Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

EBOOK Sách đen về tinh thần doanh nhân

1.TÁC GIẢ: Fernando Tría de Bes .





2.NỘI DUNG:

Cuốn sách này dành cho bất kỳ ai - bất kể bằng cấp hay kinh nghiệm - quan tâm đến việc khởi nghiệp kinh doanh, dù lớn hay nhỏ. Từ một nhà quản trị muốn mở công ty kinh doanh lớn đến bà nội trợ với tiệm quần áo nhỏ - bất kỳ ai với tinh thần doanh nhân đều cũng sẽ nhận thấy quyển sách này bổ ích.
Nhưng những độc giả đa nghi có thể sẽ hỏi làm sao một quyển sách lại có thể có ích với đa dạng độc giả như thế? Câu trả lời là: khi đề cập đến khả năng làm chủ doanh nghiệp, những trải nghiệm kinh doanh tự thân nó không đảm bảo thành công. Mà thật ra những sai lầm của doanh nhân thường đưa đến sự gia tăng một nội lực giúp họ trở thành doanh nhân ngay từ bước đầu: lòng nhiệt huyết.
Nhiệt huyết là động cơ thúc đẩy doanh nhân tiến tới, nhưng hãy cẩn thận, nó có thể trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của bạn. Nhiệt huyết có thể đánh lừa cả vị giám đốc điều hành thành thạo nhất. Tôi không lên án bản thân nhiệt huyết là nguồn gốc của sai lầm mà đúng hơn nó là tấm màn thường ngăn ta nhìn thấy thực tế cuộc sống. Và không nghi ngờ gì, lý do chính dẫn đến thất bại của những doanh nghiệp mới chính là thiếu sự khách quan của người chủ doanh nghiệp - sự bất lực trong việc nhìn nhận vấn đề đúng như bản chất của nó. Bạn không cần phải có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh mới hiểu được quyển sách này. Những khái niệm được thảo luận trong đây bất kỳ ai cũng có thể hiểu được. Vì vậy, nếu đang cân nhắc việc khởi nghiệp kinh doanh, hãy cùng tận hiểu.
Tại sao chọn quyển sách này?
Đã có rất nhiều sách viết dành cho doanh nhân. Trên cùng một kệ sách bạn tiến thấy quyển này, chắc chắn sẽ có vài tiêu đề khác vẫy gọi sự chú ý của bạn. Có gì khác biệt với quyển sách này? Tại sao lại thêm một sách nữa về đề tài này trong khi mọi thứ đều đã được đề cập hết rồi?
Có hai lý do.
Thứ nhất, quyển sách này không "hoa mỹ"; nó nêu lên vấn đề đúng như bản chất quyển sách bao gồm tất cả những gì bạn muốn biết nhưng có thể ngại hỏi về việc trở thành doanh nhân. Hầu hết những tài liệu hướng dẫn khởi nghiệp đều tập trung vào việc huy động ngân sách và các yếu tố chuyên môn khác như vốn và công việc kế toán, những điều khoản pháp lý và cấu trúc doanh nghiệp hoặc các (hay ít) dạng hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các nguồn vay vốn khác. Cuốn sách này sẽ không đề cập đến những đề tài trên. Không phải bởi vì nó không quan trọng, nhưng vì nó đã được trình bày rất kỹ trong các sách khác, và bởi vì theo tôi, nó không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nhân.
Kinh doanh thường không thất bại vì thiếu khả năng chuyên môn, mà thất bại vì các vấn đề bình thường hơn rất nhiều: vấn đề cá nhân bất đồng ý kiến giữa các cộng sự, sự thiếu cân nhắc những lẽ thường tình, sự mong đợi thái quá, nỗi lo sợ vụn vặt và/hoặc những sai lầm khác mà theo thời gian kéo doanh nghiệp đến chỗ phá sản.
Hai là, cuốn sách nhắm vào khái niệm thất bại. 90% doanh nhân thất bại trong vòng bốn năm đầu. Một số nguồn khác thậm chí còn dẫn chứng ra con số đáng lo hơn, như 95% thất bại trong năm năm đầu. Chúng ta không thể lờ đi sự thật kinh doanh vốn là một cuộc phiêu lưu vĩ đại. Những thất bại dẫn đến bi kịch gia đình và cá nhân vẫn có để tránh được nếu những doanh nhân non trẻ biết được nguyên nhân chính là gì. Song phần lớn sách dành cho doanh nhân lại chỉ chú trọng vào những thành công và chiến thắng vang dội toàn cầu, như doanh nhân lừng lẫy của hãng Virgin Richard Branson, cha đẻ của Ikea hay những chàng trai của YouTube, v.v...
Trước giờ chúng ta đều được nhồi nhét rằng học cách người khác thành công sẽ giúp ta tránh thất bại.
Không đúng.
Để giúp một doanh nhân tránh thất bại, anh ta cần phải biết lý do người khác thất bại. Học từ sự thành công chẳng bổ ích bằng việc hiểu rõ nguyên nhân thất bại. Thành công là một cơ hội đã được tận dụng bởi người khác. Vậy tại sao ta phải nghiên cứu nó? Chắc chắn luôn có một bài học được rút ra từ những câu chuyện thành công đầy cảm hứng, nhưng chúng ta cũng biết từ lâu rằng học hỏi từ những sai lầm luôn đạt hiệu quả cao: Cũng giống như Những Nhân Tố Thành Công Chính (Key Success Factors - KSFS), một thuật ngữ trong giới kinh doanh, Những Nhân Tố Thất Bại Chính (Key Failure Factors - KFFS) cũng đáng được nghiên cứu. Ví dụ chẳng có ý nghĩa gì khi nhà hàng hứa hẹn mang lại dịch vụ hoàn hảo nhưng lại nằm tầng trên cùng của khu nghỉ mát trượt tuyết luôn có thang máy bị hỏng. Vế đầu tiên có thể là yếu tố chính dẫn đến thành công, nhưng vế sau lại là yếu tố chính dẫn đến thất bại.
Tôi đã thử nghiên cứu nhu cầu đối với đề tài này. Vì tò mò, tôi gõ thử "Nhân tố thành công chính" vào công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng và tìm thấy 636.000 thông tin liên quan; trong khi đó "nhân tố thất bại chính" chỉ có trên 119!
Quả là khó hiểu. Ước chừng khoảng 9 5% doanh nghiệp đóng cửa trước năm hoạt động thứ 5, vậy mà chỉ 0,02% doanh nghiệp tìm hiểu nguyên nhân thất bại. Xã hội chúng ta đang sống chỉ thường chăm chú vào những người thắng cuộc. Song có phải sẽ có lý khi hé mở những khó khăn khiến 95% doanh nhân thất bại hơn là phân tích câu chuyện thành công của 5% còn lại?
Dĩ nhiên mọi người có thể thất bại vì những nguyên nhân khác nhau và cũng không có danh sách chung cho những nhân tố thất bại. Song, tôi thấy việc này thật khó tin, vì nếu chúng ta hiểu ít nhiều về điều kiện con người, chúng ta sẽ đồng ý rằng con người có chiều hướng đấu tranh với những vấn đề tương tự nhau. Vì vậy, biết được những nhân tố thất bại này rất có lợi cho nhiều người.
Khởi nghiệp kinh doanh là một vấn đề lớn. Chúng ta không đề cập đến việc dựng lên quầy bán vòng cổ di động trên một bãi biển ở Miami. Chúng ta đang nói về việc mạo hiểm với tiền, với sự nghiệp của chính bạn, với cả tiền tiết kiệm của gia đình. Và khi nói đến trách nhiệm, ta phải nuôi dưỡng một tinh thần doanh nghiệp có trách nhiệm.
Ý tôi là gì? Nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân không đơn giản chỉ là tăng số lượng doanh nhân; mà nên hậu thuẫn cho ý tưởng truyền cảm hứng cho những doanh nhân đủ khả năng đảm đương công việc.
Việc khởi nghiệp kinh doanh quan trọng đến nỗi ta cần phải có một cẩm nang cảnh báo những mặt tối của nó. Vì lẽ đó, tôi đã nghiên cứu để viết nên quyển sách hiện thực này. Đây là sự thật về cái gọi là trở thành doanh nhân: một nỗ lực đem lại nhiều sự toại nguyện, đồng thời cũng mang đến những cơn đau đầu và những khoảnh khắc khó khăn. Những doanh nhân tương lai xứng đáng được cảnh báo những khó khăn phía trước. Tôi không có ý làm nhụt chí bạn. Như thế là không tốt. Nhưng bất kỳ ai, sau khi đọc quyển sách này, quyết định không dấn bước có thể sẽ tránh được kinh doanh thất bại. Sự ngây thơ thỉnh thoảng cũng tốt nhưng đối với doanh nhân, đó là sự nguy hiểm. Vì thế, càng có nhiều thông tin và càng thực tế càng tốt.
Tôi lặp lại: mục đích của quyển sách không phải muốn làm nhụt chí bạn, mà ngược lại - nó giúp các doanh nhân thực thụ tìm ra bản thân mình và dấn thân vào con đường kinh doanh phía trước.
Quyển sách này như là một trận đấu quyền Anh. Tôi đề nghị như sau: bạn là một võ sĩ quyền Anh chiến đấu để đạt danh hiệu doanh nhân. Quyển sách này là một nhà vô địch thế giới hạng nặng chiến đấu bảo vệ danh hiệu của anh ta. Chúng ta sẽ có mười bốn vòng. Đối thủ của bạn sẽ tung ra nhiều cú đấm móc phải và chúng tôi sẽ quan sát bạn, những độc giả thân mến, chiến đấu cho danh hiệu trên, có thể chống trả nổi không.
Nhưng tôi không chỉ "tung ra những cú đấm". Nêu lên những khó khăn mà không đưa ra giải pháp là một cách tiếp cận tiêu cực Tôi cố gắng đưa ra giải pháp và ý tưởng dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của mình để giúp bạn hạn chế Những Nhân Tố Thất Bại Chính đến mức tối thiểu và giữ cho doanh nghiệp bạn đi đúng hướng.
Nếu đến vòng (chương) thứ mười bốn, bạn van còn trụ được ở trận đấu và tuyên bố vẫn tiếp tục mong muốn tiến lên phía trước với ý tưởng kinh doanh của nính, bạn là một doanh nhân thực thụ. Bạn sẽ có cơ hội tốt giữ vững danh hiệu trong tầm tay trong nhiều năm.
Tác giả nghĩ mình là ai?
Trong quá trình viết quyển sách, tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và mười bốn năm kinh nghiệm giảng dạy của tôi cũng giúp ích được đôi chút. Tôi không viết sách này trên lý thuyết suông mà dựa trên chính những trải nghiệm doanh nhân của mình.
Tôi không là, và chưa bao giờ là một nhà kinh doanh giỏi.
Tuy nhiên, tôi là một doanh nhân có tài (tôi có đề cập đến vấn đề này - sự khác biệt giữa doanh nhân và nhà kinh doanh - trong chương cuối). Tôi nhận thấy sáng tạo thú vị hơn nhiều so với quản lý điều này khiến tôi là doanh nhân hơn là nhà kinh doanh. Thời điểm công ty tôi đạt đến quy mô nhất để, đòi hỏi sự quản lý nhiều hơn và cũng như không còn đủ các hoạt động sáng tạo, tôi quyết định ngừng quản lý và trao lại cho vị giám đốc điều hành độc lập.
Tôi thành lập công ty tiếp thị vào năm 1996 khi hai mươi tám tuổi. Trước đó tôi làm bên ngoài được sáu năm. Với nhiệt huyết tràn trề, tôi khởi nghiệp kinh doanh với một cộng sự và 600 đô làm vốn. Trong sáu năm đầu, tôi tái đầu tư tất cả tiền công ty kiếm được. Nó là trò chơi không bao giờ chấm dứt "được ăn cả ngã về không" và đã thành công. Tuy thế vì còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, tôi mắc nhiều sai lầm. Nhưng với sự giúp đỡ của những người hợp tác chung, tôi đã vượt qua được, trong chừng mực nào đó, từng lỗi một của mình. Hiện tại công ty tư vấn nghiên cứu thị trường này có văn phòng ở Barcelona và Madrid với năm mươi nhân viên và phục vụ cho hơn một trăm công ty trên khắp thế giới. Vì thế, kinh nghiệm doanh nhân của tôi dựa trên ngành dịch vụ với mô hình công ty đi từ văn phòng chuyên môn đến công ty nhỏ, từ công ty nhỏ đến công ty cỡ vừa và từ công ty cỡ vừa đến công ty lớn. Tôi sẽ không ở vi thế đủ để viết quyển sách này nếu đã không trải qua những năm tháng kinh doanh trên.
Trải nghiệm kinh doanh của tôi không phải là nguồn cảm hứng duy nhất cho quyển sách này, mà còn được dựa trên kinh nghiệm của những doanh nhân tôi có cơ hội gặp gỡ: những người tôi từng chia ngọt sẻ bùi, những người tôi có thể so sánh tiêu chuẩn, quyết định và cả nghi ngờ.
Việc tôi có cơ hội tiếp xúc kỹ với một số người dự đinh khởi nghiệp kinh doanh cũng phục vụ rất tốt cho sách này. Trước đây tôi chưa bao giờ là chuyên gia tư vấn cho các doanh nhân, và hiên tại cũng vậy. Nhưng hơn mười năm qua, hàng chục người bạn và các thành viên trong gia đình đã tiến đến tôi hỏi ý kiến trước khi bắt tay vào kinh doanh. Trong một vài trường hợp tôi có thể theo dõi sự phát triển của họ, điều này giúp tôi có cái nhìn am hiểu nhất định về những quyết định khôn ngoan và những sai lầm của họ.
Ngoài ra, tôi cũng nghiên cứu những nhân tố thất bại để hệt kê một danh sách mở đầu cho quyển sinh này. Tôi tranh thủ đọc càng nhiều tài Liệu càng tốt, nghiên cứu kỹ những bài học rút ra từ chính trải nghiệm kinh doanh của mình và trích lược một danh sách được xem như Những Nhân Tố Thất Bại Chính. Sau đó tôi tiến thêm bước nữa: quyết để mình không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc xác định lại kết luận đã đưa ra. Đó là lý do tôi tổ chức hàng loạt các cuộc phỏng vấn với mọi dạng doanh nhân khác nhau.
Ý tưởng là tôi sẽ làm việc với một doanh nghiệp và một tổ thức văn hóa để tìm ra những doanh nghiệp thất bại và nhận dạng các cạm bẫy tiềm tàng. Một số cuộc phỏng vấn được thu hình và phát sóng trên TV vào năm 2007. Cả những cuộc phỏng vấn thực hiện bởi tổ chức văn hóa và cả do tôi tự thực hiện riêng đều được phản ánh trong những phần kết luận của sách. Chúng tôi chọn người với đủ đặc điểm: doanh nhân với ít nhất mười năm kinh nghiệm, người có kinh nghiệm thất bại (đóng cửa công ty họ thành lập), cũng như những người vừa trải qua giai đoạn thực sự khủng hoảng và vì thế, có thể đứng ở vị trí nói về những sai lầm dẫn họ đến tình thế nguy hiểm. Với nhóm thứ ba, chúng tôi muốn có nhiều ví dụ đa dạng. Trong số những người tham gia phỏng vấn, có một nha sĩ, chủ nhà máy hóa chất, và nhiều doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp và chuỗi nhà hàng.
Các buổi phỏng vấn có giá trị theo ba cách: thứ nhất, xác nhận lại phát hiện rủa tôi - những điều tôi nhận định là nhân tố thất bại chính, được chứng thực bởi các doanh nhân khác. Thứ hai, sắc thái - trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, sắc thái là tối quan trọng. Nhiều kết luận của tôi trở nên có giá trị hơn khi tôi biết nhìn ra những sắc thái trong đó. Thứ ba, tôi khám phá thêm hai nhân tố thất bại chính chưa được phát hiện trong giai đoạn đầu tiên.
Ai cũng biết ngây thơ sẽ biến mất dần theo tuổi tác và ngược lại kinh nghiệm sẽ phong phú dần lên. Tôi hiện giờ ba mươi chín tuổi và đã bắt đầu làm việc gần mười bảy năm trước. Tôi đang ở trong giai đoạn cuộc đời nơi đường cong của sự ngây thơ (giảm dần theo thời gian) và đường cong của sự từng trải (tăng dần) gặp nhau. Ở giao điểm này, tôi có đủ kinh nghiệm để nói về đề tài này và vẫn đủ ngây thơ để tin rằng sẽ có người lắng nghe.
Nguyên tắc vàng
Thế giới kinh doanh bị chi phối bởi một nguyên tắc bất di bất dịch: không có những nguyên tắc cứng nhắc nào. Không có những cách thức cứng nhắc. Điều hữu ích trong trường hợp này có thể vô dụng trong trường hợp khác. Điều bạn có thể đề nghị trong trường hợp này lại trở nên vô lý trong trường họp khác. Nếu tôi nói những lời khuyên tôi đưa ra là nhưng sự thật không thể bác bỏ có thể áp dụng trong mọi trường hợp, tôi sẽ phạm vào hành động gây hấn chống lại sự thật. Nhiều người tỏ ý nghi ngờ những quy tắc đưa ra trong quyển sách này nhưng rồi thì họ cũng thành công. Liệu họ có nhận ra mình đang phá luật? Tôi tin rằng không có chiến lược nào hay hơn việc thách thức những gì đã được thiết lập sẵn trong khi vẫn ý thức rõ rằng mình đang bơi ngược dòng! Một doanh nhân thành đạt, sáng lập viên công ty xổ số với doanh thu mười bảy triệu đô một năm và năm nhân viên, cho biết chiến lược của ông là luôn làm ngược lại những gì người khác bảo ông nên làm.
Tôi tán thành. Sự khác biệt bảo đảm bạn đang đưa ra một ý tưởng độc nhất vô nhị. Dĩ nhiên là có hai loại khác biệt, khác biệt do sự ngu dốt và khác biệt do sự táo bạo. Nếu nắm rõ luật chơi, bạn có thể phá luật với cơ hội thành công cao hơn. Những người luôn đổi mới tài tình không hành động mù quáng, đó là lý do chúng ta thấy những hành động của họ là sáng tạo chứ không phải là tắc trách.
Cũng như thế, bạn có thể lờ đi những điều sách này đề cập và vẫn đi đến thành công. Và đó là lý do tôi tin rằng quyển sách này sẽ hữu ích cho nhiều doanh nhân: hoặc là họ sẽ đột nhiên để ý đến những vấn đề họ chưa từng nghĩ tới, hoặc họ sẽ vẫn đi theo chiến lược cũ nhưng với ý thức lớn hơn về bối cảnh xung quanh.
Quyển sách được chia thành năm phần tương ứng với những lĩnh vực tạo nên các nhân tố dẫn đến thất bại: (l) đặc điểm của doanh nhân; (2) cộng sự (3) ý tưởng; (4) tình huống gia đình của doanh nhân; và (5) quản lý sự tăng trưởng. Và bây giờ, xin mời bạn vào vòng đấu thứ nhất…




3.DOWNLOAD:


Click here
Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét