Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Dạy con kiểu Nhật - Giai đoạn 2 tuổi - Kubota Kisou

Hiện nay, các bậc phụ huynh thường quan tâm tới vấn đề giáo dục cho trẻ từ rất sớm. Năm hai tuổi được xem là độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành tính cách trẻ và đây cũng là giai đoạn bộ não của trẻ quyết định độ lớn của nó sau này.
Giai đoạn 2 tuổi là lúc trẻ đã hoàn thiện các kĩ năng đi đứng, nhận thức về thế giới xung quanh. Vì vậy, đây là thời điểm để cho trẻ tập tính xã hội. So với các bà mẹ, thì các ông bố sẽ làm điều này tốt hơn. Tuy nhiên một điều đáng nói là ngày nay quá nhiều các ông bố vì bận rộn với công việc mà phó thác chăm sóc cũng như dạy dỗ con cái cho các bà vợ. Điều này đang khiến cho số lượng trẻ không có tính xã hội tăng lên. Đây là một giai đoạn quan trọng và cũng là một giai đoạn khó khăn với các bậc cha mẹ vì giai đoạn này trẻ khá bướng bỉnh. Những hãy kiên nhẫn, vì nếu như giáo dục tốt, những tố chất của trẻ sẽ được phát huy. Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho trẻ, dạy trẻ những kĩ năng sống cần thiết như chào hỏi, chơi những trò chơi thông minh để kích thích các giác quan.
“Giống các tuyển thủ như Ichiro hay Ishikawa Ryo nếu lúc đầu không có cơ duyên tiếp cận với thể thao thì chắc không thể thành công như ngày hôm nay. Không riêng gì thể thao mà ở tất cả các khía cạnh khác người mang lại cho trẻ hạt giống ước mơ và khát vọng chính là cha mẹ. Đối với những ông bố bà mẹ chưa từng tham gia vào việc giáo dục con thì hãy bắt đầu từ những việc mình có thể. Điều cần thiết trước tiên chính là mong muốn tham gia vào việc giáo dục con cái.”
“Có nhà chuyên môn đã nói rằng Einstein bị mắc hội chứng Asperger nhưng thay vì kém trong khả năng giao tiếp, nói chuyện trong cuộc sống hàng ngày đã có một phần đặc biệt trong não của ông hoạt động rất tốt giúp ông có được rất nhiều những phát minh để đời.
Tóm lại, trong mỗi giai đoạn trưởng thành của con người sự phát triển của não cũng khác nhau. Điểm khác biệt với người khác chính là cá tính, nếu có thể phát huy cá tính này thì có thể có một cuộc đời hạnh phúc. Để làm được như vậy điều quan trọng là phải quan sát kỹ trẻ, nhận biết và tiếp nhận những trạng thái của trẻ rồi chọn ra con đường phù hợp với trẻ”
(Trích “Dạy con kiểu Nhật – Giai đoạn trẻ 2 tuổi” )                         
Theo Dạy con kiểu Nhật - Giai đoạn 2 tuổi - Kubota Kisou  thì đây chính là thời điểm mà cha mẹ nên dành sự suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của trẻ. Tương lai ở đây chính là sự con đường phát triển của trẻ, hướng trẻ đến với những gì mà chúng giỏi, hiểu đặc tính của chúng để định hướng cho trẻ đi theo con đường tốt nhất. Tác giả Kubota Kisou cùng vợ đã thực nghiệm cách nuôi dạy con có ứng dụng khoa học về não bộ và hiện nay, ông đã mở lớp học dạy con bằng phương pháp Kubota và đang đào tạo được rất nhiều thiên tài.
Mục lục:
Trang 2: 2 tuổi chính là bước ngoặt đi đến giáo dục mẫu giáo
Trang 7: Tại sao là giáo dục 2 tuổi?
Trang 8: Mục đích của giáo dục 2 tuổi
Trang 10: Bộ não lúc trẻ 2 tuổi
Trang 12: 2 tuổi là giai đoạn như thế nào?
Trang 14: Con người và vùng vỏ não trước trán
Trang 16: “Bố là số 1” chính là bí quyết giáo dục
Trang 17: Sử dụng tay và các ngón tay
Trang 18: Tạo cho trẻ bàn tay và các ngón tay biết sáng tạo vật dụng
Trang 20: Chơi với bóng
Trang 21: Chơi với đất nặn
Trang 22: Chơi với nhạc cụ…1
Trang 23: Trò chơi nắm bằng đầu ngón tay
Trang 24: Nắm đấm · Cái kéo · Tờ giấy
Trang 25: Chơi với khuy
Trang 26: Vẽ tranh
Trang 30: Tranh xé dán
Trang 32: Gấp giấy
Trang 34: Chơi xếp hình
Trang 36: Chơi với nhạc cụ ….2
Trang 37: Sử dụng chân
Trang 38: Hàng ngày bước đi giúp trẻ tăng cường vùng cực trước trán
Trang 40: Đi nhanh · Leo cầu thang
Trang 42: Vừa đi bộ vừa suy nghĩ
Trang 44: Đá bóng
Trang 45: Nhảy
Trang 46: Chơi ở công viên
Trang 50: Trò chơi giả vờ làm đoàn tàu
Trang 51: Trò chơi quỷ bắt người
Trang 52: Trò chơi ú tìm
Trang 53: Xe ba bánh
Trang 54: Giáo dục trẻ cũng giúp cho não bộ của người mẹ linh hoạt hơn
Trang 55: Nâng cao khả năng hội thoại
Trang 56: Giúp trẻ học ngôn ngữ là điều không thể thiếu ở con người
Trang 58: Đọc sách tranh cho trẻ nghe
Trang 60: Trẻ biết các từ đơn
Trang 62: Ghi nhớ số
Trang 64: Kết nối 2 từ
Trang 65: Rèn luyện tính xã hội
Trang 66: Tạo cơ sở để trẻ sống được trong tập thể
Trang 68: Tuân thủ quy tắc
Trang 70: Tạo cho trẻ nhịp điệu của 1 ngày
Trang 71: Chào hỏi
Trang 72: Kích thích 5 giác quan cho trẻ
Trang 73: Con trai và con gái
Trang 74: Hỏi đáp về phương pháp Kubota
Trang 78: Trò chơi (tangram) kích thích sáng tạo
Phụ lục đặc biệt-1: Thẻ số
Phụ lục đặc biệt-2: Trò chơi tangram
Giới thiệu tác giả
Tác giả Kubota Kisou là học giả về khoa học thần kinh, giáo sư danh dự của trường đại học Kyoto. Hiện tại, ông là hiệu phó trường Cao đẳng kỹ thuật y tế quốc tế, tham gia làm cố vấn nghiên cứu cho Bệnh viện Morinomiya và Viện nghiên cứu cơ bản Hitachi.
Ngoài ra, ông đã cùng với vợ mình là bà Kayoko thực nghiệm cách nuôi dạy con có ứng dụng khoa học về não bộ. Ông đã hệ thống hóa cách nuôi dạy con theo công thức Kubota rồi mở lớp học, đã và đang đào tạo được rất nhiều thiên tài.
Ông có khá nhiều tác phẩm như “Nuôi dưỡng não bộ trẻ”, “Nuôi dưỡng não bộ trẻ từ 2-3 tuổi” (Nhà xuất bản Shufunotomo), “Thói quen tốt và thói quan xấu cho não bộ” (Công ty phát hành sách ASCII), “Học tập và não bộ” (Công ty phát hành sách Saiensu), “Tạo nên bộ não kiện toàn trong 14 ngày” (Nhà xuất bản Daiwashobo) v.v…
Trích đoạn sách hay:
“Từ khoảng 1 tuổi rưỡi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn bướng bỉnh chỉ thích làm theo ý mình khiến không ít các bà mẹ đau đầu. Chính trong lúc này cần có người cha ra mặt. Một người cha vượt trội cả về tư cách lẫn thể chất mắng con một cách nghiêm khắc có thể dạy cho trẻ “sợ = không được làm”.
[...]
“Có thể nhiều người cho rằng cha và con là hai thế hệ khác nhau nhưng khi cho trẻ thấy rằng “Bố là nhất” con trai sẽ học được tinh thần trách nhiệm rằng “mình cũng sẽ như thế này” còn con gái sẽ hướng đến một gia đình ổn định và học được sự quan tâm chăm sóc của người mẹ trong gia đình từ những điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, khi đã định hình được cho trẻ tư tưởng này rồi chỉ cần với từ khóa “bố” sẽ khiến trẻ biết sợ và chúng ta dễ dàng dạy bảo trẻ hơn.”
[...]
“Giáo dục 2 tuổi giúp trẻ cử động được từng ngón tay và biết cách dùng tay và cử động các ngón ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những mục đích đó là để trẻ chơi trong tập thể. Đến giai đoạn này trẻ dần dần biết chơi với các trẻ khác. Lúc này, nếu trẻ có thể sử dụng tay một cách linh hoạt sẽ giúp việc chơi với nhau dễ dàng hơn và trẻ có thể chơi đùa với trẻ khác một cách vui vẻ. Ngoài ra, trò chơi tập thể sẽ là kích thích đối với trẻ giúp trẻ nâng cao khả năng của tay nên trong gia đình không thể thiếu việc luyện tập cho trẻ được.”
[...]
“Chúng ta hãy rèn luyện cho trẻ về thính giác và trí nhớ làm việc bằng trò chơi nhạc cụ sử dụng chiếc đàn đồ chơi. Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ nhạc cụ phát ra âm thanh khi trẻ ấn vào như đàn piano hay organ. Bạn có thể cho trẻ dùng đồ chơi cũng được miễn là phát ra được âm thanh đúng. Bạn có thể ngồi bên cạnh trẻ vừa hướng dẫn “đây là nốt đô” rồi đánh ra âm thanh nốt đô. Bạn nhất định cần nói chuyện để hướng dẫn cho trẻ biết âm thanh của nốt đô, tên gọi của nó và chỗ trên phím đàn phát ra âm thanh đó. Nếu có thể bạn hãy cùng trẻ hát lên “đô…” khớp với âm thanh nốt đô. Bằng cách như thế này bạn sẽ giúp trẻ nghe âm thành nốt đô bằng tai, phát âm ra nốt đô dần dần trẻ sẽ nhớ được từng âm thanh một.”
“Đọc sách tranh cho trẻ nghe là một phương pháp rất tốt giúp trẻ tăng số lượng từ đơn có thể dùng cho hội thoại cũng như đặt được câu đúng. Nếu bạn chọn những cuốn sách tranh có màu sắc rõ nét, ghi rõ về thời gian sáng, trưa, tối thì vừa đọc trẻ có thể vừa biết được dòng thời gian và cũng dễ nhớ nội dung.”
[...]
“Để giúp trẻ học được tính xã hội như thế này bạn hãy buông tay trẻ và chỉ cần trông trừng một chút thôi nên lúc này tính cách của người bố không quá chăm chút sẽ rất phù hợp để giáo dục trẻ. Bố hãy thường xuyên dẫn con đi chơi công việc, dạy cho con cách kết bạn. Hơn nữa, để mở rộng hơn khả năng trong tương lai của trẻ mỗi kỳ nghỉ bố hãy dẫn con đi đến nhiều nơi và dạy cho con về xã hội. Bằng cách phân chia giáo dục cho bố và mẹ trẻ có thể nhìn xã hội con mắt rộng hơn. Vẫn còn có nghi vấn rằng không biết đối với những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ phải kiêm nhiệm cả hai vai trò thì trẻ có thể hiểu được đầy đủ hay không cho dù có thay đổi vai trò tùy theo hoàn cảnh. Chính vì vậy, điều cần thiết cho trẻ là sự giáo dục của cả bố và mẹ.”
[...]
“Chào hỏi chính là căn bản của giao tiếp. Để dù bất cứ khi nào hay với ai trẻ đều nhìn về phía đối phương và chào hỏi được thì trong cuộc sống hàng ngày bạn cần dạy trẻ thực hiện một cách đúng đắn. Tiền đề lớn nhất cần có là cha mẹ phải làm gương cho con cái. Với những việc cha mẹ không làm được thì khó lòng con trẻ có thể làm. Bạn nên coi việc chào hỏi là một quy tắc trong gia đình mà cả cha mẹ và con cái đều phải tuân theo.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét