Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

5 bài học thú vị về khởi nghiệp

Nhiều người nghĩ rằng dấn thân vào thương trường đòi hỏi có hoài bão, đam mê, dám đương đầu với rủi ro. 


Nhưng vẫn có những người thành công mà cần điều đó.
1. Không cần đột phá
Trên thực tế, nhiều doanh nhân đã thành công khi chỉ cần thay đổi một đặc tính rất nhỏ của các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh hiện tại. Cinemex là ví dụ điển hình, họ đã rất thành công trong việc đưa hệ thống rạp chiếu phim đa màn hình từ Mỹ về Mexico. Nhà đồng sáng lập ra công ty này cho biết: “Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi dùng nước chanh thay vì bơ để cho vào bỏng ngô”. Chỉ nhờ có vậy, họ đã thay đổi được văn hóa xem phim rạp ở đây, thống trị hoàn toàn thị trường và tạo ra khoản lợi nhuận 300 triệu USD.
2. Không cần rủi ro
Khởi nghiệp thường đi kèm với nguy cơ mất tiền hoặc thất bại. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã có một vị trí với mức lương ổn định, thì vẫn còn nhiều rủi ro khác, như bị sa thải, gặp phải sếp kém cỏi hay chế độ đãi ngộ thấp.
Và một khi đã có quyết định kinh doanh, thì các doanh nhân sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro, một phần bằng cách hình thành các mối quan hệ hợp tác để phân tán rủi ro, đồng thời biến các động thái rủi ro cao trở nên ít nguy cơ hơn để có thời gian học hỏi và thích nghi dần dần.
Mary Gadams, nhà sáng lập RacingThePlanet ở Hong Kong, đã rất thành công trong việc tổ chức các sự kiện thể thao và siêu marathon thương mại. Bà sử dụng các tình nguyện viên, giữ chi phí cố định ở mức thấp, đưa nhiều sự kiện vào cùng một lúc và buộc người tham gia phải trả trước hàng nghìn USD, và đó chính là nguồn dự trữ tiền mặt lớn để bà tổ chức các sự kiện này.
3. Không cần theo đuổi những cơ hội
Cơ hội không phải là thứ có thể theo đuổi được. Thế nhưng phần lớn chúng ta lại cho rằng cơ hội là những chùm quả chín mọng trên giàn đang chờ được hái xuống. Trên thực tế, cơ hội là yếu tố chủ quan, và nó chỉ nảy sinh khi doanh nhân tin tưởng rằng họ đang nắm giữ một khả năng, thông tin hoặc tài sản đặc biệt nào đó.
Công ty tư vấn luật Clutch Group được hình thành từ chính kĩ năng bán hàng xuất sắc của Abhi Shahi. Kĩ năng này có được từ việc bán kinh thánh suốt thời sinh viên của anh. Chính nó đã giúp anh thuyết phục được các lãnh đạo của một số ngành công nghiệp hàng đầu hợp tác và đầu tư vào công ty của mình. Kết quả là ClutchGroup luôn được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý hàng đầu trên thị trường.
4. Không cần đam mê
Trung thành, nhiệt tình, chăm chỉ, kiên trì, có khả năng tập hợp mọi người – đúng là có cần thiết, thế nhưng còn đam mê thì sao? Đó là một thứ cảm xúc bóp méo và làm mờ mắt con người. Trên thực tế, công việc khó khăn nhất đối với một doanh nhân mới khởi nghiệp là làm sao để vừa hành động dứt khoát khi thấy có bất ổn vừa phải luôn tự phê bình bản thân và tiếp nhận kiến thức mới.
Gabriel Meron – nhà sáng lập Given Imaging đã đưa nhà sản xuất viên nang nội soi của Israel lên sàn Nasdaq năm 2001. Kể từ khi rời khỏi công việc kinh doanh tốt đẹp vào năm 2006, Meron đã hoạt động trong một lĩnh vực mới dựa trên một bài thử nghiệm đơn giản giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về động mạch vành. Rõ ràng ông đã bị thuyết phục rằng đây sẽ là một thành công lớn đáng để đầu tư tiền của và thời gian, và rõ ràng là còn có các cơ sở khoa học đảm bảo cho sự thành công của cuộc thử nghiệm nữa. Nhưng Meron biết rằng sẽ có rất nhiều điều bất ngờ, ông đã tuân theo các quy tắc của FDA để chứng minh hiệu quả của thí nghiệm, và ông biết rằng việc thương mại hóa một loại thuốc là cả một quá trình dài.
Luôn giữ một cái đầu lạnh, sáng suốt, kiên trì và điêu luyện là tất cả những gì có thể nói về Meron và phương pháp của ông. Đam mê không hề nằm trong nhóm đó. Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nhân chuẩn bị khởi nghiệp là hãy để lại đam mê của mình trong phòng ngủ, vén mành lên và để cho ánh nắng chói chang rọi sáng lên kế hoạch kinh doanh của bạn.
5. Kinh doanh không tốt cho sức khỏe
Mặc dù một cuộc bỏ phiếu gần đây cho thấy rằng 80% người dân Ba Lan nghĩ doanh nhân Ba Lan là những kẻ lừa đảo, thì trái lại, hình ảnh về các doanh nhân Mỹ lại là mẫu mực về trí tuệ, đạo đức và sức khỏe. Tuy nhiên, mặt tối của những vấn đề này chính là một phần không nhỏ các doanh nhân đang phải khổ sở với những niềm say mê thử thách, thành tựu và giải thưởng. Hậu quả là, họ càng ngày càng tìm đến những thử thách lớn hơn, và cứ thoát khỏi cái này là lại vướng vào một cái khác.
Bert Twaalfhoven, 45 tuổi và đã có tổng cộng 54 lần kinh doanh, phần lớn liên quan đến công nghiệp vũ trụ. Ông không hề nghèo, và tài sản thừa kế kếch xù của vợ chính là vốn cho ông kinh doanh lần đầu tiên, và do vậy, không phải ông làm những việc này vì tiền. Ông là một người đam mê kinh doanh. Nhưng nó nguy hiểm ở chỗ phần lớn người đam mê muốn lôi kéo nhiều người khác như mình nữa. Sau khi bán công ty cuối cùng của mình năm 2001, Bert tiếp quản Diễn đàn nghiên cứu khởi nghiệp châu Âu – một chương trình truyền bá sự đam mê kinh doanh trên khắp châu Âu thông qua giáo dục và cải cách chính trị.
Chúng ta càng tránh xa thứ gì đó, thì ta lại càng thấy nó đơn giản. Các nhà khởi nghiệp thực thụ biết rằng khởi nghiệp là một tập hợp các hoạt động và thái độ phức tạp thách thức tất cả những lời giải thích đơn giản. Do vậy, một quan điểm thực tế về khởi nghiệp thực sự là gì sẽ giúp tất cả chúng ta thành công trên lĩnh vực mà ta đã chọn. 


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
Theo Vnexpress)

Liệu có tồn tại "gen kinh doanh" không?

Tạp chí BusinessWeek.com mới đây đã tiến hành cuộc điều tra, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia xem liệu các doanh nhân tài năng là do bẩm sinh hay nhờ rèn luyện mà thành. Có lẽ tất cả chúng ta đều mong tìm ra lời giải cho câu hỏi này. 


Trở thành một doanh nhân tài năng có phải chỉ đơn giản là vấn đề thuộc di truyền bẩm sinh? Hay ngọn lửa kinh doanh là một cái gì đó có thể được thắp sáng? Rõ ràng, các phẩm chất như dám đương đầu với rủi ro, sự quyết tâm,... - những đặc điểm chung của nhiều chủ doanh nghiệp - là một phần trong chuỗi ADN của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chuyển những đặc tính di truyền đó thành khái niệm kinh doanh, cũng như chuyển khái niệm kinh doanh thành hành động thực tế. Vậy thì có phải các cá tính cố hữu của nhiều doanh nhân tài năng - tự tin, nghị lực, sáng suốt - có thể được học hỏi và trau dồi? Chúng có thể được hình thành theo thời gian?
Với ngày càng nhiều cá nhân đang tránh phải leo đầy đủ từng bậc thang kinh doanh để khởi sự công ty của riêng họ tại bất cứ độ tuổi nào, một câu hỏi được đặt ra cho nhiều “cây đại thụ” trong giới kinh doanh là: Các chủ công ty được “sinh ra” hay được “tạo thành”?
Frank Moss - giám đốc Media Lab tại Viện công nghệ Massachusetts, cựu CEO của hãng Tivoli Systems và là thành viên sáng lập công ty Stellar Computer và Infinity Pharmaceuticals:
Tôi cho rằng gen kinh doanh tồn tại ở trong ADN di truyền của tất cả mọi người. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều sinh ra với những kỹ năng trở thành doanh nhân thành đạt, nhưng chúng ta phải quên đi hành vi “né tránh rủi ro” (risk-averse) vốn trở thành một phần trong văn hóa của nhân loại trong một thế giới phát triển từ hơn 500 năm qua. Do các công nghệ thông tin và truyền thông đã lật đổ những rào cản trên, chúng ta sẽ thấy một vòng quay trọn vẹn khi mà hàng tỷ người trên thế giới đang và sẽ thể hiện các gen kinh doanh của họ.
Mark Veeder - đồng sáng lập, kiêm giám đốc sáng tạo của hãng Event Quest, New York, giám đốc điều hành hãng River Market, Barryville:
Tôi cho rằng các doanh nhân tài năng là hoàn toàn được “sinh ra”. Mặc dù những chương trình “đào tạo doanh nhân” đang tạo ra một ngành nghề phát đạt trên toàn thế giới, song tôi nghĩ rằng những chương trình đó chỉ cố gắng hệ thống hoá những gen di truyền có sẵn trong các cá nhân mà thôi. Cảm giác của tôi cho biết các doanh nhân tài năng là một sự phối kết hợp hoàn hảo, một sự pha trộn của tính sáng tạo, năng lực, tự tin, cá tính, nghị lực, trực giác và sinh lực.
Họ có một chỉ số EQ (Chỉ số cảm xúc - Emotional quotient) cao, còn chỉ số IQ (Chỉ số thông minh – Intellegence quotient) của họ không quan trọng - nó là lối sống, nó cố hữu trong mỗi người như một bản năng, chứ không phải là điều gì đó có thể khơi dậy hay dập tắt. Đôi lúc nó là điều tốt lành, nhưng cũng không ít lần nó là tai họa. Trong khi nhiều cá nhân là những người mơ mộng, giấc mơ của một doanh nhân thực thụ được chuyển thành hiện thực bởi vì các doanh nhân này luôn sáng tạo, luôn suy nghĩ về các ý tưởng, đánh giá các khả năng và cảm thấy phấn khích với một cái gì đó mới mẻ.
Steve Hindy, đồng sáng lập viên hãng bia Brooklyn Brewery và đồng tác giả cuốn sách “Beer School: Bottling Success at the Brooklyn Brewery” (Xây dựng thành công tại nhà máy bia Brooklyn)
Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều được sinh ra với những tia lửa kinh doanh ấp ủ, một định hướng để tạo ra cái gì đó - sản phẩm hay dịch vụ - để rồi họ thu về lợi ích, trang trải cuộc sống và tận hưởng niềm vui. Một vài người trong chúng ta đã thổi bùng tia lửa đó thành ngọn lửa rực sáng và thành lập nên một công ty kinh doanh. Sẽ là một sự thoả mãn cao độ khi sở hữu trong tay một công ty và cùng với thời gian điều này đang trở thành một phần của thế giới xung quanh bạn. Bằng việc ca tụng những phẩm chất doanh nhân cố hữu, bằng việc phân tích lại những kinh nghiệm doanh nhân và bằng việc nghiên cứu những chiến thắng của họ, các trường đào tạo kinh doanh hoàn toàn có thể nuôi dưỡng ngày một nhiều hơn các doanh nhân tài năng.
Trish Karter, chủ tịch kiêm sáng lập viên hãng bánh ngọt Dancing Deer Bakery tại Boston, Mỹ:
Tôi không thể trả lời được câu hỏi “bẩm sinh hay nuôi dưỡng” này trong thế giới doanh nhân. Nếu kiến thức và trực giác của một cá nhân không khiến anh ta/cô ta cảm thấy thoải mái khi đương đầu với rủi ro, vững chí trong những hoàn cảnh khó khăn thách thức, lạc quan về tương lai,... họ có thể không được tính vào danh sách các doanh nhân thành công.
Tôi không nghĩ rằng một doanh nhân nhất thiết phải là người suy nghĩ sáng tạo, nhưng những doanh nhân thành công thường có các bộ não linh hoạt và nhạy bén, thấy rõ nhiều sự khác biệt trên thế giới này - đây có lẽ chính là nơi mà gen kinh doanh trong mỗi cá nhân được phát huy.
Neal Thornberry - giám đốc bộ phận đào tạo kinh doanh Babson Executive Education tại trường đại học Babson College và là tác giả cuốn sách “Lead Like an Entrepreneur” (Lãnh đạo như một doanh nhân)
Câu trả lời thực tế là vừa có vừa không.
Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể đào tạo cho mọi người những kỹ năng kinh doanh cùng các suy nghĩ của một doanh nhân đích thực, nhưng việc đào tạo này cần đến những động cơ tiềm tàng trong bản thân họ và bao gồm khả năng tự nhận thức. Chúng tôi có thể đào tạo cho mọi người nhận ra những cơ hội kinh doanh mới và chúng tôi có thể dạy họ làm thế nào để phân biệt một ý tưởng tốt và một cơ hội tốt.
Trên thực tế, phần lớn những gì chúng tôi làm tại Babson là dạy cho sinh viên suy nghĩ và hành động như những doanh nhân thực thụ. Vì vậy, chúng tôi dạy cho sinh viên cách thức huy động vốn kinh doanh cho những ý tưởng của họ, cách thức đánh giá nhu cầu của thị trường, cách thức đánh giá hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro,.... Nhưng một niềm đam mê mà các doanh nhân phải có để biến ý tưởng và giấc mơ kinh doanh của họ thành hiện thực, đồng thời xây dựng thành công một công ty vững chắc là không thể dạy được. Và niềm đam mê chúng ta đang nói ở đây chính là gen di truyền.
Họ cần có tình yêu với công việc kinh doanh đầy vất vả hay học để yêu nó nếu trong tâm trí họ vẫn phảng phất đâu đó một sự kháng cự, bảo thủ. Tôi đã từng đào tạo rất nhiều người vốn không có bất cứ định hướng kinh doanh nào, nhưng rồi họ đã thay đổi hẳn khi được học hỏi về công việc kinh doanh tại nhà trường, cùng với thời gian họ trở thành các doanh nhân thành công.
Một yếu tố khác không dễ đào tạo và trau dồi chính là niềm tin rằng khả năng của mình có thể biến ý tưởng, biến giấc mơ thành hiện thực. Chúng ta thường thấy mọi người với những cơ hội trong tay, nhưng họ không đủ tự tin để đón nhận và tận dụng nó. Giáo dục sẽ phát huy hiệu quả vào lúc này, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là làm sao để xung quanh những doanh nhân tương lai này là những người có thể chia sẻ niềm cảm xúc của họ về các giấc mơ và ý tưởng.
Nói chung, lần đầu tiên tiếp xúc với một doanh nhân tài năng mà từ lâu bạn ngưỡng mộ thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn cảm thấy bất ngờ trước vẻ bề ngoài của họ. Những doanh nhân thành công có hình dáng cơ thể trông cũng rất giống như mọi người khác thôi. Chỉ có điều trong đủ mọi ngành nghề, các môi trường kinh doanh và những lĩnh vực đòi hỏi sự nỗ lực cao, họ đều có mặt. Và bạn sẽ tìm thấy nhiều gen di truyền đặc biệt ở những con người ấy, họ luôn tìm kiếm những mục tiêu lớn lao để làm, để nếm trải và để đạt đến. Song, trở thành một doanh nhân thành công là một con đường lâu dài. Và không phải ai cũng có được thành công. Trên con đường đó, bên cạnh yếu tố gen di truyền, tất cả đều đấu tranh kiên cường và không ngừng học hỏi để có được kết quả như mong đợi.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Businessweek/Bwportal)

Thủa ban đầu của các công ty nổi tiếng

Bất kỳ cửa hàng nào của A&F cũng được trang trí bằng người mẫu thật, rực rỡ với ánh đèn mờ ảo và tiếng nhạc vô cùng lớn (nhạc ở đây được vặn to đến 90 decibel). Nhà bán lẻ quần áo cho thanh thiếu niên Mỹ này nổi tiếng với những hoạt động marketing đầy tranh cãi (người mẫu teen bán nuy) và những câu slogan trên áo rất hớ hênh (“tất cả người dân Tây Virginia đều là họ hàng của nhau” – ám chỉ sự loạn luân). 

Bạn có biết Nokia từng sản xuất ủng cao su hay Gucci? Từ Nokia, Sony, IBM cho đến Gucci, Ferrrari đều trải qua giai đoạn đầu gian khó trước khi trở thành những tên tuổi được nhiều người ngưỡng mộ.

1. Nokia
Nhắc đến Nokia, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến điện thoại di động, thế nhưng, bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết Nokia ban đầu chỉ là một công ty sản xuất bột giấy ở miền bắc Phần Lan. Sau đó, năm 1898, Nokia lại chuyển sang ngành công nghiệp cao su, và thậm chí làm cả ủng cao su nữa. Mãi cho đến tận năm 1968, họ mới gia nhập thị trường di động.
2. Abercrombie & Fitch
Bất kỳ cửa hàng nào của A&F cũng được trang trí bằng người mẫu thật, rực rỡ với ánh đèn mờ ảo và tiếng nhạc vô cùng lớn (nhạc ở đây được vặn to đến 90 decibel). Nhà bán lẻ quần áo cho thanh thiếu niên Mỹ này nổi tiếng với những hoạt động marketing đầy tranh cãi (người mẫu teen bán nuy) và những câu slogan trên áo rất hớ hênh (“tất cả người dân Tây Virginia đều là họ hàng của nhau” – ám chỉ sự loạn luân). 

Một cửa hàng của A&F với 2 người mẫu thật
Tuy nhiên, khi mới thành lập năm 1892, A&F khác xa so với bây giờ. Khách hàng mà họ nhắm đến là những người thợ săn, người đi câu và người thích các hoạt động mạo hiểm. Và do vậy, các gian hàng của họ cũng chỉ toàn lều, cần câu và dụng cụ đi săn thay vì các bộ quần áo thời thượng như hiện nay.
3. Nintendo
Công ty đa quốc gia này có trụ sở tại Nhật Bản, và cũng như Nokia hay Abercrombie & Fitch, Nintendo ban đầu không phải là một công ty trò chơi. Trước khi đến với Wii và Super Mario Bros., Nintendo sản xuất các bộ bài. Nintendo Koppai thành lập năm 1889 và sản xuất bài từ vỏ cây dâu tằm và từng có thời điểm, họ thống trị cả thị trường. Nintendo cũng từng thất bại trong hàng loạt các lĩnh vực như taxi, đồ ăn và khách sạn trước khi thành công với việc sản xuất trò chơi vào những năm 1980.
4. Gucci
Ngày nay, Gucci có lẽ rất nổi tiếng về các sản phẩm túi xách cao cấp, tuy nhiên năm 1921, nó chỉ là một cửa hàng gia đình bán yên ngựa ở Florence, Italia. Họ chỉ tập trung vào các đồ da cho những người cưỡi ngựa như: Yên, ủng, găng tay và túi yên.
5. Hasbro
Năm 1926, ba anh em Henry, Hilal và Herman Hassenfeld bắt đầu làm vỏ cho các hộp đựng bút chì và sản phẩm này rất được ưa chuộng vào thời kì ấy. Sau đó, họ đã thành lập công ty Hassenfeld Brothers. Trong cuộc Đại suy thoái, họ đạt doanh thu hàng năm là 500.000 USD cho việc bán hộp bút chì và túi vải có khóa chứa các dụng cụ học tập. Năm 1935, họ bắt đầu làm cả bút chì và mãi đến cuối những năm 1930 mới sản xuất đồ chơi – lúc đó cũng chỉ là một nhánh mở rộng của bộ phận làm dụng cụ học tập. Hai loại đồ chơi được ra mắt đầu tiên là sáp nặn và bộ dụng cụ bác sĩ.
6. Ferrari

Người sáng lập Ferrari từng là tay đua ôtô chuyên nghiệp.
Vào năm lên 10, Enzo Ferrari đã có niềm đam mê đua xe. Và ở tuổi 20, ông đã trở thành người lái xe thử nghiệm cho một công ty sản xuất xe nhỏ. Không lâu sau đó, ông trở thành tay đua ôtô chuyên nghiệp. Vào năm 1929, ông thành lập đội đua Scuderia Ferrari. Nhưng mãi cho đến tận cuối những năm 1945, Enzo mới bắt đầu thiết kế chiếc xe thể thao Ferrari đầu tiên.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VnExpress)

Tỷ phú Amancio Ortega: Từ “tay trắng” đến “chinh phục cả thế giới”

Từ một xưởng may tại ở xứ Galicia hẻo lánh, “con người bí ẩn” Amancio Ortega đã chinh phục cả thế giới bằng đế chế bán lẻ Inditex.

Từ một xưởng may tại ở xứ Galicia hẻo lánh, “con người bí ẩn” Amancio Ortega đã chinh phục cả thế giới bằng đế chế bán lẻ Inditex.


Theo bình chọn của tạp chí Forbes, Amancio Ortega hiện là người giàu nhất Tây Ban Nha và đứng thứ 7 thế giới về tổng tài sản, ước tính vào khoảng 22 tỷ euro (31 tỷ USD).

Xuất thân là con trai của một nhân viên đường sắt, rời trường học từ năm 13 tuổi và đến làm việc tại một cửa hàng bán quần áo tại thành phố La Coruna, chỉ 4 năm sau, ông đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Đến năm 1975, ông mở cửa hàng đầu tiên mang tên Zara tại thành phố La Coruna. Sau đó, ông mở rộng công việc kinh doanh sang Bồ Đào Nha vào năm 1988, Mỹ vào năm 1989 và Pháp năm 1990.

Thương hiệu Zara "át chủ bài"

Tuy nhiên, giới truyền thông Tây Ban Nha vẫn rất khó khăn để có được bất kỳ câu chuyện nào về nhà tỷ phú này và ông không bao giờ nhận trả lời phỏng vấn. Trong nhiều năm, không ai biết “chân dung” của ông và người ta chỉ được biết con người tài hoa này khi ông đồng ý cung cấp một bức ảnh chính thức vào thời điểm Inditex niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán năm 2001.

Trả lời Covadonga O'Shea, nhà báo duy nhất được tiếp xúc với Ortega, để viết tiểu sử về nhà tỷ phú này cho biết: “Trên đường phố, tôi chỉ muốn những người thân trong gia đình, bạn bè và cộng sự nhận ra tôi mà thôi”.

Hiện tập đoàn Inditex của Amancio Ortega đang là nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới, với các thương hiệu nổi tiếng như Zara, Bershka hay Massimo Dutti. Trong năm 2010, tập đoàn này đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu với mức lợi nhuận tăng 30% đạt 1,7 tỷ euro. Quý I/2011, lợi nhuận ròng của Inditex đạt 332 triệu euro, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến nay, Inditex đã có hơn 5.000 cửa hàng tại 78 quốc gia và hơn 100.000 nhân viên.
Một trong 5.000 cửa hàng ở 78 quốc gia của Inditex trên thế giới

Đẹp, rẻ và hợp mốt được coi là ba yếu tố tạo nên sự thành công kỳ diệu của Zara cũng như nhiều thương hiệu khác của Inditex. Mô hình kinh doanh của Inditex là một mô hình khép kín từ khảo sát, thiết kế, sản xuất cho đến bán lẻ trực tiếp. Mô hình này đã góp phần đáng kể giúp Ortega loại bỏ các chi phí trung gian khác và giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, trên 50% sản phẩm của Inditex được sản xuất tại châu Âu và Marocco, trong khi gần như tất cả các nhà sản xuất hàng dệt may nổi tiếng châu Âu đều chuyển sang sản xuất tại châu Á hoặc ít nhất là châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Ortega chỉ duy trì các xưởng sản xuất ở những vùng tương đối kém phát triển, để có được chi phí sản xuất thấp.

Ngoài ra, Ortega quyết định việc thiết kế được thực hiện tại ngay “đại bản doanh” của tập đoàn ở vùng Galicia. Tại đây, Inditex có cả một trung tâm thiết kế mẫu với 600 nhà thiết kế. Mỗi ngày có tới hàng trăm mẫu mã mới được ra đời. Mỗi tuần, 40% hàng hóa tại hệ thống các cửa hàng của Inditex lại được thay mới. Vì vậy, đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi mẫu mã quần áo đã trở thành lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Inditex. Đa số khách hàng đều có cảm giác mất mát, thiếu hụt gì đó nếu như mỗi tuần không ghé qua các cửa hàng thời trang Zara một đến hai lần. Đây được coi là giá trị thương hiệu vô cùng to lớn mà Amancio Ortega gây dựng nên.

Nhà báo O'Shea cho biết mô hình kinh doanh của tỷ phú Ortega có tính chất sáng tạo đến nỗi nhiều nhà  nghiên cứu tại Đại học Havard và một số đối thủ cạnh tranh đã “sao chép” mô hình này.


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
Theo Tầm nhìn

Thành công đến từ đam mê

Giữa tháng 7, nhân một cuộc thi của những tay pha chế rượu xuất sắc toàn cầu ở Ấn Độ, ông Rudy Paoli, Tổng giám đốc toàn cầu, ngành hàng Diageo Reserve, đã chia sẻ với Doanh Nhân những thông tin thú vị về cuộc sống và công việc của mình.
Ông Rudi Paoli, Giám đốc toàn cầu ngành hàng Diageo Reserve: “Tôi có nhiều đam mê và thành công nhờ đam mê”
Giản dị và chân thành, vị Tổng giám đốc toàn cầu ngành hàng Diageo Reserve, ông Rudy Paoli, vẫn có thời gian nói về những đam mê, những trải nghiệm cuộc sống vừa riêng tư, vừa là điển hình cho những mẫu hình “sếp” lớn của các công ty toàn cầu.
- Thưa ông, là một sếp lớn của một tập đoàn nổi tiếng, ông thường thức dậy lúc mấy giờ? Và mấy giờ ông đi ngủ?
Tôi thường dậy vào 6:30 và ngủ lúc 10:30 tối. Cũng có khi sẽ ngủ muộn hơn khi có những việc cần làm.
- Nếu có 3 thứ mà ông luôn luôn mang theo bên người thì đó là những thứ nào?
Laptop, điện thoại BlackBerry và đồ sạc pin! Không có những thứ này tôi như bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới.
- Trung bình ông làm việc một tuần bao nhiêu giờ?
Ồ, rất khó nói. Tôi có thể làm việc khi ở nhà, khi đi du lịch. Thời gian của tôi rất linh hoạt, tùy hoàn cảnh. Với công nghệ ngày càng tiện ích, tôi có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi.
- Khi ở chỗ làm, việc đầu tiên mà ông làm trong ngày là gì?
45 phút đầu tiên trong ngày tôi dành thời gian để suy nghĩ. Suy nghĩ về mọi thứ tôi sẽ làm, những điều quan trọng phải giải quyết.
- Ông có nhớ công việc đầu tiên của ông là gì? Và khi đó mức lương của ông là bao nhiêu?
À, đó là khi tôi mới ra trường. Lúc đó tôi 24 tuổi và làm cho một chương trình truyền hình ở Lebanon. Trước đó tôi đã làm việc không lương 6 tháng. Lương khởi sự của tôi là 175 USD/tháng.
- Còn khi nào thì ông trở thành Managing Director toàn cầu (ngành hàng Reserve) của tập đoàn Diageo?
Năm tôi 36 tuổi. Ồ, bây giờ tôi đã 39 rồi. Nhanh quá nhỉ!
- Nếu có 50 từ (hoặc có thể ít hơn) để nói về bí quyết thành công của ông thì đó là điều gì?
Tôi có nhiều đam mê và thành công nhờ đam mê. Ngay từ nhỏ tôi thích được khám phá và chỉ làm những điều tôi thích. Tôi mê vẽ tranh, thích đi đây đó… Tôi say mê với những việc tôi làm và tôi dành nhiều thời gian cho nó. Tôi đọc sách, nghiên cứu để tìm ra lời giải cho vấn đề. Tôi cũng tận hưởng cuộc sống và thích thú với công việc mình làm. Tôi nghĩ rằng bí quyết thành công chính là sự đam mê. Một khi đam mê bạn sẽ có nhiều cảm hứng để làm việc và cố gắng hết sức để đạt được thành công.
- Sở thích của ông là gì?
Hồi nhỏ tôi thích vẽ tranh, đi du lịch, bây giờ là chụp hình. Tôi thích khám phá, chụp ảnh những gương mặt khác nhau của cuộc sống.
- Quyển sách mà ông thích nhất là quyển nào?
L’ Alchimiste, của tác giả Paolo Coelho. Cuốn sách nói về Santiago, một người chăn cừu trẻđi tìm kho báu chôn dưới chân kim tự tháp. Nơi sa mạc, Santiago được khai tâm bởi một nhà luyện kim, anh ta học cách lắng nghe con tim, nhận biết những dấu hiệu của số phận và trên tất cả là bắt đầu thực hiện giấc mơ của mình. Đó là cuốn truyện ngắn mang màu sắc triết học. Bạn nên đọc nó, rất thú vị.
- Điều gì làm cho ông cảm thấy hạnh phúc?
Tôi thấy mình hạnh phúc vì làm việc với mọi người, mang lại cảm hứng cho nhiều người, cùng chia sẻ niềm vui với nhau, giống như thông điệp mà thương hiệu chúng tôi đang gửi tới cho khách hàng.
- Vậy có điều gì hoặc thói quen gì ở người khác mà ông không thích?
Nói dối. Tôi không thích người nào đó không chân thành. Họ nói dối một lần, sẽ có lần thứ 2, 3, 4… và những người như vậy sẽ không bao giờ làm tôi tin tưởng được.
- Xin cảm ơn ông!


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
Theo Diễn đàn doanh nhân

Giải tỏa nỗi sợ…sếp

Vì sếp là người có quyền lực và tác động rất lớn tới sự nghiệp cũng như cuộc sống công sở của cấp dưới nên nhiều nhân viên sẽ lo lắng, thậm chí sợ sệt khi đứng trước sếp. Để giải tỏa nỗi sợ này, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau:

Sự thoải mái trong mối quan hệ bắt nguồn từ những điều thân thuộc.
Chủ động nói chuyện với sếp
  "Thay vì thụ động chờ đợi sếp nói chuyện và cho biết bạn phải làm những gì, hãy chủ động hỏi sếp mình nên sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc ra sao. Bạn nên đặt ra những câu hỏi và yêu cầu cụ thể để đảm bảo mình hiểu đúng ý sếp", Lynne Eisaguirre, một chuyên gia về công sở và tác giả cuốn sách Những cuộc nói chuyện căng thẳng với sếp, đưa ra lời khuyên.
Luyện tập
Bạn có thể luyện tập cách phản ứng trước những tình huống và câu hỏi của sếp khiến bạn lo lắng. Một khi đã quen, bạn sẽ thấy tự nhiên và thoải mái hơn khi nói chuyện với sếp. Tất nhiên là bạn không thể biết trước tất cả tình huống cụ thể khiến mình phải toát mồ hôi khi đứng trước sếp nhưng luyện tập giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.
Không nói xấu sếp
Nói xấu sếp không chỉ là hành động kém chuyên nghiệp mà còn khiến bạn càng thêm sợ sếp. Tốt nhất, bạn không nên nói xấu sau lưng sếp dưới bất cứ hình thức nào, kể cả trên blog hay trang mạng xã hội riêng.
Tìm hiểu về sếp
Sự thoải mái trong mối quan hệ bắt nguồn từ những điều thân thuộc. Do đó, bạn nên dành chút thời gian ngoài công sở để làm thân với sếp. Bạn có thể đi ăn trưa cùng sếp hay rủ sếp đi uống cà phê. Những khoảng thời gian thân mật như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn về con người sếp, về giá trị hay nỗi lo lắng cũng như cuộc sống riêng của sếp. Hãy dũng cảm đến chỗ sếp và bắt đầu một cuộc nói chuyện cởi mở với anh/cô ấy.
Coi sếp là người cố vấn
Sếp có thể cung cấp những thông tin quan trọng cũng như những lời khuyên hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Điều quan trọng là bạn phải biết cách khai thác. Bạn có thể mạnh dạn tới chỗ sếp và thảo luận với anh/cô ấy về những vấn đề trong sự nghiệp của mình. Những người giàu kinh nghiệm và quyền lực như sếp rất thích được chia sẻ lời khuyên cũng như đóng vai trò cố vấn cho người khác.
Hoàn thành xuất sắc công việc của mình
Lời khuyên đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất để trị "chứng" sợ sếp: trở thành một nhân viên xuất sắc. Hãy làm việc chăm chỉ và hoàn thành tốt phần việc của mình. Bạn sẽ có sự tự tin và không run sợ trước bất cứ tình huống nào, kể cả với sếp. Nhưng lưu ý rằng đừng biến sự tự tin thành tự kiêu, nếu không bạn sẽ đánh mất niềm tin của sếp cũng như những người khác.







SÁCH DOANH TRÍ's Blog
Nguồn DÂN TRÍ

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

8 tỷ phú có thể kế cận Bill Gates

Họ đều là những doanh nhân dưới 40 tuổi, thành đạt trong lĩnh vực công nghệ, được Forbes dự đoán sẽ tiếp tục gặt hái thành công và có khả năng đuổi kịp tỷ phú Microsoft Bill Gates trong tương lai.
Ông chủ trẻ của mạng xã hội Facebook.
1. Mark Zuckerberg
Tài sản: 2 tỷ USD
Tuổi: 25
Zuckerberg bắt đầu xây dựng mạng xã hội Facebook vào đầu năm 2004, khi còn là sinh viên năm hai đại học Harvard. Khi nhận được tài trợ cho Facebook từ người đồng sáng lập PayPal Peter Thiel, Zuckerberg quyết định bỏ học giữa chừng. 2007, Facebook bán cổ phần cho Microsoft và được định giá 15 tỷ USD. Ông chủ trẻ của nó bước chân vào hàng tỷ phú thế giới kể từ 2008. Tài sản của Zuckerberg hao hụt đôi chút trong cuộc khủng hoảng kinh tế tuy nhiên anh sớm trở lại danh sách tỷ phú thế giới vào mùa thu năm ngoái. Hiện Facebook có 350 triệu người dùng và có giá trị khoảng 11 tỷ USD vào tháng 12 năm ngoái.
2. Yoshikazu Tanaka
Tanaka là tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á, đang điều hành mạng xã hội Gree. Ảnh: Makoto Ishida
Tài sản: 1,6 tỷ USD
Tuổi: 32
Là tỷ phú tự thân trẻ thứ hai thế giới, sau Mark Zuckerberg, Tanaka cũng thành danh nhờ phát triển mạng xã hội. Anh khởi nghiệp tại Sony, sau đó làm việc cho tỷ phú Hiroshi Mikitani - người kinh doanh trang mua bán online Rakuten. Đến 2004, Tanaka quyết ra làm riêng và xây dựng mạng xã hội Gree. Gần đây, anh đã chuyển hướng phát triển sang mảng mobile game để cạnh tranh tốt hơn. Năm ngoái, cổ phiếu Gree tăng giá gấp đôi, giúp Tanaka trở thành tỷ phú đôla.
3. Sergey Brin
Sergey Brin là người nhập cư gốc Nga.Tài sản:
Tài sản: 15,3 tỷ USD
Tuổi: 36

Brin cùng bạn học Larry Page bỏ giữa chừng khi đang làm luận văn tiến sĩ về khoa học máy tính tại trường Stanford vào năm 1998 để bắt tay xây dựng Google trong garage của một người bạn. Google phát triển nhanh chóng từ một công cụ tìm kiếm sang những lĩnh vực mới như e-mail, tin tức, trình duyệt, thiết bị phần cứng và giờ đây có doanh thu 22,7 tỷ USD một năm. Brin trở thành tỷ phú vào năm 2004, khi Google bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn. Sản phẩm điện thoại di động đầu tiên của Google - chiếc Nexus One ra mắt công chúng tháng một. Gần đây công ty đang tính chuyện rút khỏi Trung Quốc sau một số vụ tấn công cơ sở dữ liệu. Giá cổ phiếu Google tăng 85% trong năm 2009.
4. Chen Tianqiao
Tài sản: 1,3 tỷ USD
Tuổi: 36
Tốt nghiệp Đại học Fudan, Chen làm việc cho một công ty đầu tư đến 1999 rồi chuyển ra ngoài cùng vợ và anh trai lập lập công ty Shanda Interactive Entertainment chuyên kinh doanh dịch vụ giải trí theo yêu cầu. Sau này, Shanda mở rộng sang kinh doanh nội dung trên internet, trong đó có game online, văn học. Shanda Games, một công ty con của Shanda Interactive, lên sàn năm 2009 và gần đây tuyên bố mua lại Goldcool Games (ở Thượng Hải) và Mochi Media (tại San Francisco).
5. Larry Page
Larry Page là đồng sáng lập của Google, cùng Sergey Brin
Tài sản: 15,3 tỷ USD
Tuổi: 37
Cũng như Brin, Page bỏ giữa chừng chương trình tiến sĩ khoa học về máy tính tại trường Stanford để xây dựng công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Anh trở thành tỷ phú khi Google lên sàn vào năm 2004. Page đã kết hôn với người bạn cùng trường vào tháng 12/2007, 7 tháng sau khi Sergey Brin lập gia đình.
6. William Ding
William Ding nằm trong Top 10 tỷ phú trẻ năm 2009
Tài sản: 2,25 tỷ USD
Tuổi: 38
Năm 1997, Ding khai sinh ra công ty công nghệ thông tin hàng đầu Trung Quốc NetEase và phát triển mạnh công cụ tìm kiếm cũng như dịch vụ email miễn phí. Năm 2000, Ding đưa NetEase niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ nhưng đến 2001 công ty bị hủy niêm yết trong 4 tháng vì chậm nộp báo cáo tài chính. Sau cú vấp váp này, công ty nhanh chóng hồi phục và đến 2003, Ding nhanh chóng trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
Ngày nay, NetEase được nhắc tới nhiều qua những game ăn khách như Fantasy Westward Journey. Công ty cũng phân phối một số game nổi tiếng của Blizzard Entertainment như StarCraft II hay World of Warcraft.
7. Ma Huateng
Ông chủ của mạng xã hội online QQ.
Tài sản: 3,8 tỷ USD
Tuổi: 38
Ma bắt đầu xây dựng Công ty Tencent năm 1998 với người bạn có tên Zhang Zhidong. Tổng giám đốc Ma quyết định đưa công ty lên sàn năm 2004 và trở thành tỷ phú 3 năm sau đó. Ngày nay, Tencent còn nổi tiếng với việc cung cấp công cụ chatting hay game online. Trang QQ.com của Tencent hiện là web có số lượng người truy cập lớn thứ 10 thế giới, theo thống kê của Alexa. Cơ hội với Tencent còn lớn hơn nếu Google quyết dứt áo rời Trung Quốc sau scandal tấn công cơ sở dữ liệu.
8. Zhang Zhidong
Tài sản: 1,4 tỷ USD
Tuổi: 38
Zhang cùng Ma Huateng lập ra Tencent vào năm 1998 và nhưng đến 1999 mới trở thành nhân sự chính thức trong công ty. Trước khi về với Tencent, Zhang làm việc tại Liming Network Group chuyên về phần mềm và nghiên cứu, phát triển các ứng dụng mạng Internet. Với 12 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông và Internet, Zhang được bổ nhiệm là Giám đốc công nghệ (CTO) và mới trở thành tỷ phú trong năm 2009.



 SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VnExpress)

EBOOK Luật lao động

1.TÁC GIẢ: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam







2.NỘI DUNG:





Chương I - Những quy định chung
Chương II - Việc làm
Chương III - Học nghề
Chương IV - Hợp đồng lao động
Chương V - Thỏa ước lao động tập thể
Chương VI - Tiền lương
Chương VII - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chương VIII - Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Chương IX - An toàn lao động, vệ sinh lao động
Chương X - Những quy định riêng đối với lao động nữ
Chương XI - Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác
Chương XII - Bảo hiểm xã hội
Chương XIII - Công đoàn
Chương XIV - Giải quyết tranh chấp lao động
Chương XV - Quản lý nhà nước về lao động
Chương XVI - Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động



3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Đại gia...bít tất

Một chiếc bít tất chỉ là một chiếc bít tất, điều này có đúng không? Bạn đừng bao giờ đặt câu hỏi đó với Jim Throneburg, người đàn ông 68 tuổi, có biệt danh “Sấm Sét” này đã sản xuất ra những chiếc tất thể thao nổi tiếng thế giới.
Những đôi tất của Throneburg, còn gọi là Thorlos, được sản xuất bằng loại sợi vải độc quyền và được dệt theo cách thức đặc biệt để có thể hấp thu lực dồn của bàn chân lên cẳng chân khi vận động viên chạy trên bề mặt cứng hay trượt trên tuyết. Các khách hàng sẵn sàng bỏ ra 11 đôla để mua một đôi bít tất Thorlos trong khi giá của các nhãn hiệu tất khác chỉ vào khoảng 3,5 đôla.

Throneburg dành nhiều triệu đôla để nghiên cứu công nghệ sản xuất những đôi tất đó, ông sở hữu tất cả 50 nhãn hiệu và 20 bằng sáng chế. Những nhãn hiệu và bằng sáng chế này sẽ ngăn chặn các công ty cạnh tranh làm nhái dù chỉ là màu sắc của sợi vải trên cổ tất, họa tiết, hay cách đóng gói… Throneburg đã tự đổi mới mình và chiến thắng trong cuộc chơi quật ngã rất nhiều công ty dệt kim khác.
Throneburg đã xây dựng một công ty với 360 nhân viên, doanh số 40 triệu đôla từ một loại sản phẩm mà không một ai có thể liên hệ với từ cách tân như thế nào? Có lẽ từ này sẽ làm bạn nhớ đến những cái tên như Edison, Ford, Gutenberg và Gates nhiều hơn. Tuy vậy, phần lớn những ý tưởng cách tân trên thế giới này lại xảy ra khi ai đó nhìn một sản phẩm hay dịch vụ có sẵn theo một cách hoàn toàn khác. Ray Kroc không phải là người phát minh ra bánh hamburger, nhưng là người thai nghén một hệ thống cực kỳ cách tân và nhờ đó một trong những thành công vĩ đại bậc nhất trong hoạt động kinh doanh của thế kỷ XX đã ra đời. Tương tự, Charles Schwab biến đổi cả ngành công nghiệp môi giới, và Howard Shultz của tập đoàn Starbucks thay đổi cả cách mà chúng ta cảm nhận về một tách cà phê, chứ chưa nói gì đến số tiền ta sẵn sàng trả cho nó.
THOR-LO khởi sự là nhà máy dệt kim Thorneburg, một “cơ sở dệt thô” được Lewis và Mattie Thorneburg, bố mẹ của Jim thành lập năm 1951. Mattie là thợ dệt còn Lewis là thợ máy. Họ đã tiết kiệm trong rất nhiều năm mới đủ sức gây dựng cơ sở dệt của riêng mình. Nhà máy dệt kim Thorneburg sản xuất các loại tất chưa hoàn thiện, sau đó gửi chúng tới một nhà máy khác để hoàn thành nốt, rồi mới đưa ra thị trường. Họ xây khu nhà xưởng kiên cố nối liền với ngôi nhà khiêm tốn của mình và được bạn bè đồng nghiệp ở Bắc Carolina giúp đỡ thành lập và điều hành công ty. Theo lời Jim, đó là một cách để “thoát khỏi thế giới tập đoàn”. Ông cũng đã đổi họ Thorneburg ban đầu của mình thành Throneburg sau khi người ta phát hiện ra cách phát âm gốc của từ này trong một cuộc điều tra về dòng họ.
Nhà máy của bố mẹ Jim lúc đó chỉ là một nhà thầu phụ sản xuất tất thô cho một công ty ở Philadelphia khi công ty này ký được hợp đồng béo bở sản xuất hàng dệt kim với chính quyền. Giữa thập niên 1950, khi hợp đồng này kết thúc, công ty nhảy sang lĩnh vực sản xuất tất ngắn đang là trào lưu lúc bấy giờ. Nhưng chỉ năm năm sau, khi trào lưu này đuối dần, họ lại quay trở lại cộng tác với chính quyền. Lần này, họ sản xuất loại bít tất cao cổ cho quân đội có đệm ở lòng bàn chân. Sản phẩm này đã được họ cải tiến và hoàn thành suốt 10 năm sau đó và đem lại cho họ những bài học quý giá về tầm quan trọng của việc sử dụng các miếng đệm khi làm tất.
Jim là con trai duy nhất của họ. Khi mới 13 tuổi, Jim bắt đầu vận hành máy dệt, và nếu không kể hai năm đi nghĩa vụ quân sự trong lực lượng hải quân, có thể nói Jim đã dành gần hết cuộc đời mình trong nhà máy dệt. Không lâu sau khi Jim giải ngũ, bố mẹ ông đã tiến hành sáp nhập nhà máy vốn hoạt động dưới hình thức sở hữu tư nhân của mình. Jim trở thành đối tác có cổ phần trong doanh nghiệp mới này. Trước đó, 70% hoạt động sản xuất hàng dệt kim đều diễn ra trong vòng 50 dặm của thành phố Statesville, một thành phố nhỏ nằm dưới các chân đồi ở Bắc Carolina, với hàng trăm công ty nhỏ cạnh tranh lẫn nhau và lợi nhuận ít ỏi. Tuy nhiên, Lewis Thorneburg đã luôn đặt chất lượng chứ không phải giá cả lên hàng đầu, ông không ngừng nỗ lực cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nhờ vậy, ông không những thu hút được những khách hàng hết sức trung thành mà còn truyền được tâm huyết đó sang con trai mình.
Giữa những năm 1960, Jim đã trưởng thành vượt bậc và nóng lòng ghi tên mình vào ngành kinh doanh bít tất. “Từ rất sớm, tôi đã nhận ra là để thoát khỏi cuộc đua nhàm chán trong ngành sản xuất hàng dân dụng, tôi cần có một nhãn hiệu cực tốt mà người mua sẽ hỏi đích danh nó khi bước vào các cửa hàng”, ông kể lại. Jim có ý tưởng sản xuất bít tất dành riêng cho các tay chơi golf và quyết định thực hiện nó cùng đối tác là một tay golf bán chuyên nghiệp tên là Lowell Lyles. Bít tất sẽ được sản xuất tại Nhà máy dệt kim Thorneburg nhưng sẽ do một công ty mới được Throneburg và Lyles thành lập với sự góp cổ phần của mẹ Throneburg. Họ đặt tên công ty là THOR-LO, ghép từ tên Thorneburg và Lowell.
Giống như các sản phẩm khác của Thorlos, bít tất dành cho những người chơi golf được thiết kế với sự chú ý đặc biệt vào chức năng của nó. Phần nào trên bàn chân của các tay golf cần đệm nhiều hơn? Một đôi giày đánh golf vừa khít sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thiết kế của những đôi tất? Sản phẩm của công ty đã đạt được những dấu hiệu khả quan nhất định trên thị trường, nhưng chỉ thật sự gặt hái được thành công vang dội khi hai người sáng lập gặp tay golf chuyên nghiệp Cynthia Sullivan, khách hàng thường xuyên của một câu lạc bộ đồng quê ở Nam Carolina. Cô đề nghị họ làm cho mình một đôi tất dày như những đôi tất nam với cổ chân ngắn không che mắt cá nhưng cũng không trượt vào bên trong giày khi hoạt động nhiều. Vậy là Throneburg quay về Statesville và bắt đầu làm việc trên những chiếc máy dệt.
Một năm sau đó, năm 1966, ông xin cấp bằng sáng chế cho một loại tất nữ dày và có viền ở cổ. “Chúng tôi đem sản phẩm đến Izod. Họ bày bán chúng với 18 đến 20 màu, và cả thế giới đổ xô đi mua”, Throneburg vui vẻ kể lại. Izod, về sau được Phollips-Van Heusen mua lại năm 1995, lúc đó chỉ là một công ty tư nhân nhỏ. Nhờ việc hợp tác với tay vợt tennis René Lacoste khi cho ra đời thương hiệu áo phông Lacoste mà ngày nay vẫn rất nổi tiếng, công ty này đã tạo được dấu ấn thương hiệu nhất định trên thị trường. Throneburg hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ này. Nhà máy của ông sản xuất bít tất theo hợp đồng cho Izod, lúc đầu số lượng chỉ dừng lại khoảng 84.000 đôi bít tất cao cổ và mức lợi nhuận 2 xu/đôi, nhưng sau này đơn đặt hàng đã tăng thêm 60.000 đôi với lợi nhuận 41 xu một đôi. Doanh thu liên tục tăng gấp đôi trong ba năm liền. Sullivan cuối cùng đã trở thành Chủ tịch của Hiệp hội đánh golf chuyên nghiệp dành cho phái nữ.
Mối quan hệ hợp tác của Throneburg và Lyles kết thúc năm 1967, nhưng đến lúc đó, Throneburg đã tìm được con đường đi cho riêng mình. Trong khoảng thời gian những đôi tất cổ viền ra đời từ 1966 đến đầu những năm 1970, khi Throneburg mua lại cổ phần của cha mẹ mình, doanh thu của nhà máy tăng từ 2 triệu đôla lên 6 triệu đôla, mang về 1 triệu đôla lợi nhuận với sản lượng là hơn 4.000.000 đôi tất. Năm 1976, Throneburg thậm chí đã đưa khái niệm tất thể thao vào chuỗi các cửa hàng quần áo đồ tây ở Knoxxville, Kentucky khi ông thuyết phục thành công các chủ cửa hàng tin rằng ông có thể thiết kế một loại tất với phần gót chân dày hơn bình thường để các đôi giày kiểu Tây không bị trượt. Ông cho biết: “Tôi tin rằng chỉ với một công ty, chúng tôi đã tăng doanh số bán hàng lên hàng triệu đôla”.
Tuy nhiên, cuối những năm 1970, bằng sáng chế độc quyền những đôi tất viền cổ của Throneburg hết hạn; sản phẩm nhái của các đối thủ cạnh tranh trong nước bắt đầu tràn ngập thị trường. Các khách hàng lớn của ông như Izod, Bonnie Doon và Woolworth Corp., gây sức ép buộc Throneburg phải hạ thấp giá thành. Thronebugr phải đối mặt với viễn cảnh là lợi nhuận thu về sẽ chỉ ở mức 20% thay vì 50% như trước. Nhưng ông từ chối. Thay vào đó, một lần nữa, ông lại đầu tư tất cả số trứng vào giỏ “cách tân”.
Ngày nay, những đôi tất thể thao chuyên dụng đã trở thành một ngành công nghiệp có giá trị 250 triệu đôla - tăng lên rất nhiều so với con số 50 triệu đôla 5 năm trước đó. Đây quả là một thành tích phi thường trong ngành công nghiệp liên tục xuống dốc trong suốt 15 năm qua. Sally Kay, Giám đốc Hiệp hội Dệt kim ở Charlotte, Bắc Carolina, ước tính hiện nay chỉ còn khoảng 240 doanh nghiệp dệt kim nội địa so với con số 345 của năm 1990. “Rất nhiều nỗ lực củng cố thị trường bít tất đã được thực hiện nhưng các quốc gia khác lại có lợi thế hơn về cả sản xuất cũng như nguồn nguyên liệu thô.” Theo các con số thống kê, trong hai năm 2002 và 2003, số lượng bít tất nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 373%, làm giảm giá thành chung và khiến các doanh nghiệp nội địa nao núng, đặc biệt là những công ty vẫn tiếp tục “cuộc chơi hàng gia dụng” như cách nói của Throneburg.
Throneburg cho biết, ở các doanh nghiệp dệt kim truyền thống, “mọi người cùng ngồi họp bàn và họ thảo luận xung quanh bốn câu hỏi sau: Chúng ta đã xuất đi bao nhiêu đôi tất trong ngày? Chúng ta có thể làm gì để các chuỗi cửa hàng lớn nhất nước hài lòng bởi vì họ là những nhà phân phối tất lớn nhất? Làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm? Kiểu dáng thời trang mới nhất là gì? Và đến tận bây giờ, họ vẫn nguyên mãi những chiến thuật ấy. Điều này giải thích tại sao họ phải đến tận Trung Quốc hay Mexico chỉ để sản xuất bít tất”.
Throneburg có những tiêu chí hành động khác hẳn. Ông muốn tất cả các đôi tất của mình đều được thiết kế theo hướng chức năng chứ không phải hướng thời trang; ông khăng khăng yêu cầu những chất liệu thô tốt nhất; ông đặt khách hàng chứ không phải những nhà phân phối lên hàng đầu; và với ông, lợi nhuận quan trọng hơn là số lượng. “Doanh thu rất quan trọng”, ông nói, “nhưng lợi nhuận còn quan trọng hơn.” Theo Dan St. Louis, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Dệt kim, lợi nhuận từ ngành công nghiệp sản xuất bít tất biến đổi rất da dạng - “từ 2% đến 25%”. Ông này đoán rằng lợi nhuận của THOR-LO nằm ở đầu cao hơn trên cán cân này. Throneburg chỉ cho biết lợi nhuận của ông “gấp đôi tiêu chuẩn trung bình”. Đó quả thực là một vị trí đáng ghen tỵ và Throneburg quyết định sẽ không bao giờ để mất nó vào việc thuê gia công sản phẩm ở nước ngoài.
Throneburg cho rằng làm như vậy mình sẽ không thể theo dõi sát sao chất lượng của các loại nguyên liệu thô, kết cấu và cả phương pháp sản xuất, do đó, không thể đảm bảo sản phẩm sẽ tương xứng với giá cả mà ông đề ra - những mức giá đó luôn rất cao.
Trích cuốn sách "Những kẻ dẫn đầu" do Alpha Books phát hành



 SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VnExpress)

Là triệu phú - Giàu bao nhiêu mới đủ?

Không như mọi người vẫn lầm tưởng, các triệu phú ngày nay không hề có cảm giác mình là người giàu có. Quan điểm về một triệu phú đã thay đổi.
Thuật ngữ "triệu phú" vốn được dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp trên của xã hội - những người có khả năng/ điều kiện hưởng thụ những thứ vốn là xa xỉ với người khác, bao gồm các kỳ nghỉ sang trọng và được nghỉ hưu an nhàn. 
Thời kì hoàng kim của những năm 1980 được nhớ đến với sự phô trương của cải, được tái hiện trong bộ phim "Wall Street", series phim truyền hình "Dallas" và "Dynasty". Theo một bài báo được đăng trên tờ “Nước Mỹ ngày nay”, phát hành ngày 22/5/1987 thì một người được công nhận là triệu phú nếu anh ta có thu nhập khoảng 100.000 đô la.  Theo cách tính này thì đến năm 1989, ở Mỹ có khoảng 1,5 triệu người được coi là triệu phú. Từ đó đến nay, con số này đã phát triển nhanh chóng. Theo thống kê của tập đoàn Spectrem, năm 2009 nước Mỹ đã có đến 7,8 triệu triệu phú. 


Quan điểm về triệu phú
Một điều đáng tiếc là triệu phú của ngày hôm nay đã không còn được hưởng những thứ mà những triệu phú trong quá khứ từng có. Và bản thân các triệu phú cũng đã nhận ra điều đáng tiếc này. Hãng đầu tư Fidelity vừa công bố kết quả khảo sát tổng quan về các triệu phú. Theo đó, hãng này đã khảo sát thái độ và hành vi đầu tư của hơn 1.000 hộ gia đình triệu phú, dựa trên các phiếu thăm dò được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Nghiên cứu năm nay cho thấy rằng 42% trong số các triệu phú được khảo sát không cảm thấy mình giàu có, 46% cho rằng họ không cảm thấy mình có gì thay đổi đáng kể so với năm 2009. 

Tại sao các triệu phú Mỹ lại tự ti với sự thành công của mình đến vậy? Có một số thứ chỉ mang tính tương đối mà thôi. Tại các thành phố giàu có nằm ở  bờ Tây như San Francisco và Palo Alto (nơi đã sinh ra những người cực kỳ giàu có như người đồng sáng lập ra PayPal - dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử, nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel, và Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg) thì trở thành một triệu phú không đủ để mang lại cho bạn một cuộc sống xa hoa, thậm chí cũng không giúp bạn nổi bật lên trong đám đông. Năm 2007, người sáng lập ra website Match.com - ông Gary Kremen khi đề cập đến sự tập trung dòng tiền ở thung lũng Silicon đã trả lời trên tờ Thời báo New York rằng: "Ở đây, cho dù bạn có 10 triệu đô la đi chăng nữa, bạn vẫn chẳng là gì cả”. 
Chi phí sinh hoạt tăng 
Để chạy đua với những người hàng xóm giàu có, chi phí sinh hoạt của các gia đình sống trong khu vực tập trung các triệu phú đủ để làm khuynh gia bại sản bất cứ ai. Theo Chỉ số chi phí sinh hoạt ACCRA, được đưa ra bởi Hội đồng Nghiên cứu Cộng đồng và Kinh tế, hai thành phố New York và California nằm trong danh sách 10 thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới  và Manhattan dẫn đầu danh sách này.

Một lý do khác khiến các triệu phú không cảm thấy giàu có là bởi trong quan điểm của họ thì ngày qua ngày, cuộc sống của họ không thực sự khác biệt so với những người khác – những người trên thực tế không giàu bằng họ. Quan điểm một triệu phú chơi nhiều hơn làm là một quan điểm không còn đúng ở thời điểm năm 2011. Theo tính toán của tập đoàn Spectrem, độ tuổi trung bình của các triệu phú Hoa Kỳ là 62 tuổi. Chỉ có 1% triệu phú của quốc gia này dưới 35 tuổi, và 38% triệu phú có độ tuổi từ 65 trở lên. Thậm chí, độ tuổi của các triệu phú ở Bờ biển phía Tây còn lớn hơn một chút. 

Hơn nữa, một số lượng lớn các triệu phú ở Mountain  và Texas  không bao giờ có kế hoạch về hưu. Các triệu phú ở vùng Đông Bắc và Bờ Tây chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số những người không có kế hoạch nghỉ hưu ít nhất là trong vòng 10 năm nữa.

Cuộc sống thanh đạm hơn
Theo cuốn sách "Nhà triệu phú hàng xóm: Các bí mật đáng ngạc nhiên của nước Mỹ giàu có" (The Millionaire Next Door: The Surprising Secrets of American's Wealthy) của Thomas J. Stanley và William D. Danko, cuộc sống thanh đạm cũng có thể khiến các triệu phú nhận thức sự không an toàn về tài sản của họ. Nghiên cứu này còn phát hiện ra rằng các triệu phú trung bình chỉ tiêu tốn ít hơn 7% số của cải của họ. Họ mặc những bộ đồ rẻ tiền và lái những chiếc xe gần như đã lỗi mốt. Nếu xem xét trên tổng thể thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán không ổn định thì có vẻ như những triệu phú cũng chẳng khá hơn người bình thường là bao bởi tất cả họ đều thỏa mãn với tình hình tài chính của mình.

Dựa trên tất cả những yếu tố này, điều gì sẽ làm cho các triệu phú cảm thấy họ đang giàu có? Những đối tượng khảo sát của Fidelity đã xác định chính xác rằng mức tài sản trị giá 7,5 triệu đô la dành cho đầu tư có thể làm cho họ cảm thấy mình đang giàu có trở lại. 

Trong khi mức độ tin tưởng vào nền kinh tế của các triệu phú ở mức thấp, niềm tin của họ vào sự hồi phục của nền kinh tế lại đang ở mức cao nhất kể từ năm 2006. Trong số những người được khảo sát, 43% cho biết họ có kế hoạch quay trở lại thị trường chứng khoán trong vòng 12 tháng tới. Chủ tịch của hãng đầu tư Fidelity -Michael R. Durbin cho hay: "Quan điểm về triệu phú có thể được xem như là một chỉ số hàng đầu khi xem xét hướng đi của nền kinh tế, đặc biệt là kể từ lần cuối cùng chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát này vào đầu năm 2009, họ đã dự báo sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ trong năm 2010".
 SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Học làm giàu/Dịch từ Financialedge.Investopia)

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

EBOOK Bài giảng Quản trị doanh nghiệp

1.TÁC GIẢ: Đồng Đạo Dũng







2.NỘI DUNG

Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

Chương 2. Tổng quan về doanh nghiệp

Chương 4. Tổ chức sản xuất kinh doanh trong DN

Chương 5. Quản trị tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp

Chương 6. Quản trị vốn trong doanh nghiệp

Chương 7. Tổ chức lao động và tiền lương trong doanh nghiệp

Chương 8. Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong DN





3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Jim McCann và những hạt giống cho thành công

Kinh doanh đang nở rộ đối với hãng cung cấp hoa nổi tiếng tại Mỹ, 1-800Flowers.com, nhưng dường như từng đó là chưa đủ với người sáng lập viên kiêm chủ tịch của hãng, Jim McCann. 


Khi bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ và đang phấn đấu để trở nên lớn hơn, cảm giác chán nản và thoái chí là rất dễ xảy đến - đặc biệt nếu bạn so sánh mình với các doanh nghiệp lớn hơn đang rất thành công. Nhưng việc nhớ rõ rằng hầu hết các doanh nghiệp lớn ngày nay đều bắt nguồn từ những hoạt động kinh doanh rất nhỏ sẽ vô cùng hữu ích cho tinh thần, cho suy nghĩ và cho việc hoạch định chiến lược của bạn.
Và với tinh thần đó, tất cả thành công đã đến với Jim McCann. Ông chính là người đã hình tượng hoá một ý tưởng bắt đầu từ lúc là một hạt giống cho đến khi thành một cây xum xuê.
Trên các quảng cáo truyền hình, McCann dường như trông giống một phát ngôn viên hơn là một người không e ngại nhúng tay vào những thách thức lớn nhất trong kinh doanh – nhưng đó chính xác là những gì McCann, 56 tuổi, làm mỗi ngày và kể từ khi khai trương của hàng hoa đầu tiên tại New York, Mỹ năm 1976. Trước đó, đây chỉ là một cửa hàng  nhỏ có tên gọi là Flora Plenty.
Vậy khi mà hoạt động kinh doanh của bạn chỉ nhỏ như một hạt giống, làm thế nào bạn có thể trồng nó thành một chiếc cây lớn, đẹp đẽ và nở đầy hoa? McCann không tự thừa nhận một vài bí quyết nào đó, nhưng nhìn lại những ông đã làm, chúng ta sẽ thấy được không ít lời khuyên.
Trước tiên theo McCann, "Hãy sa thải bản thân bạn ngay, nhờ đó bạn có thể tuyển dụng những nhân viên thích hợp và tập trung làm những gì bạn có thể làm và nên làm"
 Khi khai trương cửa hàng hoa của mình, McCann đang điều hành một tổ chức phi từ thiện phi lợi nhuận dành cho các thanh thiếu niên vô gia cư, và ông thấy rằng gia đình sẽ gặp khó khăn về tài chính nếu ông tiếp tục theo đuổi công việc hiện tại.
Vì vậy, McCann đã thuê một vài người làm việc vào cửa hàng trong các ngày làm việc, và sau đó từ 9 giờ tối tới nửa đêm và trong các ngày cuối tuần, ông dành hết thời gian tại cửa hàng Flora Plenty.
McCann nhớ lại: "Vợ tôi gọi đó là quãng thời gian vắt kiệt sức lực. Nhưng cũng không quá tệ khi tôi không phải là người duy nhất tại cửa hàng". McCann nói về quãng thời gian buộc ông làm việc cả với các hệ thống và quy trình của kinh doanh, chứ không chỉ điều hành cửa hàng.
Theo McCann, rất thường xuyên, ông thấy nhiều chủ doanh nghiệp lao vào làm tốt nhất mọi công việc họ có thể làm, thay vì tạo ra một môi trường nơi mà những người khác có thể làm tốt hơn. Đó là một bài học rất quan trọng.
Rủi ro là một phần trong kinh doanh
Với McCann, việc tiếp tục đảm trách các công việc trong ngày tại tổ chức phi lợi nhuận và bắt đầu khởi sự một hoạt động kinh doanh khác sẽ giảm thiểu các rủi ro của ông. Nhưng sau 10 năm, khi McCann có khoảng 15 cửa hàng trong chuỗi thương hiệu cung cấp hoa Flora Plenty tại New York, ông đang tham gia vào một ván bài lớn hơn nhiều.
McCann cho biết đó là bước đi rủi ro nhất trong sự nghiệp kinh doanh của ông khi quyết định mua một cái tên 1-800 Flowers từ một chủ doanh nghiệp khác - người đã không thành công khi sở hữu con số này.
McCann thừa nhận: "Tôi thấy mình nợ nần đến 7 triệu USD, và không nhận ra rằng nọ thực sự là một giao dịch ngớ ngẩn. Nhưng tin tốt là người em trai của tôi Chris đã tham gia vào công ty. Chúng tôi đã trả hết nợ trong 5 năm sau đó, và dù đó có thể là một giao dịch ngớ ngẩn, nó cũng có thể là điều tốt nhất chúng tôi đã từng làm".
Điều này cho thấy đón nhận rủi ro là một phần của tăng trưởng kinh doanh, nhưng nó cần được tính toán kỹ lưỡng.
"Bạn có thể sáng tạo trong kinh doanh mà không cần có một chiếc xương sáng tạo trong cơ thể", McCann cho biết. Ông đưa ra một ví dụ cụ thể về vài năm trước đây, ông xây dựng một chương trình được gọi là Fresh Rewards, qua đó nếu khách hàng mua 9 bó hoa, bó thứ 10 sẽ miễn phí.
Song mọi người khi đó đã không mấy quan tâm tới bó hoa miễn phí. McCann còn nhớ nhiều người đã nói với ông rằng việc này sẽ không hiệu quả; không ai sẽ sử dụng tấm thẻ miễn phí. Đương nhiên, các kiểu phần thường này nhan nhản ở khắp mọi nơi.
McCann đã có được ý tưởng mới sau khi ghé qua cửa hàng bánh rán Dunkin và mua một ít trà cùng một chiếc bánh rán với chiếc thẻ khách hàng trung thành của ông. Ông đã nghĩ: Việc này định hình nên hành vi của mình như thế nào?
McCann says cho biết: "Tôi sẽ nhìn vào các ngành nghề và lĩnh vực khác để xem có điều gì đó có thể thử cho hoạt động kinh doanh của tôi. Thật hữu ích khi bạn đọc ba hay bốn tạp chí của các ngành nghề khác nhau và nhìn vào các câu chuyện hay các vấn đề của họ. Sau đó là suy nghĩ: Làm thế nào mình có thể đưa điều đó vào thế giới của mình?". Hãy để một ai khác thực hiện các suy nghĩ sáng tạo cho bạn.
Sử dụng sự đa nghi như một chiến lược kinh doanh

McCann cho biết chiến lược này bắt nguồn từ một cuốn sách của Andy Grove, Chỉ có sự đa nghi sống sót (Only the Paranoid Survive). Nó lôi cuốn ông và người em trai Chris nhanh chóng trả hết khoản nợ và đầu tư vào xây dựng một trang web khi internet bắt đầu trở nên phổ biến.
Theo McCann thì việc các nhà quản lý kinh doanh duy trì sự đa nghi là một điều tốt. McCann đề cập tới việc gần đây ông đã phải huỷ bỏ một vài cuộc họp bàn và sử dụng thời gian đó để tái tập trung vào bản danh sách bị bỏ ngỏ trước đây liên quan tới các dự án và kế hoạch công nghệ cho công ty.
Nhắc tới yếu tố công nghệ di động sẽ là bước kế tiếp, McCann nói: "Tôi cảm thấy như chúng ta thực sự đang làm những gì chúng ta đã làm hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Chúng ta ở trong kinh doanh để giúp đỡ mọi người thể hiện bản thân họ và kết nối với nhau, và tôi làm điều đó với những bông hoa cùng các món quà tặng khác đầy chiều sâu. Vì vậy, nếu tôi có thể giúp đỡ họ nhiều hơn với công nghệ di động một cách thường xuyên trên cơ sở những ý tưởng thấu đáo, điều đó sẽ tốt hơn cho mọi người và cũng tốt cho cả tôi trên cương vị một người bán hoa".
                                        1-800 Flowers: Những ngày ban đầu
Jim McCann sở hữu một tính cách chủ doanh nghiệp được truyền lại từ cha ông - người sở hữu một công việc kinh doanh chuyên về thầu phụ sơn. Cửa hàng đầu tiên của McCann, Flora Pkenty, đã rất thành công. Và cửa hàng thứ hai được mở ra sau 6 tháng.
"Chỉ có duy nhất tôi ở thời điểm ban đầu, nhưng cũng như bất cứ ai trong số chúng ta đã bắt đầu một công việc kinh doanh hoa, gia đình của chúng ta luôn ở trong kinh doanh. Thật khó để tìm kiếm nhân viên và mở cửa suốt 24/24 giờ vào những ngày lễ hội, vì vậy bạn phải nhờ cậy để nhân sự trong gia đình. Nếu chú Tony của tôi muốn có thời gian rảnh rỗi cho dịp lễ Tạ ơn, chú ấy biết rằng mình sẽ phải hoàn thành việc giao hoa từ ngày trước đó. Còn bằng không, chú ấy sẽ có một ngày lễ trên đường phố.
McCann chỉ là một phần của công việc kinh doanh. Mẹ của ông đảm trách công việc sổ sách kế toán và trả lương trong những ngày đầu của cửa hàng. Cha của ông trở thành người giao nhận hoa. Bốn em trai và em gái của McCann đều làm việc tại công ty, còn chị gái của ông Julie hiện vẫn làm việc cùng McCann cho đến ngày nay với tư cách chuyên gia tư vấn sáng tạo. Và em trai Chris giữ vị trí chủ tịch doanh nghiệp, nay chính thức được gọi là 1-800Flowers.com.




 SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Entrepreneur/Bwportal)

Cầu nối giữa thực và ảo

Sự tồn tại song song của nhiều loại hình truyền thông đòi hỏi các nhà quảng cáo xây dựng các chiến dịch marketing tích hợp, kết nối các phương tiện truyền thông hiện đại và truyền thống lại với nhau nhằm đem lại hiệu quả thông tin cao nhất đến khách hàng. Sau đây là một số công cụ giúp nối liền khoảng cách giữa các phương tiện truyền thông.


Email thông minh
Dịch vụ theo dõi email của Dịch vụ Bưu chính Mỹ (The U.S. Postal Service) sẽ thông báo cho nhà quảng cáo biết khi nào email quảng cáo đến được tay người nhận.
Khách hàng cũng sẽ nhận được thông báo tóm lược nội dung bằng email hoặc qua tin nhắn trên điện thoại di động. Những email và tin nhắn này giúp khách hàng biết trước nội dung của những email họ đã nhận từ các nhà quảng cáo một cách súc tích, ngắn gọn.
PURL
Các nhà quảng cáo chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của khách hàng tới email của mình. Sử dụng các đoạn hội thoại mang tính cá nhân hoặc PURL, là một trong những phương pháp tốt nhất để thu hút sự quan tâm của người nhận.
PURL là một địa chỉ web được cá nhân hóa cho một đối tượng cụ thể nào đó. Nội dung ở các trang web siêu nhỏ dưới các PURL này sẽ được tùy chỉnh dành riêng cho khách truy cập đó. Người sử dụng cũng có thể tùy chọn mức độ chia sẻ thông tin nhiều hay ít tùy ý hoặc nhận thư mời đăng ký bản tin hàng tháng, xem video... Kết nối tới các mạng xã hội, chia sẻ lại các link, video, bài viết là tính năng mà các trang cá nhân cần có để tối ưu hóa khả năng phát tán thông tin.
Mã QR
Một trong những cách hiệu quả nhất thúc đẩy khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web của doanh nghiệp là sử sụng mã QR (Quick Response Code). Khách hàng sử dụng điện thoại thông minh có thể dễ dàng truy cập vào website hoặc truy cập các nội dung trực tuyến bằng cách quét mã. Phần mềm giải mã cài đặt trong máy (thường là miễn phí) sẽ ngay lập tức kết nối người sử dụng với các nội dung trực tuyến.
Phần mềm phân tích số liệu
Một phần mềm marketing tích hợp sẽ thu thập, tổng hợp toàn bộ thông tin trong suốt chiến dịch marketing. Phần mềm này giúp nâng cao khả năng chăm sóc và quan hệ với khách hàng. Đồng thời, các số liệu thu được đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh chiến lược marketing trong tương lai cũng như đào tạo đội ngũ bán hàng làm việc hiệu quả hơn.
Các kênh tiếp thị kỹ thuật số cũng giúp theo dõi hiệu quả của các phương tiện truyền thông truyền thống. Ví dụ: theo dõi việc quét mã QR có thể được xem là thước đo cho hiệu quả của các sản phẩm in ấn.
 

SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo iMedia)