Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

EBOOK BẠCH THÁI BƯỞI-Khẳng định doanh tài đất VIỆT (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

1.TÁC GIẢ: Bộ sách Đạo kinh doanh Việt Nam và Thế giới
                               Tổ hợp Giáo dục PACE - NXB Trẻ



Trường Doanh Nhân PACE (gọi tắt là “Nhà Trường”) - một thành viên của Tổ chức giáo dục PACE, là một học viện lãnh đạo, một học viện dành cho doanh nhân và giám đốc, là một ngôi trường dành cho Sếp.
Sứ mệnh của Nhà Trường là “Góp phần nâng cao doanh trí Việt Nam bằng tri thức thế giới và giá trị thực học”.

2.NỘI DUNG:

Có lẽ, Bạch Thái Bưởi chưa phải là nhà tư sản giàu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng ông lại chính là nhà buôn nổi danh nhất và được nhiều người kính trọng, ngưỡng mộ lẫn công kích nhất.
Người ta chẳng truyền tụng nhiều về gia sản của ông, sử sách cũng chỉ ghi chép khá tản mạn về những công ty, nhà xưởng và công việc của ông. Nhưng cho đến mãi tận ngày nay, người ta vẫn tôn vinh Bạch Thái Bưởi vì ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh hoa lệ như Paris . . .
Khẳng định doanh tài nước Việt từ bàn tay trắng, trong một thời kỳ đen tối của đất nước. quả thật, đó là việc đáng tôn vinh.
Đó là một thời kỳ Việt Nam sống trong chế độ thuộc địa Pháp. Đó cũng là một thời kỳ đặc biệt, khi cánh cửa mở ra, người Việt lần đầu tiên đón nhận những tri thức mới, kinh nghiệm làm ăn mới của thế giới. Một bộ phận trí thức đã ý thức được nhiệm vụ tiên phong của họ là phất lên ngọn cờ khai trí, kêu gọi đồng bào đổi mới để nỗ lực đưa dân tộc phát triển sánh ngang với các cường quốc phương Tây.
Đó là thời kỳ mà nghề buôn lần đầu tiên trong lịch sử được xem trọng, được cổ súy nhiệt liệt. Một phong trào thực nghiệp rầm rộ cả nước. Chính trong buổi đầu phát triển ngành kinh doanh tại Việt Nam đã xuất hiện một lớp doanh nhân mới ưu tú - những doanh nhân kinh doanh thành đạt nhờ giải quyết tốt những nhu cầu xã hội và có một tinh thần vì cộng đồng rất cao.
Khi nói tới lớp doanh nhân ưu tú này, cái tên Bạch Thái Bưởi luôn được người đương thời và cả hậu thế nhắc đến với niềm kính trọng lẫn tự hào. Bạch Thái Bưởi là ai? Xung quanh nhân vật này có rất nhiều huyền thoại. Khó ai có thể hình dung một người Việt Nam tay trắng có thể làm nên một sự nghiệp lẫy lừng dưới thời thuộc địa.
Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một ngày nọ Bạch Thái Bưởi đã quyết chí mạo hiểm làm giàu. Chàng trai ấy đã từng xuất dương để học tập kinh nghiệm, để tiếp cận với tri thức thế giới nhằm có một nền tảng vững chắc trong kinh doanh.
Chính từ khát vọng làm giàu và những kinh nghiệm tử sách vở, Bạch Thái Bưởi đã thành công trên thương trường. Chỉ sau một thời gian ngắn Bạch Thái công ty đã vươn ra rất nhiều lĩnh vực, từ nghề buôn gỗ, thầu thuế chợ đến kinh doanh thuyền bè trên sông nước, khai mỏ.
Dưới thời thuộc địa, các nhà buôn của ta bước ra thương trường cũng là bước vào một cuộc cạnh tranh với tư bản các nước như tư bản Hoa kiều, Pháp kiều… Bạch Thái Bưởi đã thành công không chỉ nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh mà chính là từ quan niệm của ông về việc kinh thương: kinh doanh là cách để giải quyết những nhu cầu trong xã hội, để khẳng định hình ảnh của người Việt trên thương trường.
Nhà văn Lê Minh Quốc, tác giả của tập sách này kể với chúng tôi: "Một trong những khó khăn cần phải vượt qua là đánh giá như thế nào về con người Bạch Thái Bưởi? Thực chất ông là người như thế nào? Có tư liệu cho rằng, trong đời thường ông là người keo kiệt, bủn xỉn, làm giàu bằng nhiều thủ đoạn; ngược lại có tài liệu ghi nhận ông như một nhà cách mạng. Cả hai thái độ đánh giá như thế đều có gì đó chưa xác đáng. Không biết dựa vào nguồn tư liệu nào, có khá nhiều bài viết đề cập đến chi tiết "có lần lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, trong Hội nghị kinh tế lý tài, ông bị Toàn quyền Robin đe dọa: "Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi", ông đáp lại: "Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin". Do không tìm được, không tìm thấy trong tư liệu gốc đề cập đến chuyện "giật gân" này nên tôi dứt khoát không sử dụng. Hơn nữa Bạch Thái Bưởi qua các tư liệu đã thu thập và chọn lọc thì tôi ngờ rằng, không bao giờ ông buột miệng nói những câu "dại dột" như vậy. Đó không phải là tính cách của một người lão luyện, bản lĩnh, nhiều kinh nghiệm trên thương trường... như Bạch Thái Bưởi".
Bạn đọc đang cầm trên tay tập sách viết về hành trình đặc biệt của một con người kinh doanh vì xã hội, một hành trình đầy ắp gian nan, vất vả. Ông đã để lại một kinh nghiệm sống còn trong kinh doanh, một bài học quý báu cho đời sau là cách xác lập mục tiêu làm giàu. Nếu chỉ bo bo thu vén để giàu nứt nó đổ vách, thu vén cho riêng cá nhân mình như biết bao nhà tư sản khác, thì ngày nay không mấy ai buồn nhắc đến tên tuổi của ông nữa, bởi cái giàu ấy nghĩ cho cùng cũng chỉ là "giàu như Thạch Sùng" mà thôi.
Hơn một trăm năm trôi qua, ngồi ngẫm lại để thấy người xưa đã thật sự giong buồm ra biển lớn một cách tự tin, đàng hoàng và còn nguyên vẹn những bài học về thuật xử thế, phép kinh thương cũng như một tấm lòng toàn vẹn với đồng bào.




3.DOWNLOAD:

Click here

 Link dự phòng

Pass: sachdoanhtri


Đọc thêm:
1.Steve Jobs Apple - Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới

2.Thomas J. Watson Sr. & IBM xác lập công thức tư duy


Note: Đọc trước khi down

EBOOK Ra quyết định thành công



Một tổ chức giáo dục độc đáo của Việt Nam
Thành lập từ năm 1994, Trường Fulbright là kết quả hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Harvard Kennedy. Ngân sách hoạt động chính của chương trình do Vụ Văn hóa và Giáo dục, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. Đây là một tổ chức giáo dục của Việt Nam với sự tham gia của các đối tác quốc tế. Trường hoạt động theo những nguyên tắc quản trị làm tiền đề cho sự ưu việt, đó là tính tự chủ, chân giá trị, trách nhiệm giải trình và chuẩn mực cao.  
Sứ mệnh của Trường Fulbright là hình thành, truyền thụ và phổ biến kiến thức. Đội ngũ giảng viên Việt Nam và quốc tế của Trường vừa hiểu biết sâu sắc về Việt Nam vừa kết nối sự hiểu biết này với các xu thế toàn cầu và khu vực. Hiện nay, dự án kiến tạo tri thức này đang hỗ trợ cho ba sáng kiến trọng tâm. Giảng dạy, gồm chương trình Thạc sĩ Chính sách công và đào tạo ngắn hạn cao cấp; nghiên cứu, nhắm đến những vấn đề chính sách phức tạp mà Việt Nam đang đối mặt; và đối thoại chính sách, thông qua thảo luận với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và tham gia trao đổi về chính sách công ở Việt Nam 
Tất cả tài liệu sử dụng trong giảng dạy đều được chúng tôi cung cấp cho sinh viên và giảng viên trên cả nước và thế giới thông qua sáng kiến Học Liệu Mở FETP hay FETP OpenCourseWare. Trường Fulbright luôn nỗ lực duy trì và phát huy môi trường học tập năng động, nơi học viên và giảng viên là tâm điểm của việc hướng đến những chuẩn mực cao nhất của sự nghiệp tiếp thu và ứng dụng tri thức.  
Thông qua Quỹ Rajawali Institute dành cho châu Á của Trường Harvard Kennedy, Trường Fulbright được liên kết với Trung tâm Ash, một tổ chức hàng đầu về nghiên cứu và thúc đẩy hoạt động đổi mới cách tân trong chính phủ và lãnh đạo công. Các giảng viên của chúng tôi dựa vào những nghiên cứu chính sách mới nhất và mạng lưới lãnh đạo toàn cầu của Trung tâm Ash để đưa ra những kinh nghiệm so sánh với các vấn đề chính sách của Việt Nam



2.NỘI DUNG:

Rất nhiều nhà lãnh đạo lâu năm đã chỉ ra rằng quyết định tồi tệ nhất chính là không đưa ra được quyết định. Bạn có thể nhận thấy điều này bằng rất nhiều cách khác nhau với cùng một ý nghĩa. Những gì mà mọi người không nhận ra là việc tránh đưa ra quyết định. Hậu quả của việc tránh hoặc trì hoãn đưa ra quyết định sẽ được phân tích kĩ lưỡng. Trong nhiều bài viết chúng ta đã biết về những vấn đề gặp phải khi không đưa ra một quyết định kịp thời.
Thiếu quyết đoán là điều có thể gây bất lợi cho bất kì một dự án nào. Để thành công thì một dự án phải đi theo chính tiến trình của nó. Để đánh giá giá trị của một người quản lí dự án, ta thường đánh giá mức độ thành công của dự án đó. Cùng với đó, lãnh đạo dự án phải đảm bảo có những quyết định hiệu quả nhất.
Có 2 loại quyết định chính. Loại thứ nhất là quyết định nằm ngoài kiểm soát của nhà quản lí. Thứ 2 là loại nằm trong tầm kiển soát của họ.
Do nhiều quyết định nằm ngoài kiểm soát của ban quản lí dự án, nên những nhà quản lí dự án phải có những quyết định chính xác và hiệu quả nhất. Điều này bao gồm làm thế nào để thời gian đưa ra quyết định ảnh hưởng đến dự án. Cụ thể, những quyết định tốn thời gian có thể mang lại rủi ro cao hơn. Tất cả các yếu tố phải được chứng minh rõ ràng và gửi đến nhà tài trợ và người quyết định.Một khi đưa ra quyết định, nhà quản lí dự án sẽ có được đường lối cơ bản.
Khó khăn của những nhà quản lí dự án nằm ở chỗ những gì họ nên quyết đoán và những gì không nên quyết. Phương hướng cho những nhà quản lí dự án nằm ở chỗ nhìn lại tất cả quá trình đưa ra quyết định trong nội bộ ban quản lí dự án. Lãnh đạo các dự án có thể sẽ bị sa thải nếu tốn quá nhiều thời gian trong việc đưa ra quyết định.
Nhà quản lí dự án luôn phải cải thiện không ngừng bởi vì không ai có thể cho họ biết trình độ quản lí của họ đang ở mức nào. Kinh nghiệm của nhiều người chỉ ra rằng sẽ thoải mái hơn nếu bạn quyết đinh dựa trên chính những gì bạn đang kiểm soát được.
Thực hiện dự án từng bước một sẽ không chỉ đem lại thành quả cho người lãnh đạo mà còn cải thiện được các dự án của bạn. Hơn thế, điều này sẽ mang lại được hiệu quả cho dự án cũng như củng cố được vị trí của bạn với tổ chức của mình.



3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Quản Trị học

1.TÁC GIẢ: Tiến sĩ Ao Thu Hoài ( Giảng viên Học viện bưu chính viễn thông)





2.NỘI DUNG:

Những kiến thức cơ bản về quản trị dành cho:
+Sinh viên,học sinh
+Doanh nhân tương lai
+Doanh nhân
+Cá nhân quan tâm đến quản trị học

Giáo trình được tổng hợp lại dưới dạng slide: Đơn giản,súc tích,rõ ràng,chính xác,đầy đủ và chính thống



3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

EBOOK Các phong cách lãnh đạo

1.TÁC GIẢ: Tài liệu giảng dạy của InvestVietnam và Saga







2.NỘI DUNG:
Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng.  Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách khác lại không có điều kiện áp dụng. Những phong cách lãnh đạo thường được nhắc đến là: (ở đây xin giữ nguyên văn từ tiếng Anh do tiếng Việt chưa có khái niệm tương ứng)
  • Charismatic Leadership
  • Participative Leadership
  • Situational Leadership
  • Transactional Leadership
  • Transformational Leadership
  • Transformational Leadership
  • The Quiet Leader
Ngoài các phong cách được phân loại ở trên, nhiều nhà khoa học cũng tự nghiên cứu những phong cách lãnh đạo/quản lý riêng, chẳng hạn:
  • Hệ thống lưới quản trị: Nghiên cứu của Blake và Mouton về sự cân đối nhiệm vụ của từng người.
  • Phong cách lãnh đạo của Lewin: Ba phong cách cơ bản.
  • Phong cách lãnh đạo của Likert: từ chuyên quyền đến chia sẻ và cùng tham gia.
  • Sáu phong cách lãnh đạo cảm xúc: từ "Ngài Trí thông minh của Cảm xúc" Daniel Goleman và các bạn.
Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu từng phong cách lãnh đạo và những nghiên cứu liên quan đến phong cách đó.



3.DOWNLOAD:
Pass: sachdoanhtri

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

EBOOK Bộ Sách Doanh Nhân Tự học ( Tập 1-6)

1.TÁC GIẢ: Nhà xuất bản: NXB Trẻ.
Bộ sách: Doanh nhân tự học
Chương trình phát triển Dự án Mekong








2.NỘI DUNG:

 Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, với các phương thức marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả. Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo ra sự cân bằng tính nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt đựơc mục tiêu này, họ dựa vào một trong những tài sản lớn nhất của mình- nguồn nhân lực.
Công tác Quản lý Nguồn Nhân lực giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý có chất lượng- những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản lý nguồn nhân lực giúp họ đạt hiệu quả và năng suất cao hơn với một số lượng lao động. Đồng thời, việc tạo những hành vi và thái độ tích cực trong đội ngũ nhân viên, sự tin tưởng của họ đối với công ty, tinh thần làm việc đồng đội, cũng như hệ thống thông tin, đang trở thành một trong các nhiệm vụ của quản lý nguồn nhân lực. Các nhà chuyên môn về quản lý nguồn nhân lực ngày càng mở rộng vai trò của mình trong việc đưa ra những tư vấn chiến lược cho ban lãnh đạo và các trưởng phòng/ bộ phận.

chương trình phát triển dự án Mê Kông tài trợ
Viện đại học mở OLA (Canada) biên soạn

Bộ sách được xây dựng trên cơ sở tài liệu giảng dạy trên lớp do Viện Quản trị Kinh doanh - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội phát triển với sự tài trợ của Chương trình phát triển dự án Mê Kông. Nhóm biên soạn tài liệu do Thạc sĩ Vũ Văn Tuấn chịu trách nhiệm chính.

Bộ sách Doanh nhân tự học gồm 11 cuốn:
1.Chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý nguồn nhân lực.
2.Thu hút, tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực.
3. Hệ thống tiền lương và tiền công.
4.Phân tích công việc.
5.Mô tả công việc, yêu cầu chuyên môn và các tiêu chuẩn hoàn thành công việc.
6.Giá và chiến lược về giá.
7.Thu thập thông tin về khách hàng.
8.Thị trường mục tiêu.
9.Thu thập thông tin về quá trình và xu hướng mua của khách hàng.
10.Kế hoạch hóa và phát triển sản phẩm.
11.Khuếch trương sản phẩm và quảng cáo.


3.DOWNLOAD:

Click here:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Nghề môi giới

1.TÁC GIẢ: chưa rõ




2.NỘI DUNG:

Sự khác nhau tạo nên sự khác biệt
Hơn 25 năm trước, nhiều nghiên cứu chính thức và không chính thức đã tập trung vào những người thực hiện nổi tiếng trong công việc kinh doanh của chúng tôi. Khi những nhà môi giới này là thành viên của "Câu lạc bộ những người chủ tọa", "Hội đồng tư vấn của những nhà lãnh đạo" hay " ủy ban hành pháp", họ tiêu biểu cho những nhà môi giới hàng đầu của công ty và của ngành. Có những đặc trưng nhất định mà phần lớn, nếu không phải là tất cả, liên quan đến việc họ làm việc như thế nào, họ làm gì, ngôn ngữ đầu tư của họ là gì và những giải pháp đối với công việc kinh doanh. Thật là thú vị khi chú ý thấy những nhà môi giới này (20% đứng đầu) tạo ra khoảng 80% hoa hồng thu nhập của công ty hay của ngành. Hãy nghĩ đến sự phát triển của những con số này.

