh nghiệp.

"Và luôn phải giữ chữ T trong tâm trí - Tập Trung" - lời khuyên của William K. Aulet, giám đốc điều hành của Trung tâm doanh nghiệp MIT. "Nguyên cớ lớn nhất khiến cho các công ty mới thành lập không thể trụ vững là sự thiếu tập trung."

Tinh hoa của công việc kinh doanh nằm ở niềm đam mê

MIT cung cấp một khoá học quản trị doanh nghiệp dài một tuần, với học phí là 8,000$ ( thường thì các công ty và chính phủ tài trợ cho các nhà quản lý của họ một phần hoặc toàn bộ chi phí khoá học)

"Bạn sẽ thấy rằng, tinh hoa của công việc kinh doanh không phải ở vấn đề tài chính, mà nằm ở niềm đam mê." Tetsuya O"Hara, 47 tuổi, học viên của khoá học MIT từ tháng Mười hai - nói. "Tài sản quý báu đó vượt lên trên công việc, nó đòi hỏi bạn phải hiểu rõ điều gì là quan trọng nhất với bạn"
Ông O"Hara - hiện là giám đốc điều hành việc nghiên cứu và phát triển ở công ty may mặc Patagonia - cho biết đã ứng dụng những điều đã học được từ khoá học này vào công việc, bao gồm làm việc với công ty khác để tiếp cận các giải pháp công nghệ và sách lược kinh doanh mới. Trước khi tham gia chương trình, ông có một danh sách gần 200 dự án muốn thực hiện. Hiện tại, danh sách đã được sàng lọc còn 2 dự án ưu tiên.

"Tôi đã thu hoạch được rất nhiều từ khoá học", ông nói.

Một học viên khác, J. Patrick Bewley, 34 tuổi, phó giám đốc chiến lược marketing trên toàn cầu ở công ty tiếp thị số liệu tiêu dùng Acxiom - nói rằng điều có ý nghĩa nhất ông thu được từ chương trình là ý thức về tầm quan trọng của nhóm làm việc, trong đó liên kết được những con người có tư duy cởi mở, hứng thú trải nghiệm, học hỏi nhanh và thường xuyên tiếp thu tinh lọc thêm ý tưởng để hoàn thiện hơn. "Bạn cần phải xây dựng những phẩm chất, năng lực ấy trong nhóm của bạn".

Cơ hội và nhu cầu đều là những động lực để khởi nghiệp

Một bản báo cáo công bố tháng Năm dựa trên số liệu của Cục điều tra dân số cho biết, số công ty được thành lập trong năm 2009 là ở mức cao nhất trong 14 năm trở lại đây, bất chấp sự tụt dốc của nền kinh tế. Ít nhất trong giai đoạn đầy thách thức này, mọi người đều tự thấy nên xem xét lại các giải pháp, lựa chọn của mình.

Saudia Davis, 32 tuổi, trước kia là nhà tiếp thị phim truyện, đã từng tham gia quảng bá cho phim tư nhân như " Đám cưới Hi Lạp vĩ đại của tôi", đã trải qua tình huống như vậy. Cô đã mất việc làm năm 2007 trong một cuộc tinh giảm biên chế.

"Tôi có thể đi tìm một công việc mới, hoặc đánh cược tất cả để khởi nghiệp một công ty mới cho riêng mình", cô nhớ lại.

Và cô đã chọn làm điều liều lĩnh hơn. Bà của cô từng là một người quét dọn vệ sinh, và đã từ lâu, cô nghĩ công việc quét dọn nhà cửa còn có thể dễ dàng và thân thiện với môi trường hơn nữa đối với khách hàng và chính người lau dọn. Công ty của cô - Lau dọn nhà cửa xanh sạch, có trụ sở ở Brooklyn được thành lập để vươn tới mục tiêu đó. Hãng sử dụng những chất tẩy rửa không độc hại, kiểm tra trước để tránh những tác nhân có thể gây dị ứng cho khách hàng và thú nuôi của họ.

Davis chưa từng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, và những kinh nghiệm hiếm hoi mà cô có lúc đó đều chỉ từ hoạt động quảng bá trước kia và những gì cô học được trong trường đại học - khoa Tiếng Anh và châu Phi học tại Trường Bowdoin. Quá trình học tập giúp  cô quản lý công việc kế toán, điều hành chung và marketing. "Nó cũng cho tôi hiểu những điều kiện và cách những mảnh ghép riêng rẽ hợp lại thành bức tranh một công ty thống nhất.", Saudia nói.

Hiện nay, công ty của cô kí hợp đồng với 12 nhân công và có 600 đơn đặt hàng ở cả nhà riêng và công sở. Cô cho biết kế hoạch ban đầu - sản xuất chất tẩy rửa "xanh" - đã bị hoãn lại, bởi nó quá mạo hiểm, phức tạp. Chuyện này cho thấy rằng, con đường của một doanh nhân không bao giờ là thư thái, dễ dàng: "Điều gần nhất với hai từ "ngày nghỉ" mà tôi có chỉ là được ngủ"

Tâm lý doanh nghiệp, theo Bo Fishback- phó chủ tịch Quỹ tài trợ Kauffman, là tài sản cá nhân quý báu có thể đem ra sử dụng trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống "Cách nghĩ, cách hành xử đó biến những khó khăn, trở ngại thành cơ hội", ông nói," Một số người sẽ bắt đầu kinh doanh với nó, số khác có thể sẽ ứng dụng tâm lí đó vào trong tập đoàn của họ hoặc cơ quan chính phủ"

Điều đó đúng với Carrie Coker Britt. Sau 3 năm làm việc tại một văn phòng luật pháp tại Atlanta với tư cách là một nhân viên, rồi một nhà quản lý, Britt đã dứt khoát không theo học tại một trường đào tạo chuyên về luật nào đó.

Thay vào đó, cô nhập học Trường Thương mại của Viện công nghệ Georgia, và tham gia một chương trình nơi các giáo sư ngành khoa học, sinh viên trường luật và kinh tế được làm việc chung, cùng tạo lập một dự án từ khởi điểm. Mục đích của chương trình là giúp những người làm trong các lĩnh vực khác nhau có thể hợp tác cùng nhau, để từ đó, nâng cao tiềm năng thu hút đầu tư ở giai đoạn khởi nghiệp của doanh nghiệp. Một dự án của nhóm Britt đã giành giải thưởng ở Viện công nghệ Georgia với 10.00 USD tiền thưởng.

Hiện tại, Britt 32 tuổi, đang giữ cương vị đại diện tại một cửa hàng phân phối chính thức của IBM, quản lý hàng ngàn tài khoản ở Georgia, Alabama, Tennessee và Mississippi. Cô nói công việc của mình đòi hỏi thường xuyên nghiên cứu thị trường và tìm ra các biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp đơn lẻ bằng công nghệ của IBM. "Công việc này đòi hỏi chuyên nghiệp, tinh nhạy kinh doanh, nhịp độ rất cao, và bạn phải thường xuyên tìm tòi cái mới, cái tốt để thành công".

Và, cô nói thêm rằng, chương trình đào tạo doanh nghiệp Tiger, giành cho đổi mới trong công nghệ: Kết quả của một thế hệ kinh tế mới ở Viện Georgia đã đem lại cho cô một lợi thế "không thể thiếu, là yếu tố giúp tôi có được công việc hiện nay. Việc đã từng học qua khoá học này làm tôi trở nên khác biệt và nổi bật so với các ứng viên khác"



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnr500)

Đi học, làm thuê hay lập công ty?

Bắt đầu kinh doanh hay nộp đơn xin việc và học tiếp lên cao học? Câu hỏi này là vấn đề đau đầu với nhiều bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn sinh viên năng động, giàu ý tưởng và đam mê kinh doanh. 



Bill Clerico và Rich Aberman


"Đi học, làm thuê hay lập công ty?" Câu trả lời ở đây là: Bạn không nên trì hoãn việc bắt đầu kinh doanh vì bạn có thể sẽ không còn cơ hội lần thứ 2!
Dừng học - Bỏ việc - Lập công ty!
Rich Aberman và Bill Clerico đã phải đối mặt với một quyết định thực sự khó khăn khi đang là sinh viên năm cuối Đại học Boston. Họ phải lựa chọn 1 trong 2 con đường: Bắt đầu kinh doanh hay nộp đơn xin việc và học tiếp lên cao học?
Họ quyết định đi con đường an toàn hơn: Aberman tiếp tục học luật tại Đại học New York, còn Clerico xin làm nhân viên tư vấn đầu tư tại Jefferies. Họ tự hứa với bản thân nhất định sẽ có một ngày thành lập công ty của riêng mình. Nhưng hầu như ngay lập tức họ nhận ra mình bị cuốn vào vòng xoáy công việc hàng ngày và tham vọng kinh doanh càng lúc càng rời xa họ.
Aberman, 25 tuổi, chia sẻ: "Thời gian trôi qua càng nhiều thì việc bắt đầu kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn mà thôi. Khi bạn đã chấp nhận mức lương của bạn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái với cuộc sống hiện tại, và điều này đồng nghĩa với việc sẽ thật khó để từ bỏ công việc và bắt đầu kinh doanh - thứ ít chắc chắn hơn việc mà bạn đang làm."
Clerico đã từng lo lắng nếu anh thành lập công ty riêng, và thất bại, anh sẽ mất 6 tháng sau khi ra trường mà trong tay không có bất cứ kinh nghiệm làm việc hay thành công cụ thể nào. Theo Clerico, lúc đó 24 tuổi, "Cuối cùng, tôi đã nhận ra, dù có hơi muộn, rằng sự ngại ngùng lo sợ đó thật là ngớ ngẩn! Bạn luôn có thể nộp đơn xin việc vào bất cứ lúc nào, nhưng bắt đầu kinh doanh thì lại là chuyện khác."
Vì vậy, chỉ sau vài tháng, họ thay đổi kế hoạch: Aberman dừng học luật còn Clerico bỏ việc, và họ cùng nhau thành lập WePay, một hệ thống trực tuyến cho phép người ta quản lý tài khoản của mình. Họ kiếm thêm tiền bằng những nghề tay trái: Aberman dạy các khóa học luyện thi LSAT (Law School Admission Test - kì thi vào trường Luật) và Clerico làm nhân viên cố vấn kĩ thuật trong thời gian bắt đầu tạo lập công việc kinh doanh.
"Chúng tôi chỉ đơn giản là cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để có thể trang trải cho cuộc sống", Aberman chia sẻ. "Và điều này chúng tôi hoàn toàn có khả năng làm được. Chúng tôi cũng lo sợ việc không có tiền, nhưng thực ra bạn luôn có thể tìm ra cách để kiếm ra 1 khoản đủ trang trải mỗi tháng"
Và họ đã được đền đáp xứng đáng cho quyết định của mình. Chỉ hơn 1 năm sau khi thành lập công ty, Aberman và Clerico đã kiếm được khoản tiền xấp xỉ 2 triệu đô la cho WePay từ những nhà đầu tư trực tuyến đầy tiềm năng như Max Levchin, Eric Dunn và Ron Conway.
"WePay": Kết quả của việc không trì hoãn mạo hiểm để thành công
WePay cho phép các cá nhân và tổ chức trên khắp thế giới tạo lập tài khoản và gửi tiền bằng rất nhiều cách khác nhau - như séc, hay thẻ tín dụng, rồi sau đó dùng một loại thẻ đặc biệt để sử dụng số tiền trong tài khoản.
Đến nay đã có vài ngàn người sử dụng WePay, từ những vận động viên thể thao cho tới những nhóm bạn chung phòng dùng WePay trả tiền thuê nhà và sắm sửa trang thiết bị cần thiết. WePay thu phí dịch vụ 50 xu cho các giao dịch ngân hàng và 3,5% số tiền cho các giao dịch với thẻ tín dụng, còn nếu mua hàng trực tiếp thì hoàn toàn miễn phí.
Aberman và Clerico đã thành công trong việc hiện thực hóa tham vọng kinh doanh từ khi còn đi học, dù có phải đi đường vòng một chút; nhưng họ thực sự nghĩ rằng nên bắt đầu kinh doanh ngay từ khi tốt nghiệp.
Theo Aberman, đó là vì "Bạn đã có bằng cấp, và bạn chưa bị ràng buộc gì cả. Nếu bạn chấp nhận rủi ro, và nếu thất bại, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn sẽ có những kinh nghiệm rất riêng, đủ để gây ấn tượng mạnh mẽ cho những nhà tuyển dụng hay giúp bạn rất nhiều trong việc học tiếp lên cao học". Còn Clerico chia sẻ thêm: "Nếu bạn đợi cho tới khi đã làm việc một vài năm hay đã học xong cao học, bạn chỉ đang cố tìm ra lý do cho việc trì hoãn và không muốn mạo hiểm, điều đó cũng có nghĩa bạn tự làm mất đi những cơ hội đáng quý có một không hai của mình".
                                           
Lời khuyên của Rich Aberman: 5 lý do để bắt đầu kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp
1. Ít gánh nặng hơn (chưa có con cái hay các khoản thế chấp)
2. Không bị ràng buộc bởi những yêu cầu quá cao trong nếp sống (Bạn có rất ít nhu cầu tiện nghi và có thể làm việc nhiều giờ hơn)
3. Không phải từ bỏ sự nghiệp đang có
4. Những người vừa tốt nghiệp có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn từ gia đình (là khách hàng đầu tiên, người cố vấn, v.v...)
5. Điều đó thú vị hơn việc đi xin việc và làm thuê rất nhiều.



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnr500)

EBOOK Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường

1.TÁC GIẢ: Đào Hữu Dũng







2.NỘI DUNG:

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả quyển sách "Quảng Cáo Truyền Hình Trong Kinh Tế Thị Trường" của Giáo Sư Đào Hữu Dũng. Có thể xem đây là một cẩm nang cho các nhà kinh doanh lẫn các nhà chuyên môn làm quảng cáo. Bởi vì nó chứa đựng những khái niệm, kiến thức cơ bản, vừa lý thuyết vừa cụ thể thực dụng...









3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Cuộc sống bình dị của các CEO trẻ ở Mỹ



CEO Facebook, Mark Zuckerberg (giữa) thường được bắt gặp với trang phục bình dân.
Aarib Patzer sống trong một căn hộ chung cư rộng vỏn vẹn 54 m2 với một phòng ngủ, một chiếc ghế sô-pha đã cũ và một chiếc TV ở thành phố Pola Alto, California, Mỹ. Đôi giày da màu nâu mà anh chàng 39 tuổi này ưa thích đã cũ mèm, và mỗi lần cắt tóc của anh chỉ tiêu tốn 12 USD.

Giản dị hơn, anh chàng xuất hiện trong câu chuyện đăng trên tờ Los Angeles Times này từng sử dụng Ford Contour 1996 cho tới khi công-tơ mét chỉ 150.000 dặm và chiếc xe được đưa thẳng ra bãi rác. Chiếc xe mới của anh là một chiếc Subaru Outback giá 29.000 USD.

Thế nhưng, vào năm 2009 khi mới 30 tuổi, Patzer đã bán lại công ty công nghệ Mint.com của mình với giá 170 triệu USD. Hiện anh là một gương mặt trong ban lãnh đạo của Intuit Inc, một công ty phần mềm tài chính.

Theo tờ Los Angeles Times, với chỉ một vài ngoại lệ, nhiều ngôi sao trẻ đang lên ở thung lũng Silicon giờ đang từ chối những gì vốn được coi là biểu tượng truyền thống của địa vị, như siêu xe, du thuyền hay dinh thự sang trọng. Thay vào đó, để khẳng định bản thân, họ dùng tài sản của mình cho những mục đích xã hội và những dự án kinh doanh mới.

“Sự giàu có cần một mục đích lớn hơn là những căn nhà to hay những chiếc xe sang”, Patzer nói.

Ở độ tuổi 27, Dustin Moskovitz là tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới, theo xếp hạng của tạp chí Forbes. Anh ra đời chỉ 8 ngày sau người bạn cùng phòng ký túc xá Havard, Mark Zuckerberg, người đã cùng anh sáng lập nên mạng xã hội ảo Facebook.

Moskovizt có đủ tiền để mua bất kỳ căn nhà nào anh muốn, nhưng anh chọn sống trong một căn hộ khiêm tốn ở San Francisco. Hàng ngày, anh đạp xe đến chỗ làm là công ty nhỏ mà anh mới thành lập có tên Asana, chuyên về phần mềm quản lý doanh nghiệp. Anh sở hữu một chiếc Volkswagen R32 nhưng thường xếp trong gara.

Moskovitz cho hay, anh thường đi máy bay vé hạng thường và dùng tài sản kếch xù của mình cho một quỹ từ thiện mà anh đứng ra thành lập. Cũng giống như người bạn Zuckerberg, Moskovitz đã cam kết sẽ chi phần lớn tài sản mà anh có cho sự nghiệp từ thiện. “Tài sản không thể đem đến hạnh phúc. Tôi đã hình dung ra việc mình sở hữu những thứ đắt tiền, nhưng nhanh chóng đi đến kết luận rằng, tôi sẽ chẳng có một cuộc sống giàu ý nghĩa hơn nhờ chúng”, anh nói.

Zuckerberg là một tỷ phú khác có lối sống bình dân. Đã nhiều năm, anh “chung thủy” với một căn hộ chung cư nhỏ, đệm trải ngay trên sàn nhà và kết nối Internet bằng đường dial-up. Mới đây, anh bỏ tiền mua căn nhà đầu tiên ở Palo Alto với giá 7 triệu USD, bằng một phần rất nhỏ so với khối tài sản mà anh sở hữu.

Tự nhận mình là một người theo trường phái tối giản và tiết chế ham muốn, Zuckerberg lái một chiếc Acura giản dị. Nhưng không thể nhắc đến một việc mà anh đã làm năm ngoái, là tài trợ 100 triệu USD để nâng cấp hệ thống trường công ở Newark, bang New Jersey, nơi có một trong những hệ thống trường học tệ hại nhất ở nước Mỹ.

Nhiều người hoài nghi rằng, đây biết đâu chỉ là một chiêu đánh bóng tên tuổi của các “đại gia” trẻ trong làng công nghệ, rằng họ là những người hiểu cách lấy lòng dư luận, nhất là vào thời buổi kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Alice Markwick, người làm việc cho Microsoft và Đại học New York, lối sống bình dị của các tỷ phú, triệu phú trẻ trong làng công nghệ Mỹ không phải là lớp vỏ. Theo bà Markwick, không phải thế hệ doanh nhân công nghệ trẻ tuổi này không muốn tìm kiếm địa vị, mà chẳng qua họ tìm kiếm địa vị theo một cách khác.

“Đây không phải là những người đề cao vẻ bề ngoài, tài sản hữu hình  hay một thân hình nóng bỏng. Đó không phải là những cách mà họ phân biệt giữa đẳng cấp cao và đẳng cấp thấp. Các tỷ phú, triệu phú không thích tụ tập với những người nổi tiếng hay mua xe sang. Họ chỉ thích đi du lịch tới những nơi xa như Thái Lan hay rót vốn thành lập một công ty mới. Những công việc này cũng tốn kém chẳng thua những thú ăn chơi xa xỉ, nhưng lại là cách làm giàu cho trí tuệ”, bà Marwick phát biểu.

