Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Làm gì để trở thành triệu phú?

Khi nghỉ hưu, hầu hết người Mỹ đều lo lắng rằng không biết họ đã tiết kiệm hoặc đầu tư đủ để nghỉ hưu một cách an nhàn và đủ để trở thành triệu phú chưa. Nhiều người Mỹ vẫn đang cố gắng để đạt mốc 1 USD và hàng triệu người Mỹ đã đạt được mục tiêu đó.


Cần bao nhiêu?
Khi nghỉ hưu, hầu hết người Mỹ đều lo lắng rằng không biết họ đã tiết kiệm hoặc đầu tư đủ để nghỉ hưu một cách an nhàn và đủ để trở thành triệu phú chưa. Cuộc thăm dò gần đây nhất của AP-CNBC cho thấy rằng gần 1/3 (31%) người Mỹ nghĩ rằng họ cần một khoản tiết kiệm tối thiểu là 100 nghìn đến 500 nghìn USD nếu năm nay họ muốn nghỉ hưu để hưởng cuộc sống an nhàn và 22% số người tin rằng số tiền tối thiểu họ cần là 1 triệu USD hoặc nhiều hơn.
Chỉ có 1/5 người Mỹ được hỏi nghĩ rằng họ có thể dành dụm được ít nhất 1 triệu USD trong 10 năm tới và 62% cho rằng điều này là "không thể." Đa số người được hỏi (61%) nghĩ rằng "cực kỳ" hoặc "rất khó khăn" để trở thành triệu phú ở Hoa Kỳ hiện nay.
Nhưng nhiều người Mỹ vẫn đang cố gắng để đạt mốc 1 USD và hàng triệu người Mỹ đã đạt được mục tiêu đó.
Số lượng triệu phú ở Mỹ đang gia tăng. Hiện tại, Mỹ có hơn 10 triệu triệu phú. Trong tình cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và những trở ngại nền kinh tế Mỹ, số lượng các hộ gia đình triệu phú Mỹ đã sẽ tăng lên gấp đôi, 20,5 triệu, với tổng khối lượng tài sản tăng từ 39 nghìn tỷ USD vào năm 2011 lên 87 nghìn  tỷ USD vào năm 2020.
Tiền đẻ ra tiền, tuy nhiên có vẻ sẽ khó khăn để kiếm được số tiền lớn ở các thị trường tài chính đang biến động. Cuộc thăm dò của AP-CNBC cho thấy rằng cứ 6 trong số 10 người dân Mỹ (62%) cho biết niềm tin của họ đang bị lung lay bởi những biến động gần đây trên thị trường chứng khoán. Tình hình này vẫn đang diễn ra trong vòng 12 tháng qua. Hiện nay, 65% người sở hữu cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ tương hỗ kém tự tin hơn so với các nhà đầu tư.

Người dân được hỏi nói rằng họ vẫn đang ưu tiên đầu tư. Với câu hỏi mọi người sẽ làm gì với 1 triệu USD thì có 31% người Mỹ cho biết họ sẽ tiết kiệm hoặc đầu tư; 17% dành cho gia đình, 14% cho chi tiêu, 13% trả nợ, 12% mua bất động sản và 11% đóng góp từ thiện. Thật không may là chi tiêu ngày càng tăng, tiền lương thấp hơn và tình trạng mất việc làm khiến rất nhiều người Mỹ phải dùng đến khoản tiết kiệm của mình để thanh toán các hóa đơn hay để trả nợ.
Thực tế là các nhà đầu tư vẫn giữ vững lập trường của mình, không rút tiền ra khỏi thị trường trong những tháng gần đây, có đây là một dấu hiệu khả quan.
Trong hầu hết trường hợp, biện pháp đảm bảo tài chính khi nghỉ hưu đi kèm với một khoản tiết kiệm ổn định, phương án đầu tư chiến lược và bạn có thể sẽ phải nghỉ hưu muộn hơn bạn từng hình dung khi bắt đầu sự nghiệp. Hãy ghi nhớ những quy tắc này: Đầu tiên, bạn cần phải sống trong khuôn khổ tiền bạc mà bạn có. Tiếp theo, bạn phải cố gắng tiết kiệm một khoản tiền nhất định mỗi tháng và kiên trì với mục tiêu đó. Sau đó, bạn phải chắc chắn rằng danh mục đầu tư của bạn phải đa dạng - kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu, và các khoản đầu tư khác (hàng hóa và bất động sản) và cân bằng giữa các khoản đầu tư để đạt được mục tiêu của bạn.
Mất bao lâu?
Nếu bạn bắt đầu với một khoản đầu tư ban đầu 10 nghìn USD và danh mục vốn đầu tư của bạn tăng trưởng 5% mỗi năm, theo cách tính của Bankrate.com. thì mỗi tháng bạn phải tiết kiệm bao nhiêu tiền để đạt được mục tiêu có 1 triệu USD ở  tuổi 70
25 tuổi phải tiết kiệm được 450 USD/tháng. Vậy chỉ cần tiết kiệm 15 USD/ ngày để nghỉ ngơi sau những năm tháng bạn làm việc.
35 tuổi phải tiết kiệm được 850 USD/tháng.
45 tuổi phải tiết kiệm được 1.700 USD/tháng.
55 tuổi phải tiết kiệm được 4.000 USD/tháng. (Tất nhiên, với tỷ lệ lạm phát trung bình 3%, số tiền dành dụm 1 triệu USD sẽ chỉ có giá trị bằng 642.000 USD hiện nay. Điều đó có nghĩa là bạn phải tiết kiệm nhiều hơn.)
Tuy nhiên, đối với những người bắt đầu sớm và tiết kiệm thường xuyên, trở thành một triệu phú không phải là một giấc mơ hão huyền.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VEF)

Ai là trụ cột kinh tế Mỹ trong khủng hoảng?

Các công ty lớn thu hút được sự chú ý trên báo chí đã phát triển, tuyển dụng và kiếm được lợi nhuận trong năm qua - nhưng tại Mỹ, cũng như tại các quốc gia khác, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới sử dụng nhiều lao động nhất.



Đưa các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trở lại hiệu quả được đặt ở vị trí trung tâm của cuộc truy tìm tăng trưởng và với một tổng thống đang chịu nhiều áp lực, các quyền lợi về chính trị cũng quan trọng như các quyền lợi về kinh tế.
Bill Dunkelberg, Liên đoàn Quốc gia Các doanh nghiệp độc lập, hiệp hội các ngành công nghiệp chính  nói: "Khu vực doanh nghiệp nhỏ tạo dựng hoặc phá vỡ nền kinh tế Mỹ".
Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện nay lại không được đầu tư. Rất nhiều công ty nhỏ chỉ dựa vào các nhu cầu mong manh và đơn đặt hàng ít ỏi. Họ cho biết các công ty đang bị sa lầy bởi những quy định nặng nề của chính phủ liên bang. Có rất nhiều lời phàn nàn về việc thiếu tín dụng và lao động có tay nghề.
Tuy nhiên, những công ty này hiện đang ở trung tâm của cuộc đấu tranh để khôi phục lại nền kinh tế. Đưa ra Bộ luật Công việc Mỹ trong bài phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội 2 tuần trước, Tổng thống Barack Obama đã gắn sự phục hồi kinh tế với sức khỏe của các công ty nhỏ, đề xuất giảm thuế biên chế cho họ và cam kết thúc đẩy thanh toán cho những công ty làm việc cho chính phủ liên bang.
Những quyền lợi về chính trị cũng quan trọng như quyền lợi về kinh tế. Cuộc tổng tuyển cử năm tới dường như chắc chắn xoay quanh khả năng nắm bắt các vấn đề kinh tế của ông Obama. Theo khía cạnh đó, việc khôi phục lòng tin cho các doanh nghiệp nhỏ đang ngập đầu trong khó khăn có thể là cuộc thách thức khắc nghiệt của vị tổng thống ngày càng không được lòng dân này.
Ông Obama đã làm nổi bật sự lưỡng phân giữa các công ty đã có lợi nhuận trở lại và các doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn đang phải vật lộn với khó khăn. Ông nói: "Liệu chúng ta có nên duy trì lỗ hổng về thuế cho các công ty dầu hỏa? Hay chúng ta nên sử dụng khoản tiền đó để cung cấp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ một khoản tín dụng thuế khi họ thuê tuyển công nhân mới? Bởi vì chúng ta không thể làm cả hai điều cùng một lúc, tôi khá chắc rằng tôi biết điều mà hầu hết người dân Mỹ sẽ chọn".
Điều này phản ánh nỗi thất vọng tại Washington rằng các doanh nghiệp lớn đang tích trữ lợi nhuận và không đầu tư. Theo một quan chức chính phủ cấp cao "Có sự khác biệt đáng kể giữa các công ty lớn nhất vẫn đang ngồi trên đống tiền và rất nhiều công ty nhỏ hơn đã đang phải đối mặt với một cơn bão hoàn hảo xét về mặt ngày càng khó khăn hơn trong việc có được vốn lưu động".
Tuy nhiên, Tổng thống đúng khi thừa nhận rằng sự phục hồi nằm trong tay họ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ - được định nghĩa bởi Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ Mỹ, một cơ quan liên bang là các doanh nghiệp sử dụng lên tới 500 công nhân - chiếm tới 99% tất cả các doanh nghiệp Mỹ, 2/3 lao động khu vực tư nhân và một nửa sản lượng kinh tế.
Sự khác biệt trong sức khỏe của các doanh nghiệp này và các công ty lớn giúp giải thích tại sao nền kinh tế lớn nhất thế giới này tạo không tạo ra việc làm mới trong tháng 8. Theo NFIB, các doanh nghiệp nhỏ đang cắt giảm việc làm nhiều hơn là thuê tuyển lao động mặc dù tình hình đang được cải thiện dần dần. Tuy nhiên, thay vì thuê tuyển hoặc sa thải, 3/4 các doanh nghiệp nhỏ đã phải áp dụng biện pháp "chờ và xem".
Jeff Joerres, Giám đốc điều hành của Manpower Group, một công ty nhân sự toàn cầu nói: "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người chấp nhận rủi ro lớn hơn theo nhiều cách. Trong môi trường hiện nay, họ không chấp nhận rủi ro cùng mức độ - như thuê dự chi - và điều đó đang kiềm chế tăng trưởng".
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp công nghiệp vừa và nhỏ là các nhà sản xuất lớn vốn là những khách hàng của họ sẽ cắt giảm hoặc không hoạt động nữa - theo một khảo sát về 3.400 công ty công bố vào tháng 7 bởi ThomasNet, một website cho những công ty tìm kiếm các nhà cung cấp công nghiệp.
Vấn đề thứ hai là khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Một mặt, 2/3 các thành viên của NFIB cho rằng nhu cầu quá yếu đến nỗi họ không cần đến các khoản vay trong khi chỉ 8% không thể nhận được các khoản tín dụng. Tuy nhiên, những công ty muốn vay mượn lại kêu ca rằng có sự phân chia nguồn tín dụng có sẵn giữa các công ty đủ lớn để tung ra trái phiếu là những công ty có thể có được những điều khoản tốt hơn từ các ngân hàng và các công ty khác phải phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng của mình.
Khảo sát mới nhất của Cục dự trữ liên bang về các nhân viên phụ trách khoản vay ngân hàng chỉ ra rằng 22% người cho vay đang nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng cho các công ty có doanh thu lớn hơn 50 triệu USD và không một ngân hàng nào đang thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng. Với các công ty có doanh thu nhỏ hơn 50 triệu USD, con số này là 8%.
Dough Oberhelman, giám đốc điều hành của Caterpillar, nhà sản xuất thiết bị xử lý đất lớn nhất thế giới nói rằng: "Hàng ngày tôi đều nghe về những khó khăn trong việc đảm bảo tín dụng từ các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bảng cân đối kế toán của họ vẫn bị thâm hụt hoặc hồ sơ tín dụng của họ thay đổi khi các tiêu chuẩn bị thắt chặt".
Trong khi các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao vẫn có thể tiếp cận được nguồn vốn thì hầu hết các doanh nghiệp mới là thuộc các lĩnh vực truyền thống nơi nguồn vốn đã trở nên thắt chặt. Bà Swonk nói: "Chúng tôi phải hạ đòn bẩy nhưng con lắc vẫn đưa theo hướng khác. Điều này cản trở sự đổi mới tự phát - người Mỹ bắt đầu doanh nghiệp của họ trong các ga ra và sử dụng tín dụng cá nhân - mà chúng ta có trong nền kinh tế."
Các doanh nhân có tiềm năng tìm mua các công ty nhỏ có sẵn cũng đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo khoản vay. Mặc dù SBA đã đưa ra các khoản vay trị giá 30 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ, một số doanh nghiệp khởi nghiệp phàn nàn rằng các ngân hàng từ chối cho vay với những người không có hồ sơ thuế trong vòng 2 năm.
Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng giúp giải thích một câu đố lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế này - tại sao nhiều người không tự lập doanh nghiệp cho riêng mình. Suy thoái thường được coi là thách thức cho sự phục hồi. Các công nhỏ phá sản nhưng rất nhiều công ty mới ra đời khi các công nhân bị mất việc tạo ra việc làm cho chính mình.
Một chuỗi các công ty lớn của Mỹ đã vượt qua khỏi nghịch cảnh. Protect & Gamble, IBM, General Electric, General Motors, United Technologies, Hewlett-Packard và FedEx đều là những đứa trẻ trong những thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, lần này điều đó không xảy ra. Theo Cục thống kê lao động, vào tháng 8 năm 2008, 5,8 triệu người Mỹ làm việc cho công ty của chính mình và khoảng 10,3 triệu người khác tự làm chủ nhưng không thành lập công ty. Đến tháng 8 năm 2009, con số đó đã giảm tương ứng xuống còn 5,4 triệu và 10,1 triệu người. Tháng trước, con số này còn tồi tệ hơn, giảm xuống còn 5,2 triệu và 9,5 triệu người.
Khảo sát hàng tháng của NFIB về quan điểm kinh doanh thường xuyên cho thấy sự lo lắng đáng kể về gánh nặng của luật lệ. Việc các công ty phàn nàn về thuế và thói quan liêu không còn là mới nhưng các chủ doanh nghiệp nhỏ hơn cho biết gánh nặng luật lệ của họ đang tăng.
Tổng thống Obama đã thừa nhận điều này. Tuần trước, ông thừa nhận: "Có một số quy định và luật lệ đặt ra những gánh nặng không cần thiết trên vai các doanh nghiệp vào thời điểm mà họ khó có khả năng chịu đựng nhất" khi cho biết rằng chính quyền của ông đã đang xem xét lại các quy định. Ông sẽ cần phải nhanh chóng làm điều đó. Cuộc bầu cử tiếp theo chỉ còn hơn 1 năm và ông Obama cần phải khôi phục lại lòng tin trong các doanh nghiệp nhỏ trước khi ông có thể thay đổi nền kinh tế Mỹ từ tình hình rất xấu sang một tình hình tốt hơn.
Ông nói: "Chính phủ liên bang không chỉ gặp phải vấn đề về chi tiêu mà cả vấn đề lãng phí - nó đã lãng phí rất nhiều trong số các khoản chi tiêu của mình. Nếu họ lấy tiền kích thích kinh tế và cung cấp 100.000 USD trong đó cho mỗi chủ doanh nghiệp nhỏ, họ đã có thể có nhiều công việc hơn hiện nay".
Khi Tổng thống Barack Obama đến trường trung học Fort Hayes tại Columbus, Ohio, tuần trước để "bán" kế hoạch kích thích kinh tế 447 tỷ USD tới người dân Mỹ, thảm cảnh của các doanh nghiệp nhỏ ở vị trí hàng đầu trong tâm trí ông.
Ông nói, "Việc các công ty lớn có lợi nhuận bùng nổ trở lại cũng tốt. Chúng ta cũng muốn họ có thể thuê tuyển mọi người. Nhưng các công ty nhỏ hơn vẫn chưa trở lại. Vậy hãy để chúng tôi nói với Quốc Hội rằng thay vì chỉ nói đến việc giúp đỡ những người tạo ra việc làm của nước Mỹ, chúng ta hãy thực sự làm điều gì đó để giúp đỡ họ".



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VEF)

Bầu Kiên giàu cỡ nào?

Người ta có thể đặt câu hỏi: “Tại sao một nhân vật như ông Nguyễn Đức Kiên lại có thể tạo ra “chấn động xã hội” ở lĩnh vực được cho là “tay trái” như bóng đá trong khi tay phải lại là những lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng?

Nếu đưa vấn đề rằng: "Với một người có trong tay hàng ngàn tỷ đồng thì nói gì chẳng...có lý". Song, rất ít người đưa ra một câu trả lời cụ thể rằng: "bầu" Kiên giàu cỡ nào?
Một nhân vật bí ẩn
Một doanh nhân thành đạt, ít ai ngờ rằng ông Nguyễn Đức Kiên không xuất thân từ gia đình "vốn đã giàu".
Khi nhắc đền Kiên- ACB, rất nhiều cựu học sinh trường PTTH Cao Bá Quát - Gia Lâm - Hà Nội mới sực nhớ đến cậu bé béo, lùn, đen "trùi trũi" hay nghịch ngợm ở sân trường. Khi ấy Nguyễn Đức Kiên chỉ dưới 10 tuổi là con trai của "bộ đôi" giáo viên cực kỳ nổi tiếng ở trường Cao Bá Quát: thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Lung và cô Nga dạy văn. Thầy Lung với nhiều năm làm hiệu trưởng Cao Bá Quát là một nhà giáo nổi tiếng toàn Hà Nội, nhiều năm đoạt danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn nghành, các cựu học sinh của trường cho đến giờ còn nói với nhau: "Thầy Lung xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lao động". Còn với cô Nga, "được học văn cô Nga là vinh dự của cả đời người".




Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, được cho là có đôi mắt "cực kỳ giống mẹ" ánh lên sự thông minh và sắc sảo.
Có bố mẹ mẹ là giáo viên giỏi và nổi tiếng cả miền Bắc khi đó, nhưng ông Nguyễn Đức Kiên không theo nghề sư phạm, mà vào...quân đội. Trong cuộc "Hội nghị thượng đỉnh" giữa các ông bầu sau quả bom ở Lễ tổng kết VFF, ông bầu Nguyễn Đức Kiên bật mí "Tôi từng là người lính" khiến nhiều người giật mình.
Hóa ra, năm 17 tuổi, "bầu" Kiên đi lính thật nhưng là vào học tại trường Đại học kỹ thuật quân sự khóa 15 (B5- C 156- Đại đội 156). Một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay là ông Trương Gia Bình, nguyên chủ tịch HĐQT FPT cũng học trường này. Cho đến nay, các cựu học sinh C156 vẫn tự hào: "C156 là đơn vị du học sinh mà các thành viên là những tinh hoa của Việt Nam thế hệ bấy giờ".
Nguyễn Đức Kiên là một trong những tinh hoa ấy nhưng thay vì đi Nga, "bầu Kiên" được gửi đi học tại Hungary, tại trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté (Hungary)- ngành thông tin- một ngành rất mới và lạ lúc đó.
Bầu Kiên hay đánh con bentley tới sân Hàng Đẫy xem Hà Nội ACB thi đấu
Bầu Kiên hay đánh con bentley tới sân Hàng Đẫy xem Hà Nội ACB thi đấu.
Cuộc đời có nhiều bất ngờ. Bầu Kiên học quân sự, đi Hungary học ngành thông tin nhưng năm 1986 về nước, ông Nguyễn Đức Kiên về làm...cán bộ Tổng công ty dệt may- Bộ Thương mại.
Và cũng rất bất ngờ, năm 1994, Nguyễn Đức Kiên khi đó mới...30 tuổi đã trở thành Phó Chủ Tịch Hội Đồng sáng lập của ngân hàng Á Châu (ACB) - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bầu Kiên giàu cỡ nào?
Gói gọn trong hai từ :rất giàu và rất nhiều tay. Không ít người sẽ chóng mặt với bản lý lịch và những nơi ông Nguyễn Đức Kiên đã làm việc: Từ năm 1994 đến 2006: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh...
Đấy là căn cứ vào giấy tờ, có thể nói nó vẫn chưa phản ánh hết độ "giàu" của bầu Kiên.
Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của "bầu Kiên" được đánh giá là 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ một phần do giá cổ phiếu, phần sang nhượng cho người thân đứng tên. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoản 2000 tỷ đồng).
Điều thắc mắc là bầu Kiên gắn với ACB và được cho là nắm lượng cổ phiếu lớn đã rút khỏi bộ máy quản trị của Ngân hàng ACB. Theo cáo bạch 2010 của Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên không còn có tên trong Hội đồng quản trị.
Nhưng...
Thực sự thì cũng không nhiều người biết "bầu Kiên" nắm bao nhiêu ngân hàng cho đến khi chính ông bầu này tiết lộ bí mật là "cổ đông chính" của Ngân hàng Eximbank- đối tác đã tài trợ hàng năm cho V.League 30 tỷ đồng. Và cũng chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần của Kienlong Bank- nhà tài trợ của đội Kienlong Bank- Kiên Giang mới lên V.League.
Kienlong - theo nhiều nguồn tin...vỉa hè thì Ngân hàng này do ông bầu HN.ACB Nguyễn Đức Kiên và ông bầu HPHN Trần Đình Long (đứng thứ 4 trong số 100 người giàu nhất Việt Nam 2010 với tài sản là gần 3000 tỷ đồng) thành lập, Kiên Long là Nguyễn Đức Kiên + Trần Đình Long?
Sự giàu có không thể hiện ra bên ngoài, cho dù ông Nguyễn Đức Kiên hiện đang sở hữu một biệt thự vào loại đắt và đẹp nhất Hà Nội hiện nay, biệt thự ấy tọa lạc cạnh Hồ Tây, thuộc mảnh đất "kim cương" ở Hà Nội.
Và cũng không thể hiện ở chiếc siêu xe Bensly biển 56 mà ông Kiên để ở sân Hà Nội mỗi khi đến xem bóng đá.
Điều quan trọng chính là trọng lượng những câu nói và ý tưởng của ông Nguyễn Đức Kiên- người không chỉ quyết định sự sống còn của 1 CLB mà hoàn toàn có thể tạo ra áp lực với cả một giải đấu và cả bộ sậu VFF.


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VEF)

3P để trở thành doanh nhân


Thành công khi bước ra thương trường, mấu chốt chỉ gói gọn trong 3 yếu tố: Đam mê (Passion); Tiềm năng (Potential) và Dấu ấn cá nhân (Personality).
Nền tảng bên trong




Khi nghĩ đến khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh, các yếu tố thông thường mọi người sẽ nghĩ đến là tài chính, cơ hội, thị trường, nhân lực...
Thực tế, đây chỉ là những yếu tố bên ngoài. Quan trọng hơn cả của một doanh nghiệp là doanh nhân, người đứng đầu và người đứng đầu ấy, cần phải giải quyết được những đòi hỏi bên trong.
Nếu như marketing đòi hỏi phải có 7P, bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Khuyến mãi), Place (Phân phối), Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người), thì việc trở thành doanh nhân, theo tôi cần chỉ có 3 chữ P quan trọng để làm nên thành công.
Đầu tiên là Passion - đam mê. Đam mê ở đây không gói gọn nghĩa trong việc yêu thích công việc kinh doanh của mình mà rộng hơn, nghĩa là hiểu được nhu cầu của chính mình. Khi đã hiểu được nhu cầu bản thân, việc sẵn sàng đương đầu với khó khăn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Yếu tố cần thiết không kém là Potential - tiềm năng. Người làm doanh nhân cần phải biết điểm mạnh, yếu của bản thân để biết mình cần gì trong cuộc sống. Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, tự đứng một mình trên thương trường, tôi cho rằng, doanh nhân trẻ nên xem lại bản thân để tìm ra thế mạnh cũng như yếu điểm của bản thân mình.
Tất nhiên, mỗi người đều có nhiều điểm mạnh, yếu, điều quan trọng là phải biết nhìn thấy điểm mạnh cốt lõi thay vì liệt kê hàng loạt. Khi biết tiềm năng của bản thân sẽ xác định được đâu là cơ hội cho mình và cách để nắm bắt được cơ hội, phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Quan trọng hơn cả và cũng là yếu tố có thể kiểm soát được là Personality - tính cách. Sinh ra, mỗi con người là một tờ giấy trắng, nhưng quá trình lớn lên, môi trường sống sẽ là những mảng màu phết lên tờ giấy trắng ấy, ảnh hưởng và hình thành tính cách.
Đến khi trưởng thành, mỗi người sẽ thuộc một nhóm người. Người có lý tưởng, người thích giúp đỡ, người năng động, người của nghệ thuật, người có lý tưởng hòa bình, người suy tư... Mỗi tính cách sẽ có con đường đi riêng của mình.
Thành công là có được sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc viếng thăm của cơ hội. Biết mình thuộc dạng người nào sẽ giúp ích cho doanh nhân trong việc hoạch định tương lai.
Thành công phải có sự khác biệt
Có thể lấy ví dụ về điển hình khởi nghiệp của triệu phú Andy Ong, chủ nhân Học viện ERC. Xuất thân từ gia đình rất nghèo, đông con, 14 tuổi ông đã đi làm phụ bếp trong nhà hàng để có thể tiếp tục việc học tại Đại học Quốc gia Singapore.
Điều đặc biệt là trong mọi hoàn cảnh, Andy Ong không bao giờ nói từ bỏ. Ông cũng luôn dạy nhân viên của mình không bao giờ thôi hy vọng.
Tốt nghiệp đại học, ông trở thành quản lý biên tập của tạp chí Kế hoạch tài chính châu Á. Khi khủng hoảng kinh tế năm 1997 xảy ra, ông bị mất việc.
Năm 2002, ông được chính phủ được gợi ý việc làm trường học, giúp cho việc phát triển giáo dục. Xu hướng mở trường để thu hút nhân tài của Singapore thời điểm đó cũng là một yếu tố quan trọng.
Ông nhận thấy rằng, khi kinh tế khủng hoảng, không có nhiều việc làm sẽ phát sinh nhu cầu học nhiều hơn. Bên cạnh đó, những đối tượng có việc làm, cũng muốn tri thức cao hơn để giữ vị trí của mình. Từ nhu cầu củ thị trường, Andy Ong kiên trì khởi nghiệp và được thị trường đón nhận.
Điều đặc biệt ở Andy Ong là không bao giờ kinh doanh để kiếm tiền cho mình mà kiếm tiền cho nhà đầu tư trước, sau đó mới cho mình. Thành lập ERC vào năm 2005, Andy Org đặt ra mục tiêu là đào tạo doanh nhân nên những hoạt động kinh doanh của sinh viên được khuyến khích rất nhiều.
Đến nay ERC vẫn dành một nguồn quỹ lên đến 100.000 USD Singapore để giúp sinh viên khởi nghiệp kinh doanh. Trường không chỉ tập trung vào giáo dục mà còn phát triển đầu tư để sinh viên có thể nhìn thấy cụ thể kinh doanh là như thế nào. “Thành công sinh ra thành công” - cố gắng để thành công, nghĩa là chúng ta đang tiến đến sự hoàn hảo.
Câu chuyện khởi nghiệp của Andy Ong chỉ là một trong những ví dụ về khởi nghiệp trên thương trường. Thế nhưng, chung quy lại, phần lớn doanh nhân thành đạt đều hiểu khả năng của bản thân, đều mang trong lòng một đam mê.
Bởi đam mê là nền tảng để phát triển thế mạnh. Khác biệt trên thương trường có thể không lớn lao, cao siêu... nhưng khi sự khác biệt ấy là cái mà thị trường đang cần, sẽ chẳng ai có thể từ chối nó.

CASEY TAY - Giám đốc Khu vực Học viện ERC

SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

EBOOK Chuyện của chú gián và giải pháp tối ưu cho bạn - Craig Hovey (First News)


1.TÁC GIẢ: Craig Hovey






2.NỘI DUNG:

Không phải ngẫu nhiên mà Craig Hovey lấy con gián làm một trong hai nhân vật chính cho tác phẩm của mình. Nếu bạn biết rằng loài vật xuất hiện từ thời tiền sử này (trước khủng long khoàng 150 triệu năm và trước khi có tổ tiên chúng ta biết đứng thẳng và đi bằng hai chân khoảng … 300 triệu năm) có một bản năng sinh tồn mạnh mẽ, vượt qua mọi biến đổi khí hậu và địa chất khắc nghiệt nhất để sinh sôi nảy nở trên khắp mặt đất cho đến ngày nay, bạn sẽ hiểu vì sao tác giả lấy chú gián Gregory làm biểu tượng cho sức mạnh của tồn tại và bí quyết thành công trong cuốn sách.

"Chuyện của chú gián" là một câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc nói về cách thức ứng phó với thay đổi, cho dù đó là thay đổi trước công việc hay trong cuộc sống. Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng sớm, khi đó, Joseph, một quản lý cấp trung đang đau đầu với hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết, cả trong công việc lẫn tình cảm, bất ngờ nhìn thấy một con gián trên bàn làm việc của mình. Sau khi thương lượng để không bị giết, con gián đồng ý hướng dẫn Joseph mười "nguyên tắc của loài Gián" để giúp anh đạt được thành công như mong muốn. Dù nhận được sự giúp đỡ bất ngờ từ chú gián thông minh, nhưng bản thân Joseph cũng đã cố gắng rất nhiều để có được kết quả như mong đợi. Đây chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta: Mỗi người phải luôn nỗ lực cho mục tiêu mà mình đã đề ra, còn những yếu tố khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ khách quan mà thôi.

"Mười nguyên tắc của loài Gián đều liên quan đến một thách thức quan trọng nhất, đó là việc đương đầu với những biến cố của cuộc sống. Làm thế nào để có thể tồn tại được ở mọi nơi, trong mọi điều kiện cũng như tiếp tục phát triển và tiến hoá lâu dài trong khi những sinh vật thông minh hơn, mạnh mẽ hơn lại bị diệt vong? Đây là một vấn đề mà loài người các anh rất ít quan tâm đến". – Con gián nói.

Mười nguyên tắc mà chú gián thông minh mang đến cho nhân vật chính trong câu chuyện cũng chính là mười bài học cần thiết giúp chúng ta giải quyết những khó khăn trong công việc cũng như những khúc mắc trong quan hệ tình cảm.

Thành công không tự nhiên mà đến, nó là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó có sự nỗ lực không ngừng của bản thân mỗi người cùng với một chút may mắn. Với "Chuyện của chú gián", hy vọng bạn sẽ tìm thấy chìa khoá để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.



Nội dung sách gồm các chương chính như:

Chương 1: Bạn không có gì để sợ ngoại trừ chính bản thân mình

Chương 2: Bài học đầu tiên

Chương 3: Người bạn đồng hành

Chương 4: Biết cách lắng nghe tiếng nói của trái tim

Chương 5: Sức mạnh của một bông hoa

Chương 6: Hãy luôn là con gián cuối cùng tồn tại!

Chương 7: Một cuộc dạo chơi trong sân

Chương 8: Cơ hội từ những thử thách

Chương 9: Ngã rẽ

Chương 10: Thay đổi tầm nhìn

Chương 11: Bí mật trong túi khúc côn cầu

Chương 12: Hãy có đôi mắt sau lưng!

Chương 13: Cuộc gặp gỡ bên ngoài

Chương 14: Hãy hành động trong khi kẻ địch còn đang phân vân!

Chương 15: Một chuyến đi

Chương 16: Nghỉ ngơi để có sức khoẻ hành động

Chương 17: Chiến lược mới

Chương 18: Những thứ không huỷ diệt được bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.





3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri.com


Note: Đọc trước khi down

Tôi không cho không ai cái gì bao giờ

Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. 

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người Việt Nam đầu tiên vừa được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á.

Quyền lực thực sự trong tập đoàn

Thưa ông, câu chuyện làm giàu của ông đã vượt ra khỏi đất nước Việt Nam, ông được WSJ bình chọn là một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á. Ông đón nhận sự kiện này như thế nào?

Tôi vừa xuống sân bay, thì nghe anh em nói thông tin đó. Tôi chưa từng tiếp xúc với người của WSJ và cũng không biết họ bình chọn thế nào. Tuy nhiên, WSJ là tờ báo uy tín trên thế giới, nên việc tôi có tên trong danh sách bình chọn của họ quả là một thông tin tốt lành.

Ông nghĩ gì khi được chọn là doanh nhân có quyền lực?

Không biết họ có nói quá hay không. Quyền lực, theo cách hiểu của tôi là uy tín và sức mạnh kinh tế. Cả hai yếu tố này không tự dưng mà có. Trong hệ thống tập đoàn, tôi là người có quyền lực thật sự. Tôi chịu trách nhiệm chính trước hàng ngàn cổ đông và nhân viên. Tôi chấp nhận phản biện của cổ đông, của cấp dưới và đi đến quyết định cuối cùng vì quyền lợi của tập đoàn cũng như cá nhân tôi.

Ông là doanh nhân Việt Nam đầu tiên được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Ông có ngạc nhiên không?

Bất ngờ nhưng không ngạc nhiên vì, vươn ra thế giới là lộ trình của HAGL. Quan điểm tôi là nói ít, làm nhiều. Học sinh đi học, kết quả được đánh giá là có lên lớp hay không? Còn với doanh nghiệp, lợi nhuận là thước đo cho sự thành công.

Ông có thể chia sẻ cách mà HAGL đã “vượt bão”?

Tại sao thị trường bất động sản điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngột ngạt, bế tắc vì thiếu vốn nhưng chúng tôi không bị ảnh hưởng? Trong kinh doanh, nguồn vốn quan trọng nhất, có vốn là thắng. Trong khi chúng tôi không thiếu vốn. Cần thêm vốn, chúng tôi đủ uy tín để huy động vốn quốc tế mà không bị ràng buộc, áp lực bởi lãi suất cao của vốn vay trong nước.

Trước đây, chúng tôi xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm, tôi đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn và do chúng tôi không lệ thuộc vào vốn nên bất động sản của HAGL vẫn đứng vững và cạnh tranh về giá. Chúng tôi đang đi bằng 4 chân, bất động sản có yếu đi thì tôi vẫn vững 3 chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su.

Không bao giờ bỏ bóng đá

Trò chuyện với ông cách đây vài năm, tôi thấy ông rất hào hứng với bóng đá. Còn bây giờ, ông tỏ ra đặc biệt hào hứng với cây cao su?

Không hào hứng sao được khi HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia. Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch với lợi nhuận ước tính 450 triệu đô la/năm. Và không hào hứng sao được khi tôi trở về với công việc của một nông dân, là gốc gác của tôi. Có dạo, thấy tôi vắng, bạn bè hỏi đang ở đâu, tôi trả lời: Tôi đang ở rẫy. Mà tôi ở rẫy thật.

Hào hứng với cao su, thế ông có lạnh nhạt với bóng đá? Ông bình luận gì khi vừa rồi một số ông bầu rút ra khỏi cuộc chơi bóng đá?

Tình yêu bóng đá trong tôi vẫn cháy bỏng. Nhờ bóng đá, tôi mới có như ngày hôm nay nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá. Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, báo chí ở nước ngoài chạy tít lớn: Bầu Đức là ai? HAGL là ai mà dám mua cầu thủ Kiatisak? Hồi đó, họ chưa biết chúng tôi. Giờ thì đã biết. Bóng đá không làm ra lợi nhuận trực tiếp nhưng lợi nhuận gián tiếp thì không thể kể hết.

Hiện tại, tôi vẫn duy trì đội bóng nhưng đầu tư tổng lực thì không. Việc một số doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường bóng đá, tôi nghĩ họ hoàn toàn có lý. Một trận bóng đá tốn 3 tỷ bạc nhưng thu lại được gì khi sân bóng lưa thưa vài chục khán giả. Quản lý bóng đá VN mình chưa chuyên nghiệp.

Làm không phải vì tiền

Là ông chủ của tập đoàn kinh doanh đa ngành như vậy, ông bố trí thời gian làm việc thế nào?