Như vậy, tính trung bình, một nhà môi giới hàng đầu điển hình tạo ra hoa hồng thu nhập cho công ty nhiều gấp 16 lần một nhà môi giới bình thường- hơn 16 lần! Tất nhiên, những nhà môi giới này không phải có khả năng hơn gấp 16 lần, không phải thông minh hay ưa nhìn hơn gấp 16 lần, cũng không phải tốt hơn những người khác tới 16 lần. Vậy khi chúng ta biết một người không phải tốt hơn tới 16 lần, câu hỏi đặt ra sẽ là: "Sự khác nhau nào tạo nên điều khác biệt đó?". Chúng ta gọi đó là "Sự chênh lệch 2%". 2% này tượng trưng cho thông tin, có ý nghĩa quan trọng, sự khác nhau thể hiện ở việc những nhà môi giới đứng đầu này quản lý công việc kinh doanh, suy nghĩ và tin tưởng như thế nào, họ hoạt động như thế nào, và họ làm gì. Nét khái quát của những đặc trưng trên được giới thiệu ở phần này và được tìm hiểu chi tiết hơn trong suốt cuốn sách.
"Sự khác nhau tạo nên điều khác biệt" có thể được chia thành những đặc điểm sau;
• Quan tâm đến sự thịnh vượng của khách hàng: Họ quan tâm đến những khách hàng của mình và có thể biểu hiện sự quan tâm đó.
• Đạo đức nghề nghiệp: Họ cố gắng kiên trì thực hiện những điều đúng đối với khách hàng.
• Mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực: Những nhà môi giới hàng đầu có xu hướng đầu tư trong phạm vi rộng vào các sản phẩm và dịch vụ có thể để (1) gặp được nhu cầu của khách hàng và (2) sau đó là có thể chống lại được sự thay đổi các yếu tố của thị trường.
• Ngôn ngữ đầu tư: Một giải pháp có hệ thống, tương thích, khách quan để đầu tư được đưa ra. Những khách hàng hiểu được giải pháp này thông thường sẽ làm theo những chỉ dẫn của nhà môi giới của họ.
• Đạt được sự cố gắng làm việc kiên trì và sự khuyến khích đối với cá nhân: Họ tiếp tục đạt được sự cố gắng qua cả những lần thành công và thất bại. Do vậy, họ được trả công xứng đáng (gấp 16 lần so với những người khác).
• Họ áp dụng phương pháp (tư vấn kinh doanh).
• Họ có những thói quen thành công.
Bài thơ sau đây chỉ ra đặc trưng quan trọng nhất của nhà môi giới hàng đầu:

Tôi là người bạn đồng hành kiên định của bạn
Tôi là người giúp đỡ nhiều nhất hay là gánh nặng lớn nhất
Tôi sẽ thúc đẩy bạn tiến lên phía trước hay kéo bạn chìm trong sự thất bại. Tôi hoàn toàn theo yêu cầu của bạn.
Một nửa những điều bạn làm bạn có thể chuyển giao cho tôi, tôi sẽ thực hiện chúng - nhanh chóng và chính xác.
Tôi sử dụng một cách dễ dàng - bạn chỉ cần phải khẳng định với tôi.
Hãy chỉ cho tôi biết chính xác điều bạn muốn là và chỉ sau vài lời động viên, tôi sẽ tự động làm điều đó.
Tôi là người phục vụ của tất cả những người thành công, cũng như những người thất bại.
Những người nào là thành công, tôi đã làm nên sự thành công
Những người nào bị thất bại, tôi đã làm nên sự thất bại
Tôi không phải là một cái máy cho dù tôi làm việc chính xác như một cái máy cộng với sự thông minh của một con người.
Bạn có thể sử dụng tôi để thu được lợi nhuận hoặc bị phá sản - với tôi chẳng có gì khác nhau.
Hãy sử dụng tôi, đào tạo tôi, khẳng định với tôi và tôi sẽ đặt cả thế giới dưới chân bạn
Với tôi thật dễ dàng và tôi sẽ đánh gục bạn
Tôi là ai?
Tôi là Thói quen.





3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

(Sachdoanhtri)

EBOOK Đạo Đức Kinh Doanh Và Văn Hoá Doanh Nghiệp


Liên hệ mua Đạo Đức Kinh Doanh Và Văn Hoá Doanh Nghiệp.Được giảm giá tối đaMr.CườngĐT: 09822.14280


1.TÁC GIẢ: Phạm Quốc Toản


 2.NỘI DUNG:


Mục Lục:
Chương I: Đại cương về đạo đức kinh doanh
I. Khái niệm về đạo đức
II. Định nghĩa kinh doanh
III. Vấn đề xã hội của thị trường
IV. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh
Chương II: Lịch sử đạo đức kinh doanh
I. Lịch sử đạo đức kinh doanh
II. Đạo đức kinh doanh tây phương
III. Đức trị của đông phương
IV. Bản chất kinh tế xã hội của đạo đức kinh doanh
Chương III: Các phạm trù đạo đức kinh tế - Xã hội
I. Thiện và ác
II. lương Tâm
III. Nghĩa vụ
IV. Nhân phẩm
V. Danh dự
VI. Lẽ sống (lý tưởng)
VII. Hạnh phúc
Chương IV: Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh ngày nay
A- Kinh tế xã hội
B- Cá nhân
Chương V: Đạo đức trong thành lập doanh nghiệp
I. Các loại hình kinh doanh
II. Đạo đức trong thành lập và đăng ký kinh doanh
III. Không kinh doanh các hàng cấm
Chương VI: Đạo đức trong hoạt động doanh nghiệp
I. Khái niệm
II. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
III. Đạo đức trong hoạt hoạt động doanh nghiệp
IV. Chuẩn mực đạo đức hoạt động doanh nghiệp
Chương VII: Đạo đức trong chấm dứt doanh nghiệp
I. Khái niệm
II. Các hình thức chấm dứt doanh nghiệp
III. Đạo đức trong chấm dứt doanh nghiệp
IV. Đạo đức khi bị phá sản doanh nghiệp
Chương VIII: Đạo đức bán hàng
I. Khái niệm
II. Các loại bán hàng
III. Đạo đức bán hàng
IV. Một số nguyên tắc bán hàng
Chương IX: Đạo đức trong giao tiếp kinh doanh
I. Khái niệm
II. Đạo đức trong giao tiếp
Chương X: Không gian & vị trí giao tiếp kinh doanh
I. Khoảng cách giao tiếp
II. Ánh mắt nhìn
III. Vị trí đứng
IV.Vị trí ngồi
V. Không gian phong thủy kinh doanh
VI. Phát triển kỹ năng giao tiếp
VII. Một số nguyên tắc giao tiếp
Chương XI: Đạo đức lãnh đạo trong kinh doanh
I. Khái niệm
II. Thực trạng đạo đức lãnh đạo
III. Các chuẩn mực đạo đức lãnh đạo
IV. Một số nguyên tắc lãnh đạo
Chương XII: Đạo đức đa văn hóa kinh doanh
I. Khái niệm
II. Đặc điểm
III. Đạo đức đa văn hóa
IV. Một số lời khuyên khi kinh doanh trong môi trường đa văn hóa
V. Danh sách kiểm tra khi kinh doanh ở nước ngoài
Luật doanh nghiệp
Luật thương mại
Tài liệu tham khảo



3.DOWNLOAD:
Pass: sachdoanhtri

(Sachdoanhtri)



Liên hệ mua Đạo Đức Kinh Doanh Và Văn Hoá Doanh Nghiệp.Được giảm giá tối đaMr.CườngĐT: 09822.14280

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

EBOOK NÓI THẲNG-nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

1.TÁC GIẢ: AUGUSTINE LOORTHUSAMY





2.NỘI DUNG:
Nói trước công chúng, đối với nhiều người, có thể là một kinh nghiệm khủng khiếp. Bạn có thể là một trí thức, một bác sĩ sáng giá, một nghệ sĩ tài năng hay một doanh nhân thành đạt… nhưng khi đứng trước một cử toạ, bạn trở thành một kẻ lúng ta lúng túng. Bạn ngượng nghịu và líu lưỡi; bạn hoang mang đến vã mồ hôi, và thậm chí bạn thấy mình tắc tị.

Nhưng tình hình có thể còn tệ hơn thế nữa. Bạn có thể làm cho người nghe mình lắc đầu ngao ngán và hoàn toàn thất vọng.

Sách này bàn về việc nói trước công chúng. Nó không dùng các thuật ngữ chuyên môn kỹ thuật, nhưng muốn trình bày khoa nói trước công chúng bằng thứ ngôn ngữ sát mặt đất.

Sách này sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước công chúng, và giúp bạn ăn nói tốt hơn. Nó là một quyển sách đơn giản, chứa đựng những ý tưởng gần gũi, dựa vào 25 năm kinh nghiệm diễn thuyết cho các nhóm đủ mọi tầm vóc: lớn và nhỏ.

Tôi có bao gồm trong sách này những phần bàn về việc điều hành một diễn đàn mở, về việc nói chuyện ứng khẩu, và về việc đối phó với một cuộc phỏng vấn bất ngờ.


Chúc bạn đọc vui vẻ!

Augustine Loorthusamy,
Thư Ký điều hành Mạng Lưới Truyền Thông Á Châu (ACN), Bangkok; Phó Chủ Tịch Signis World, Brussels (2001-2005)





3.DOWNLOAD

Click here

Pass: sachdoanhtri



(Sachdoanhtri)

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

EBOOK Nguyên Lý 80/20 - Bí Quyết Làm Ít Được Nhiều

1.TÁC GIẢ: Richard Koch


Richard Koch là một doanh nhân và tác giả của mười ba đầu sách được đón đọc nồng nhiệt trên toàn thế giới, bao gồm Nguyên tắc 80-20, đã bán được hơn 600.000 bản trên toàn thế giới là một trong  25 cuốn sách kinh doanh của mọi thời đại.

Richard đã bắt đầu và đầu tư tiền bạc vòng quanh
một số công ty, bao gồm Filofax, Plymouth Gin, Capstone Xuất bản, Belgo nhà hàng, Zoffany khách sạn, tất cả tiền ông bỏ ra đều trở lại từ năm đến hai mươi lần vốn đầu tư. Ông là một giám đốc của một số công ty, bao gồm Betfair,…
Trước đây là Richard Koch một chuyên gia tư vấn của Boston Consulting Group, một đối tác của Bain & Company, đồng sáng lập của LEK Consulting . Ông được cấp chứng chỉ lần đầu tiên trong lớp lịch sử hiện đại của Đại học Oxford và một bằng MBA từ Trường Wharton, Đại học Pennsylvania.

Richard hiện đang dành phần lớn thời gian của mình
để viết lách, làm phát thanh viên, truyền hình
giảng dạy.










2.NỘI DUNG:


Mục lục:

Phần I. Mở đầu


1. Dẫn nhập về nguyên lý 80/20

2. Tư duy theo nguyên lý 80/20

Phần II. Thành công trong kinh doanh không nhất thiết là một điều huyền bí


3. Ngấm ngầm một làn sóng

4. Tại sao chiến lược của bạn sai lầm
5. Đơn giản là tốt đẹp
6. Câu đúng đối tượng khách hàng
7. Mười ứng dụng hàng đầu trong kinh doanh của nguyên lý 80/20
8. Quí hồ tinh “số ít quan yếu” đem lại thành công cho bạn

Phần III: Làm ít, thu và “thụ” nhiều hơn


9. Tự do

10. Cách mạng thời gian
11. Bao giờ bạn cũng có thể đạt được những gì mònh muốn
12. Với một ít hỗ trợ từ bằng hữu
13. Thông minh và lười nhác
14. Tiền, tiền, tiền
15. Bảy thói quen mang đến hạnh phúc

Phần IV: Mở rộng áp dụng nguyên lý 80/20 trong cuộc sống


16. Lấy lại phong độ




Lược thuật nội dung:


Phần 1: Mở đầu

Lệch chênh, vũ trụ này là thế!
- Nguyên lý 80/20 cho chúng ta biết rằng trong bất cứ một nhóm nào cũng đếu có một số đối tượng đóng vai trò quan trọng hơn những đối tượng khác rất nhiều. Một mức chuẩn hoặc giả thuyết phù hợp là 80% những kết quả hoặc sản phẩm được sản sinh ra từ 20% những nguyên nhân, và nhiều khi từ một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều những động lực có sức tác động lớn.
- Lời ăn tiếng nói thường nhật là một minh hoạ rất rõ cho thực tế này. Ngài Issac Pitman, người phát minh ra tốc ký, khám phá ra rằng chỉ có 700 từ thông dụng mà đã chiếm đến 2/3 các từ ngữ dùng trong những cuộc nói chuyện trao đổi qua lại giữa chúng ta với nhau. Pitman nhận thấy rằng, những từ ngữ này, kể cả những từ ngữ phát sinh của chúng, chiếm 80% trong lời ăn tiếng nói thông thường. Trong trường hợp này, không tới 1% từ ngữ (bộ từ điển New Oxford Shorter Oxford English Dictionary tập hợp nửa triệu từ) được sử dụng trong 80% lượng thời gian. Chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 80/1. Tương tự, trên 99% những trao đổi, chuyện trò sử dụng không tới 20% vốn từ: chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 99/20.
- Điện ảnh cũng có thể sử dụng để làm một minh hoạ cho nguyên lý 80/20. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng 1,3% các bộ phim đem về 80% tổng doanh thu từ vé xem phim ở rạp, và ta có thể xem đây là quy luật 80/1 (xem mục “Nguyên lý 80/20 phân loại phim - gà ra gà, công ra công…”)
- Nguyên lý 80/20 không phải là một công thức huyền bí gì. Nhiều khi mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gần tỷ lệ 70/30 hơn là 80/20 hay 80/1. Nhưng có một thực tế là ít khi nào xảy ra trường hợp 50% các nguyên nhân dẫn đến 50% kết quả. Chúng ta có thể thấy được vũ trụ này không cân đối, không bằng cân. Một thiểu số lại đóng một vai trò quan yếu.
- Những con người và tổ chức thật sự có hiệu quả đều biết bám sát, tận dụng một số ít những động lực quan trọng có thể phát huy hiệu quả trong lĩnh vực, thế giới của họ và chuyển chúng thành những lợi thế của họ.

1. Dẫn nhập về Nguyên lý 80/20


- Nguyên lý 80/20 là gì?


Khám phá của Pareto: thiếu cân đối, một tình trạng xảy ra một cách có thệ thống và có thể đoán trước được.

1949: Nguyên lý Thiểu Công của Zipf
1951: Quy luật về số ít quan yếu của Juran và sự hưng phát của Nhật Bản
Các thập niên 1960-1999: những tiến bộ từ việc áp dụng Nguyên lý 80/20

- Kẻ thắng gom tất

- Tại sao Nguyên lý 80/20 lại quan trọng đến thế

Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên mới thật sự tạo ra 80% lợi nhuận. Điều có ý nghĩa ở đây là 80% các sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên, chỉ đóng góp 20% lợi nhuận.


Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nhận ra mức độ mà một số nguồn lực, dù chỉ là một thiểu số nhỏ, lại có một năng suất siêu cao - cái mà Joseph Juran gọi là “số ít quan yếu” - trong khi những cái đa số - “số nhiều tào lao” - lại đem lại rất ít năng suất hoặc có thể gây ra những tác động tiêu cực.


- Nguyên lý 80/20 và thuyết hỗn độn


Có một logic nội tại ẩn mình dưới một vẻ ngoài mất trật tự, một tính chất phi tuyến tính khả đoán.


- Thuyết hỗn độn và Nguyên lý 80/20 soi sáng minh chứng cho nhau


+ Nguyên lý không cân bằng: Nguyên nhân và kết quả ít khi có một mối liên hệ cân bằng theo công thức 50/50.

+ Vũ trụ không vận động theo một đường thẳng đuột.

- Trâu chậm uống nước đục:


Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng một thiểu số nguyên nhân tác động gây ra một đa số kết quả. Nguyên lý này cho ta biết rằng, ở bất kỳ thời điểm nào, một đa số của một hiện tượng sẽ được giải thích hoặc tạo ra bởi một thiểu số những tác nhân tham gia vào hiện tượng ấy. 80% kết quả là từ 20% nguyên nhân. Một số cái có một tầm quan trọng đặc biệt; đa số còn lại thì không.


- Hướng dẫn sử dụng cuốn sách này:


* Những ai đang đi tìm đường để có những cải thiện lợi nhuận lớn lao cho một doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ thấy đây là một cuốn sách vỡ lòng rất hữu ích và là nội dung đầu tiên xuất hiện trong một cuốn sách.

* Ví dụ: 80% hạnh phúc hoặc thành tích trong cuộc đời của một người bình thường xảy ra trong một tỷ lệ phần trăm nhỏ của cuộc đời ấy.
* Phần này sẽ gợi ý những triển khai ứng dụng từ Nguyên lý 80/20 cho quyền lợi của công chúng cũng như việc tạo ra của cải lợi nhuận cho các doanh nghiệp và sự thăng tiến của từng cá nhân.

- Tại sao Nguyên lý 80/20 đem lại tin mừng


+ Lẽ đương nhiên, nguyên lý này đã nêu ra những điều có thể đã hẳn nhiên rồi: rằng đã có một khối lượng lãng phí vô cùng lớn ở mọi nơi, trong cách vận hành của tự nhiên, trong sản xuất kinh doanh, trong xã hội, và trong chính đời sống của từng cá nhân chúng ta.

+ Trước mắt chúng ta đang sẵn có một “vùng đất” bao la để có thể thực hiện những cải tiến, bằng cách sắp xếp lại và điều chỉnh lại cả tự nhiên lẫn cuộc sống của chúng ta.
+ Những cái thuộc số ít có hiệu quả cao cần được xác định, chăm bón, nuôi dưỡng, và nhân rộng. Đồng thời, những cái lãng phí - là đa số những cái lúc nào cũng chỉ dừng ở mức giá trị thấp - cần phải loại bỏ hoặc mạnh tay cắt giảm.

2. Tư duy theo Nguyên lý 80/20 như thế nào?


- Định nghĩa Nguyên lý 80/20: Theo nguyên lý 80/20, luôn sẵn có một sự chênh lệch nội tại giữa nhân và quả, gieo và gặt, cũng như nỗ lực và thành công.

- Thông thường nhất, những nguyên nhân và nỗ lực này có thể chia thành 2 loại:
+ Loại đa số, có ảnh hưởng rất nhỏ
+ Loại thiểu số, có tác động rất lớn

- Nguyên lý 80/20 hữu ích ra sao?

Trước tiên họ nhận ra rằng đối với hầu hết các công ty, 80% lợi nhuận xuất phát từ 20% khách hàng.

Vấn đề cốt lõi thứ hai mà công ty nhận thức được là ở bất kỳ khách hàng nào, 80% kết quả sẽ xuất phát từ việc tập trung vào 20% những vấn đề quan trọng nhất.


- Bạn đang làm giàu cho người khác hay cho chính mình?

- Làm việc đúng nơi, đúng chỗ của mình thì tốt hơn là thông minh và làm việc cật lực cho người khác.

Tiền kiếm được từ sức lao động có thể chẳng là gì nếu so với lợi nhuận từ đầu tư. Nguyên lý 80/20 chủ trương rằng hãy chọn một cái giỏ cẩn thận, cho tất cả các quả trứng vào đó, rồi chăm bẵm toàn tâm toàn ý với giỏ trứng ấy.


- Theo thông lệ, Nguyên lý 80/20 cần đến cách phân tích 80/20, đó là phương pháp định lượng để thiết lập mối quan hệ chính xác giữa một bên là nguyên nhân/tác động/nỗ lực và một bên là hệ quả/thu hoạch/thành quả.

- Phương pháp Phân tích 80/20
+ Tại sao gọi là phương pháp Phân tích 80/20?
+ Phương pháp phân tích 80/20 dùng để làm gì?
+ Tại sao lối tư duy 80/20 là cần thiết?
+ Tư duy 80/20 có giá trị rất quan trọng nên việc áp dụng nó không nên chỉ hạn chế vào những trường hợp có được dữ liệu và phép phân tích hoàn hảo. So với phần hiểu biết nhỏ nhoi mà dữ liệu định lượng mang lại cho ta, thì trực giác và cảm giác có thể mang lại cho ta hàng khối kiến thức. Đây là lý do tại sao tư duy 80/20, dù được dữ liệu hỗ trợ, nhất thiết không thể để dữ liệu hạn chế.

- Để tham gia vào hoạt động tư duy 80/20, chúng ta phải thường xuyên tự vấn: đâu là tác nhân 20% dẫn đến thành quả 80%.

- Nguyên lý 80/20 đảo lộn lối suy nghĩ thông thường
Nguyên lý 80/20 gợi ra cho chúng ta những điều cần làm sau đây:
+ Tôn vinh hiệu suất đặc biệt hơn là gia tăng nỗ lực trung bình.
+ Tìm con đường tắt thay vì đi cả một quãng đường dài
+ Cố gắng kiểm soát đời sống chúng ta với nỗ lực tối thiểu có thể được
+ Chọn lọc công việc để làm, không phải làm toàn bộ
+ Tìm kiếm cái tuyệt hảo ở số ít hơn là cái thường thường bậc trung ở số nhiều (Quý hồ tính bất quý hồ đa)
+ Giao quyền và chia sẻ công việc càng nhiều càng tốt trong đời sống hàng ngày, và hãy để hệ thống thuế khoá khuyến khích chúng ta thay vì cản trở chúng ta làm việc này (thuê người làm vườn, thợ sửa xe, nhà trang trí và các nhà chuyên môn khác để làm việc cho ta đến mức tối đa thay vì tự làm việc).
+ Hãy chọn nghề nghiệp và những người chủ của chúng ta hết sức cẩn thận, và nếu có thể được hãy sử dụng người khác thay vì tự mình làm.
+ Hãy làm những việc sở trường nhất của chúng ta và hợp với sở thích nhất.
+ Hãy khám phá những cái bất thường và lạ lùng dưới vẻ bề ngoài của cuộc sống.
+ Ở mọi lĩnh vực quan trọng, hãy tìm xem nơi nào 20% nỗ lực có thể dẫn đến 80% thành quả.
+ Hãy bình tâm, làm việc ít đi và nhắm vào một số mục tiêu giới hạn nhưng rất giá trị, những mục tiêu mà Nguyên lý 80/20 tỏ ra hữu hiệu, hơn là theo đuổi mọi vận hội có thể có.
+ Hãy tận dụng những cơ hội may mắn trong đời để “phất” khi cờ tới tay.

- Nguyên lý 80/20 không có giới hạn



Phần 2: Thành công trong kinh doanh không nhất thiết là một điều huyền bí


3. Ngấm ngầm một làn sóng


Cuốn sách này hầu như chắc chắn là cuốn đầu tiên viết về đề tài này.

- Trào lưu đầu tiên của nguyên lý 80/20: Cuộc cách mạng về chất lượng.
- Làn sóng 80/20 thứ hai: Cuộc cách mạng về thông tin
Giới doanh thương lâu nay luôn bám sát theo nguyên tắc 80/20, điều này đặc biệt đúng với phần mềm, lĩnh vực trong đó 80% ứng dụng của một sản phẩm tận dụng chỉ 20% năng lực của nó. Điều đó có nghĩa rằng đa số chúng ta đều phải trả tiền cho những thứ mà chúng ta không muốn hay chúng ta không cần. Các chuyên gia phát triển phần mềm cuối cùng dường như hiểu được điều này, và nhiều người đang đánh cược rằng các ứng dụng module hóa sẽ giải quyết được vấn đề.

- Cuộc cách mạng thông tin còn cả một hành trình dài phía trước.

Một cơ sở dữ liệu, cho dù phong phú đến thế nào đi chăng nữa, cũng không phải là thông tin. Nguồn thông tin mà một doanh nghiệp chủ yếu dựa vào chỉ tồn tại dưới dạng thô và hỗn độn. Những gì mà một doanh nghiệp cần nhất cho việc ra quyết định- đặc biệt đối với các quyết định chiến lược - là dữ liệu về những gì diễn ra bên ngoài doanh nghiệp đó. Chỉ ở bên ngoài doanh nghiệp mới có những kết quả, cơ hội, và mối đe doạ.

- Tại sao Nguyên lý 80/20 có thể phát huy tác dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh

Thuyết 80/20 cho doanh nghiệp: Thuyết 80/20 cho doanh nghiệp đưa ra những nhận định sau:
+ Trong bất kỳ thị trường nào, có vài nhà cung ứng luôn làm tốt hơn những nhà cung ứng khác trong việc giảm thiểu tỷ lệ chi phí trên doanh thu. Nói cách khác, sản phẩm của những nhà cung ứng này sẽ có giá thành sản phẩm thấp hơn sản phẩm của những nhà cung ứng khác, với cùng sản lượng và doanh thu; hoặc là họ có khả năng tạo ra sản lượng tương đương nhưng với chi phí sản xuất thấp hơn.
+ Một số nhà cung ứng luôn tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn những nhà cung ứng khác. (cụm từ “giá trị thặng dư” được dùng thay cho “lợi nhuận” bởi vì cụm từ sau thường ám chỉ lợi nhuận để chia cho các cổ đông. Khái niệm giá trị thặng dư ám chỉ đến nguồn ngân quỹ sẵn có để chia lợi nhuận và tái đầu tư ngoài những thứ cần thiết thông thường để đảm bảo cho bộ máy hoạt động). Giá trị thặng dư cao sẽ dẫn đến một hay nhiều thứ sau đây: (1) tái đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm và dịch vụ, nhằm sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ ưu việt hơn và hấp dẫn khách hàng hơn; (2) đầu tư vào việc giành thị phần thông qua nỗ lực tiếp thị và bán hàng nhiều hơn và/hoặc thôn tính các hãng khác; (3) đem lại lợi ích cao hơn cho người lao động, điều này thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến việc giữ chân và thu hút nhân tài trên thị trường và/hoặc (4) đem lại lợi ích cao hơn cho cổ đông, điều này thường có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiểu và làm giảm chi phí vốn, làm thuận lợi cho hoạt động đầu tư và/hoặc thôn tính.
+ Qua thời gian, 80% thị trường có khuynh hướng được đáp ứng bởi 20% hay một tỷ lệ ít hơn các nhà cung ứng, và các nhà cung ứng này thông thường cũng đạt lợi nhuận nhiều hơn.

Tại điểm này, cơ cấu thị trường có lẽ đạt được điểm cân bằng, mặc dù nó sẽ rất khác với loại cân bằng từ mô hình cạnh tranh hoàn hảo được ưa thích của các nhà kinh tế học. Tại điểm cân bằng 80/20, chỉ một vài nhà cung ứng lớn nhất sẽ cung cấp cho khách hàng giá trị tốt hơn và có được lợi nhuận cao hơn những đối thủ cạnh tranh nhỏ. Điều này thường được quan sát trong đời sống thực tế, mặc dù theo thuyết cạnh tranh hoàn hảo thì không thể. Chúng ta có thể đặt tên cho lý thuyết mang tính thực tiễn cao hơn này là quy luật cạnh tranh 80/20.


- Nhưng thế giới thực tiễn thường không ngừng nghỉ lâu dài trong trạng thái cân bằng tĩnh lặng. Sớm hay muộn (thường thì sớm) luôn luôn có những sự thay đổi cơ cấu thị trường do các đổi mới, cải tiến của các đối thủ cạnh tranh gây ra.

+ Cả những nhà cung ứng hiện hữu và những nhà cung ứng mới sẽ tìm tòi để cải tiến và giành được thị phần cao hơn từ phần nhỏ nhưng có khả năng bảo vệ được của mỗi thị trường (“phân khúc thị trường”). Sự phân khúc này có thể xảy ra bằng việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ chuyên môn hoá cao hơn phù hợp một cách lý tưởng đối với vài loại khách hàng cụ thể. Qua thời gian, các thị trường sẽ có khuynh hướng phân ra thành nhiều phân khúc thị trường hơn.
+ Trong nội bộ bất kỳ một công ty nào, như với những đơn vị phụ thuộc vào tự nhiên và sự nỗ lực của con người, thường tồn tại một tình trạng bất cân xứng giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, sự mất cân đối giữa nỗ lực bỏ ra và những thành quả thu được.Bên ngoài công ty, điều này thể hiện ở chỗ có một số thị trường, sản phẩm và khách hàng có khả năng sinh lợi nhiều hơn các thị trường, sản phẩm và khách hàng khác. Nếu chúng ta có thể đo lường được nó (như có thể làm với một số công việc, như công việc của các nhân viên bán hàng chẳng hạn), chúng ta sẽ nhận ra rằng một số nhân viên tạo ra giá trị thặng dư rất lớn cho công ty (họ góp phần tạo ra doanh thu lớn hơn nhiều so với toàn bộ chi phí công ty phải bỏ ra cho họ), trong khi đó những nhân viên khác lại tạo ra giá trị thặng dư thấp hơn hoặc gây ra thâm hụt. Các công ty tạo ra giá trị thặng dư lớn nhất thường có giá trị thặng dư bình quân trên mỗi nhân viên cao nhất, nhưng ở mọi công ty, giá trị thặng dư được tạo ra bởi mỗi nhân viên thường rất không đồng đều: 80% giá trị thặng dư thường được tạo ra chỉ bởi 20% số lượng nhân viên.
+ Ở cấp độ thấp nhất của sự tổng hợp các nguồn lực trong một công ty, chẳng hạn như một cá nhân người lao động, thì 80% giá trị thu được có thể được tạo ra từ một phần nhỏ, xấp xỉ 20% khoảng thời gian làm việc, khi người lao động đang hoạt động với năng suất cao gấp nhiều lần mức hiệu quả trung bình của người ấy, thông qua một sự phối hợp các yếu tố bao gồm các cá tính và bản chất thật sự của công việc.
+ Do đó, nguyên tắc bất cân đối giữa nỗ lực và phần thưởng nhận vào có mặt ở mọi cấp độ trong kinh doanh.

- Ba ý nghĩa hành động:

+ Ý nghĩa thứ nhất của thuyết 80/20 là các công ty thành công thì hoạt động trong những thị trường có khả năng giúp cho công ty đó tạo ra doanh thu cao nhất với công sức thấp nhất.
+ Tập trung vào những đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường hiện đang đem lại giá trị thặng dư lớn nhất.
+ Hãy tìm những ý tưởng “khác thường” từ Nguyên lý 80/20

Những hệ thống sáng tạo luôn hoạt động vượt ra khỏi trạng thái cân bằng.


- Xác định các vận may

- Làm thế nào các công ty có thể sử dụng Nguyên lý 80/20 để tăng lợi nhuận?

4. Tại sao chiến lược của bạn sai lầm?


- Bạn đang kiếm được nhiều tiền nhất ở những bộ phận nào?

- Còn khả năng sinh lợi của khách hàng thì sao?
- Áp dụng Nguyên lý 80/20 cho công ty tư vấn
- Phân khúc kinh doanh là chìa khoá để hiểu được và phát huy khả năng sinh lợi
Phân khúc cạnh tranh là gì?
Tính đến đối thủ cạnh tranh giúp bạn đi trực tiếp và các phân tách kinh doanh then chốt.
- Đừng dùng phương pháp Phân tích 80/20 để quy về những kết luận giản đơn
- Nguyên lý 80/20 như kim chỉ nam trong tương lai - phát triển doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới
+ 80 % lợi nhuận của tất cả các ngành nghề được làm ra bởi 20% ngành nghề. Bạn hãy lập ra một danh sách các ngành nghề có lợi nhuận cao nhất mà bạn biết - ví dụ ngành dược phẩm hoặc tư vấn - và tìm hiểu lý do tại sao ngành kinh doanh của bạn không thể được như những ngành này.
+ 80% lợi nhuận lợi nhuận của bất kỳ ngành nào đều được làm ra bởi 20% doanh nghiệp. Nếu công ty bạn không phải là một trong số những doanh nghiệp này thì họ đang làm việc gì đúng mà doanh nghiệp của bạn lại không làm được?
+ 80% giá trị được khách hàng cảm nhận có liên quan đến 20% những hoạt động của doanh nghiệp. 20% này trong trường hợp bạn là gì? Cái gì ngăn bạn làm nhiều hơn trong mảng 20% này? Cái gì đã ngăn bạn tạo ra một phiên bản còn cực đoan hơn của cái 20% ấy?
+ 80% những gì ngành kinh doanh làm ra không tạo ra trên 20% lợi ích của khách hàng. Phần 80% đó là gì? Tạo sao không bãi bỏ nó? Ví dụ nếu là một ông chủ ngân hàng tại sao bạn lại có các chi nhánh? Nếu bạn cung cấp dịch vụ, tại sao không tổ chức việc cung cấp dịch vụ thông qua phương tiện điện thoại và máy tính cá nhân? Nơi nào thì ít hơn lại là tốt hơn, ví dụ trường hợp khách hàng tự phục vụ? Khách hàng có thể tham gia vào việc cung cấp một số dịch vụ không?
+ 80% lợi ích của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào có thể được tạo ra từ 20% chi phí. Nhiều người tiêu dùng thường mua một sản phẩm thật sát giá - thật rẻ. Có ai đang cung cấp sản phẩm này trong ngành của bạn không?
+ 80% lợi nhuận của bất kỳ ngành kinh doanh nào đến từ 20% khách hàng. Bạn có nắm giữ thị phần lớn không cân xứng ở những mảng này không?

5. Đơn giản là tốt đẹp


- Đơn giản là tốt đẹp - phức tạp là tệ hại

- Chi phí do sự phức tạp: Mức độ phức tạp nội tại chứa đựng những khoản chi phí ẩn lớn
- “Đơn giản là tốt đẹp” giải thích cho Nguyên lý 80/20
- Góp phần vào chi phí quản lý chính: một trong những bào chữa kém thuyết phục về tính ý của doanh nghiệp
- Các nhà quản lý ưa thích sự phức tạp
- Giảm chi phí nhờ đơn giản
+ Sự phức tạp của doanh nghiệp làm tăng sự lãng phí; đơn giản mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
+ Đại đa số hoạt động kinh doanh sẽ không mang lại lợi ích gì cả, không được thấu hiểu, không được quản lý tốt, nhiều hạot động được thực hiện một cách lãng phí và phần lớn là không liên quan đến các khách hàng.
+ Một tỷ lệ nhỏ hoạt động kinh doanh sẽ luôn rất hiệu quả và được khách hàng đánh giá cao; có thể đó không phải là điều mà bạn nghĩ; chúng không dễ dàng nhìn thấy và lẫn lộn giữa những hoạt động kém hiệu quả hơn.
+ Tất cả các tổ chức đều là sự trộn lẫn giữa các lực lượng hữu ích và không hữu ích; đó là con người, các mối quan hệ, và tài sản.
+ Hiệu suất kém luôn luôn là căn bệnh trầm kha, nó ẩn giấu ở phía sau và được che giấu bởi một số lượng ít hơn các hoạt động hiệu quả.
+ Doanh nghiệp luôn có khả năng thực hiện những cải tiến quan trọng, bằng cáh thực hiện mọi việc một cách khác hẳn và bằng cách làm ít hơn.

Hãy luôn nhớ đến Nguyên lý 80/20: nếu nghiên cứu những kết quả do công ty bạn làm ra, thường thì bạn sẽ thấy 1/4 đến 1/5 hoạt động tạo nên 3/4 hoặc 4/5 lợi nhuận. Hãy làm sinh sôi nảy nở 1/4 hoặc 1/5 đó. Hãy tăng tính hiệu quả của phần còn lại lên gấp bội hoặc loại bỏ nó đi.


- Sử dụng Nguyên lý 80/20 để giảm các khoản chi phí


6. Câu đúng đối tượng khách hàng


- Những ai phân tích nguyên nhân thành công của mình đều biết rằng quy tắc 80/20 quả có ứng nghiệm. 80% mức tăng trưởng, khả năng sinh lời và sự thỏa mãn của họ là do 20% khách hàng mang lại. Chí ít, các công ty nên xác định phần 20% số khách hàng đầu để có được một bức tranh rõ ràng về các triển vọng tăng trưởng mong đợi trong tương lai.

- Tiếp thị theo Nguyên lý 80/20
- Bốn bước để giữ chân các khách hàng chủ chốt
- Phục vụ 20% khách hàng chủ chốt phải là mối trăn trở, thao thức của toàn công ty.

7. Mười ứng dụng hàng đầu trong kinh doanh của Nguyên lý 80/20


- Ra quyết định và phân tích vấn đề


Năm quy tắc vận dụng Nguyên lý 80/20 để ra quyết định:

+ Quy tắc 1: Không phải đa phần quyết định đều rất quan trọng.
+ Quy tắc 2: Những quyết định có tầm quan trọng bậc nhất thường chỉ được đưa ra theo mặc định
+ Quy tắc 3: Thu thấp 80% dữ kiện và thực hiện 80% các phân tích liên quan chỉ trong 20% thời gian đầu tiên cho phép, sau đó ra quyết định trong 100% thời gian và hành động quyết đoán như thể bạn đã hoàn toàn 100% tin tưởng rằng quyết định ấy là đúng đắn.
+ Quy tắc 4: Nếu một quyết định của bạn không có tác dụng, phải mạnh dạn thay đổi quyết định ấy càng sớm càng tốt.
+ Quy tắc 5: Với một hoạt động đang cho kết quả tốt đẹp, hãy đầu tư gấp đôi, gấp tư vào đó.

- Quản trị dự án

Xác lập thời gian biểu “nghiệt ngã”
Xác lập kế hoạch trước khi hành động
Phải có thiết kế trước khi tiến hành

- Đàm phán

Trong một cuộc đàm phán chỉ một số ít vấn đề thực sự quan trọng
Chớ hấp tấp đốt cháy giai đoạn thương thảo
Làm thế nào để được “lên hương”

- Không chỉ có mười ứng dụng


8. Quý hồ tinh! Số ít quan yếu đem lại thành công cho bạn


- Lúc nào cũng có tình trạng một thiểu số có vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với đa số còn lại

- Tiến bộ có nghĩa là biết dịch chuyển nguồn tài nguyên: từ vùng hiệu quả sử dụng thấp sang vùng hiệu quả sử dụng cao
- Một số ít người đóng góp phần lớn giá trị
- Biên độ lợi nhuận dao động khủng khiếp
- Nguồn tài nguyên luôn bị phân bổ thiếu hợp lý
- Thành công bị đánh giá không đúng mức, không được tôn vinh
- Cân bằng, đồng đều chỉ là ảo tưởng
- Những thành công vĩ đại nhất đều khởi đầu từ xuất phát điểm rất nhỏ
- Hãy bỏ thói quen suy nghĩ theo lối 50/50


Phần 3: Làm ít, thu và “thụ” nhiều hơn 

9. Tự do

- Hãy suy nghĩ theo kiểu 80/20, bắt đầu từ chính cuộc sống của mình
- Tư duy 80/20 mang tính chiêm nghiệm
- Kiểu tư duy 80/20 tin vào sự tiến bộ
- Kiểu tư duy 80/20 mang tính chiến lược
- Kiểu tư duy 80/20 mang tính phi tuyến tính
- Kiểu tư duy 80/20 kết hợp giữa tham vọng cực đoan với một cung cách tự tin, thoải mái
- Những ý tưởng 80/20 cho riêng từng cá nhân

10. Cách mạng thời gian

- Nguyên lý 80/20 và cách mạng thời gian
- Vấn đề không phải là quản lý thời gian của bạn tốt hơn
- Quan niệm khác thường về thời gian kiểu 80/20
- Thời gian là mắt xích “lành tính” giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
- Những chỉ dẫn căn bản cho người làm cách mạng thời gian

Thực hiện bước nhảy khó khăn về tâm lý: gạt bỏ tâm lý gắn chặt công sức với kết quả.
Hãy trút bỏ mặc cảm tội lỗi
Hãy giải thoát mình khỏi những nghĩa vụ do người khác áp đặt
Hãy sử dụng thời gian của mình một cách lập dị, khác người
Hãy nhận diện cái 20% có thể cho bạn 80% giá trị
Hãy tăng lượng 20% thời gian tạo ra cho bạn 80% giá trị
Trút bỏ hoặc giảm bớt những hoạt động tạo giá trị thấp

- Mười cách sử dụng thời gian tạo giá trị thấp nhất:
1) Những việc người khác muốn bạn làm
2) Những việc mà xưa nay người ta vẫn làm như vậy
3) Những việc mà bạn thường làm không tốt
4) Những việc mà bạn không thích làm
5) Những việc mà lúc nào cũng bị gián đoạn
6) Những việc mà những người khác chẳng mấy ai quan tâm
7) Những việc mà thời gian thực hiện mất hơn gấp đôi so với mong đợi ban đầu
8) Những việc mà trong đó những người phối hợp với bạn không đáng tin cậy hoặc không có năng lực
9) Những việc có chu kỳ lặp đi lặp lại có thể đoán trước được
10) Trả lời điện thoại

- Mười cách sử dụng thời gian tạo giá trị cao nhất
1) Những việc có thể giúp bạn mau đạt được mục đích chung trong cuộc đời mình
2) Những việc mà trước giờ bạn vẫn muốn làm
3) Những việc đã có sẵn tỷ lệ 20/80 giữa thời gian và kết quả
4) Những cách làm mới hứa hẹn cắt giảm được thời lượng thực hiện và/hoặc làm tăng chất lượng của kết quả
5) Những việc mà người khác bảo bạn không được làm
6) Những việc mà người khác đã thực hiện thành công ở một lĩnh vực khác
7) Những việc cần dùng đến khả năng sáng tạo của bạn
8) Những việc mà bạn có thể nhờ người khác làm giúp mình mà chỉ tốn một lượng công sức tương đối ít ỏi về phía bạn
9) Bất cứ việc gì có những người phối hợp chất lượng cao, những người đã vượt qua được cái quy luật 80/20 và sử dụng thời gian một cách khác người và có hiệu quả.
10) Những việc mà cơ hội chỉ có một lần - hoặc bây giờ hoặc không bao giờ.

11. Bao giờ bạn cũng có thể đạt được những gì mình muốn

- Bắt đầu từ lối sống
- Còn công việc thì sao?
Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?
- Còn tiền bạc thì sao?
Tiền dễ đẻ ra tiền
Tiền bạc đề cao quá đáng
- Còn thành tựu thì sao?

12. Với một tí hỗ trợ từ bằng hữu

- Lập bảng kê 20 mối quan hệ quan trọng nhất của mình
- Lý thuyết làng mạc
- Các mối quan hệ và liên minh trong công việc
Lịch sử được tạo ra bởi những cá nhân biết hình thành những liên minh hữu hiệu.
- Bạn cần phải có một vài liên minh chủ chốt
- Những liên minh giúp bạn thành đạt
Sự thích thú khi ở bên nhau
Sự tôn trọng
Đồng hội đồng thuyền
Sự có qua lại
Lòng tin
- Đa liên minh

13. Thông minh và lười nhác

- Hiện tượng thiếu cân đối có đầy rẫy trong sự thành đạt và thu nhập
Có một khoảng cách lớn giữa tên tuổi hàng đầu và tất cả những người còn lại.
Tại sao kẻ thắng gom tất?
“Kẻ thẳng gom tất” là một hiện tượng của thời hiện đại.
- Thành tựu xưa nay luôn tuân theo Nguyên lý 80/20
- Tất cả những điều này có nghĩa vì đối với những người có tham vọng?
1) Đi chuyên vào một lĩnh vực thật hẹp; phát triển một kỹ năng cốt lõi
2) Chọn một lĩnh vực mà bạn thích thú, mà bạn có khả năng hơn người khác và có cơ may trở thành lãnh tụ được công nhận.
3) Hãy nhận thức rằng tri thức là sức mạnh.
4) Xác định thị trường và nhóm khách hàng chủ chốt của mình và phục vụ họ đến mức tối đa.
5) Xác định những mảng mà 20% công sức bỏ ra đem lại 80% kết quả.
6) Hãy học hỏi từ những người giỏi nhất.
7) Hãy chuyển sang hình thức tự doanh sớm trên con đường sự nghiệp
8) Hãy thuê càng nhiều càng tốt những người tạo ra giá trị thực
9) Sử dụng nhà thầu bên ngoài trong mọi việc trừ kỹ năng cốt lõi của bạn.
10) Tận dụng đòn bẩy vốn.

14. Tiền, tiền, tiền

Đây lại là một chương tuỳ chọn nữa, dành riêng cho những ai đang có sẵn trong tay một ít tiền và muốn biết làm sao để “tiền mẹ đẻ tiền con”.

- Chuyện tiền bạc cũng tuân theo Nguyên lý 80/20
- Vận dụng những ý tưởng của Nguyên lý 80/20 để làm giàu
+ Bạn có nhiều cơ hội làm giàu hay gia tăng của cải của mình đến mức tối đa bằng cách đầu tư hơn là làm công cho người khác.
+ Phương châm đầu tư phải phù hợp với cá tính của bạn.
+ Hãy tích cực chủ động và đầu tư không cân đối.
+ Đầu tư chủ yếu vào thị trường chứng khoán
+ Đầu tư dài hạn.
+ Tập trung đầu tư khi thị trường đang đi xuống.
+ Đầu tư vào những lĩnh vực bạn có chuyên môn.
+ Xem xét những cơ hội của các thị trường mới nổi.
+ Sớm loại bỏ các nhân tố gây thua lỗ.
+ Không ngừng làm cho lợi nhuận tăng trưởng.

15. Bảy thói quen mang đến hạnh phúc

- Hai cách để được hạnh phúc hơn
+ Xác định những khoảng thời gian mà bạn cảm thấy hạnh phúc nhất và kéo dài tối đa những khoảnh khắc ấy.
+ Xác định những khoảng thời gian mà bạn cảm thấy ít hạnh phúc nhất; và hãy thu ngắn tối đa những khoảnh khắc ấy.

- Làm cho bản thân chúng ta hạnh phúc bằng cách tăng cường cảm năng
Mặc dù chỉ số IQ cao không bảo đảm cho sự thịnh vượng, uy tín, hoặc hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng các trường học và nền văn hoá của chúng ta luôn nhắm vào các khả năng về học thuật, mà quên bẵng cảm năng, vốn là một tập hợp những phẩm chất - một số người có lẽ gọi nó là tính cách - có ý nghĩa to lớn đối với bộ phận cá nhân chúng ta.

- Làm cho bản thân chúng ta hạnh phúc hơn bằng việc thay đổi cách thức chúng ta suy nghĩ về các biến cố
- Làm cho bản thân chúng ta hạnh phúc hơn bằng việc thay đổi cách chúng ta nghĩ về bản thân mình.
- Làm cho bản thân chúng ta hạnh phúc hơn bằng cách thay đổi các sự kiện
- Các thói quen hàng ngày mang đến hạnh phúc
1) Thể dục vận động
2) Kích thích trí não
3) Kích thích tinh thần/ tính thẩm mỹ nghệ thuật/ thiền định, suy ngẫm
4) Làm một việc tốt
5) Thư giãn với một người bạn
6) Tự đãi mình những niềm vui
7) Tự chúc mừng

Phần 4: Mở rộng áp dụng nguyên lý 80/20 trong cuộc sống

16. Lấy lại phong độ

Nếu nỗi khổ đau của người nghèo không phải là do quy luật của tự nhiên mà là do những định chế của con người mà ra thì nặng thay tội lỗi của chúng ta.

- Tại sao xã hội nên đem áp dụng Nguyên lý 80/20?
- Tự trong bản chất, Nguyên lý 80/20 có mang tính hữu khuynh không?
- Những kẻ tiên đoán tận thế hoàn toàn sai lầm.
- Vấn đề nghiêm trọng thực sự không phải là tình trạng thất nghiệp hay nghèo đói mà là sự bất bình đẳng.
- Tinh thần doanh nghiệp xã hội:
Sự bất bình đằng trong xã hội xảy ra trong một nền kinh tế thị trường không hẳn là do thị trường tạo ra kẻ thẳng người thua mà là do không phải ai cũng có chân trong nền kinh tế thị trường. Những người bị loại ra khỏi thị truờng hoặc những người chỉ tham dự vào ở một chừng mực giới hạn tất nhiên bị thua thiệt.

- Nguyên lý 80/20 có thể và cần phải áp dụng vào giáo dục.
Hãy làm những gì có hiệu quả nhất, đặc biệt là trong những lĩnh vực của cuộc sống có tầm quan trọng cao nhất.
Nguyên lý 80/20 nêu bật tình trạng kém hiệu quả phổ biến.

- Có chăng một cách hiểu Nguyên lý 80/20 theo quan điểm cánh tả?
Nguyên lý 80/20 giúp đẩy lùi tội phạm: Một cuộc ra quân hùng hậu nhưng nhắm vào một số đối tượng ít ỏi tỏ ra hiệu quả.
Hai chữ “nhưng” lớn trong sự can thiệp xã hội.
Chữ “nhưng” thứ hai xoay quanh hiệu quả hoạt động của nhà nước.
Nguyên lý 80/20 gợi cho chúng ta điều gì về sự can thiệp kinh tế của Nhà nước?

- Nguyên lý 80/20 xác nhận có tiềm năng cho những cải thiện to lớn
Tiến bộ: một thực tế trong quá khứ, hiện tại và tương lai

- Hãy có trách nhiệm đối với tiến bộ 





3.DOWNLOAD:


 Click here
Pass: sachdoanhtri


(Sachdoanhtri)





Từ khóa: Thiết kế website,thiết lế web doanh nghiệp,thiết kế web giá rẻ,á đông,adongsoft,á đông soft,thiết kế web 3 triệu,thiết kế web bán hàng,thiết kế web tin tức,thiết kế web thương mại điện tử,thiết kế web giá tốt