Thêm vào đó, các tỷ phú, triệu phú công nghệ thường là nam giới. “Việc lo lắng tới vẻ bề ngoài, mua sắm hay trang hoàng nhà cửa là những giá trị thuộc về nữ giới. Các tỷ phú, triệu phú công nghệ xem những cách tiêu tiền kiểu đó là vô bổ”, bà Markwick nói thêm.

Ở thung lũng Silicon, thành công của một doanh nhân được đo đếm bằng những gì mà họ gây dựng được, thay vì những gì họ mua được.

“Anh không cần phải có một chiếc Aston Martin. Quan trọng hơn, anh phải có tự do và độc lập để xây dựng một thứ gì đó cho công chúng số đông”, anh Drew Houston, vị Giám đốc kiêm đồng sáng lập 28 tuổi của trang chia sẻ hình ảnh, video và tài liệu Dropbox, phát biểu. Trang này hiện có 25 triệu người sử dụng trên toàn thế giới.

Nhưng sự giàu có luôn mang đến cho người sở hữu những đặc ân. Chiếc TV của Patzer đã rất cũ, nhưng anh lại dám chi 25.000 USD để cùng bạn bè đi nghỉ 1 tuần ở British Virgin Islands nhân dịp sinh nhật lần thứ 30. Anh cũng đang đầu tư cho cậu em trai học lấy bằng về công nghệ thông tin.

Ở tuổi 31, Sean Parker là một bàn tay quyền lực phía sau các trang Napster và Facebook.  Trong tủ quần áo của Parker có rất nhiều bộ vest hiệu Tom Ford, anh đi vòng quanh thế giới bằng máy bay phản lực riêng, và được cho là từng chi 13.000 USD cho một bữa tối. Anh có một chiếc xe thể thao chạy điện hiệu Tesla giá 100.000 USD ở Los Angeles và một chiếc Audi S5 ở San Francisco, đồng thời sở hữu một căn nhà trị giá 20 triệu USD ở New York.

Nhưng Parker cũng là người đồng sáng lập mạng xã hội Causes nhằm khuyến khích mọi người ủng hộ số tiền lên tới hàng triệu USD cho các tổ chức phi lợi nhuận. Anh cho biết, đó là cách anh cho đi những gì mình có.

“Trong một vài trường hợp, có thể thấy là các doanh nhân công nghệ trẻ đang lãng phí. Không có gì là sai khi họ tiêu tiền do mình làm ra. Nhưng xu hướng chung là họ đang trở nên sáng suốt và tiết kiệm hơn”, nhà đầu tư công nghệ Dave McClure, một người từng làm trong PayPal, nhận xét.

Trường hợp điển hình nhất là triệu phú Joe Greenstein, người mới đây bán công ty Flixster của mình cho Time Warner lấy 80 triệu USD. Greenstein cho biết, số tiền này chẳng tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào cho cuộc đời anh. Triệu phú 33 tuổi này vẫn sống trong căn hộ đi thuê với giá 1.000 USD/tháng trong suốt 10 năm qua.

Greenstein cảm thấy mình may mắn vì không phải lo lắng mỗi khi đối diện với các hóa đơn và cũng không phải lo mất việc, và anh làm những gì mình cảm thấy yêu thích mỗi ngày. “Tôi không cảm thấy là mình đang hy sinh. Có lẽ tôi sẽ cảm thấy tội lỗi nếu không hy sinh đủ”, anh nói.

Vào những năm bong bóng công nghệ hồi thập niên 1990, quan điểm như những gì Greenstein nghĩ không phải là một trào lưu. Các triệu phú phất nhanh thời đó thường mua xe Lamborghini, và dỡ bỏ những căn nhà cũ để xây nhà mới, hoành tráng hơn. Những doanh nhân trẻ ngày nay từng chứng kiến thời kỳ sụp đổ của bong bóng công nghệ khi đó cho biết, họ đã học được nhiều điều.

Kevin Hartz, 41 tuổi, người sáng lập kiêm CEO của hãng bán vẽ trực tuyến Eventbrite, cho biết, ngày nay, các doanh nhân công nghệ khôn ngoan hơn trong việc kiểm soát công việc và cuộc sống của mình. “Sẽ thật là mâu thuẫn nếu tôi cứ săm soi từng đồng xu ở công ty, để rồi sau đó rút 5.000 USD để mua một chai rượu vang”, Hartz nói.

Theo giáo sư kinh tế học Edward Wolff thuộc Đại học New York, một lý do khiến nhiều doanh nhân công nghệ tránh lối sống xa hoa là vì họ cần thời gian để thích nghi với sự gia tăng bất ngờ và nhanh chóng của tài sản. Giáo sư này cho rằng, những người mới giàu thường không biết vận may của mình kéo dài bao lâu và bởi thế họ thận trọng.
 
 
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vneconomy)

EBOOK Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh

1.TÁC GIẢ: GS.TS Hoàng Đức Thân







2.NỘI DUNG:

Chương 1: Đối tượng và nội dung môn học

Chương 2: Những vấn đề cơ bản của giao dịch kinh doanh

Chương 3: Những nguyên lý của giao dịch kinh doanh

Chương 4: Kỹ năng giao tiếp đa phương và lễ nghi trong giao dịch

Chương 5: Tâm lý trong giao dịch đàm phán

Chương 6: Văn hóa trong giao dịch đàm phán, kinh doanh

Chương 7: Những nguyên lý cơ bản về đàm phán kinh doanh

Chương 8: Nội dung, phương thức và các chiến lược trong đàm phán kinh doanh

Chương 9: Hoạt động chuẩn bị đàm phán kinh doanh

Chương 10: Tổ chức đàm phán kinh doanh

Chương 11: Quá trình ra quyết định trong đàm phán kinh doanh

Chương 12: Cơ sở pháp lý của giao dịch, đàm phán kinh doanh





3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Quy luật hạt giống

Bạn hãy thử nhìn cây táo trong vườn. Chắc phải có đến 500 quả táo ở trên đó. Và nếu tính cả vườn táo thì số hạt phải hơn gấp nhiều lần thế nữa. Hạt táo là công cụ để mở rộng và tiếp diễn sự tồn tại cho loài táo. Chúng ta có thể sẽ thắc mắc tại sao lại cần phải có nhiều hạt đến thế?
Bởi không phải tất cả các hạt táo đều thành mầm và không phải tất cả đều lớn lên thành cây. Chúng còn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với kẻ thù và rất nhiều khó khăn nữa.


Tự nhiên là thế và con người cũng không khác gì nhiều. Nếu thật sự muốn làm một điều gì có ý nghĩa bạn phải thử rất nhiều lần, thậm chí phải vượt qua thất bại thì mới đạt được thành công.
Điều này có nghĩa:
- Bạn phải tham dự 10, 20 cuộc phỏng vấn may ra mới có được công việc tàm tạm. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và đừng bỏ lỡ cơ hội dù là nhỏ nhất.
- Một ông chủ giỏi là người biết tập hợp một đội ngũ những nhân viên giỏi ở xung quanh mình. Thế nên, kể cả khi đã là một ông chủ thành đạt bạn cũng sẽ phải toát mồ hôi sàng lọc hàng trăm người giỏi để tuyển được một ứng viên xuất sắc.
- Trong kinh doanh chẳng hạn, bạn sẽ phải đàm phán với 50 người để bán được một căn nhà, gọi 30 cuộc điện thoại để mua được một chiếc ôtô vừa ý, phải viết hàng tá thư cảm ơn về một ý tưởng kinh doanh... Hãy kiên nhẫn vì đó là những công việc đáng tự hào.
Khi hiểu được “Quy luật của hạt giống”, chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng, bế tắc khi phải đối mặt với những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường tìm kiếm thành công.
Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ đã bỏ công gieo trồng để có nhiều hạt hơn người bình thường.



Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo NCĐT)