Tôi làm việc bất kể giờ giấc, chỉ tính hết việc mà không tính hết giờ. Thời gian làm việc hầu như chiếm gần hết quỹ thời gian của tôi. Tôi làm việc bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu, trên đường ra sân bay, ngồi trên máy bay, khi ăn, khi ngủ.

Có ngày tôi bay vài chuyến, có ngày tôi có mặt ở 2-3 nước. Có những ngày, tôi triệu tập 3-4 cuộc họp quan trọng, quyết định những vấn đề có tính chiến lược. Lạ một điều, tôi chưa từng thấy mệt mỏi, chán nản về cả thể chất lẫn tinh thần.

Làm việc vất vả thế có phải vì ông quá đam mê kiếm tiền?

Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc.

Tôi không chơi ngông

Khi bình chọn ông là doanh nhân có quyền lực, WSJ có đề cập đến việc ông là người VN đầu tiên từ sau giải phóng sở hữu máy bay riêng. Ông có tự hào về điều này?

Tôi bỏ tiền túi sắm máy bay không phải vì tôi chơi ngông mà tôi có nhu cầu làm ăn thật sự. Với tài sản hiện có của tôi thì chiếc máy bay chỉ như một chiếc xe máy của một người có thu nhập bình thường. Mục đích của chiếc máy bay hay chiếc xe máy, suy cho cùng cũng như nhau, là phương tiện đi lại làm ăn.

Có thể nói, chiếc máy bay là phương tiện làm ăn tuyệt vời của tôi. Tôi có thể chủ động bay bất cứ lúc nào có nhu cầu. Ngồi với anh ở Sài Gòn vào giờ này, 5 giờ chiều nhưng có thể tối nay, tôi có mặt ở Gia Lai. Thậm chí, có mặt ở Lào!

Những lúc căng thẳng, ông có nhu cầu thư giãn chứ?

Hiện tại, tôi có hai cách thư giãn, đều tuyệt vời. Một là bay về phố núi Plâyku, ngồi xem cầu thủ nhí ở Học viện Bóng đá đá bóng. Các em đá vô tư, không toan tính. Hai là, tôi tự lái xe thăm vườn cao su.

Cách đây không lâu, ông có câu nói ấn tượng trên báo: “Tôi không cho không ai cái gì bao giờ”. Nhiều người ủng hộ câu nói của ông nhưng có người nói ông sòng phẳng quá?

“Tôi mới 50 tuổi, còn nhiều việc để làm và chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi. Tại sao các nước họ làm được mà mình không làm được? Tại sao nước người ta có tỷ phú đô la mà Việt Nam mình không có? Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế cũng phải giỏi”.

Tôi gốc nông dân, tôi nói thẳng nói thật. Trong cuộc sống, không ai giúp mình cả đời và cũng không ai muốn nợ người khác cả đời. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Đó thật sự là mối quan hệ bền vững.

Ông tự nhận là người ít học, nhưng có năng khiếu quản trị, biết xoay chuyển tình hình trong kinh doanh mà thành công. Giờ HAGL đã vươn ra khu vực, ông có cảm thấy chút bối rối nào khi điều hành công việc hay không?


Tôi không giấu dốt, không mắc cỡ khi học hỏi. Thành thật mà nói, tôi học nhiều người lắm, và copy thành tựu của nhiều người để tích lũy kiến thức riêng cho mình. Trước tôi còn cắp cặp đến các lớp tập huấn, tích lũy kiến thức, học hỏi kỹ năng, nhưng 15 năm nay, do không sắp xếp thời gian được nên tôi tự học theo cách của mình, có khi tôi đọc tài liệu suốt đêm.

Tôi học trường đời nhiều lắm và đây là bể học vô tận. Ví dụ, nói về lĩnh vực cao su, tôi không có bằng cấp gì nhưng kỹ sư nông nghiệp khi trao đổi với tôi cũng mệt mỏi đấy nhé.

Ông là linh hồn của tập đoàn, thế còn cấp dưới của ông?

Tôi là người cầm trịch nhưng dưới tôi là một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm huyết, lăn lộn với công việc thật sự và nếu không có họ thì không thành công như hôm nay. Tôi không có thuộc cấp com lê cà vạt. Chúng tôi chưa bao giờ đăng báo tuyển dụng nhân sự và nhân sự của tôi luôn ổn định.

Nói không ngoa, ít ai làm việc tại HAGL mà xin nghỉ việc vì bức xúc. Ví như nếu có, tôi sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý cán bộ quản lý trực tiếp có người nghỉ việc đó vì sao để xảy ra cơ sự. Có một đặc điểm tuyển dụng của HAGL, xem ra không khoa học lắm, đó là: Tuyển dụng nhân sự nhưng không đòi hỏi bằng cấp.

Cảm ơn ông.

Theo số liệu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, tính đến ngày 15-9-2011, tổng tài sản hiện có của tập đoàn HAGL là 23.108 tỷ đồng bao gồm nhiều dự án bất động sản, thủy điện, cao su, khai khoáng… trong nước và các Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Miến Điện.


Tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức chiếm gần 50% tổng tài sản của tập đoàn, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Đức còn sở hữu riêng một chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 trị giá gần 8 triệu USD.




SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VTC)