Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Havard - “thánh địa” của những doanh nhân kiệt xuất

Nhắc đến trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), nhiều người tin rằng 100% các nhà lãnh đạo của các công ty trong top 500 Fortune đều trưởng thành từ đây. 




Thực tế là khoảng 50% cử nhân trường Kinh doanh Harvard đều là các doanh nhân giàu có, thành đạt, hạnh phúc.

Lý do nào khiến trường Kinh doanh Harvard trở thành cái nôi của các doanh nhân? Những tiết lộ sau đây của Howard Stevenson, vị giáo sư danh tiếng về quản trị kinh doanh, người đã góp phần vào thành công chung của trường Kinh doanh Harvard , nâng số khoa của trường từ 5 khoa năm 1985 lên 35 khoa vào thời điểm hiện tại sẽ phần nào giúp bạn lý giải được điều này.

Ông khẳng định: “Mọi sinh viên trường Kinh doanh Harvard đều là những người có tham vọng, không một ai giàu từ trong trứng và lợi dụng sự giàu có đó để đi lên”. 
 
 

Giáo sư Howard Stevenson

Theo giáo sư, tinh thần doanh nhân là “theo đuổi cơ hội bất chấp nguồn lực sẵn có”. Đây là điểm khác biệt lớn vì việc tìm kiếm một cơ hội dễ gấp ngàn lần việc tạo dựng một công ty để tận dụng cơ hội đó. Và một kỹ năng quan trọng của doanh nhân là biết thuyết phục những người không trong tầm kiểm soát dành nguồn lực cho doanh nghiệp mình để nắm lấy cơ hội kinh doanh.
Giáo sư cho biết 4 yếu tố then chốt để đào tạo doanh nhân là:
  • Tri thức: Điều mà các doanh nhân học được ở trường Kinh doanh Harvard  là sự dễ dàng, thoải mái khi xem xét một tình huống mới,  xác định những thứ cần biết và tìm hiểu những thứ đó.

  • Kỹ năng: trường Kinh doanh Harvard  giao rất nhiều bài tập cho sinh  viên – phải đọc 120 trang tài liệu chuyên khảo mỗi đêm; khuyến khích  sinh viên làm việc theo nhóm để hoàn thành bài; xếp 90 sinh viên vào một lớp và nói với họ rằng điểm chuyên cần chiếm một nửa tổng điểm của họ; thưởng cho sinh viên nào đưa ra ý tưởng nhanh và hiệu quả.  

  • Nhiều lựa chọn: Các đề tài chuyên khảo của trường Kinh doanh Harvard  thường nói về những người thành công và thất bại với việc khởi sự kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực khác nhau. Bằng cách đưa ra vô số các trường hợp, trường Kinh doanh Harvard  làm tăng khả năng sinh viên chọn ra được một hướng đi phù hợp với mình.  

  • Thái độ: Giáo sư Stevenson coi đây là yếu tố quan trọng nhất. Một số người nói thái độ thường thấy ở các sinh viên trường Kinh doanh Harvard là sự kiêu căng, ngạo mạn.
Nhưng Stevenson cho rằng thái độ này là cần thiết để sinh viên thấy thoải mái khi họ nghĩ rằng họ có ý tưởng đúng. Điều đó khích lệ họ tạo ra cho khách hàng những giá trị cạnh tranh vượt trội. Họ luôn tiến lên phía trước dù cho các chuyên gia hay những người kinh nghiệm có thể nói rằng việc kinh doanh của họ sẽ không thành công.

Trong danh sách dài các doanh nhân trường Kinh doanh Harvard mà giáo sư liệt kê, có một cái tên rất nổi tiếng, đó là Frank Batten, người sáng lập kênh dự báo thời tiết Weather Channel. Batten đã bỏ ngoài tai những ý kiến cho rằng một kênh truyền hình sẽ khó tồn tại nếu chỉ tập trung dự báo thời tiết 24/24. Và ý tưởng của Batten đã được chứng minh là đúng. Tháng 7/2008, kênh dự báo thời tiết tròn 26 tuổi của ông đã được 96 triệu gia đình đón xem và được mua lại với giá 3,5 tỷ USD.

20 năm đảm nhận vị trí ủy viên trong ban chấp hành của Công ty Landmark Communications do Batten sở hữu ở Nortfolk, Virginia, giáo sư Stevenson đã nhận thấy 3 tính cách khiến Batten trở thành một doanh nhân giỏi, đó là:
  • Phục vụ khách hàng: Batten luôn đầu tư để nâng cao giá trị mà kênh dự báo thời tiết của ông đem đến cho khách hàng – người xem, mạng lưới cáp truyền hình và các nhà quảng cáo.

  • Cách tiếp cận độc đáo: Batten muốn mọi người dám chấp nhận mạo hiểm và luôn đối xử tử tế với những người khác. Do đó, ông đã thưởng cho một giám đốc khi người này làm công ty lỗ 60 triệu USD vì ông cho rằng nếu không có người này, công ty có thể lỗ 100 triệu USD. Và ông sa thải một vị giám đốc khác đang thực hiện một dự án đem lại rất nhiều lợi nhuận cho công ty vì người này đối xử tệ với nhân viên.

  • Tin tưởng cấp dưới: Batten không thể suốt ngày săm soi, đề phỏng bị cấp dưới lừa dối. Ông nói với họ: “Tôi tin các vị nhưng nếu các vị lừa dối tôi, tôi sẽ đưa các vị ra tòa bằng mọi giá”.

  • Hết lòng vì mọi người: Batten hết mực chăm lo cho cán bộ nhân viên của mình. Steven dẫn chứng, công ty có khoảng vài trăm nhân viên đồng thời là cổ đông, họ luôn làm tốt công việc của họ và nghỉ hưu với mức lương hậu hĩnh, “một số có lương hưu tới 8 con số”.
Một sinh viên đã nói với Stevenson rằng: “Thầy đã dạy em cách xác định cơ hội cho mình”. Đó cũng chính là điều mà trường Kinh doanh Harvard  luôn mong muốn truyền đạt cho sinh viên. Với Stevenson, câu này có hai hàm ý. Hàm ý thứ nhất là trường Kinh doanh Harvard  giúp sinh viên hình dung ra viễn cảnh tương lai của thế giới bằng cách cung cấp cho họ vô số các lựa chọn. Hàm ý thứ hai là trường Kinh doanh Harvard  tạo cho sinh viên niềm tin rằng viễn cảnh đó là điều hoàn toàn trong tầm tay của họ.





Sách DOANH TRÍ's Blog

(Theo Học làm giàu/Blogs.Forbes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét