Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân ( Bài viết của TS.Lê Đăng Doanh)

TS. Lê Đăng Doanh

Doanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: Nhân – Trí – Dũng .

Trong 2.000 năm lịch sử thành văn của dân tộc Việt Nam thì có đến 1.000 bị Trung Quốc đô hộ, đến năm 938 Ngô Quyền mới giành được độc lập: Một ngàn năm theo là cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chỉ còn 15 năm cuối cùng của thế kỷ 20 là thời kỳ tiến hành đồi mới, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chả nghĩa mới thực sự phát triển và tăng trướng kinh tế một cách năng đông. Sử sách của đất nước ghi tên biết bao trận đánh thắng quân thù, biết bao vị tướng lĩnh với những chiến tích vẻ vang nhưng lại ít ghi tên những doanh nhân trên lĩnh vực kinh tế. Nhà cách tân Hồ Quý Ly không mấy thành công, một Bạch Thái Bưởi ở đầu thế kỷ 20 chưa thể làm nổi mùa xuân. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói : "Trong những thiên niên kỷ trước, dân tộc ta đã biến lịch sử thành huyền thoại. Nay, trong thế kỷ 21, chúng ta phải biến huyền thoại thành lịch sử.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xóa được cái nhục đói nghèo và lạc hậu mục tiêu đó nhất thiết phải trở thành sự thật lịch sử sinh động của đất nước. Trọng trách đó trên mặt trận kinh tế, doanh nhân Việt Nam trong thế kỷ 21 phải đảm nhận.Trước dân Cha ông ta trước đây chịu ảnh hưởng của Nho giáo, xem nhẹ kinh doanh, buôn bán, trong khi chính người Trung Quốc đọc Khổng tử nhưng lại có truyền thống buôn bán, kinh doanh từ hàng ngàn năm nay với "con đường tơ lụa" qua Trung đông và sang tận châu âu và những thương thuyền nơi tiếng như hạm đôi của Trịnh Hòa. Ngày nay, gần 60 triệu người Hoa ở khắp thế giới rất thành thạo về kinh doanh, nắm vững công nghệ, đang đóng góp cho sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc.
Có lẽ các nhà viết sử Việt Nam phải nghiên cứu về truyền thống buôn bán của Viêt Nam từ thời Lý, Trần ở bến Vân Đồn đến thời giao thương tấp nập ở Đàng Trong và Đàng Ngoài để gây dựng truyền thống về thương mại, kinh doanh của dân tộc. Và người Viêt Nam Phải học kinh doanh, giỏi kinh doanh và thắng lợi trong kinh doanh như ông cha ta đã giỏi đánh giặc.
Đầu thế kỷ thứ 21, doanh nhân là những tướng lĩnh thao lược trên mặt trận kinh tế như các tướng lĩnh trước kia đánh giặc cứu nước. Không phải tình cờ mà gần đây nhiều sách quản lý của phương Tây không chỉ vận dụng lý thuyết trò chơi hiện đại mà còn tìm tòi vận dụng các mưu kế của Binh pháp Tôn Tử cho kinh doanh. Doanh nhân Việt Nam ngày nay vừa mới lập nghiệp trong những năm đồi mời, vẫn còn mỏng, phạm vi kinh doanh còn rất hạn chế, trong khi còn phải đối phó hàng ngày với nhiều hạn chế, cản trở để nuôi người lao đông, bảo đàm sự phát triển an toàn cho doanh nghiệp, đã phải đối mặt với môi trường kinh doanh toàn cầu hóa, phải cạnh tranh với những đối thử nặng ký hơn mình vượt bậc. Để thành đạt, doanh nhân không thể không có TRí để hiểu biết thị trường, nắm được khoa học công nghệ tiên tiến; không thể không có DũNG để dám dấn thân vào thương trường và quyết thắng. Biết bao doanh nhân đã trai qua bao chìm nồi, gian lao mới có ngày thành công. Nhưng trước hết và trên hết, doanh nhân phải có Nhân để lập thân, khẳng định nhân cách cửa mình qua kinh doanh, qua đó tạo việc làm và con đường phát triển cho người lao động, đóng góp cho đất nước, góp phần xóa đi cái nhục đói nghèo, lạc hậu.
Xưa kia, nếu Gia Cát Lương cứ nằm mãi trong lều cỏ ở núi Ngọa Long thì đâu có đề lại chiến tích gì cho hậu thế. Sự thành đạt của doanh nhân chỉ có thể là sự thành đạt thông qua cạnh tranh gay gắt trên thương trường, qua sự nghiêp, qua sự thừa nhận của cộng đồng trong nước và quốc tế.
Trên thế giới ngày nay, những doanh nhân lớn thành đạt, có tiềm lực rất mạnh về vốn, khoa học, công nghệ, được các nước mời đến đầu tư, kinh doanh đối xử như quốc khách. Đó cũng là sự công nhận đóng góp của doanh nhân đối với xã hội. Các Mác đã từng viết trong Hệ tư tưởng Đức đại ý: Xét trên bình diện lịch sử thì sự đóng gớp của mỗi dân tộc vào nền văn minh nhân loại được đo chủ yếu bằng sự đóng góp vào sự phát triển lực lượng sản xuất, vào sự phát triển khoa học, công nghệ và văn hóa.
Nhân loại ngày nay không còn mấy ai biết đến một đế quốc Carthage lừng lẫy một thời nhưng đã tan biến trong lịch sử, song vẫn luôn nhớ đến những thành tựu của văn minh Hy Lạp- La Mã, ấn Độ và Trung Quốc, nói như Các Mác, nhờ những đóng góp vào phát triển lực lương sản xuất và văn minh nhân loại. Doanh nhân ngày nay phải tập hợp được các nhà khoa học, công nghệ, các chuyên gia kinh tế, người lao động trong một tập thể lớn, hoạt động rất nhịp nhàng và ăn khớp, luôn sáng tạo, năng động, sản xuất ra những mặt hàng mới, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu cửa người dân là một giác độ quan trọng của phát triền lực lương sản xuất.
Chính trong chức năng này người ta thấy sự tương đồng rõ rệt giữa doanh nhân và người lính. Kinh doanh cũng giống như một trận đánh lớn, biết người, biết ta mới mong thắng trận. Đã kinh doanh thì phải mưu cầu lợi nhuận. Lợi nhuận chân chính chi có thề đạt được trong quá trình lao động sáng tạo, làm được những gì khác người và hơn người tìm được những nhu cầu chưa được đánh thức và những mảng thị trường chưa được khai phá. Ngày nay, đạt được lợi nhuận trên thương trường chú yếu phải phát huy trí tuệ, khoa học, công nghê, trong đó có khoa học kinh tế và quán lý.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, môi trường kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt trong những năm đổi mới, nhất là trong những năm gần đây: điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa tối đa qua Luật Doanh nghiệp; cánh cửa xuất, nhập khẩu đã được mở rộng cho tất cà các doanh nghiệp, các thương nhân tham gia; điều kiện tiếp cận vốn, công nghệ, thông tin đã được cải thiện một bước. Song, trong khi vui mừng về những tiến bộ, cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế trong môi trường kinh doanh như tiếp cận về đất đai, về vốn; sự vận dụng luật pháp thiếu nhất quán; chi phí kinh doanh cao bất thường... đang cán trơ các doanh nghiệp cạnh tranh ngang ngửa với các doanh nghiệp nước ngoài. Bộ máy hành chính phải chuyền mạnh hơn nữa đề hỗ trơ và phực vụ kinh doanh. Và khoa học) công nghệ cũng phải gắn kết với doanh nghiệp.
Trong cuộc trường chinh mới của dân tộc trong thế kỷ 21 vượt lên đói nghèo, lạc hậu, tiến tới văn minh, hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, xin chúc các doanh nhân Việt Nam đủ nghị lực, trí, dũng, nhân, để thành đạt, thành đạt cho cá nhân mình và cho đất nước


Sách DOANH TRÍ'S Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét