Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

EBOOK Nghệ thuật lãnh đạo công ty

1.TÁC GIẢ: Donald Clark






2.NỘI DUNG:

Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự dưng sinh ra. Nếu có ước mơ và khát vọng, bạn có thể có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã chứng minh rằng, phần lớn những ông chủ doanh nghiệp thành công nhất hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh đạo của mình thông qua sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân cũng như việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo.

Nghệ thuật và khoa học lãnh đạo (Leadership) là một đề tài bổ ích, thiết thực dành cho các nhà quản lý, các giám đốc công ty, các trưởng bộ phận, phòng ban và bất kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó mình sẽ đứng trong hàng ngũ của những người lãnh đạo doanh nghiệp...

Sách DOANH TRÍ trân trọng giới thiệu cuốn "Nghệ thuật lãnh đạo công ty" đến đọc giả






3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Chuyên đề Phân tích tài chính

1.TÁC GIẢ:






2.NỘI DUNG:

Phân tích và quyết định tài chính.
Phần 1. Phân tích tài chính doanh nghiệp
Phần 2. Phân tích tài chính dự án đầu tư







3.DOWNLOAD:


Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Quản lý chiến lược sử dụng Blanced Scorecard

1.TÁC GIẢ: Internet






2.NỘI DUNG:

Quản lý chiến lược sử dụng Balanced Scorecard
Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt và xu thế hội nhập hiện nay, các tổ chức phải đối mặt với rất nhiều rào cản trong việc phát triển các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động. Cái mà doanh nghiệp hiện nay cần là một hệ thống mà có thể cân bằng tính chính xác của các chỉ số tài chính đã có trong quá khứ và định hướng về hiệu quả trong tương lai. Đồng thời, hệ thống này cũng sẽ hỗ trợ tổ chức trong việc áp dụng các chiến lược khác nhau. Thẻ cân bằng điểm (The Balanced Scorecard - BSC) là công cụ có thể giúp giải quyết cả hai vấn đề trên. Bài viết này xin giới thiệu khái niệm về mô hình thẻ cân bằng điểm (BSC), và những khác biệt giữa BSC và các hệ thống khác.

 Vậy Balanced Scorecard là gì?
Chúng ta có thể mô tả BSC như là những nỗ lực hệ thống đầu tiên nhằm thiết kế một hệ thống đo lường hiệu quả. Hệ thống này chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể, phép đo và những chỉ tiêu rõ ràng. Những phép đo của BSC thể hiện sự cân bằng giữa bốn khía cạnh: Tài chính, khách hàng, quá trình nội bộ, học hỏi và phát triển. Các phép đo được lựa chọn sử dụng cho thẻ điểm là công cụ dành cho người lãnh đạo sử dụng để truyền đạt tới người lao động và các bên liên quan những định hướng về kết quả và hiệu quả hoạt động mà qua đó tổ chức sẽ đạt được những mục tiêu chiến lược của mình. Tuy nhiên, một khái niệm đơn giản như vậy không nói lên hết mọi điều về BSC, về cơ bản công cụ này cùng một lúc là 03 hệ thống: Hệ thống đo lường, hệ thống quản lý chiến lược và công cụ trao đổi thông tin.


BSC là một hệ thống đo lường:
Như đã đề cập ở trên về những hạn chế của các phép đo hiệu quả tài chính. Những phép đo này cho thấy rất rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng lại không phù hợp với việc nhấn mạnh vào cách thức tạo giá trị thực của ngày hôm nay của Tổ chức - Đó là những tài sản vô hình như kiến thức, mạng lưới các mối quan hệ... Chúng ta có thể gọi các phép đo tài chính là những “chỉ số trễ”. Đó là kết quả của hàng loạt những hành động đã được thực hiện từ trước. BSC bổ sung cho những “chỉ số trễ” này bằng những định hướng hiệu quả kinh tế trong tương lai, hay còn gọi là “chỉ số sớm”. Nhưng những phép đo hiệu quả này (bao gồm cả chỉ số trễ và chỉ số sớm) xuất phát từ chiến lược của tổ chức. Tất cả các phép đo trong BSC được hiểu như là việc làm rõ chiến lược của tổ chức.
 Rất nhiều tổ chức đã cố gắng truyền đạt những viễn cảnh và quán triệt các chiến lược, nhưng thường không liên kết được các hoạt động của người lao động với định hướng chiến lược của tổ chức. BSC cho phép tổ chức làm rõ những viễn cảnh và chiến lược của tổ chức bằng cách đưa ra một khuôn khổ mới. Khuôn khổ này cho thấy toàn bộ câu chuyện về chiến lược của tổ chức thông qua các mục tiêu và các phép đo đã được chọn. Thay vì tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố tài chính, BSC sử dụng các phép đo như là ngôn ngữ mới để mô tả các yếu tố chính để đạt được chiến lược. Việc sử dụng các phép đo như thế nào rất quan trọng đối với việc đạt được chiến lược. Các mục tiêu đo lường được có ý nghĩa rất quan trọng để biến chiến lược thành hiện thực. BSC vẫn duy trì các phép đo tài chính, nhưng bổ sung thêm 3 khía cạnh rất rõ ràng khác nữa: Khách hàng, các quá trình nội bộ, học hỏi và phát triển.



Khía cạnh khách hàng
Khi lựa chọn những phép đo đối với Khía cạnh về Khách hàng để làm BSC, các tổ chức phải trả lời hai câu hỏi quan trọng: Ai là khách hàng mục tiêu của tổ chức, và cái gì thực sự là giá trị mà chúng ta phục vụ khách hàng? Nghe có vẻ đơn giản, nhưng 2 câu hỏi này đặt ra không ít thách thức cho các tổ chức. Đa số các tổ chức sẽ tuyên bố rằng hiện nay họ đang có những khách hàng mục tiêu, và các hoạt động của họ cho thấy chiến lược của họ là “ Mọi thứ cho mọi khách hàng”. Thực tế cho chúng ta thấy rằng thiếu đi những trọng tâm sẽ làm giảm khả năng của tổ chức trong việc tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Việc xác định những giá trị thích hợp để phục vụ khách hàng cũng gây ra không ít thách thức đối với đa số tổ chức. Nhiều tổ chức sẽ chọn một trong ba quy tắc dẫn đầu thị trường do Treacy và Wiersema đưa ra:
 - Đi đầu trong điều hành: Tổ chức theo đuổi mục tiêu này thường tập trung vào giá thấp, sự thuận tiện, và thường là không kiểu cách. Wal-Mart là công ty điển hình về việc đi đầu trong điều hành.
 - Dẫn đầu về sản phẩm: Các công ty dẫn đầu về sản phẩm thường theo đuổi việc phát triển sản phẩm mang nét đặc trưng của công ty. Họ luôn cố gắng để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất. Nike có thể là một ví dụ về dẫn đầu sản phẩm đối với mặt hàng thể thao.
 - Sự thân mật của khách hàng: Làm tất cả những gì có thể để cung cấp giải pháp đối với nhu cầu từng khách hàng riêng lẻ sẽ giúp cho công ty giành được sự yêu mến của khách hàng. Những công ty này thường không quan tâm đến những giao dịch một lần với khách hàng, mà họ chú trọng đến mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua những kiến thức sâu sắc của họ về nhu cầu của khách hàng. Trong ngành công nghiệp bán lẻ, Nordstrom là một công ty mẫu mực trong việc có được sự quý mến của khách hàng.
 Cho dù tổ chức lựa chọn bất kỳ quy tắc nào trong ba quy tắc trên, Khía cạnh về khách hàng ngày nay thường sử dụng các phép đo như: Sự thỏa mãn của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, thị phần và số lượng khách hàng mới. Cũng không kém phần quan trọng, tổ chức phải phát triển định hướng hiệu quả để thực hiện cải tiến những chỉ số “trễ” để có được thành công về Khía cạnh khách hàng.
Khía cạnh các quá trình nội bộ
Đối với Khía cạnh về khách hàng của thẻ cân bằng điểm (BSC), chúng ta phải xác định các quá trình chính của tổ chức cần thực hiện để thường xuyên gia tăng giá trị cho khách hàng và cuối cùng là các cổ đông. Mỗi một quy tắc được liệt kê ở trên sẽ đòi hỏi hiệu quả hoạt động của mỗi quá trình cụ thể nhằm phục vụ cho khách hàng, và đáp ứng những giá trị của chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta trong Khía cạnh này là xác định những quá trình chính đó và phát triển các phép đo tốt nhất có thể để nhờ đó mà phát triển. Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng các tổ chức hoàn toàn có thể xác định những quá trình nội bộ mới, chứ không chỉ tập trung nỗ lực vào việc thực hiện những cải tiến nhỏ đối với những quá trình hiện tại của tổ chức. Phát triển sản phẩm, các quá trình chế tạo, sản xuất, giao hàng và các hoạt động sau bán hàng có thể được xem đến trong Khía cạnh này.
Khía cạnh học hỏi và phát triển
Các tổ chức mong muốn đạt được những kết quả tốt cho Khía cạnh các quá trình nội bộ, khách hàng. Vậy những kết quả đó từ đâu mà có? Những phép đo trong Khía cạnh học hỏi và phát triển để thực hiện BSC thực sự là những hỗ trợ cho việc đạt được kết quả ở những Khía cạnh khác. Về bản chất, những phép đo này là nền tảng để xây dựng nên “ngôi nhà Balance Scorecard ”. Khi mà các tổ chức xác định những phép đo và những sáng kiến trong Khía cạnh khách hàng và các quá trình nội bộ, Tổ chức có thể sẽ thấy ngay những khoảng cách giữa tình trạng hiện tại của tổ chức và những mức độ cần thiết để có thể đạt được mục tiêu về những yếu tố nền tảng như: kỹ năng của người lao động, hệ thống thông tin... Những phép đo mà các tổ chức xác định trong Khía cạnh này sẽ giúp lấp đầy những khoảng cách đó và đảm bảo hiệu quả bền vững trong tương lai.
 Cũng như các Khía cạnh khác của BSC, chúng ta hy vọng có được sự kết hợp giữa các phép đo kết quả chính (chỉ số trễ) và định hướng hiệu quả (phép đo sớm) để thể hiện trong Khía cạnh học hỏi và phát triển. Kỹ năng người lao động, sự thỏa mãn của nhân viên, sự sẵn sàng của các nguồn thông tin đều có thể được đưa vào trong Khía cạnh này. Các phép đo chúng ta phát triển ở Khía cạnh này thực sự hỗ trợ cho các phép đo ở các Khía cạnh khác trong hệ thống BSC của công ty. Hãy nghĩ đến nó như là những rễ cây, sẽ nuôi dưỡng các thân cây (các quá trình nội bộ) và rồi đến những cành cây (Những kết quả chuyển giao cho khách hàng) và cuối cùng là những lá cây mọc ra (vấn đề tài chính).
Khía cạnh tài chính
Các phép đo tài chính là yếu tố rất quan trọng của BSC, đặc biệt trong thế giới mà ai cũng quan tâm đến lợi nhuận hiện nay. Các phép đo ở Khía cạnh này cho chúng ta biết chiến lược có được thực hiện để đạt được các kết quả cuối cùng hay không. Chúng ta có thể tập trung toàn bộ nỗ lực và khả năng của chúng ta vào việc cải tiến sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng, giao hàng đúng hạn hoặc hàng loạt vấn đề khác nhưng nếu không chỉ ra những tác động tích cực đến chỉ số tài chính của tổ chức thì những nỗ lực của chúng ta cũng bị giảm bớt giá trị. Thông thường chúng ta quan tâm tới các chỉ số truyền thống như: lợi nhuận, tăng doanh thu, và các giá trị kinh tế khác.
Balanced Scorecard là hệ thống quản lý chiến lược
Đối với rất nhiều tổ chức BSC có xuất xứ từ một công cụ đo lường mà Kaplan và Norton mô tả như là “Hệ thống quản lý chiến lược”. Mục đích ban đầu của hệ thống thẻ điểm (Scorecard) nhằm cân bằng các chỉ số tài chính với định hướng giá trị trong tương lai của công ty, nhưng ngày càng nhiều tổ chức thử nghiệm khái niệm này như là các công cụ để gắn kết các hoạt động ngắn hạn với chiến lược của công ty. Thực hiện theo cách này, BSC làm giảm đi được rất nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng chiến lược một cách hiệu quả mà chúng ta đã đề cập ở trên. Hãy cùng xem lại các rào cản trong thực hiện chiến lược và xem BSC có tác dụng như thế nào để có thể vượt qua những khó khăn khi áp dụng:
Vượt qua rào cản định hướng bằng cách giải thích các chiến lược
BSC được đưa ra với lý tưởng là chia sẻ những hiểu biết và chuyển chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu, phép đo và những chỉ tiêu cụ thể và thể hiện trong mỗi Khía cạnh của BSC. Việc giải thích định hướng chiến lược yêu cầu nhóm thực hiện phải xác định cụ thể những gì còn mập mờ, mơ hồ trong định hướng chiến lược của tổ chức? Ví dụ: “Dịch vụ số một!”; “Mục tiêu hóa khách hàng”... Thông qua quá trình triển khai hệ thống thẻ cân bằng, nhóm thực hiện có thể làm rõ: “Dịch vụ số 1!” có nghĩa là 95% giao hàng đúng hạn. Như vậy toàn thể nhân viên của tổ chức giờ đây có thể tập trung nỗ lực trong các công việc hàng ngày của họ nhằm đạt được “Dịch vụ số 1!”. Khi sử dụng BSC như là cơ sở để giải thích rõ ràng chiến lược, các tổ chức sẽ tạo ra một ngôn ngữ mới để thực hiện đo lường nhằm hướng dẫn tất cả mọi người hướng tới việc đạt được những định hướng đã được công bố.
Phổ biến và truyền đạt Thẻ điểm để vượt qua rào cản về con người
Để thực hiện thành công mọi chiến lược, thì bản thân những chiến lược đó cần phải được hiểu rõ và thực hiện tại mọi cấp của tổ chức. Phổ biến và truyền đạt thẻ cân bằng điểm có nghĩa là đưa chúng đến mọi bộ phận phòng ban của tổ chức và tạo cho người lao động có cơ hội liên hệ giữa công việc hàng ngày của họ với chiến lược của tổ chức. Mọi cấp độ của tổ chức sẽ nhận ra các hoạt động tạo giá trị của họ thông qua mối liên hệ giữa việc triển khai những thẻ điểm của họ với các mục tiêu của cấp cao hơn.
 Bằng cách phổ biến và truyền đạt, công ty sẽ tạo ra một luồng thông tin ngược từ dưới xưởng tới ban lãnh đạo điều hành. Một số tổ chức thực hiện phổ biến và truyền đạt từ trên xuống tới cấp cá nhân người lao động. Các cá nhân này sẽ phát triển BSC, trong đó xác định sự đóng góp của cá nhân họ cho cả nhóm nhằm giúp đạt được mục tiêu tổng thể.
 Thay vì đưa ra những khuyến khích và khen thưởng khi đạt được những chỉ tiêu tài chính trong ngắn hạn, ngày nay người quản lý có cơ hội trao phần thưởng cho các nhóm hay phòng ban một cách trực tiếp tới những khu vực mà họ đã có những nỗ lực thực hiện. Tất cả người lao động bây giờ có thể tập trung vào định hướng hiệu quả của các giá trị kinh tế trong tương lai và tập trung vào việc đưa ra các quyết định và hành động cần thiết để đạt được kết quả mong muốn.
Chiến lược cung cấp nguồn lực để vượt qua rào cản về nguồn lực
Khi bàn về rào cản này cần lưu ý rằng hầu hết các công ty đều có quá trình hoạch định chiến lược và hoạch định ngân sách riêng biệt. Xây dựng thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard) cung cấp cơ hội rất tốt để gắn kết các quá trình quan trọng này với nhau. Khi đưa ra Balanced Scorecard các tổ chức không chỉ nghĩ về những mục tiêu chung, chỉ số đo lường, từng chỉ tiêu cụ thể cho bốn khía cạnh mà còn phải xem xét một cách cẩn thận các ý tưởng và kế hoạch hành động sẽ phục vụ cho các mục tiêu của thẻ điểm. Nếu chúng ta đưa ra mục tiêu dài hạn cho các chỉ số đo lường, chúng ta có thể thấy những bước phát triển trên suốt chặng đường đi đến thành công. Nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để đạt được các mục tiêu của thẻ điểm phải thực sự tạo nền tảng cho việc xây dựng quá trình dự toán ngân sách hàng năm. Sẽ không còn tình trạng các bộ phận chuyên môn và phòng kinh doanh trình dự toán ngân sách theo kiểu lấy số ngân sách năm trước cộng với một số phần trăm nào đó. Chi phí cần thiết (và lợi nhuận) kết hợp với các mục tiêu cụ thể của thẻ cân bằng điểm phải được nêu rõ ràng trong các văn bản và được đưa ra xem xét. Điều này làm cho kiến thức về quản lý chiến lược gần như trở thành một yêu cầu bắt buộc khi phải thực hiện những lựa chọn khó khăn và phải đạt được sự hài hòa giữa các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn ý tưởng để quyết định hỗ trợ thực hiện hay không những nội dung gì.
 Việc xây dựng BSC cũng tạo cho các tổ chức cơ hội rất tốt để kiểm tra một cách nghiêm túc những ý tưởng hiện có trong tổ chức. Nhiều người quản lý có các chương trình và dự án hay thông thường ít nghĩ đến ý nghĩa chiến lược của chúng. Sẽ có nhiều khó khăn khi các ý tưởng trái ngược xuất phát từ các bộ phận chức năng khác nhau. Bộ phận Marketing cố gắng dành được nhiều cơ hội kinh doanh qua chiến dịch marketing rầm rộ, trong khi đó phòng nhân sự chỉ tập trung đưa ra chương trình khuyến khích mới đối với nhân viên bán hàng. Nhóm bán hàng có nên tập trung vào khách hàng mới hay duy trì các mối quan hệ hiện có? Các ý tưởng từ mỗi cấp trong tổ chức và từ từng bộ phận chức năng phải đóng góp vào mục tiêu chung: có mối liên hệ với các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Balanced Scorecard như là tấm gương phản chiếu cho việc xem xét này. Khi bạn xây dựng thẻ cân bằng điểm, bạn phải xem xét tất cả các ý tưởng hiện tại trong tổ chức và quyết định ý tưởng nào thực sự phù hợp với chiến lược của tổ chức và ý tưởng nào chỉ đơn thuần liên quan đến các nguồn lực khó thực hiện và có giá trị. Tiết kiệm nguồn lực rõ ràng là rất tốt, nhưng một điều quan trọng - phải truyền đạt cho mọi người trong tổ chức biết các chỉ số quan trọng và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu này.
Chiến lược học hỏi để khắc phục rào cản về quản lý
Ngày nay chúng ta phải đối mặt với sự thay đổi rất nhanh của môi trường kinh doanh, do đó các tổ chức cần làm nhiều hơn là chỉ phân tích những biến động thực tế về các chỉ số tài chính để ra quyết định chiến lược. Thật không may, trong thực tế nhiều nhóm quản lý dành quá nhiều thời gian để thảo luận về những biến động tài chính và tìm kiếm phương pháp khắc phục những “sai lỗi” này. BSC cung cấp các yếu tố cần thiết để thoát khỏi tình trạng này và đưa ra mô hình mới trong đó các kết quả của thẻ điểm trở thành yếu tố đầu vào cho việc xem xét, đặt vấn đề và nghiên cứu về chiến lược.
 Balanced Scorecard chuyển chiến lược và tầm nhìn thành một loạt các phép đo có liên kết chặt chẽ với nhau. Ngay lập tức chúng ta có nhiều thông tin hơn là các dữ liệu tài chính cần phải được xem xét. Khi xem xét toàn bộ các mối liên hệ mật thiết, kết quả của việc đo lường hiệu quả của thẻ điểm mô tả rõ ràng chiến lược đến từng chi tiết nhỏ và tạo cơ sở cho việc đặt câu hỏi liệu kết quả thu được có đưa chúng ta tới gần việc đạt được chiến lược hay không. Chúng ta thấy bất kỳ chiến lược nào chúng ta theo đuổi đều ở dạng giả thuyết hoặc phỏng đoán làm thế nào để có thể thành công. Để chứng minh ý nghĩa của những phép đo, trong thẻ điểm phải liên hệ tất cả các thông tin với nhau để có bức tranh toàn cảnh về chiến lược của tổ chức. Ví dụ, nếu tin tưởng vào việc đầu tư đào tạo cho nhân viên sẽ làm cho thời gian phát triển sản phẩm mới được rút ngắn, thì cần phải kiểm tra giả thuyết qua những phép đo được thể hiện trong thẻ điểm. Nếu tăng việc đào tạo cho nhân viên để đáp ứng mục tiêu nhưng thực tế việc phát triển sản phẩm lại bị chậm, như vậy có lẽ giả định này không phù hợp và chúng ta nên tập trung vào (ví dụ) cải tiến việc truy cập những thông tin quan trọng của nhân viên. Sẽ mất khá nhiều thời gian để thu thập đầy đủ dữ liệu nhằm kiểm tra những mối tương quan này, nên thông thường các nhà quản lý bắt đầu đưa vấn đề giả định theo chiến lược là cải tiến cơ bản về việc ra quyết định dựa trên hoàn toàn những con số tài chính.
Balanced Scorecard là công cụ trao đổi thông tin
Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến sức mạnh của thẻ cân bằng điểm trong việc biến chiến lược thành những hành động và đưa ra thông điệp cho người lao động đó là những gì có thể gọi là trao đổi thông tin.
 Những năm gần đây có rất nhiều tài liệu viết về chiến lược quản lý tri thức trong tổ chức. Nét đặc trưng phổ biến của tất cả những hệ thống này là muốn kiến thức tiềm ẩn bên trong của người lao động phải được bộc lộ ra, sẵn sàng trao đổi và chia sẻ. Chúng ta sống trong một kho kiến thức của người lao động. Người lao động, không giống tổ chức là dựa vào tài sản hữu hình của công ty, mà họ dựa vào phương tiện sản xuất: đó là tri thức. Ngày nay thách thức lớn mà công ty phải đối mặt đó là hệ thống hóa và kiểm soát tri thức đó. Peter Drucker đã gọi quản lý tri thức người lao động một cách hiệu quả là một thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21. Chia sẻ kết quả của thẻ cân bằng điểm trong tổ chức giúp người lao động có cơ hội thảo luận về những giả định trong chiến lược, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những kết quả không mong muốn, trao đổi về những thay đổi cần thiết trong tương lai. Hiểu chiến lược của công ty có thể mở ra những khả năng tiềm tàng, có thể lần đầu tiên được biết tổ chức đang ở đâu và họ sẽ đóng góp như thế nào. Một tổ chức ở nước ngoài đã tiến hành khảo sát nhân viên trước và sau khi xây dựng Balanced Scorecard. Trước khi thực hiện dưới 50% người lao động nhận thức và hiểu về chiến lược của tổ chức. Một năm sau khi thực hiện Balanced Scorecard con số này đã tăng lên 87%. Nếu Bạn tin tưởng vào việc phổ biến rộng rãi thông tin tới người lao động, hãy thử cái mà một số người gọi là “cuốn sách quản lý mở”. Cá nhân tôi tin tưởng rằng sẽ không có công cụ nào tốt hơn BSC giúp các Bạn như là “cuốn sách mở” đó.









3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Các vấn đề về phương pháp và số liệu trong nghiên cứu về 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

1.TÁC GIẢScott Cheshier và Jago Penrose






2.NỘI DUNG:

Phần ghi chú này giải thích phương pháp được sử dụng để xác định những doanh nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Nó cũng thảo luận một số vấn đề về số liệu và nỗ lực khắc phục những điểm có thể khắc phục được. Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng Cục Thống kê được sử dụng để xác định những doanh nghiệp lớn nhất. Danh sách doanh nghiệp mỗi năm được dựa trên kết quả điều tra của năm trước cộng thêm danh sách các doanh nghiệp mới do cơ quan thuế thuộc Bộ Tài chính cung cấp. Tất cả các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên đều được xem xét. Đơn vị phân tích là doanh nghiệp hạch toán độc lập có pháp nhân riêng. Ngành hoạt động của doanh nghiệp được xác định theo hoạt động nào đóng góp nhiều nhất cho sản lượng của doanh nghiệp. Nếu như không xác định được sản lượng, thì sẽ căn cứ vào hoạt động chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất (Jammal và các đồng tác giả 2006).





3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

EBOOK 5S Bí mật thành công từ Nhật Bản -- Hajime Suziki

1.TÁC GIẢ: Hajime SUZUKI






2.NỘI DUNG:

Làm thế nào người Nhật đã thành công trong các ngành công nghiệp?
Ngày nay, khái niệm Chất lượng và Quản lý Chất lượng không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn nâng cao khả năng cạnh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách thức quản lý. Tuy nhiên dù doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh nào, đầu tư loại thiết bị máy móc hay công nghệ nào đi nữa, con người cũng vẫn là yếu tố quyết định đem lại thành công cho doanh nghiệp.

Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Nhật bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng. 5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng. 

Vậy 5S là gì? 
5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật "SEIRI", "SEITON", "SEISO", SEIKETSU""SHITSUKE", tạm dịch sang tiếng Việt là "SÀNG LỌC", "SẮP XẾP", "SẠCH SẼ", "SĂN SÓC", "SẴN SÀNG".






3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Phong thủy với Kinh doanh

1.TÁC GIẢ: Sách DOANH TRÍ sưu tầm






2.NỘI DUNG:

Bạn muốn kinh doanh của mình phát đạt hơn? Bạn cũng muốn một môi trường làm việc hài hoà giúp khích lệ và trợ giúp cả bạn lẫn những người bạn làm việc cùng? Thế còn việc sở hữu những kỹ năng suy nghĩ sáng tạo và hiệu suất hơn?






3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

EBOOK Công cụ theo dõi danh mục dự án

1.TÁC GIẢ: Sách DOANH TRÍ sưu tầm Internet






2.NỘI DUNG:

Mục lục
I. GIỚI THIỆU CÔNG CỤ THEO DÕI DANH MỤC DỰ ÁN ODA (PMT)
Tại sao lại sử dụng Microsoft Access
PMT làm những gì
II. XEM THÔNG TIN DỰ ÁN
Đăng nhập vào PMT
Trang chủ PMT
Giao diện của Trang chủ PMT
Các chức năng của PMT
Xem dữ liệu và thông tin dự án
Thông tin danh mục dự án
Tìm kiếm và sắp xếp
Tìm kiếm
Sắp xếp thông tin
Thông tin một dự án
III. LÀM VIỆC VỚI CÁC CHỨC NĂNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP THÔNG TIN
Các truy vấn
Truy vấn là gì?
Dịch chuyển cột
Ẩn và hiển thị các cột
Ẩn một hoặc nhiều cột
Hiển thị một hoặc nhiều cột
Thay đổi định dạng chữ hiển thị
Thay đổi kiểu phân cách ô và mầu nền
Lọc các bản ghi
Sắp xết cột
Cố định hoặc giải phóng cột
Xuất một truy vấn sang dạng Excel hoặc Word
Báo cáo
Truy cập và Xem báo cáo
Cài đặt trang
In báo cáo
Xuất báo cáo ra các văn bản MS Excel hoặc MS Word
Biểu đồ
Truy cập và xem biểu đồ
Sao lưu biểu đồ sang các văn bản MS Office khác
Đánh giá hiệu quả thực hiện dự án
Truy cập
Thêm Đánh giá mới
Thực hiện đánh giá hiệu quả thực hiện dự án
IV. CẬP NHẬT THÔNG TIN CHO PMT
Điều kiện và cách quản lý các báo cáo AMT
Điều kiện cập nhật AMT
Quản lý các tệp AMT theo Quý
Nhập dữ liệu từ AMT vào PMT
Nhập dữ liệu
Một số câu hỏi thường gặp
Nhập và xuất dữ liệu từ PMT vào PMT
Xuất dữ liệu từ PMT
Nhập dữ liệu vào PMT
V. THIẾT LẬP
Thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu
Thiết lập PMT
Thêm mới hoặc sửa thông tin người dùng
Truy cập vào phần thiết lập người dùng
Thêm người dùng mới
Sửa thông tin hay Xóa người dùng
Thêm mới hoặc Sửa thông tin Nhà tài trợ
Truy cập vào phần thiết lập Nhà tài trợ
Thêm một nhà tài trợ mới
Sửa hay Xóa một nhà tài trợ
Danh sách lựa chọn
Truy cập vào phần thiết lập danh sách lựa chọn
Sửa một danh sách lựa chọn








3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

1.TÁC GIẢScott Cheshier và Jago Penrose






2.NỘI DUNG:

Các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam là lớn so với các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, nhưng so với quốc tế thì giống các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn. Dù sao thì 200 doanh nghiệp lớn nhất chiếm một tỷ lệ lớn về lao động, tài sản, doanh thu và thuế trong mọi hình thức sở hữu (nhà nước, tư nhân, nước ngoài) và mọi ngành ở Việt Nam.  Trong một số trường hợp, những doanh nghiệp lớn nhất chiếm toàn ngành. Trong 200 doanh nghiệp lớn nhất, gần một nửa các doanh nghiệp chế tạo là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Liên Xô sụp đổ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đi tìm thị trường mới và sản xuất các hàng hóa dịch vụ mới. Thương mại tự do hóa cho phép các doanh nghiệp mở rộng và tăng trưởng. Hơn một nửa các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam là thành viên của các Tồng Công ty. Trong những năm 90, phần lớn các công ty thành viên không phải chịu sự giám sát quản lý cao độ mà được hưởng quyền tự quyết nhiều hơn để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp mình so với thời gian trước đó. Tuy nhiên, đôi khi các doanh nghiệp được yêu cầu thực hiện những ‘trách nhiệm xã hội’ như cứu giúp các công ty thành viên làm ăn thua lỗ để bảo vệ việc làm.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước đang làm thay đổi điều này. Những hàng rào giữa các doanh nghiệp nhà nước đang được dỡ bỏ và cạnh tranh đang gia tăng giữa các doanh nghiệp. Khi tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên, một số tổng công ty đang mất đi sự kiểm soát chính thức. Cùng với thời gian, ý nghĩa chính xác của từ ‘tổng công ty’ ở Việt Nam đã trở nên kém rõ ràng hơn. Trong quá trình chuyển đổi thành mô hình công ty mẹ - con và tập đoàn kinh tế, nhiều tổng công ty đã tiến vào các lĩnh vực bất động sản, du lịch, chứng khoán và thành lập ra các công ty bảo hiểm và ngân hàng của riêng mình.
Các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ có năng lực để đối phó với sự cạnh tranh gia tăng. Họ đang chuyển dịch sang những sản phẩm phức tạp hơn và có chất lượng cao hơn, đa dạng hóa sang các sản phẩm liên quan và tiến vào những lĩnh vực kinh doanh mới. Họ đang thiết lập thương hiệu, mở rộng các kênh phân phối và thâm nhập các thị trường mới.
Các doanh nghiệp lớn cũng đang đưa ra quyết định về tương lai của mình. Một số doanh nghiệp lớn nhất đang đầu tư với mục tiêu khai thác thêm giá trị từ các hoạt động kinh doanh hiện tại. Một số đang hướng đầu tư vào những lĩnh vực ít có lợi ích xã hội nhưng đem lại nhiều lợi nhuận (hiện tại). Nhiều doanh nghiệp đang kết hợp cả hai loại đầu tư trên. Phong trào đầu tư bất động sản và chứng khoán cần được xem xét trong bối cảnh kinh tế rộng hơn trong đó các chiến lược kinh doanh khác tỏ ra rủi ro và khó thực hiện. Nếu ngành kinh doanh cốt lõi không có nhiều lợi nhuận cho lắm, thì sử dụng lợi nhuận từ việc đầu cơ để cấp vốn cho việc mở rộng và nâng cấp ngành nghề cốt lõi có thể là một chiến lược khả quan. Tuy nhiên, dựa vào các khoản đầu tư mang tính đầu cơ như là nguồn lợi nhuận chính cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
Nâng cấp sản phẩm không chỉ là động thái của riêng các doanh nghiệp thuộc các ngành ‘công nghệ cao’. Một số doanh nghiệp được phỏng vấn thuộc ngành dệt may và thủy sản đã đầu tư để tạo thêm giá trị trong ngành sản xuất cốt lõi của mình. Với những doanh nghiệp này, họ có thể tìm được lợi nhuận khi phát triển kỹ năng và công nghệ. Tuy nhiên, quá trình này có thể không kém phần rủi ro so với việc đầu tư vào đất đai và chứng khoán giá cao. Công nghệ thì tốn kém và khó nắm bắt, công nhân cần phải được đào tạo và thị trường cần phải được hiểu rõ. Thường thì người ta xoay sang xây khách sạn, chung cư, khu công nghiệp và thành lập công ty con chuyên mua bán chứng khoán.
Chính phủ có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi bằng cách hạn chế đầu cơ trên thị trường bất động sản và thị trường tài chính. Có thể bước khởi đầu là thuế đất và thuế lãi vốn được thiết kế một cách phù hợp. Ngoài ra, chính phủ có thể hỗ trợ để cho các doanh nghiệp có được lao động kỹ năng bằng cách cải thiện chất lượng của các trường đại học và trường dạy nghề. Hai lĩnh vực chính sách này nổi lên như là những vấn đề chủ chốt trong các cuộc phỏng vấn. Xử lý được những vấn đề này sẽ giúp các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam tăng trưởng và phát triển góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.





3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Tài liệu kiểm toán toàn tập

1.TÁC GIẢ: Nhiều nguồn






2.NỘI DUNG:


-Tính trọng yếu trong kiểm toán
-Phòng tránh gian lận sai sót
-Đánh giá rủi ro kiểm toán và kiểm soát nội bộ
-Bằng chứng kiểm toán
-Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chánh
-Các nghị định, quyết định, thông tư mới nhất của chính phủ về kiểm toán 






3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ

1.TÁC GIẢ: WILLIAM POUNDSTONE






2.NỘI DUNG:

Làm Thế Nào Dịch Chuyển Núi Phú Sĩ? là cuốn sách nói về cách suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ - đặc tính cần thiết đối với bạn trên bước đường sự nghiệp.
 Đây là cuốn sách hữu ích không chỉ đối với nhà tuyển dụng, người tìm việc mà còn rất bổ ích cho những người yêu môn toán và muốn thử sức mình với các câu hỏi hóc búa. Sách giới thiệu triết lý tuyển dụng nhân tài của Microsoft với những câu đố mẹo và những bài toán nát óc.
Nội Dung: gồm 9 chương và mục đáp án.
Chương 1: Những câu hỏi không thể trả lời
Chương 2: Gia đình Terman và Thung lũng Silicon
Chương 3: Bill Gates và văn hóa toán đố
Chương 4: Những câu hỏi hóc búa được Microsoft sử dụng
Chương 5: Hoàn toàn khó hiểu
Chương 6: Wall Street và cuộc phỏng vấn căng thẳng
Chương 7: Những câu hỏi phỏng vấn hóc búa nhất
Chương 8: Làm thế nào để vượt qua cuộc phỏng vấn khó
Chương 9: Các công ty đòi hỏi sự sáng tạo cần phỏng vấn tuyển dụng như thế nào?
Đáp án.






3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

EBOOK Người Giàu Đích Thực - Chín Bước Làm Giàu Từ Trong Ra Ngoài

1.TÁC GIẢ: Farrah Gray






2.NỘI DUNG:

Farrah Gray và câu chuyện thành công của anh đã được rất nhiều người tìm hiểu, và đây thật sự là một câu chuyện đáng ngưỡng mộ của một con người đáng ngưỡng mộ.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em, phải sống tại một trong những khu ổ chuột của thành phố Chicago - Mỹ, và thiếu sự bảo bọc của cha từ lúc chào đời, nhưng việc thừa hưởng sự giáo dục tuyệt vời từ mẹ và bà ngoại, cùng ý chí tự lập và khát vọng vươn lên mạnh mẽ đã khiến Farrah Gray hơn hẳn những bạn bè cùng trang lứa.
Ngay từ khi mới năm, sáu tuổi, Farrah đã có niềm hứng thú cao độ khi tham gia với mẹ trong những lần bà báo cáo tại các hội thảo làm ăn. Năm bảy tuổi, cậu tự mình thành lập một câu lạc bộ tập hợp những bạn bè đồng trang lứa để cùng chia sẻ, giúp nhau thực hiện các ý tưởng "kinh doanh" nhỏ. Nhờ sự động viên của gia đình, cộng thêm trí óc nhanh nhạy và tinh thần ham học hỏi, từ đó trở đi, Farrah liên tục phát hiện và nắm bắt những cơ hội kinh doanh vừa sức mình (mà ngay cả những người lớn gấp nhiều lần tuổi cậu cũng chưa chắc làm được). Trước khi đến tuổi mười ba, Farrah đã là chủ tịch và CEO một Quỹ đầu tư, đồng thời là người đồng dẫn chương trình nổi tiếng cho tuổi teen ở nước Mỹ. Và trước khi đến tuổi mười lăm, cậu đã là một triệu phú.
Nhưng điều khiến Farrah Gray nổi tiếng hơn cả chính bởi cậu đã trở thành một biểu tượng, như một người truyền ước mơ, hy vọng, nghị lực cho giới trẻ, "với việc giúp các bạn trẻ thấm nhuần được tinh thần khởi nghiệp để các bạn ấy có thể tạo ra được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình."
Bất cứ bạn trẻ nào cũng có thể thấy được hình ảnh của mình trong câu chuyện của Farrah Gray, chỉ cần họ dám quyết tâm và dám thực hiện quyết tâm đó. Farrah kết thúc câu chuyện của mình bằng những lời lẽ động viên thật sâu sắc: "Mỗi ngày trôi qua, tôi càng hiểu thêm về sức mạnh của những quyết định tôi đưa ra. Tôi không ngừng kinh ngạc khi thấy rằng niềm tin và tình yêu đích thực có sức dời non lấp bể. Cuộc sống hiện tại của tôi là một minh chứng cho điều đó."







3.DOWNLOAD:

Click here

Phần 1

Phần 2
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Hướng dẫn quản lý quan hệ khách hàng

1.TÁC GIẢRoderic Chisholm và Le Thi My Linh






2.NỘI DUNG:

Tài Liệu Dự Án HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM (GUIDELINES ON CUSTOMER RELATIONS MANAGEMENT FOR PUBLIC WASTEWATER ENTERPRISES IN VIETNAM ) được biên chuẩn bị bởi Roderic Chisholm và Le Thi My Linh bằng 2 ngôn ngữ anh việt,rất bổ ích khi vừa học vừa luyện tiếng anh

1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
2. VĂN HOÁ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
3. BỘ PHẬN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (CSKH)
4. QUẢN LÝ NHỮNG KHIẾU NẠI CỦA KHÁCH HÀNG
5. CÁC HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
6. CHIẾN DỊCH CỘNG ĐỒNG
7. KIỂM TRA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG
8. ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN
9. HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG CÁC NHÂN VIÊN CSKH





3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Định Hướng Tập Trung Khi Thị Trường Là Toàn Cầu - Tương Lai Của Công Ty Các Bạn Phụ Thuộc Vào Điều Này

1.TÁC GIẢ: AL RIES






2.NỘI DUNG:

Định Hướng Tập Trung  Khi Thị  Trường Là Toàn Cầu - Tương Lai Của Công Ty Các Bạn Phụ Thuộc Vào Điều Này:Cuốn sách này tập trung vào các mục tiêu thực tế của quá trình marketing, một quá trình không chỉ bao gồm việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ mà còn là xác định một tương lai cho hoạt động của tổ chức nữa.

Công việc quan trọng nhất của ban quản trị một công ty là xác định một tương lai cho tổ chức của mình. Không chỉ là một tương lai tổng quát mà là một tương lai chuyên biệt nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức kih doanh. Định hướng là một tương lai được dự kiến và rồi lên kế hoạch, đi những bước cần phải có để tạo tương lai này thành hiện thực.

Tương lai đó là nơi hình thnàh các chủ đề marketing trong hiện tại.
"Mọi tổ chức kinh doanh đều chỉ có hai chức năng căn bản", Peter Drucker đã viết, "Marketing và sáng tạo đột phá.

"Marketing là một chức năng độc đáo và đặc trưng của việc kinh doanh", Peter Drucker viết tiếp. "Công ty kinh donh là một tổ chức hoàn toàn khác biệt so với các loại tổ chức khác vì tổ chức này marketing cho một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Không có một tôn giáo nào, quân đội nào, trường học hay quốc gia nào đã hay sẽ thực hiện marketing giống như một công ty kinh doanh. Bất kỳ một tổ chức nào tiếp thị cho một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó đều là một công ty kinh doanh. Bất cứ một tổ chức nào mà ở đó công việc marketing chỉ là một yếu tố phụ trong sự phát triển đều không nên được điều hành theo kiểu của một công ty kinh doanh.".

Đã đến lúc marketing phải được chấp nhận như một giá trị quan trọng mà nó xứng đáng. Dù những lời trên đã được Peter Drucker viết ra trong cuốn The Practie of Management phát hành lần đầu từ năm 1954, nhận thức này đã phải mất một thời gian dài mới thâm nhập được vào hệ thống ý thức lãnh đạo của các công ty Mỹ. Và còn phải mất thêm một thời gian không ngắn nữa một tổ chức mới có thể thay đổi được nhận thức của mình về marketing.

Mục Lục:Giới thiệu
Lời nói đầu
Trước khi vào những chương chính
Sự mất định hướng của các công ty Mỹ
Toàn cầu hoá và lực chi phối
Những tín hiệu tích cực
Những tín hiẹu tích cực từ mặt trận bán lẻ
Câu chuyện của hai công ty cola
Chân lý về một từ thế vì
Thu hẹp phạm vi mục tiêu
Đối đầu với sự thay đổi
Chia ra và chinh phục
Xây dựng một định hướng tập trung đa tầng
Khép vào kỷ luật
Bước qua chiến hào
Nguyên tắc định hướng tập trung bền vững.






3.DOWNLOAD:



Link dự phòng
Pass: sachdoanhtri

EBOOK Quản trị chi phí trong doanh nghiệp

1.TÁC GIẢ: Sách DOANH TRÍ sưu tầm






2.NỘI DUNG:

- Các khái niệm kế toán cơ bản, tầm quan trọng của công tác kế toán đối với quản trị doanh nghiệp.
- Khái niệm và phân loại chi phí kinh doanh.
- Khái niệm,  phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Các phương pháp tính kết quả theo phương pháp quản trị chi phí kinh doanh
- Khái niệm và tầm quan trọng của ngân sách, ứng dụng hoạch định ngân sách trong doanh nghiệp.







3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Bài nói chuyện về kinh tế Việt Nam của Ts. Lê Đăng Doanh

1.TÁC GIẢ:






2.NỘI DUNG:

Dưới đây là nguyên văn bài phát biểu của Ts Lê Đăng Doanh (LĐD), trong một cuộc họp kín của các thành viên Bộ Chính trị hôm 02-11-2004, phục vụ chương trình KX.10, nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 10 của đảng CSVN.
Là chuyên gia kinh tế hàng đầu của CSVN, TS LĐD, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, trước đây là chuyên viên, cố vấn kinh tế cho nhiều đời tổng bí thư và thủ tướng chính phủ [như các ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Duy Trinh...]. Mặc dầu đã về hưu ông vẫn làm cố vấn cho các cơ quan kế hoạch và đầu tư. Văn bản được ghi lại trung thực từ băng ghi âm buổi nói chuyện với ngôn ngữ của các cán bộ chính quyền nói với nhau, không phải ngôn ngữ viết, có thể gây nên sự ngỡ ngàng. Tuy nhiên, với bài nói chuyện này tác giả cung cấp cho người nghe nhiều hiểu biết cụ thể và sinh động về hiện trạng kinh tế VN, và những quan điểm riêng của ông về những vấn đề lớn trong cách quản trị xã hội theo mô hình độc đảng chuyên chế ở VN.
Tài liệu đánh máy lại từ băng ghi âm buổi thuyết trình của Ts LĐD về bế tắc của kinh tế và xã hội VN. Băng ghi âm này có những đoạn không nghe rõ. Sau đây là toàn văn. Những chỗ có để ba chấm trong ngoặc đơn (…) là những đoạn băng mà người ghi lại nghe không rõ, những chữ trong ngoặc vuông [---] là người ghi lại thêm vào cho rõ ý của câu nói. [Hà Nội, 3-2005]






3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Giáo trình Quản trị KD Doanh nghiệp viễn thông

1.TÁC GIẢ: GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong






2.NỘI DUNG:

Doanh nghi ệp viễn thông có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã làm cho môi trường hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp viễn thông nói riêng thay đổi. Trong môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp viễn thông đã chủ động trong hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời phải đứng trước một thử thách lớn là tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp viễn thông phải hoạt động kinh doanh có lãi. Muốn vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải được điều hành tốt mọi hoạt động kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu phương án hoạt động kinh doanh. Để có tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý viễn thông, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quy mô đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp viễn thông, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách Quản trị kinh doanh viễn thông.

Chương 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh viễn thông
Chương 2: Cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh viễn thông
Chương 3: Kế hoạch kinh doanh viễn thông
Chương 4: Quản trị chất lượng viễn thông
Chương 5: Quản trị nhân lực doanh nghiệp viễn thông
Chương 6: Quản trị tài chính doanh nghiệp viễn thông
Chương 7: Quản trị dự án đầu tư trong viễn thông
Chương 8: Hiệu quả hoạt động kinh doanh viễn thông
Hướng dẫn trả lời




3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty

1.TÁC GIẢ: Donald Clark (Dịch Business World Portal)






2.NỘI DUNG:

Bắt đầu từ 23/8/2005, Business World Portal sẽ khởi đăng loạt bài viết dài kỳ về chủ đề Leadership của tác giả Donald Clark - một chuyên gia nhân sự nổi tiếng tại Mỹ.Đây là một chủ đề rất bổ ích, thiết thực, cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về năng lực lãnh đạo công ty cũng như những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc lãnh đạo hiệu quả.

Cũng cần nói thêm rằng, loạt bài viết này được chính thức khởi đăng theo bản quyền của chính tác giả dành riêng cho độc giả Business World Portal. Tác giả rất mong rằng, những tài liệu này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, lý thú cho các doanh nhân Việt. Business World Portal xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự dưng sinh ra. Nếu có ước mơ và khát vọng, bạn có thể có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã chứng minh rằng, phần lớn những ông chủ doanh nghiệp thành công nhất hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh đạo của mình thông qua sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân cũng như việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo.

Nghệ thuật và khoa học lãnh đạo (Leadership) là một đề tài bổ ích, thiết thực dành cho các nhà quản lý, các giám đốc công ty, các trưởng bộ phận, phòng ban và bất kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó mình sẽ đứng trong hàng ngũ của những người lãnh đạo doanh nghiệp.






3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK 33 NGÀY LỢI NHUẬN TỪ ONLINE

1.TÁC GIẢ: Internet






2.NỘI DUNG:


-Cơ Hội Tham Gia Lĩnh Vực Kinh Doanh Trên Internet – Internet ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu đối với mọi người. Và đó chính là cơ hội để bạn tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này.  

-Lĩnh Vực Kinh Doanh Liên Tục Phát Triển –Trong khi nền kinh tế thế giới đang gặp khủng hoảng. Các lĩnh vực Bất Động Sản, Chứng Khoán chao đảo, các công ty làm ăn điêu đứng thì hàng loạt các triệu phú được tạo ra từ Internet. Và bạn có muốn trở thành một người trong số họ.
-Những Chiến Lược Đã Được Chứng Minh – Không còn nghi ngờ về tính khả thi của lĩnh vực này. Kết quả thực tế đã chứng minh, những người bình thường đã trở thành triệu phú bằng việc áp dụng những phương pháp đơn giản, hiệu quả và bạn cũng có thể.
-Thời Cơ Là Tất Cả – Trong mọi lĩnh vực, nếu bạn tham gia đúng thời điểm bạn sẽ rất dễ thành công. Nếu bạn tham gia chệch thời điểm, sự thành công đến với bạn sẽ không dễ dàng. Và đât là thời điểm đúng để bạn bước chân vào một lĩnh vực đầy tiềm năng......
-Dễ Dàng Thực Hiện - Không phân biệt bạn là ai, không quan trọng bạn ở đâu, và không quan trọng thời gian sáng tối. Bạn đều có thể thực hiện công việc Kinh Doanh trên Internet bởi sức mạnh kết nối và tính chất làm việc 24/24 của môi trường này. Chưa bao giờ có một công cụ nào mạnh mẽ như vậy.... hãy quyết định

 Cuốn sách gồm những chỉ dẫn quý giá về việc kinh doanh online
Sách DOANH TRÍ trân trọng






3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

EBOOK Kỹ Năng Lãnh đạo Và Quản Trị

1.TÁC GIẢ: Internet






2.NỘI DUNG:

1. Khái niệm chung về lãnh đạo và quản trị
2. Phẩm chất của một người lãnh đạo, quản trị
3. Các học thuyết lãnh đạo, quản trị
4. Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả

Sách DOANH TRÍ trân trọng!






3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down

EBOOK Cấu trúc vốn của Microsoft

1.TÁC GIẢ: Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh






2.NỘI DUNG:

Các nghiên cứu lý thuyết hàn lâm của MM và các nhà kinh tế về cấu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong việc xác lập cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế điều mà các giám đốc tài chính quan tâm ngoài những lý thuyết cao cấp trên là những kỹ năng mang tính thực hành. Kết hợp hiểu biết những lý thuyết đã học về cấu trúc vốn và các nội dung có liên quan như đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính…chúng tôi thực hiện đề tài này để có một cái nhìn thực tế hơn về thực hành cấu trúc vốn trong thực tiễn mà cụ thể là trường hợp của Microsoft.






3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Việt Nam sự lựa chọn thành công-Harvard University

1.TÁC GIẢ: Harvard University






2.NỘI DUNG:

Đầu thập niên 1990, Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard xuất bản một cuốn sách nhan đề Theo hướng rồng bay. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp một số khuôn khổ chiến lược giúp cho việc xác định các ưu tiên và đưa ra các quyết sách quan trọng trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ. Thế giới đã đổi thay nhiều kể từ khi cuốn sách Theo hướng rồng bay ra đời. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã phơi bày một số điểm yếu ẩn chứa bên trong mô hình phát triển của các nước Đông Á và Đông Nam Á. Quan trọng hơn, cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu vẫn không ngừng biến chuyển và thay đổi với tốc độ ngày một nhanh hơn. Tự do hóa thương mại đã thực sự tạo ra thị trường toàn cầu cho các sản phẩm chế tạo và điều này cũng đang xảy ra với các sản phẩm dịch vụ. Hai thập kỷ của sáp nhập và mua bán công ty đã tạo ra những công ty toàn cầu khổng lồ đứng tại đỉnh của chuỗi cung ứng, thâm nhập sâu vào hệ thống sản xuất của cả nước đã và đang phát triển. Ngày nay, các nước đang phát triển không thể dựa vào những chiến lược công nghiệp hóa đã từng thành công trong quá khứ mà phải liên tục đánh giá lại thế vị của mình có tính đến những xu thế thay đổi rất nhanh trong đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính,công nghệ, và nhân khẩu. Về phía mình, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau gần 20 năm với thành tích tăng trưởng cao và rất nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Với tư cách một quốc gia, Việt Nam ngày càng nhận được sự nể trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Có được thành công này một phần là nhờ vào những quyết định sáng suốt của chính phủ trong việc giải phóng lực lượng sản xuất và hội nhập ngày càng sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả tất yếu của những thay đổi chính sách này là nền kinh tế Việt Nam ngày nay đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi việc ra chính sách phải hết sức thận trọng và sáng suốt. Thế nhưng sự “quá tải” trong vai trò của nhà nước và sự xuất hiện của những nhóm đặc quyền được hưởng đặc lợi từ việc giữ nguyên trạng thái hiện tại làm cho quá trình hoạch định chính sách trở nên nặng nề và thiếu động cơ tiếp tục cải cách. Trái với tinh thần khẩn trương và cấp thiết của những năm đầu đổi mới, Việt Nam ngày nay đang được bao trùm bởi một bầu không khí thỏa mãn và lạc quan, được nuôi dưỡng bởi thành tích thu hút đầu tư nước ngoài và sự ngợi ca của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ. Trong bối cảnh mới này, với tư cách là một nghiên cứu có tính định hướng về chiến lược kinh tế của Việt Nam thì nội dung của cuốn sách Theo hướng rồng bay không còn thích hợp nữa và cần được viết lại






3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

EBOOK Lý thuyết bảo hiểm

1.TÁC GIẢ: Sách DOANH TRÍ (sưu tầm)






2.NỘI DUNG:

- Đại cương về bảo hiểm
- Bảo hiểm cháy
- Bảo hiểm trách nhiệm
- Hợp đồng bảo hiểm
- Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm tiền gửi, tiền cất giữ trong kho và trong quá trình vận chuyển






3.DOWNLOAD:

Click here
Pass: sachdoanhtri

Note: Đọc trước khi down